1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược cấp ngành kinh doanh – chiến lược chi phí thấp

14 299 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 524,82 KB

Nội dung

Chiến lược “chi phí thấp” Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối

Trang 1

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẤP NGÀNH KINH DOANH – CHIẾN LƯỢC CHI PHÍ THẤP

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Mục tiêu khi nhóm em chọn đề tài này là tìm hiểu về cách các công ty áp dụng chiến lược chi phí thấp tại thị trường Việt Nam Công ty và nhóm em đi sâu vào tìm hiểu đó là công

ty Jetstar Pacific Airlines Hiện nay, thị trường hàng không tại Việt Nam đang phát triển khá sôi động; nhu cầu đi lại bằng máy bay của người dân gia tăng một cách đáng kể Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chi trả cho mức giá khá cao của phương tiện vận chuyển này Chính vì thế, hàng không giá rẻ ra đời Nhắc đến hàng không giá rẻ, cái tên để lại nhiều ấn tượng đó là JetStar JetStar Pacific Airlines là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam cung cấp cho khách hàng giá máy bay ở một mức rẻ hơn rất nhiều so với các hãng khác cùng thời điểm Vậy bằng cách nào mà JetStar có thể đưa ra các mức giá rẻ như vậy? JetStar có tiềm lực nào để thực hiện chiến lược đó hay không? Câu trả lời nằm trong cách mà JetStar quản lý chi phí của mình thông qua việc áp dụng chiến lược chi phí thấp

Để thực hiện tiểu luận, nhóm đã vận dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, lý thuyết từ giáo trình, các thông tin từ báo chí, mạng internet cũng như từ sự hiểu biết từ các thành viên trong nhóm Sauk hi hoàn thành tiểu luận, chúng em đã hiểu rõ, hiểu chi tiết hơn về chiến lược chi phí thấp là như thế nào và cách nó được áp dụng vào thực tế Tên đề tài:

”Chiến lược cấp ngành kinh doanh – chiến lược chi phí thấp” Bài viết gồm phần cụ

thể: Các định nghĩa chung và nội dung chiến lược chi phí thấp; phân tích chiến lược chi phí thấp của Jetstar Pacific Air; lợi ích chiến lược đối với công ty nói chun và với Jetstar Pacific Air

Trang 3

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC – CHIẾN LƯỢC CHI PHÍ THẤP 1.1 Các định nghĩa

Chiến lược là gì?

Khi nói đến chiến lược, người ta hay liên hệ đến sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp Thực ra không hoàn toàn như vậy Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp mặc dù luôn được đưa vào như một phần của chiến lược nhưng nó không đưa ra một định hướng rõ ràng cho hoạt động của doanh nghiệp

Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó Vậy một chiến lược như thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được vị thế như vậy trên thị trường? (Một chiến lược kinh doanh phải có bốn yếu tố: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.)

Chiến lược “chi phí thấp”

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn

Chiến lược này thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mô lớn có khả năng giảm chi phí trong quá trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn

1.2 Nội dung chiến lược chi phí thấp

Doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp lựa chọn sự khác biệt hoá sản phẩm ở mức thấp vì khác biệt hoá có chi phí cao do đó nếu doanh nghiệp dành nguồn lực tập trung vào việc tạo sự khác biệt cho sản phẩm thì chi phí sản xuất sẽ tăng Doanh nghiệp chủ trương đạt mức khác biệt trong sản phẩm không cao hơn doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt

Trang 4

hoá nhưng phải đạt mức chi phí thấp Thông thường doanh nghiệp chỉ tạo sự khác biệt hoá khi khách hàng có nhu cầu

Doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp không chú ý đến phân đoạn thị trường và thường cung cấp sản phẩm cho các khách hàng trung bình Lý do doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp có lựa chọn này là vì đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong các thị trường khác nhau sẽ rất tốn kém Mặc dù không khách hàng nào hoàn toàn hài lòng với sản phẩm của Doanh nghiệp, nhưng trên thực tế doanh nghiệp vẫn thu hút được khách hàng vì nó đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh

Để thực hiện được chiến lược này, mục tiêu của doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp nhất thiết phải là phát triển những năng lực mà cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả

và giảm chi phí so với các đối thủ cạnh tranh Phát triển năng lực khác biệt trong quản lý sản xuất và nguyên liệu là vấn đề cốt lõi để đạt được mục tiêu này

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp cố gắng nhanh chóng chuyển xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm để có thể giảm được chi phí sản xuất Để có được chi phí thấp các doanh nghiệp cần phải phát triển những kỹ năng trong sản xuất linh hoạt

và sử dụng kỹ năng quản lý nguyên liệu hiệu quả

Bên cạnh đó doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp còn phải tập trung vào các chức năng khác tạo ra năng lực khác biệt của Doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của quản

lý sản xuất và nguyên vật liệu Ví dụ, chức năng bán hàng có thể phát triển năng lực, thu hút được nhiều và ổn định đơn đặt hàng của khách hàng Sau đó nó cho phép khâu sản xuất hoạt động nhiều hơn và vì vậy đạt được tính kinh tế nhờ quy mô và giảm chi phí Chức năng quản lý nhân lực có thể tập trung vào các chương trình đào tạo và hệ thống lương thưởng để làm giảm chi phí do nâng cao năng suất lao động Và chức năng nghiên cứu và phát triển có thể tập trung vào việc cải tiến sản phẩm để giảm chi phí sản xuất

1.3 Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược “chi phí thấp”:

Doanh nghiệp nước ngoài: Hàng hàng không Virgin Blue Australia, Huyndai, Bunnings, Walmart, Swatch Group…

Trang 5

Doanh nghiệp Việt Nam: Jetstar Pacific Air, Honda, Big C, Vinamilk, Viettel,….

Trong đó công ty JETSTAR PACIFIC AIR là một trong những công ty hang đầu áp dụng chiến lược chi phí thấp và đã mang lại những hiệu quả to lớn

1.4 Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific,

Hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam,

có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Với tiêu chí hoạt động là cung cấp vé máy bay giá rẻ mỗi ngày, hiện Jetstar Pacific điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến nội địa của Việt Nam bằng đội bay Airbus A320 - 180 ghế Hãng có 2 cổ đông chính là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines chiếm 70% cổ phần và Tập đoàn Qantas của Úc chiểm 30% cổ phần Ngày 23.05.2008, hãng đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam

2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHI PHÍ THẤP CỦA CÔNG TY JETSTAR PACIFIC AIR

2.1 Khách hàng mục tiêu

Do JetStar áp dụng mô hình chiến lược chi phí thấp, chính vì vậy nên quá trình xác định khách hàng mục tiêu của JetStar khá đơn giản và khách hàng mục tiêu chỉ bao gồm một

số đặc điểm nhất định JetStar khoanh vùng khách hàng của mình là những người nhạy cảm với sự biến động của giá JetStar không quan tâm nhiều đến việc phân khúc thị trường cũng như họ không phân nhóm khác hàng Vì thế nên khách hàng của JetStar có thể là bất kì ai, có thu nhập từ cao đến thấp, không đặc thù về ngành nghề hoặc tuổi tác, giới tính Khách hàng mục tiêu chỉ đơn giản là những người có nhu cầu đi máy bay với

Trang 6

mức giá rẻ nhất có thể Họ cũng không quá quan tâm đến các vấn đề về dịch vụ hay hậu mãi

JetStar theo đuổi chiến lược chi phí thấp nên thường tìm cách cắt giảm các chi phí hết mức có thể Vé giá rẻ của JetStar sẽ không bao gồm phục vụ ăn uống, khách hàng phải tự chuẩn bị đồ ăn mang theo hoặc là tự mua trên máy bay nhưng giá sẽ rất mắc Bên cạnh đó

số hành lí mang theo cũng được qui định khá hạn chế (giá vé chỉ bao gồm từ 7kg đến 10kg hành lý xách tay, nếu có hành lý ký gửi khách hàng sẽ phải trả thêm phí) Ngày nay, khách hàng ngoài việc quan tâm đến giá rẻ họ cũng rất chú trọng đến những dịch vụ đi kèm vì vậy nếu JetStar vẫn giữ chiến lược chi phí thấp với các dịch vụ kém như vậy thì lượng khách hàng trong tương lai của JetStar sẽ giảm đi đáng kể

2.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của JetStar: VietJet Air, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air…

Các gói máy bay giá rẻ của JetStar dễ bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh và lúc đó lợi thế giá thấp của Jetstar sẽ nhanh chóng bị mất đi Ví dụ như hãng hàng không VietJetAir vừa mới gia nhập thị trường cũng sử cũng sử dụng chiến lược giá thấp giống như JetStar và giá còn thấp hơn JetStar Mặc dù thấp hơn không nhiều nhưng điều này cũng cho thấy từ đây hãng hàng không giá rẻ JetStar đã có đối thủ cạnh tranh xứng tầm

về mặt giá thấp và lượng khách hàng trước đây cũng sẽ phải chia bớt cho đối thủ này JetStar bán vé máy bay với giá rẻ sẽ giúp cho họ tránh được chuyện người tiêu dùng chuyển sang mua vé máy bay của các hãng đối thủ cạnh tranh bởi vì giá vé của các hãng khác khá cao so với JetStar

JetStar tiết kiệm được các chi phí trong kinh doanh nên sẽ giúp cho JetStar có thể đưa ra các gói dịch vụ máy bay có giá rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh từ đó sẽ giúp cho JetStar mở rộng thị phần tức là tiêu thụ được nhiều vé máy bay hơn Do đó doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao hơn

2.3 Phương thức cắt giảm chi phí

2.3.1 Tiềm lực tài chính

Giá trị Jetstar Pacific Air đạt mức 166 triệu USD Năm 2016 Jetstar Pacific có tổng doanh thu 2600 tỷ đồng Jetstar Pacific hiện đang khai thác đội máy bay phản lực tầm trung gồm Airbus A320, và Boeing 737-400 Trong tương lai Jetstar Pacific vẫn tiếp tục phát triển

mô hình hang không giá rẻ, và quan trọng hơn là sẽ tiếp nhận nguồn vốn khoảng 25 triệu USD để chuyển đổi máy bay từ Boeing 737-400 sang Airbus 320, tăng số lượng máy bay lên 15 chiếc, đồng thời cũng tăng chất lượng dịch vụ

Trang 7

2.3.2 Cắt giảm dịch vụ trong chiến lược kinh doanh chi phí thấp

Do áp dụng chiến lược chi phí thấp nên việc cắt giảm tối đa chi phí trong việc kinh doanh

là điều hiển nhiên trong chiến lược kinh doanh của những người thực hiện loại hình kinh doanh này và hàng không giá rẻ cũng không phải ngoại lệ, một trong những phương thức

để tối thiểu hóa chi phí đó chính là cắt giảm những dịch vụ bay

Vé máy bay và thời gian: Vé máy bay sẽ được giao dịch trực tuyến từ khâu đặt vé đến khâu thanh toán để tránh chi phí cho việc mở các đại lý và chi hoa hồng cho các đại lý này, giá vé thay đổi hàng ngày giờ, hành khách nếu muốn có giá vé tốt nhất nên theo dõi trên website của hãng, hành khách không phải mua vé trước vì vé chỉ có một loại ghế, nếu lên máy bay sớm có thể ngồi chỗ nào tùy ý, và nếu hành khách nào muốn chọn ghế trước thì phải trả thêm chi phí

Dịch vụ ăn uống: Đối với những chuyến bay có cự ly ngắn khách hàng sẽ không có bữa

ăn trên máy bay, nêu hành khách muốn ăn hoặc uống thì sẽ tự bỏ thêm tiền Tuy nhiên nếu có chuyến bay dài khách hàng vẫn sẽ được phục vụ ăn uống miễn phí Hành khách

Trang 8

cũng có thể mang theo đồ ăn khô trong hành lý xách tay nhưng tuyệt đối không được mang đồ uống lên máy bay

Dịch vụ giải trí: Báo, tạp chí và một số dịch vụ giải trí sẽ không có mặt trên những chuyến bay :giá rẻ” Hành khách thường phải tự trang bị cho mình những phương tiện giái trí cá nhân như sách báo, máy nghe nhạc, chụp hình, để giết thời gian, một số còn lại tận dụng thời gian để ngủ

Vận chuyển, đi lại: Vì là hàng không giá rẻ nên máy bay của hãng thường đậu ở những sân bay nhỏ, cách xa khu vực check in của sân bay, hành khách phải tự di chuyển Khu nhà chờ của các chuyến bay thường nhỏ và không hiện đại so với các hãng bay truyền thống Ỡ những chuyến bay dài, hành khách phải tự động nhận và chuyển hành lý của mình nếu tiếp tục bay ở một máy bay khác, giống như là đi hai chuyến bay riêng biệt Hành lý: Trọng lượng tối thiếu cho hành lý được miễn cước khi tham gia các chuyến bay giá rẻ là 20kg, thấp hơn con số cho phép ở các hãng hàng không truyền thống là 30kg Bảo trì máy bay: Tuy là hàng không giá rẻ nhưng máy bay vẫn phải tuân theo những quy

ắc an toàn và bão dưỡng nhất định

2.4 Phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strong):

- Thương hiệu giá rẻ và cách làn thương hiệu rất vui vẻ, độc đá, làm nổi bật tính cạnh

tranh vê giá Câu slogan “Giá rẻ hang ngày cho mọi người cùng bay” và chương trình cam kết giá vé luôn rẻ của Jetstar đã tạo nên 1 cuộc cách mạng về tư duy người dung hang không ở Việt Nam

- Có thể tận dụng nhiều lợi thế khá độc quyền của Vietnam Airline (VDl cung cấp xăng dầu, cấc dịch vụ mặt đất,…

- Hệ thống thông tin rất tiên tiến, đại lý có thể chủ động nhiều vấn đề Hệ thống này cho phép Jetstar phát triển đại lý rất nhiều mà không sợ mất kiểm soát

- Có quản lý điều hành là người nước ngoài, tạo nên tính minh bạch cao hơn và sự điều hành được tuân thủ mạnh mẽ hơn

Điểm yếu (Weak): Đường bay nội địa ít (7 điểm đến), tần suất bay không lớn Máy bay

bị mang tiền là chất lượng không cao, giá trẻ, “tiền nào của nấy”; Việc quản lý chưa tốt dẫn đến hoãn hủy, thay đổi nhiều, kế hoạch bay không ổn định

Cơ hội (O): Jetstar có cơ hội thâm nhập vào thị trường với mật độ lớn, kinh tế ngày càng

tăng, việc đi lại và sử dụng máy bay ngày càng nhiểu/

Trang 9

Thách thức (T): Có nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt, mất dần thị phần khi các công ty

tham gia ngày càng nhiều: Mekong Air, Vietjet,…

3 LỢI ÍCH CỦA CHIẾN LƯỢC CHI PHÍ THẤP ĐỐI VỚI CÔNG TY

3.1.Lợi ích của chiến lược chi phí thấp nói chung

Lợi thế của mỗi chiến lược chung tốt nhất nên được bàn luận theo mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter.1Bởi chiến lược kinh doanh của công ty cần phải xoay chuyển các lực lượng tạo ra lợi thế cho mình

* Với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Người dẫn đạo chi phí có một vị thế chi phí đáng giá để phòng thủ trước các đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh rất sợ phải cạnh tranh với người dẫn đạo chi phí bằng giá, bởi họ có lợi thế hơn hẳn về chi phí, nên thay vì phải cạnh tranh giá, các đối thủ thường

né tránh bằng một số công cụ tạo sự khác biệt Tuy nhiên, ngay cả khi các đối thủ cạnh tranh thách thức doanh nghiệp phải cạnh tranh trên cơ sở giá, doanh nghiệp theo đang theo đuổi chiến lược dẫn đạo chi phí vẫn có thể thu được mức lợi nhuận tối thiểu sau khi các đối thủ cạnh tranh của nó đã bị thiệt hại đáng kể qua cạnh tranh

* Với năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Người dẫn đạo chi phí với lợi thế chí phí thấp cũng có nghĩa là họ sẽ ít bị tác động bởi sự tăng giá các đầu vào so với các đối thủ cạnh tranh trong trường hợp có các nhà cung cấp đầy quyền lực Ví dụ, gần đây Emerson Electric Co có tỷ lệ lợi nhuận ròng biên 9%, một con số mà “cao hơn nhiều so với trung bình ngành” Hơn nữa, theo kỳ vọng của các nhà phân tích, biên lợi nhuận của công ty vẫn tiếp tục gia tăng khi nó ngày càng tăng năng suất và hạ thấp chi phí hơn nữa (do chi phí lao động trong vùng thấp) Với biên lợi nhuận cao tương đối so với đối thủ cạnh tranh, người dẫn đạo chi phí có khả năng dễ dàng hấp thụ được sự tăng giá từ phía nhà cung cấp Khi ngành phải đối mặt với sự tăng chi phí từ các nhà cung cấp, chỉ có người dẫn đạo chi phí mới có khả năng trả giá cao hơn mà vẫn duy trì được mức sinh lợi trung bình và trên trung bình Cuối cùng, người dẫn đạo chi phí

có sức mạnh có thể thúc ép các nhà cung cấp giảm giá và liên tục giảm biên lợi nhuận của

họ Hơn nữa, bởi người dẫn đạo chi phí thường có một thị phần lớn, họ sẽ thực hiện mua sắm khối lượng tương đối lớn qua đó làm tăng năng lực thương lượng với các nhà cung cấp Wal-Mart sử dụng năng lực thương lượng của nó với các nhà cung cấp (có được lợi ích đó bởi Wal-Mart mua khối lượng lớn từ nhiều nhà cung cấp) để hạ thấp giá mua Những tiết kiệm này sau đó lại được chuyển về phía khách hàng dưới dạng giá thấp, và làm tăng sức mạnh của Wal-Mart so với các đối thủ thiếu năng lực khai thác giá thấp từ nhà cung cấp

* Với năng lực thương lượng của khách hàng

Những khách hàng có quyền lực mạnh có thể thúc ép người dẫn đạo chi phí giảm giá, nhưng dù sao giá cũng không thể giảm xuống đến mức mà người cạnh tranh có hiệu quả

Trang 10

kế tiếp có thể thu được lợi nhuận trung bình Mặc dù, những người mua đầy quyền lực có thể ép người dẫn đạo chi phí giảm giá xuống dưới mức này, nhưng họ sẽ không làm như thế Bởi vì, nếu giá vẫn hạ đến mức để cho đối thủ cạnh tranh có hiệu quả kế tiếp không đạt được lợi nhuận bình quân, họ rời khỏi thị trường, để lại người dẫn đạo chi phí ở vị thế mạnh hơn Bấy giờ, khách hàng mất đi quyền năng của họ, giá lại tăng vì trong ngành chỉ còn lại người dẫn đạo chi phí, không có đối thủ cạnh tranh

* Với sự thay thế sản phẩm

Trong sự so sánh với các đối thủ, người dẫn đạo chi phí có vị thế hấp dẫn hơn trên phương diện sự thay thế sản phẩm Khi phải đối mặt với khả năng thay thế sản phẩm, người dẫn đạo chi phí có tính linh hoạt cao hơn đối thủ Nếu có sản phẩm thay thế bắt đầu đi vào thị trường người dẫn đạo chi phí sẽ giảm giá của mình để cạnh tranh với những sản phẩm này và duy trì thị phần

* Với những người nhập cuộc

Cuối cùng lợi thế chi phí của người dẫn đạo thiết lập một rào cản nhập cuộc, vì các công

ty khác không thể thâm nhập ngành và thích ứng với chi phí và giá của người dẫn đạo

Do đó người dẫn đạo chi phí tương đối an toàn chừng nào mà duy trì lợi thế chi phí và giá vẫn là điều then chốt đối với một số lớn người mua

3.2 Bất lợi của chiến lược chi phí thấp

Các bất lợi chủ yếu của người dẫn đạo chi phí gần như ẩn náu trong khả năng của các đối thủ cạnh tranh đang tìm cách sản xuất với mức chi phí thấp hơn và tấn công người dẫn đạo chi phí ở chính cuộc chơi của mình Ví dụ, thay đổi công nghệ làm cho tính kinh tế của đường cong kinh nghiệm bị lạc hậu, các công ty mới có thể áp dụng các công nghệ mới chi phí thấp hơn để cho họ một lợi thế cạnh tranh chi phí so với người dẫn đạo chi phí Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể giành được lợi thế cạnh tranh từ tiết kiệm chi phí lao động Các nhà cạnh tranh trong thế giới thứ ba có chi phí lao động rất thấp; ví dụ chi phí tiền lương ở Mỹ có thể gấp 600% so với Malaixia, Trung quốc hay Mê hy cô Nhiều công ty Mỹ hiện nay coi việc lắp ráp sản phẩm của họ ở nước ngoài như là một phần của chiến lược chi phí thấp của họ; nhiều công ty bị thúc ép phải làm như vậy đơn giản là để cạnh tranh

Khả năng những đối thủ cạnh tranh bắt chước một cách dễ dàng các phương pháp của người dẫn đạo chi phí là một đe doạ với chiến lược dẫn đạo chi phí Ví dụ, khả năng của các nhà chế tạo nhân bản IBM để sản xuất các sản phẩm có thể tương thích IBM với mức chi phí tương tự IBM (nhưng tất nhiên bán với giá thấp hơn nhiều) là nhân tố chính tác động đến những khó khăn của IBM

Cuối cùng, chiến lược dẫn đạo chi phí tiềm ẩn một rủi ro, là khi người dẫn đạo chi phí chuyên tâm vào giảm chi phí sản xuất, họ có thể mất đi sự nhìn nhận về những thay đổi

sở thích của khách hàng Họ có thể làm những quyết định giảm chi phí nhưng lại tác

Ngày đăng: 27/03/2018, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w