1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh

97 347 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 772,74 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD PHÍ THỊ THU HUYỀN PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD

PHÍ THỊ THU HUYỀN

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 52620115

8 - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD

PHÍ THỊ THU HUYỀN MSSV: 4114681

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Tiến sĩ Quan Minh Nhựt

8-2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, đã để lại trong em rất nhiều kỷ niệm đẹp của thời sinh viên Đặc biệt là đối với Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, dưới sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô đã cho em một hành trang để bước vào đời

Để đề tài được hoàn thành, trước tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khoảng thời gian em học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh đã đồng ý cho em thực tập tại công ty Đặc biệt,

là các anh chị tại Phòng Kế Toán đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian em thực tập tại đây

Trân trọng gởi lời cảm ơn đến thầy Quan Minh Nhựt, giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho em thực hiện luận văn Trong quá trình tìm tài liệu và các

số liệu có liên quan rồi phân tích, đối với em đó là một quá trình khó khăn, nhưng cô đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong việc thu thập, xử lý và cách phân tích số liệu, cách trình bày, hướng phân tích nào là đúng, hợp lý nhất

Lời cuối em xin kính chúc quý thầy cô và các anh chị được nhiều sức khỏe, thành công!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Phí Thị Thu Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày … tháng … năm

2014

Sinh viên thực hiện

Phí Thị Thu Huyền

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2014

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên người hướng dẫn: QUAN MINH NHỰT

Học vị: Tiến Sĩ

Chuyên ngành: Kinh Tế Học

• Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần

Thơ

Tên sinh viên: PHÍ THỊ THU HUYỀN

Mã số sinh viên: 4114681

Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp – Khóa 37

Tên đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế

biến thủy hải sản Hiệp Thanh

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2 Về hình thức:

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5 Nội dung và các kết quả đạt được:

6 Các nhận xét khác:

7 Kết luận:

Giáo viên hướng dẫn

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày….tháng … năm 2014

Giáo viên phản biện

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ i

LỜI CAM ĐOAN ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BIỂU BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT xii

TÓM TẮT xiii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1.Phạm vi không gian 2

13.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4

Trang 9

2.1.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 4

2.1.1.2 Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 4

2.1.1.3 Mục đích phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 4

2.1.2 Một số chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 5

2.1.2.1 Doanh thu 5

2.1.2.2 Chi phí 6

2.1.2.3 Lợi nhuận 6

2.1.2.4 Báo cáo tài chính 7

2.1.3 Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính 7

2.1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn 7

2.1.3.2 Nhóm tỷ số phân tích hiệu quả hoạt động 8

2.1.3.3 Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời 9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10

2.2.2.1 Phương pháp so sánh 10

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH 13

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 13

3.1.1 Lịch sử hình thành 13

3.1.2 Quá trình phát triển và hoạt động 13

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 15

3.2.1 Chức năng 15

3.2.2 Nhiệm vụ 15

3.2.3 Phương hướng hoạt động 16

3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ 16

3.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức 16

3.3.2 Tình hình nhân sự 17

3.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH 2011-2013 19

Trang 10

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 22

3.5.1 Thuận lợi 22

3.5.2 Khó khăn 23

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI HIỆP THANH 2011 – 2013 24

4.1 DOANH THU 24

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần 24

4.1.2 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 28

4.1.3 Phân tích doanh thu theo thị trường 32

4.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: 37

4.2 CHI PHÍ 40

4.2.1 Phân tích tình hình chi phí 40

4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí 44

4.3 LỢI NHUẬN 46

4.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận 44

4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 50

4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 57

4.4.1 Nhóm tỷ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 57

4.4.2 Nhóm tỷ số hoạt động 60

4.4.3 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời 64

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH 67

5.1.NHỮNG ĐIỂM MẠNH, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 67

5.1.1 Điểm mạnh 67

5.1.2 Điểm yếu 68

5.1.3 Cơ hội 68

5.1.4 Thách thức 69

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 69

5.2.1 Về doanh thu 69

Trang 11

5.2.2 Về chi phí 71

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

6.1 KẾT LUẬN 72

6.2 KIẾN NGHỊ 72

6.2.1 Đối với công ty 72

6.2.2 Đối với Nhà nước 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011đến 6 tháng

đầu năm 2014 19 Bảng 4.1: Tổng hợp doanh thu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 26 Bảng 4.2: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm từ cá tra từ năm 2011 đến 6 tháng

đầu

năm 2013 30 Bảng 4.3: Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh phân theo thị trường từ

năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 33 Bảng 4.4: Thống kê kim ngạch xuất khẩu của công ty Hiệp Thanh từ năm

2011 đến

6 tháng đầu năm 2014 34 Bảng 4.5: Tình hình sản lượng tiêu thụ, giá bán và doanh thu của công ty từ

năm

2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 37 Bảng 4.6: Tổng hợp chi phí hoạt động của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng

đầu năm 2014 41 Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí hoạt động của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng

đầu năm 2014 44 Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm

2014

46 Bảng 4.9: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty từ năm

2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 49 Bảng 4.10: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 50 Bảng 4.11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2013 52 Bảng 4.12: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm

2014 55

Trang 13

Bảng 4.13: Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của

công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 57 Bảng 4.14: Các chỉ tiêu liên quan nhóm tỷ số hoạt động của công ty từ năm

2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 62 Bảng 4.15: Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan nhóm tỷ số khả năng sinh lời của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 65

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty Hiệp

Thanh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 20 Hình 4.1: Tổng hợp doanh thu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 23 Hình 4.2: Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của công ty từ 2011 đến 6 tháng

đầu năm 2014 27 Hình 4.3: Tình hình chi phí tài chính của công ty năm 2011 đến 6 tháng đầu

năm 2014 39

Trang 15

Chi phí QLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp

Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc, đường bờ biển dài hơn 3.260

km và điều kiện tự nhiên thuận lợi rất thích hợp cho hoạt động phát triển nuôi trồng thủy hải sản Số lượng cũng như chất lượng nuôi trồng, chế biến thủy sản ngày càng được các nông dân, doanh nghiệp chú trọng quan tâm, áp dụng

và nâng cao Theo Tổng cục thống kê, ước tính giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 131.350,3 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt 80.068,6 tỷ đồng và giá trị khai thác thủy sản ước đạt 51.281,8 tỷ đồng Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều tỉnh giáp biển, được xem là vùng trọng điểm phát triển nông, ngư nghiệp, hằng năm có sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản hơn 3,2 triệu tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cả nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu công nhân lao động Tuy nhiên, đến nay, ngành công nghiệp này vẫn còn nhiều bất cập, phát triển chưa hết tiềm năng Phần lớn trình độ người dân còn thấp, chế biến thô nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao Các hoạt động quảng bá, triển lãm, xúc tiến thương mại, đầu tư thiếu chuyên nghiệp, thiếu vốn đầu tư nước ngoài và nguồn nhân lực tay nghề cao.Các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng chỉ hoạt động khoảng 60 - 70% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc mùa vụ, quy hoạch nhà máy chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Đây là những điểm hạn chế do chưa thực hiện liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong vùng ĐBSCL

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã mở ra những cơ hội phát triển mới cũng như những thách thức cần vượt qua cho nền kinh tế nước nhà Trước tình hình khó khăn của ngành về mặt nguyên liệu, vốn, thị trường,

uy tín thương hiệu, các chính sách rào cản,… dẫn đến số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã giảm đáng kể trong thời gian qua Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt này, cần có những nghiên cứu nhằm phân tích những vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh,

từ đó có thể tìm ra những phương hướng để duy trì hoạt động tốt, kinh doanh

Trang 17

đạt hiệu quả và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường Vì vậy đây là việc làm quan trọng và phải tiến hành thường xuyên của mỗi doanh nghiệp nhằm tìm ra những lợi thế

và hạn chế, từ đó có giải pháp kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, nâng vị thế của ngành thủy sản Việt Nam lên tầm cao mới

Với những lý do trên, em chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh” làm

luận văn tốt nghiệp

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Từ đó thấy được thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, những lợi thế và hạn chế tồn tại để có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm

2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

- Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh qua năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1 Nguyễn Hữu Tâm (2011) “Phân tích hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX An Giang giai đoạn 2008 -2011” Đề tài

Trang 18

phân tích những biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại đơn vị nghiên cứu nhằm nắm được tình hình hoạt động chung của xí nghiệp Từ đó, thấy được những lợi thế và khó khăn tồn tại trong công tác quản trị sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường để đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của xí nghiệp trong thời gian tới Luận văn chưa phân tích tình hình doanh thu theo thành phần, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của công ty Điều

đó sẽ được phân tích trong đề tài của em

2 Bùi Thanh Song (2011) “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp chế biến lương thực Trà Nóc – Công ty lương thực sông Hậu” Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích về doanh thu, chi

phí, lợi nhuận của công ty thông qua một số công cụ phân tích như: so sánh, thống kê, Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong 3 năm hoạt động mặc dù thị trường biến động nhiều nhưng công ty vẫn tăng trưởng ổn định

Luận văn bỏ qua phân tích về doanh thu theo thị trường và hiệu quả hoạt động của công ty Vấn đề này sẽ được thể hiện trong đề tài của em

3 Lê Thị Cẩm Ngân (2011) “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Tân Hưng Đề tài phân

tích những thay đổi về doanh thu , chi phí, lợi nhuận của công ty và các nhân

tố ảnh hưởng Cuối cùng, nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất kiến

nghị cho công ty

Đề tài chưa thể hiện được các yếu tố tác động đến doanh thu, chi phí, lợi

nhuận của công ty Điều đó sẽ được phân tích ở luận văn này

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích kết quả kinh doanh là phân tích các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập dưới

sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan khác nhau Các hiện tượng quá trình này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể qua các chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như doanh thu, lao động, vốn, diện tích,… Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu suất kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi phí, sinh lợi, năng suất lao động,…

Như vậy, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu

nội dung và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng những phương pháp khoa học, nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu xác định

2.1.1.2 Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

- Cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh

- Công cụ hữu hiệu trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp

- Phân tích giúp dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh

- Là cơ sở để lựa chọn đối tác kinh doanh

2.1.1.3 Mục đích của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây ra các mức độ ảnh hưởng đó

Trang 20

- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém

- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định

2.1.2 Một số chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.1 Doanh thu

Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu Doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và thu nhập khác

* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (BH&CCDV): là toàn bộ

số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch như bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Doanh thu còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước đối với một số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép và giá trị của các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp

* Doanh thu hoạt động tài chính (HĐTC): là các khoản thu bao gồm:

+ Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…

+Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn mác thương mại…), cổ tức, lợi nhuận được chia…

+Thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán

+Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng

+Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

+Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ

+Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn

* Thu nhập khác: là các khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh

chính và hoạt động tài chính của công ty như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá

sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường; …

Trang 21

* Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của công ty

để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định

* Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu

thụ sản phẩm như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng,… gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,…

* Chi phí khác: là các khoản chi phí từ các hoạt động ngoài hoạt động

kinh doanh chính và hoạt động tài chính của công ty như: đóng tiền bảo hiểm, nộp phí…

2.1.2.3 Lợi nhuận

Là khoản thu nhập còn lại của công ty sau khi trừ đi các khoản chi phí Mục tiêu của công ty trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận, mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều hướng đến lợi nhuận cao nhất

* Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ

kết quả hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính dựa trên lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo

* Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ảnh hiệu quả hoạt động tài

chính của doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:

+ Lợi nhuận từ góp vốn liên doanh

+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn + Lợi nhuận về cho thuê tài sản

+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng

+ Lợi nhuận cho vay vốn

Trang 22

+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ

* Lợi nhuận trước thuế (lãi chưa phân phối): là lợi nhuận đạt được

trong quá trình hoạt động kinh doanh

* Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng hay lãi ròng): là phần lợi nhuận

còn lại sau khi nộp thuế thu nhập công ty

2.1.2.4 Báo cáo tài chính:

Là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp

+ Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài

sản và nguồn vốn của một công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn Về mặt nguyên tắc, giá trị của tổng tài sản bằng giá trị tổng nguồn vốn

+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính

tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của công ty, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác Cụ thể báo cáo phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một công ty trong một giai đoạn nhất định, thường là một quý hoặc một năm

2.1.3 Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính

2.1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn

a Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng, giúp ta có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư

b Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vòng quay toàn bộ vốn =

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm trong từng thời kỳ và đánh giá khả năng sử dụng vốn lưu động trong quá trình kinh doanh của công ty Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ Số vòng vốn lưu động cao sẽ dẫn đến hiệu quả

sử dụng vốn cao

c Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này biểu hiện một đồng vốn cố định trong kỳ sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lãi, thể hiện trình độ sử dụng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn

2.1.3.2 Nhóm tỷ số phân tích hiệu quả hoạt động

a Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Tỷ số này phản ánh số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, vì doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao

b Tỷ số kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày

để thu hồi một khoản thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày

Doanh thu bình quân một ngày =

Doanh thu hằng năm

360

Trang 24

c Vòng quay tài sản cố định

Tỷ số này cho biết bình quân trong một năm một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao

2.1.3.3 Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời

a Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on sales – ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ

sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

b Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Trang 25

c Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là chỉ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu và dữ liệu sử dụng trong quá trình phân tích được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), các báo cáo kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm nghiên cứu, các nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty do phòng kế toán cung cấp, các bài báo, tạp chí từ Internet

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến

nhất nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Để áp dụng phương pháp này vào phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch, kỳ kinh doanh trước Giá trị so sánh có thể chọn

là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân Các phương pháp so sánh:

Trang 26

Là tỷ lệ phần trăm giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ tăng trưởng, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

Q: % gia tăng của chỉ tiêu phân tích

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nhất định Nhân

tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ gốc

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

Trang 27

c = a1b1c1 – a1b1c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a + b + c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0)

= a1b1c1 – a0b0c0 = Q

Trang 28

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ

BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh (công ty Hiệp Thanh), đổi tên từ công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hùng Vương II là một công ty trực thuộc Hiệp Thanh Group – một tập đoàn hoạt động kinh doanh với hai mặt hàng chủ lực của nông nghiệp Việt Nam là gạo và thủy sản Khởi nghiệp

từ công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Thanh, được thành lập vào năm 1989 có trụ sở chính tại Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Chuyên kinh doanh gạo xuất khẩu Sau 20 năm hoạt động, từ công ty trách nhiệm hữu hạn ban đầu này đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần là thu mua gạo xuất khẩu mà đã mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, từ nuôi trồng chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến thức

ăn thủy sản,…

3.1.2 Quá trình hoạt động và phát triển

Công ty Hiệp Thanh được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số

5703000122 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ cấp ngày 06/12/2001, do ông Nguyễn Văn Phấn làm ng ười đại diện Do chưa có đơn đặt hàng và chỉ chú trọng kinh doanh lương thực nên đến cuối năm 2006 công ty Hiệp Thanh mới chính thức đưa vào hoạt động Trải qua gần 5 năm hoạt động, đến nay thương hiệu Hiệp Thanh đã có mặt hầu hết ở các thị trường quan trọng như

EU, Châu Úc, Châu Mỹ, Nga,…

Vài nét sơ lược về công ty:

Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh

Tên giao dịch: HIEP THANH SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HTC

Điện thoại: +84-710-3854888 Fax: +84-710-3584889

Email: hiepthanh.thotnot@hcm.vnn.vn

phannguyen@hiepthanhgroup.com

Website: http//www.hiepthanhgroup.com

- Vốn điều lệ đăng ký: 240.000.000.000 VND

Trang 29

- Ngoài ra Công ty có hai chi nhánh:

+ Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Hải sản Hiệp Thanh - Xí nghiệp Chăn nuôi Thủy sản 1 Địa chỉ: Ấp An Ninh, xã Định An, huyện Lấp

Vò, tỉnh Đồng Tháp

+ Chi nhánh Công ty Cổ phần Chế biến Thủy Hải sản Hiệp Thanh - Xí nghiệp Chế biến Thức ăn chăn nuôi Địa chỉ: Ấp An Ninh, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

- Văn phòng đại diện: 38 Hưng Gia-lô 5, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84-8-54102908/ 54102909/ 54102910

Fax: +1-972-769-2284

Ngành nghề hoạt động kinh doanh:

Theo quyết định thành lập và quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh, công ty có các chức năng chủ yếu sau:

- Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

- Bán buôn nông lâm sản, nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

- Kinh doanh lương thực và gạo các loại

- Nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản các loại

- Chế biến và xuất khẩu gạo các loại

- Cho thuê kho bãi, văn phòng và nhà ở

Phạm vi hoạt động: trong nước và ngoài nước, tùy theo nhu cầu của thị trường và theo đúng pháp luật của Việt Nam

Các loại sản phẩm của công ty:

+ Đầu xương: phần đầu bị chặt đi của cá nguyên con chặt đầu

Trang 30

+ Cá fillet thành phẩm không thuốc: cá sau khi làm sạch đạt yêu cầu sẽ được lạn da và bỏ phần xương và đóng gói dự trữ trong ngăn lạnh để xuất khẩu

+ Cá fillet thành phẩm: cá tra trong quá trình nuôi không sử dụng bất kỳ

1 loại thuốc tăng trọng nào Khi cá đạt tới trọng lượng yêu cầu thì sẻ thu hoạch Trong quá trình chế biến sẽ có chất bảo quản, để cá được bảo quản trong thời gian lâu hơn mà không mất phẩm chất

+ Cá nguyên con chặt đầu: cá trong quá trình làm sẽ được bỏ đầu và đóng gói

+ Cá fillet thịt đỏ: cá trong lúc nuôi cho ăn thức ăn tự chế, thịt loại này thường hồng hoặc đỏ

Công ty đã áp dụng các chương trình kiểm soát chất lượng HACCP, ISO 9001-2000, áp dụng nguyên tắc thực hành sản xuất tốt GMP và quản lý các quy trình vệ sinh chuẩn (SSOP) Các xí nghiệp của công ty đạt chuẩn an toàn

vệ sinh thực phẩm của Nhà nước quy định Công ty đã xây dựng công trình xử

lý nước thải đảm bảo cho nước thải ra từ nhà máy không gây ảnh hưởng cho môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền công nghiệp nuôi cá cũng như duy trì được các nguồn lợi khác của địa phương

Công ty có xí nghiệp sản xuất với hệ thống trang thiết bị hiện đại đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng xuất khẩu vào thị trường Úc, EU, Nga,…

3.2 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

3.2.1 Chức năng

Công ty xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản xuất, chế biến, xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giữ vững

uy tín mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu

Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong các dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, hạ chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung đồng thời hướng tới lợi ích chung toàn xã hội

3.2.2 Nhiệm vụ

Công ty có nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh và sản phẩm của công ty làm ra

Trang 31

Công ty xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng nhu cầu thị trường và nhiệm vụ được giao

Ngoài ra, công ty thực hiện báo cáo thống kê, kiểm toán định kỳ theo yêu cầu của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác

3.2.3 Phương hướng hoạt động

Nâng cao trình độ chuyên môn kiến thức cho công nhân viên, cải thiện đời sông vật chất cho họ

Ngày càng mở rộng quy mô hoạt động và địa bàn kinh doanh, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và tạo được nhiều mối quan hệ mua bán hơn với các khách hàng mới, tiềm năng

Phấn đấu tạo niềm tin với khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường, tạo được uy tín và đưa thương hiệu của công ty ngày càng phát triển lớn mạnh Tạo được doanh số bán hàng cao hơn với các mặt hàng chủ lực, ngoài ra còn phấn đấu đạt kết quả tốt hơn đối với các mặt hàng phụ của công ty Cố gắng hoàn thiện cơ cấu tài chính nhằm đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí

và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty

3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ

3.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Trang 33

3.3.2 Tình hình nhân sự

Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan lãnh đạo của nhất của công ty,

có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công

ty

Tổng giám đốc (TGĐ): là người quản lý và điều hành các công việc

hàng ngày của công ty, đại diện cho quyền và nghĩa vụ của công ty trước HĐQT và pháp luật

Phó tổng giám đốc: là người cùng với TGĐ điều hành công ty, chịu

trách nhiệm trước HĐQT và TGĐ về phần việc được phân công và phụ trách,

là người đại diện công ty trong trường hợp TGĐ ủy quyền khi vắng mặt

Phòng kế toán: tổ chức quản lý và sử dụng tiền vốn một cách hợp lý và

tiết kiệm nhằm mang lại hiểu quả kinh doanh cao nhất cho công ty Điều hành các hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, tính giá thành hàng tồn kho, thanh toán ngân hàng, hóa đơn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của công ty

Phòng tổ chức hành chính nhân sự: quản lý điều hành các nghiệp vụ

chuyên môn được giao, đề xuất triển khai và trực tiếp hướng dẫn thực hiện những nội dung, những quy định về quản lý những văn bản hành chính: quản

lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe

Phòng kế hoạch: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh,

xây dựng các chiến lược và biện pháp khả thi nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong kinh doanh Tổ chức nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm mới

Phòng thí nghiệm: xây dựng và đề xuất các kế hoạch kiểm tra, thử

nghiệm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Kiểm tra và thực hiện đúng các quy định trong quá trình công nhân sản xuất nhằm đảm bảo

an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu

Phòng sản xuất: điều hành sản xuất, định hình, bao bì sản phẩm, vận

hành máy móc, vệ sinh phân xưởng, xử lý chất thải

Phòng kinh doanh: xây dựng các kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực hoạt

động kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm do công ty sản xuất Điều động phân công nhiệm vụ cho nhân viên, chủ động giải quyết các giải pháp trong phạm vi thuộc thẩm quyền, tính toán đề xuất kịp thời cho TGĐ; tiếp thị bán hàng, lập hợp đồng, giao nhận, thuê kho, thanh toán quốc tế

Trang 34

Phòng kỹ thuật nuôi: gồm các hoạt động về tư vấn kỹ thuật nuôi, giám

sát chương trình nuôi theo phương pháp GAP, kiểm tra kháng sinh, vi sinh và các loại bệnh của cá để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hợp lý Bên cạnh đó còn lưu trữ hồ sơ kế toán đưa qua, đồng thời cung cấp nguyên liệu chính (cá tra) cho công ty

Văn phòng đại diện: tham mưu cho TGĐ trong công tác tiếp thị, mở

rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, trực tiếp đàm phán giao dịch với khách hàng

về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư và tiêu thụ các sản phẩm nội địa Thực hiện nhiệm vụ hợp đồng mua, tiếp nhận và thuê vận chuyển hàng hóa, vật tư bao bì phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty

3.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH TỪ 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Ta sẽ phân tích chung tình hình hoạt động của công ty từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 qua bảng số liệu sau, từ đó có cái nhìn bao quát về những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải

Trang 35

Tỷ lệ (%)

IV Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 5.736 5.731 3.613 4.081 4.238 (5) (0,09) (2.118) (36,96) 157 3,85

V Lợi nhuận khác (785) 3.738 234 (146) 291 2.953 376,18 (3.504) (93,74) 145 99,32

VI Lợi nhuận trước thuế 4.951 9.468 3.847 3.936 4.529 4.517 91,23 (6.621) (59,37) 593 15,07 VII Thuế TNDN 836 1.446 525 - 243 610 72,97 (921) (63,69) 243 100 VIII Lợi nhuận sau thuế 4.115 8.022 3.322 3.936 4.286 3.907 94,95 (4.700) (58,59) 350 8,89

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh công ty Hiệp Thanh, 2011,2012,2013,6-2013, 6-2014)

Trang 36

n-0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000

Tổng doanh thu Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế

6-2014)

Hình 3.1: Tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty Hiệp

Thanh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Qua bảng số liệu và hình trên, tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty Hiệp Thanh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có những thay đổi đáng

kể Năm 2011 đạt tổng doanh thu cao nhất trong 3 năm (964.099 triệu đồng), tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 6,03% (giảm 58.135 triệu đồng) Nguyên nhân là do doanh thu từ BH&CCDV giảm 7,20% (giảm 67.865 triệu đồng) và doanh thu từ HĐTC giảm 74,78% ( tức giảm 11.709 triệu đồng)

so với năm trước Tuy khoản thu từ nguồn khác tăng 340,41% (tăng 21.439 triệu đồng), nhưng doanh thu từ BH&CCDV và HĐTC giảm mạnh hơn so với mức tăng từ thu nhập khác khiến tổng doanh thu giảm Qua năm 2013, doanh thu từ HĐTC biến động mạnh, tăng 166,04% (tăng 6.557 triệu đồng) dẫn đến đến tổng doanh thu tăng lên 4,86% (tăng 44.052 triệu đồng) so với năm 2012

và đạt mức 950.016 triệu đồng Xét đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu BH&CCDV, HĐTC và thu nhập khác đều giảm, tương ứng 19,19% (tức 83.984 triệu), 83,38% (tức 83.984 triệu) và 70,21% (tức 686 triệu) dẫn đến tổng doanh thu giảm 20,16% còn 354.847 triệu đồng so với cùng kỳ năm

trước

Về các khoản giảm trừ của công ty, từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng tăng Nguyên nhân là do số hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

Trang 37

của công ty tăng lên Năm 2013, số hàng bán giảm giá tăng 70,19% (tức tăng 5.863 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, qua 6 tháng đầu năm

2014 số hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán của công ty giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước (giảm 91,46% tương ứng 6.913 triệu) nên khoản giảm trừ trong giai đoạn này mức thấp nhất 644 triệu đồng

Về mặt tổng chi phí của công ty trong giai đoạn nghiên cứu cũng có nhiều thay đổi Tổng chi phí năm 2012 giảm 6,58% (tương ứng giảm 62.508 triệu đồng) so với năm 2011 Nguyên nhân của sự giảm này là do giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng giảm nhiều hơn so với mức tăng của chi phí QLDN và các chi phí khác Đến năm 2013, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng nhiều hơn mức giảm của chi phí QLDN và các chi phí khác nên dẫn đến sự tăng tương đối nhẹ trong tổng chi phí năm 2013, tăng 4,93% (tương ứng tăng 43.811 triệu đồng) so với năm 2012 Đến 06 tháng đầu năm 2014 tất các các khoản chi phí của công ty đều giảm, trong đó chi phí khác giảm mạnh nhất tương ứng gần 100% (tức giảm 1.122 triệu đồng)

so với 6 tháng đầu năm 2013

Bên cạnh đó cùng với sự thay đổi của tổng doanh thu và chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2011 đến năm 2014 cũng biến động theo Năm 2012, mặc dù tổng doanh thu giảm so với năm 2011 nhưng lợi nhuận của công ty đạt mức cao nhất trong 3 năm 8.022 triệu đồng (tăng 94,95%) Nguyên nhân là do tổng chi phí năm 2012 giảm và lợi nhuận chủ yếu từ việc thanh lý tài sản cố định và thu từ nguồn khác tăng rất cao, tăng 340,41% (tăng tương ứng 21.439 triệu đồng) so với năm trước Bước sang năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh 58,59% (tương ứng giảm 4.700 triệu đồng) do số giảm giá hàng bán và tổng chi phí tăng mạnh so với năm 2012, mặc dù tổng doanh thu trong năm có tăng tương đối ít 4,86% (tức 44.052 triệu đồng) Tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tuy tổng doanh thu giảm nhiều hơn tổng chi phí nhưng lợi nhuận từ nguồn khác tăng mạnh (99,32% tương ứng 146 triệu đồng) nên lợi nhuận sau thuế giai đoạn này tăng 8,89% (tăng 350 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới nên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động, trong đó lợi nhuận biến động nhiều nhất

3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

3.5.1 Thuận lợi

Nhà máy thức ăn thủy sản – nơi cung cấp cho thị trường khoảng 300 tấn thành phẩm/ngày trong đó có đến 80% phục vụ cho nông trại tại Hiệp Thanh

Trang 38

và 20% phục vụ thị trường nội địa, với đầy đủ các hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại Chứng nhận: theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, HACCP, BRC, HALAL, IFS, FDA

Nông trại Hiệp Thanh là một trong những nông trại lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long, luôn đáp ứng đến 80% sản lượng cá tra nguyên liệu dùng cho chế biến xuất khẩu tại công ty Cũng chính lợi thế này, công ty luôn đảm bảo có được nguồn cá tra nguyên liệu ổn định dồi dào và chất lượng tốt nhất để phục vụ sản xuất Trong suốt thời gian nuôi, tất cả các nguyên liệu đầu vào như kháng sinh, thuốc, thức ăn,… đều được kiểm soát và chuẩn hóa nghiêm ngặt

Công ty có hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, dây chuyền sản xuất được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty không ngừng được nâng cấp, trình độ nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiêm trong lĩnh vực sản xuất và mua bán

Ban lãnh đạo tìm hiểu, nắm bắt kịp thời thông tin, các đặc tính của thị trường, từ đó có những quyết định kinh doanh đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Nhân viên năng động và có năng lực quản lý tốt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt được mục tiêu phấn đấu của ban giám đốc đề ra

Được quyền xuất khẩu trực tiếp qua các nước mà không cần phải qua trung gian, giúp tiết kiệm được chi phí và khắc phục được tình trạng trễ hẹn với khách hàng, giúp công ty có lợi thế trong việc kinh doanh xuất khẩu

- Tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn còn tiếp diễn Việc không chủ động nguồn nguyên liệu khiến công ty bỏ lỡ nhiều đơn đặt hàng, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh

- Các rào cản thương mại cũng như việc bôi nhọ các sản phẩm thủy sản Việt Nam lên truyền thông các nước cũng là một vấn đề đáng lo ngại Hệ quả của các vấn đề này khiến công ty kinh doanh đạt lợi nhuận thấp, thậm chí không xuất khẩu được

Trang 39

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI HIỆP THANH 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 6-2014

4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần

Sau khi khái quát về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua, để có những nhận định phù hợp về hiệu quả của hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tạo

nên kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu đầu tiên là doanh thu Tổng doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu BH&CCDV, doanh thu từ HĐTC và thu nhập khác Trong đó, doanh thu BH&CCDV luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu, kế đến là doanh thu từ HĐTC và thu nhập khác Vì vậy muốn tăng tổng doanh thu của công ty, cần chú trọng vào hoạt động bán và cung cấp dịch vụ

Hình 4.1: Tổng hợp doanh thu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy, doanh thu BH&CCDV có biến động nhẹ

từ năm 2011-2013, với năm 2011 đạt doanh thu cao nhất trong 3 năm 942.143 triệu đồng (chiếm 97,72% trong tổng doanh thu) Kết thúc năm 2011, toàn ngành thủy sản đã vượt qua nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá dầu tăng,… và đón nhận những con số biết nói: xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD, vượt

xa kế hoạch ban đầu đặt ra là 5,5 tỷ USD, sản lượng nuôi trồng đạt con số kỷ

Trang 40

lục trên 3 triệu tấn Giá cá tra ở khu vực ĐBSCL đạt cao nhất từ trước cho đến năm 2011, dao động ở mức 27.500 – 28.000đ/kg Do nhiều thuận lợi về giá cả lẫn thị trường, công ty cũng hưởng nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh

và mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm ở nhiều thị trường châu Âu, châu Á, châu

Mỹ, Úc, Mỹ, Nga, trong đó châu Á chiếm nhiều nhất Nhưng sang năm 2012, tình hình sản xuất – tiêu thụ cá tra đến hồi báo động đỏ Trước những thông tin bất ổn tài chính tại nhiều tại một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, một số người nuôi mất bình tĩnh ồ ạt bán ra khiến giá giảm, người sản xuất cá tra đứng trước nguy cơ thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp chế biến phải đóng cửa, do thiếu vốn, giá thức ăn tăng liên tục nên nhiều người nuôi và doanh nghiệp cá tra phải giảm đáng kể quy mô sản xuất, ảnh hưởng đến việc làm và

đời sống của nhiều người lao động trong ngành Đối mặt trước những khó

khăn về vốn, giá nguyên liệu đầu vào, những ảnh hưởng chung của ngành thủy sản đã khiến doanh thu của công ty giảm tương đối nhẹ 7,20% (tức giảm 67.865 triệu đồng) Tuy năm 2013 vẫn còn là năm khó khăn với ngành thủy sản khi người nuôi cá tra nhỏ lẻ liên tục thua lỗ do giá thương phẩm giảm thấp hơn giá thành sản xuất, những bất ổn và rào cản từ thị trường xuất khẩu nhưng công ty có vùng nuôi, chủ động nguồn nguyên liệu, nên doanh thu tăng trở lại mức khá cao 936.694 triệu đồng (tức tăng 7,14%) Tình hình sản xuất và tiêu thụ tính đến 6 tháng đầu năm 2014 vẫn gặp nhiều khó khăn, thua lỗ kéo dài, tiêu thụ giảm mạnh nên diện tích thả nuôi của các hộ ngày càng thu hẹp Tuy giá cá tra đã tăng nhẹ dao động ở mức 23.000-25.000 đồng/kg (tăng gần 3.000

đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) nhưng người nuôi vẫn chưa mở rộng diện

tích thả nuôi Với thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe, các quy định về rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá, ép giá cùng với những khó khăn kéo dài từ những năm trước đã khiến doanh thu BH&CCDV của công ty giảm 19,19% (tương ứng 83.984 triệu đồng) còn 353.572 triệu đồng so với nửa đầu năm 2013

Doanh thu HĐTC của công ty chủ yếu thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và doanh thu này biến động mạnh từ năm

2011 đến năm 2013 Cụ thể năm 2011 đạt doanh thu 15.658 triệu đồng (chiếm

tỷ trọng 1,63%), đến năm 2012 doanh thu này giảm rất mạnh 74,78% (tức giảm 11.709 triệu đồng) Điều này có thể lý giải do nhu cầu thiếu nguồn vốn, làm ăn khó khăn nên số tiền gửi ngân hàng giảm cũng như hạn chế số tiền cho vay Năm 2013 do tình hình hoạt động kinh doanh khôi phục lại, công ty có cách quản lý tài chính tốt nên doanh thu năm này tăng đáng kể 166,04% (tăng tương ứng 6.557 triệu đồng) và chiếm 1,10% trong tổng doanh thu Cùng với

xu hướng tăng dần của doanh thu HĐTC thì tỷ trọng của chỉ tiêu này trong

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Võ Thanh Thu và Nguyễn Thị Mỵ, 2001. Kinh tế doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Thu Hiền, 2012. Thủy sản Việt Nam năm 2011 hơn cả mong đợi. <http://www.thuysanvietnam.com.vn/thuy-san-viet-nam-nam-2011-hon-ca-mong-doi-article-1753.tsvn>. [Ngày truy cập: 11/09/2014] Khác
4. Chinhphu.vn, 2011. Xuất khẩu thủy sản cuối năm thuận lợi . <http://agro.gov.vn/news/tID22293_Xuat-khau-thuy-san-cuoi-nam-thuan-loi.htm>. [Ngày truy cập: 11/09/2014] Khác
5. VASEP, 2013. 10 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2012. <http://agro.gov.vn/news/tID23011_10-su-kien-noi-bat-cua-nganh-thuy-san-Viet-Nam-nam-2012-.htm 07-01-2013>. [Ngày truy cập: 11/09/2014] Khác
6. Thương mại thủy sản – Số 165, tháng 9/2013. <http://vietfish.org/20130925021642427p48c56t126/cong-ty-cp-che-bien-thuy-hai-san-hiep-thanh-huu-xa-tu-nhien-huong.htm> [Ngày truy cập: 15/09/2014] Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w