Riêng huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, vùng đất phù sa ngọt được bồi đắp bởi sông Tiền và sông Hậu, nổi tiếng về sản phẩm quýt hồng là loại trái cây vừa có giá trị dinh dưỡng lại có giá t
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUÝT HỒNG TẠI ĐỊA BÀN LAI VUNG
ĐỒNG THÁP
(Bản nháp)
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS.Mai Văn Nam Nguyễn Thị Bảo Ngọc
MSSV: 4066218 Lớp: Kinh Tế Học –A2
Trang 2
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được đề tài này, đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến các quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm qua để em có thể thực hiện được luận văn tốt nghiệp cuối khóa và làm nền tảng cho sau này
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS TS Mai Văn Nam, là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng, em xin chúc tất cả các quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh thật nhiều sức khỏe!
Ngày……tháng… năm 2010 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày … tháng … năm 2010 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Mai Văn Nam
Học vị: Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ
Trang 5………
………
Ngày……tháng……năm 2010 Giáo viên hướng dẫn
Mai Văn Nam
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……….………
Ngày…… tháng……năm 2010 Giáo viên phản biện
Trang 7MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 1
I ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
II SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
III MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1 Mục tiêu chung: 2
2 Mục tiêu cụ thể: 2
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1 Địa điểm 2
2 Thời gian nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1 Phương pháp thu thập số liệu 3
2 Phương pháp phân tích số liệu 3
VI LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và phân loại hình thức bán lẻ 5
1.2 Khái niệm, vai trò và một số cấu trúc kênh phân phối 7
1.3 Hành vi người tiêu dùng: 10
1.4 Một số khái niệm trong tính toán 10
2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 11
2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 2 15
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG THÁP 15
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 15 2.1.1 Vị trí địa lí và đơn vị hành chính: 15
2.1.2 Dân số và lao động: 16
2.1.3 Cơ sở hạ tầng: 18
Trang 82.1.4 Kinh tế - xã hội: 18
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY ĐBSCL 21
2.2.1 Tình hình sản xuất trái cây ở ĐBSCL 21
2.2.2 Tình hình tiêu thụ trái cây ở ĐBSCL 22
2.3 TỔNG QUAN VỀ QUÝT HỒNG LAI VUNG 22
2.3.1 Giới thiệu sơ nét về quýt hồng Lai Vung 22
2.3.2 Qui trình trồng quýt 22
2.3.3 Thời vụ 24
2.3.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt hồng 25
CHƯƠNG 3 26
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUÝT HỒNG LAI VUNG – ĐỒNG THÁP 26
3.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT QUÝT HỒNG LAI VUNG 26
3.1.1 Thông tin chung về nông hộ trồng quýt 26
3.1.2 Lý do chọn ngành trồng quýt 28
3.1.3 Quy mô sản xuất 28
3.1.4 Tình hình tham gia hợp tác xã 29
3.1.5 Cơ cấu thu nhập nông hộ 29
3.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất quýt hồng 30
3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM QUÝT HỒNG LAI VUNG 34
3.2.1 Kênh tiêu thụ quýt hồng Lai Vung 34
3.2.2 Mô tả hoạt động của các tác nhân 34
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của thương lái, người bán lẻ và người buôn sỉ 46
3.3 PHÂN TÍCH PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH TIÊU THỤ QUÝT HỒNG LAI VUNG 47
CHƯƠNG 4 49
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT HỒNG LAI VUNG – ĐỒNG THÁP 49
4.1 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 49
4.2 ƯỚC LƯỢNG CÁC HỆ SỐ CỦA HÀM PHÂN BIỆT 50
Trang 94.3 XÁC ĐỊNH MỨC Ý NGHĨA 51
4.4 GIẢI THÍCH KẾT QUẢ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH PHÂN BIỆT 52
CHƯƠNG 5 54
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM QUÝT HỒNG LAI VUNG 54
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 54
5.1.1 Những vấn đề tồn tại trong sản xuất 54
5.1.2 Tồn tại thị trường tiêu thụ 55
5.2 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 56
5.2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
(ma trận SWOT) 56
5.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quýt hồng Lai Vung 62
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
1 KẾT LUẬN 66
2 KIẾN NGHỊ 66
2.1 Đối với hộ sản xuất 66
2.2 Đối với chính quyền địa phương 67
2.3 Đối với chính phủ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
DANH MỤC BẢNG
Trang 10Trang
Bảng 1: Số mẫu điều tra tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ quýt hồng
Lai Vung 12
Bảng 2: Tổng quan về Đồng Tháp 17
Bảng 3: Số thành viên trong gia đình, số người trực tiếp tham gia sản xuất, số năm kinh nghiệm 27
Bảng 4: Lý do chọn ngành trồng quýt hồng 28
Bảng 5: Diện tích trồng quýt của các hộ 28
Bảng 6: Lý do mong muốn tham gia tổ chức hợp tác xã 29
Bảng 7: Chi phí đầu tư ban đầu trung bình đã chiết khấu lãi suất 8% 30
Bảng 8: Chi phí trung bình cho hoạt động sản xuất quýt hồng trong
năm 2009 31
Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất quýt hồng trong năm 2009 (công) 32
Bảng 10: Kết quả hoạt động sản xuất quýt hồng trong năm 2009 (tấn) 33
Bảng 11: Hiệu quả hoạt động sản xuất quýt hồng năm 2009 33
Bảng 12: Nguồn cung cấp thông tin giá cả cho nông hộ 36
Bảng 13: Giá quýt (đ/kg) năm 2009 38
Bảng 14: Phân loại quýt 39
Bảng 15: Giá mua và giá bán của từng loại quýt 40
Bảng 16: Tần số thể hiện 3 sự lựa chọn ưu tiên các tiêu chí để chọn
nguồn cung 42
Bảng 17: Thể hiện tỷ lệ phần trăm 3 sự lựa chọn ưu tiên các tiêu chí để chọn nguồn cung 42
Bảng 18: Mức độ ưa thích của người tiêu dùng khi đã sử dụng quýt hồng 44
Bảng 19: Mức độ ưa thích của người tiêu dùng khi đã sử dụng quýt đường 44
Bảng 20: Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí chọn mua quýt hồng 44
Bảng 21: Địa điểm người tiêu dùng chọn mua quýt hồng 45
Bảng 22: Lý do chọn địa điểm mua 46
Bảng 23: Kết quả hoạt động kinh doanh của thương lái, vựa và
người bán lẻ 46
Bảng 24: So sánh chi phí Marketing và lợi nhuận giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ sản phẩm quýt hồng 47
Trang 11Bảng 25: So sánh lợi nhuận/chi phí/tháng giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ
quýt hồng với lãi suất ngân hàng 47
Bảng 26: So sánh thu nhập/ngày công của lao động nhà giữa các tác nhân trong kên tiêu thụ quýt hồng 48
Bảng 27: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hàm phân biệt 49
Bảng 28: Trung bình và độ lệch chuẩn các biến độc lập 50
Bảng 29: Kiểm định phân biệt lợi nhuận của nông hộ trồng quýt 51
Bảng 30: Hệ số hàm phân biệt chuẩn hóa (Standardized Canonical Discriminant Function Coefficients) 52
Bảng 31: Hệ số hàm phân biệt (Canonical Discriminant
Function Coefficients) 52
Bảng 32: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 61
Bảng 33: Xây dựng chiến lược kết hợp SO, ST, WT, WO 62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 12Trang
Biểu đồ 1: Diện tích cây ăn trái cả nước và ĐBSCL 21
Biểu đồ 2: Cơ cấu trình độ của các hộ trồng quýt 26
Biểu đồ 3: Cơ cấu độ tuổi của nông hộ trồng quýt năm 2010 27
Biểu đồ 4: Cơ cấu thu nhập nông hộ 30
Biểu đồ 5: Cơ cấu các hình thức bán quýt của nông dân 36
Biểu đồ 6: Cơ cấu nguồn cung cấp thông tin giá cả cho nông hộ 37
Biểu đồ 7: Cách thức liên hệ người thu mua 37
Biểu đồ 8: Địa phương người thu mua quýt 38
Biểu đồ 9: Đối tượng bán cho người bán lẻ quýt 41
Biểu đồ 10: Trình độ học vấn của người kinh doanh bán lẻ 43
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang 13Trang Hình: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp 15
Sơ đồ: Kênh tiêu thụ quýt hồng Lai Vung 34
Trang 14GIỚI THIỆU
I ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nhiều năm qua, đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là vùng đồng bằng có nhiều lợi thế trong việc sản xuất và cung cấp các mặt hàng nông sản, thủy hải sản không chỉ trong nước mà cả ngoài nước Riêng huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, vùng đất phù sa ngọt được bồi đắp bởi sông Tiền và sông Hậu, nổi tiếng về sản phẩm quýt hồng là loại trái cây vừa có giá trị dinh dưỡng lại có giá trị kinh tế cao, đây là loại trái cây đặc sản đang được các tổ chức cũng như chính quyền địa phương đặc biệt chú ý vì ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm cao Những năm gần đây, thị trường dành cho sản phẩm này đang ngày càng được mở rộng hơn mà quan trọng hơn hết là có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong tương lai Mặc dù đã khẳng định được chất lượng trên thị trường trong nước nhưng thị trường xuất khẩu vẫn chưa được khai thác đáng kể và đầu ra vẫn còn bất ổn Do đó, vấn đề đặt ra là cần có một mạng lưới đồng bộ để có thể giải quyết được thực trạng này, đó là sự kết hợp giữa ba khâu: sản xuất - thu mua - chế biến, bảo quản - tiêu thụ, hay cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba nhà: nhà khoa học, nhà vườn và nhà tiêu thụ để trái quýt hồng vươn xa hơn nữa về số lượng lẫn chất lượng xuất khẩu Trong đó, doanh nghiệp hay các nhà bán lẻ chính là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Chính vì vậy, các vườn cây ăn trái cần có một giải pháp tổng thể và đồng bộ để khôi phục và phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái một cách khoa học, nên đề tài “ Phát triển mạng lưới bán lẻ quýt hồng Lai Vung, Đồng Tháp” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc định hướng mở ra sự ổn định đầu ra cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh cho loại trái cây đặc sản này không chỉ thị trường nội địa
mà trên cả trường quốc tế vì đây thực sự là một loại trái cây rất riêng của vùng đất Lai Vung, Đồng Tháp mà khó có nơi nào ở vùng ĐBSCL có thể trồng được
II SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
- Theo cam kết khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
từ ngày 01/01/2009 Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ hàng hóa
trong nước Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt khi các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như: Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp), … chen chân vào thị trường bán lẻ của nước ta
Trang 15- Thông qua phát triển hệ thống mạng lưới bán lẻ mặt hàng quýt hồng sẽ tạo đầu ra mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong khu vực, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo sự cạnh tranh với nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài về giá cả (giảm được chi phí vận chuyển, nguồn nguyên liệu giá rẻ tại chỗ,…)
- Xây dựng mô hình phát triển mạng lưới bán lẻ mặt hàng quýt hồng chặt chẽ, hợp tác và hiệu quả dựa trên mối quan hệ liên kết giữa hai nhà phân phối sản phẩm quýt hồng và người cung ứng (sản xuất hoặc trung gian) quýt hồng trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng để cạnh tranh được với nhà bán lẻ nước ngoài
- Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trong việc chọn mua lẻ mặt hàng quýt hồng, để có cơ sở vững chắc phát triển mạng lưới bán lẻ mặt hàng quýt hồng cạnh tranh an toàn trên địa bàn huyện Lai Vung là vấn đề cần thiết
III MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu chung:
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quýt hồng để từ đó đưa ra giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ quýt hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp
Trang 162 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010
3 Đối tượng nghiên cứu
Nhà sản xuất, thương lái, nhà bán lẻ và người buôn sỉ
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp thu thập số liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo đăng ký kinh doanh của cục thuế, số liệu
về diện tích, dân số, tình hình kinh tế - xã hội… được lấy từ niên giám thống kê,
sở Kế họach và đầu tư của tỉnh Đồng Tháp, các số liệu khác được tổng hợp từ báo chí và các tạp chí nghiên cứu khoa học có liên quan
Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất quýt
hồng và các tác nhân khác tham gia vào kênh tiêu thụ quýt gồm có thương lái, chủ vựa và người bán lẻ bằng 4 bảng câu hỏi được thiết kế riêng cho 4 đối tượng
2 Phương pháp phân tích số liệu:
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích số liệu cụ thể được sử dụng trong đề tài:
Đối với mục tiêu 1:Sử dụng phương pháp thống kê mô tả gồm có tính điểm trung bình và tần số dùng để mô tả tổng quát các đối tượng nghiên cứu, mô
tả tình hình sản xuất, phân phối và tiêu thụ quýt hồng Sử dụng phương pháp phân tích kênh phân phối để mô tả kênh phân phối
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích phân biệt để xác
định những biến độc lập nào là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự khác biệt
Đối với mục tiêu 3: Từ những kết quả thu được sau khi tiến hành phân
tích sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra các giải pháp chọn lựa nhằm xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý
VI LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Phương Dung (2009) nghiên cứu đề tài “Các giải pháp phát triển Bưởi Năm Roi Phú Hữu Hậu Giang” Đề tài này nghiên cứu với mục tiêu
là phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ ở Hậu Giang và phân tích kênh tiêu thụ Bưởi Năm Roi ở Hậu Giang, và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Bưởi Năm Roi ở Hậu Giang Các phương pháp phân tích được đề tài sử dụng để phân tích là: thống kê mô tả, chi phí trung gian, giá trị gia
Trang 17tăng và chiết khấu dòng tiền, CBA để tính hiệu quả sản xuất của nông hộ, phương pháp phân tích thị trường và phân tích phân biệt, mô hình Probit để xác định lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào yếu tố nào, và dùng ma trận SOWT để
Trang 18PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Khái niệm, vai trò, chức năng và phân loại hình thức bán lẻ
1.1.1 Khái niệm và vai trò của nhà bán lẻ
Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn
từ nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình
Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân
Trong chuổi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng
1.1.2 Chức năng của ngành bán lẻ
Chức năng của ngành bán lẻ được phân định trong phạm vi 4 chức năng chính:
Thứ nhất, khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp Cửa hàng bán lẻ cần phải khai thác một số lượng lớn các sản phẩm được sản xuất bởi nhiều công ty khác nhau Điều nầy là cần thiết vì nó mang lại cho khách hàng sự thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, mùi vị, màu sắc, qui cách bao bì đóng gói và cả các mức giá khác nhau
Thứ hai, chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ Việc các nhà sản xuất mang số lượng lớn sản phẩm đến người tiêu dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa Vì vậy, chức năng thứ hai này của nhà bán lẻ là rất cần thiết trong việc chia nhỏ ra rồi bán lại cho người tiêu dùng theo qui cách phù hợp với thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại địa phương ấy
Trang 19Thứ ba, lưu trữ sẵn hàng hóa Một trong những chức năng chính của nhà bán lẻ là lưu trử hàng hóa nhằm làm cho hàng hóa lúc nào cũng có sẵn mỗi khi người tiêu dùng cần đến Vì như thế khách hàng luôn luôn có nhiều sự chọn lựa hơn và cũng không cần phải mua dự trữ nhiều sản phẩm trong nhà Không những thế, người bán lẻ còn dự đoán nhu cầu của khách hàng khi lên kế hoạch dự trữ hàng Đây là một lợi ích mà người bán lẻ tạo ra cho khách hàng, khi nhu cầu phát sinh khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy thứ mà mình cần
Thứ tư, trưng bày hàng hóa và dịch vụ cộng thêm Bên cạnh những chức năng trên, nhà bán lẻ còn tạo ra mặt bằng trưng bày hàng hóa rộng lớn có thể trưng bày hàng hóa một cách đa dạng và phong phú, giúp khách hàng thoải mái xem, thử, chọn lựa trước khi quyết định mua
1.1.3 Các lọai hình bán lẻ: có thể chia làm ba lọai hình bán lẻ chính
(a) Mô hình mua bán trực tiếp (Market)
Là nơi mà người mua và người bán đều tập trung về một chỗ trao đổi hàng hóa trực tiếp thông qua vật ngang giá, thường ở trung tâm thị trấn, các khu phố đi
bộ, các khu thương mại sầm uất Đây là mô hình mà hiện nay được gọi là chợ Chợ vừa là sản phẩm của xã hội, vừa có quy luật vận động và phát triển riêng của nó Theo cách nghĩ thông thường, chợ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa và là nơi gặp gỡ, giao lưu của con người với nhau Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu quy hoạch phát triển chợ, cần phải có cách hiểu đầy đủ hơn về chợ Từ đây ta cũng có thể hiểu, chợ là một loại hình thương nghiệp mang tính truyền thống, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, dịch vụ tương đối tập trung thực hiện giao dịch trực tiếp giữa người có hàng hóa và người có tiền, là nơi hiện thân của các hoạt động thương mại của thị trường xã hội ở mỗi vùng, khu vực; nó vừa chịu sự quy định, vừa có tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi khu vực đó
Chợ đầu mối cũng là một hình thức chợ truyền thống, có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lưu lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh và các khu vực kinh tế hoặc các ngành nghề để tiếp tục phân phối đến các chợ và các kênh lưu thông khác (Nghị định 02/2003/NĐ-CP)
Trang 20
mà mình muốn mua Mô hình này được xem là mô hình bán lẻ hiện đại tiêu biểu
mô hình này là siêu thị Một số mô hình tự phục vụ:
Siêu thị: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp
hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng
Trung tâm thương mại: là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại
hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê, … được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kĩ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu hàng hoá, dịch
vụ khách hàng
(c) Mô hình mua hàng trực tuyến (Online-shop):
Hàng hóa được đặt qua thư, điện thoại hay qua mạng Internet, tuy không được kiểm tra trực tiếp nhưng khách hàng có thể chọn lựa thông qua Catalogue Đây cũng mô hình bán lẻ hiện đại, nhưng do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên
mô hình này không đề cập trong đề tài này
1.2 Khái niệm, vai trò và một số cấu trúc kênh phân phối
1.2.1 Khái niệm và vai trò kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối là các cá nhân, các tổ chức kinh doanh độc lập hay các phương tiện, công cụ trung gian có nhiệm vụ chuyển hàng hoá, dịch vụ từ trạng thái sản xuất đến thị trường tiêu thụ, để đáp ứng yếu tố “sẵn sàng” đến người mua cuối
Trang 21Kênh phân phối: Kênh phân phối là những phương cách được nhà sản xuất, nhà cung cấp quyết định và chọn lọc để đưa hàng hoá sản phẩm và dịch vụ ra thị trường mục tiêu sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất
Kênh phân phối tốt và hiệu quả sẽ cung cấp đầy đủ các loại nông sản mà người tiêu dùng cần: số lượng, chất lượng, chủng loại, thời điểm cung cấp
Trong hệ thống marketing nông nghiệp, do địa bàn rộng nên rất ít nông dân bán trực tiếp nông phẩm, các thành viên trung gian rất quan trọng Việc thiết kế
hệ thống kênh phân phối nông phẩm hiệu quả là hết sức cần thiết
1.2.2 Một số cấu trúc kênh phân phối
- Hệ thống kênh phân phối rất đa dạng và có cấu trúc rất khác nhau: trực tiếp, gián tiếp, kênh dài, kênh ngắn
- Cấu trúc kênh phân phối được xác định dựa trên thực hiện các chức năng marketing khác nhau (địa bàn phân phối rộng hay hẹp, thời gian ngắn hay dài, dạng nông phẩm hay hỏng không?)
- Nhu cầu khách hàng ngày càng phức tạp, cần thiết kế cấu trúc kênh phân phối thích ứng để cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn
Hệ thống phân phối sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ có thể là trực tiếp hay gián tiếp, có thể đi qua các kênh dài hay ngắn như sau:
Kênh trực tiếp
Được áp dụng trong trường hợp:
- Giới thiệu sản phẩm mới, mặt hàng có tính chất thương phẩm đặc biệt (trái cây đặc sản)
- Bán theo đơn đặt hàng: Chất lượng tin cậy, tiêu chuẩn rõ ràng, giao hàng tại nhà
- Bán hàng lưu động tại các điểm tập trung
- Đẩy mạnh bán ra đối với hàng chậm luân chuyển, tồn kho
Ưu điểm của kênh này là: đẩy mạnh tốc độ lưu thông, giao tiếp, tương tác
tốt đối với khách hàng, chủ động tiếp cận đối với người mua
Nhược điểm: tốn kém, không phân công chuyên môn hóa, không xã hội
hóa trong lưu thông
Sản xuất Tiêu dùng
Trang 22 Kênh một giai đoạn
Được áp dụng trong trường hợp:
- Có cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, cửa hàng mắc xích phổ biến ở Mỹ, phù hợp với thị trường rộng chi tiết
- Kinh doanh hàng tươi sống, mau hỏng, hàng tiêu dùng có tần số mua lập lại cao
- Loại hình này nhằm tranh thủ năng lực các đại lý bán lẻ trung gian do công ty thiếu khả năng phân phối
Ưu điểm: phân phối chi tiết, tranh thủ uy tín của người bán lẻ, tiết kiệm chi
phí, thường áp dụng đối với hàng thực phẩm
Nhược điểm: chưa phân công chặt chẽ, thiếu vai trò của thương mại bán buôn
Kênh đầy đủ - dài suốt
- Áp dụng khi doanh nghiệp muốn tranh thủ mối quan hệ liên kết dọc
- Hình thức này hướng tới việc phân công rất chi tiết, chuyên môn hóa hoạt động giao dịch mua bán
- Áp dụng trong trường hợp phải vận chuyển xa, chia nhỏ trách nhiệm
- Được áp dụng phổ biến đối với phân phối hàng hóa công nghiệp
- Sử dụng hiệu quả phương tiện mua bán, vận chuyển, tồn trữ
- Phù hợp với loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, hàng hóa mang tính thời
Trang 231.3 Hành vi người tiêu dùng
1.3.1 Tại sao cần phải nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu khách hàng cung cấp ‘chìa khóa’ cho việc phát triển sản phẩm mới, hình thành các đặc điểm của sản phẩm, chọn lựa kênh tiếp thị, thông điệp và các yếu tố khác của marketing mix (4Ps)
1.3.2 Phân loại và vai trò của người tiêu dùng: có 2 loại
- Người tiêu dùng tổ chức: người mua hàng để sử dụng cho hoạt động của tổ chức chiếm số lượng không lớn trong tiêu dùng hiện tại
- Người tiêu dùng cá nhân: Những người mua hàng hóa để phục vụ việc tiêu dùng của cá nhân hoặc gia đình, chiếm số đông trong tiêu dùng hàng hóa
Vai trò của người tiêu dùng:
- Người khởi xướng: Người đầu tiên nêu lên ý tưởng mua một sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể
- Người có ảnh hưởng: Người có quan điểm hay ý kiến ảnh hưởng đến quyết định
- Người quyết định: Người quyết định mọi yếu tố trong quyết định mua sắm
- Người mua: Người thực hiện việc mua sắm
- Người sử dụng: Người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm và dịch vụ
1.3.3 Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ, mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng về sản phẩm, nhãn hiệu, đối tượng nào đó
- Phân tích những nhân tố tác động có ảnh hưởng đến việc chọn mua, tiêu chí ảnh hưởng, mức độ hài lòng của người tiêu dùng về một hoặc nhiều đối tượng nghiên cứu nào đó
- Nghiên cứu mức độ trung thành của từng đối tượng người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc đối tượng nghiên cứu nào khác
1.4 Một số khái niệm trong tính toán
Trang 241.4.2 Chi phí
Chi phí sản xuất là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được sản phẩm từ quýt Trong sản xuất quýt gồm có các loại chhi phí sau: Chi phí cải tạo đất, cây giống, chi phí phân và thuốc bảo vệ thực vật, chi phí máy móc, thiết bị và dụng cụ, chi phí lao động và các khoản chi phí khác Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài chủ yếu là tính toán các loại biến phí gồm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí thuê nhân công, chi phí nhiên liệu, và một số loại chi phí khác trong vụ thu hoạch năm 2009 vừa qua
Chi phí Marketing ( Marketing cận biên)
Là sự khác nhau giữa hai giai đoạn Marketing
Là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua
Là sự bù đắp chi phí cho các dịch vụ Marketing và lợi nhuận
Marketing biên tế tuyệt đối: Cho ta biết sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua, qua đó thấy được sự chênh lệch giá thị trường Kí hiệu: AAM (Absolute Marketing margin)
AAM = Giá bán – Giá mua
2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Tiến hành điều tra các nông hộ sản xuất và các đối tượng tham gia tiêu thụ quýt hồng ở Lai Vung, cơ cấu mẫu: tổng số mẫu điều tra là 46 mẫu Phương pháp lấy mẫu là phân tầng ngẫu nhiên Phân tầng theo đối tượng nghiên cứu và vùng nghiên cứu Trong đó, phỏng vấn trực tiếp nông dân sản xuất 30 hộ và 5 thương lái tiêu thụ quýt hồng ở Lai Vung, 1 vựa trái cây ở TP Hồ Chí Minh và 10 người bán lẻ ở Hòa Long , Sa Đéc, Cao Lãnh, Cầ Thơ và phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
Trang 25câu hỏi được thiết kế sẵn cho 04 đối tượng nghiên cứu trên Thời gian phỏng vấn
Bảng 1: Số mẫu điều tra tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ quýt hồng
Lai Vung
(%)
Nông dân trồng
quýt hồng Long Hậu, Tân Phước huyện Lai Vung 31 49,2
Sa Đéc, Cao Lãnh, Hòa Long tỉnh Đồng Tháp 10 15,87
Trang 262.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu của năm này và năm kia
- Phương pháp số tương đối
Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
2.2.2 Phương pháp phân tích mô tả
Bảng phân phối tần số (Frequency Analysis): là bảng tóm tắt dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu
2.2.3 Phương pháp phân tích phân biệt
2.2.3.1 Khái niệm
Phân tích phân biệt là một kỹ thuật phân tích sử dụng cho việc phân biệt giữa các nhóm bằng cách phân tích dữ liệu với một biến phụ thuộc được phân cấp và các biến độc lập được đo bằng thang đo khoảng
2.2.3.2 Phân loại phân tích phân biệt
Phân tích phân biệt giữa 2 nhóm: là phân tích được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc được chia làm 2 loại
Phân tích phân biệt đa nhóm: là phân tích được sử dụng trong trường hợp biến phụ thuộc được phân loại thành 3 hay nhiều nhóm
2.2.3.3 Mô hình phân tích phân biệt
Mô hình phân tích phân biệt được dựa vào mô hình thống kê như sau:
D = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi Trong đó:
D: điểm phân biệt (biến phụ thuộc)
Trang 27Xác định vấn đề
Ước lượng các tham số của hàm phân biệt
Xác định ý nghĩa của hàm phân biệt
Giải thích kết quả
Đánh giá hiệu quả phân tích
bi: các hệ số hay trọng số phân biệt (i = 1,n) xi: các biến độc lập (i = 1,n) Trong mô hình phân tích, hệ số hay trọng số bi được ước lượng để phân biệt
sự khác nhau giữa các nhóm dựa vào giá trị của hàm phân biệt Điều này xuất hiện khi tỉ số giữa tổng bình phương giữa các nhóm và tổng bình phương trong từng nhóm có điểm phân biệt lớn nhất
2.2.3.4 Tiến trình phân tích phân biệt
(Nguồn: Nghiên cứu Marketing - 2000 - Ts Lưu Thanh Đức Hải - NXB Thống Kê)
Trang 28CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG THÁP 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG
Phía nam giáp Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
Phía tây giáp An Giang
Trang 29 Phía đông giáp Long An và Tiền Giang
Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thánh phố Cao Lãnh và thị
xã Sa Đéc Theo quy hoạch, thị xã Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2010
Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm:
1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh được thành lập theo Nghị định 10/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2007
2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV)
Thị xã Sa Đéc đang được mở rộng bằng việc thành lập thêm 4 phường
và 3 xã, nâng tổng số phường xã lên 10 phường và 6 xã với tổng diện tích trong tương lai là 165.029,85 ha, trở thành thị xã lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long Khi trở thành thành phố (vào năm 2010), Sa Đéc sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở đồng bằng Sông Cửu Long sau Long Xuyên,
Mỹ Tho và Rạch Giá
Thị xã Hồng Ngự được thành lập vào ngày 30/04/2009 trên cơ sở chia tách huyện Hồng Ngự cũ nhưng vẫn không được đặt tên mới dẫn đến việc tỉnh này vừa có thị xã Hồng Ngự lại vừa có huyện Hồng Ngự (trước đó, Đồng Tháp cũng đã có hai địa phương có trùng tên Cao Lãnh là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh)
9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười
2.1.2 Dân số và lao động
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người
Trang 31Tháp Mười 12 xã và 1 thị trấn 525.44 165.408 315
Toàn Tỉnh 14 phường, 129 xã
và 9 thị trấn 3.283 1.639.400 500
2.1.3 Cơ sở hạ tầng
Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển so với các tỉnh ĐBSCL Trong đó có các cửa ngỏ giao lưu kinh tế quan trọng là: Quốc lộ 30 từ biên giới Campuchia nối liền quốc lộ 1A, thông thương với Tiền Giang, Long An
và đặc biệt với khu kinh tế trọng điểm phía nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu); Quốc lộ 80 nối quốc lộ 1A với phà Vàm Cống; Quốc lộ 54 nằm cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh Bên cạnh hệ thống giao thông
bộ, còn có 02 nhánh sông lớn, sông Tiền và sông Hậu đi qua
Cảng Đồng Tháp thuộc hệ thống cảng biển quốc gia đang từng bước được đầu tư để trở thành đầu mối trung tâm tiếp nhận hàng hóa của Tỉnh và các loại phương tiện lớn trong nước và quốc tế Phương án phát triển giao thông vùng ĐBSCL và Đồng Tháp Mười của Chính phủ được thực hiện, cụ thể là triển khai nâng cấp các tuyến quốc lộ 80, 54, 30, khởi công xây dựng mới Quốc lộ N1, N2, đường Hồ Chí Minh, xây 02 cầu Cao Lãnh và Vàm Cống, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Đồng Tháp mở rộng giao thương, thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến hợp tác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương phát triển
Trang 32b Ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi phát triển ổn định không có xảy ra dịch bệnh, tuy nhiên lũ hiện đã gần đạt đỉnh và sẽ rút vào cuối tháng 10, nguy cơ xảy ra các dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất lớn Hiện ngành thú y tiếp tục triển khai công tác tiêm ngừa bệnh dịch trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là tăng cường giám sát đối với các loại bệnh như lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên đàn Heo
c Ngành Thủy sản:
Tháng 10 là tháng cao điểm vào mùa thu hoạch ở cả 2 lĩnh vực khai thác và nuôi trồng Đối với ngành khai thác, do nguồn lợi Thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt vì vậy ước tính sản lượng khai thác cũng thấp hơn năm 2008 Đối với ngành nuôi trồng, sau những biến động mạnh về giá cá tra nguyên liệu từ cuối năm 2008, ngành Thủy sản đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những hộ nuôi trồng riêng lẻ không có hợp đồng tiêu thụ đối với các doanh nghiệp chế biến; giá
cá tra tuy không biến động lớn trong gần 1 năm qua nhưng luôn nằm ở mức thấp, trong khi giá thức ăn, cá giống sau thời gian giảm đã lại tăng trở lại điều này làm cho chi phí tăng, người nuôi không có lời; hiện nay người dân tiến hành nuôi tôm càng xanh, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay là 1.201 ha tập trung nhiều nhất
ở 2 huyện Tam Nông và Lấp Vò; đang thu hoạch tôm trứng và tôm càng sào được 370 tấn với giá bán từ 65.000 – 120.000 đồng tùy theo loại tôm
Sản xuất công nghiệp:
10 tháng đầu năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (theo giá cố định) đạt 6.606.184 triệu đồng, tăng 739.645 triệu đồng hay tăng 12,61% so với cùng kỳ năm 2008
Tất cả các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng cao nhất là khu vực Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 514,20%), kế đến là khu vực Kinh tế nhà nước (tăng 40,75 Nếu đem so với
kế hoạch giá trị sản xuất (giá cố định 1994) của năm 2009 thì giá trị sản xuất của
9 tháng đầu năm mới đạt 73,75%
Một số mặt hàng công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng về sản lượng khá
so với 10 tháng đầu năm 2008 như sau:
Thủy sản đông lạnh bằng 116,701% (đạt 83,84% kế hoạch)
Thức ăn thủy sản 129,11%
Trang 33 Thuốc lá điếu bằng 134,95%
Bánh phồng tôm 124,55%
Cát khai thác 113,28%
Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
10 tháng đầu năm, tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 1.526.548 triệu đồng, tăng 4,55% so với cùng kỳ năm 2008 Vốn thực hiện thuộc các công trình địa phương quản lý ước tính 1.384.863 triệu đồng, tăng 15,14% so
với cùng kỳ năm trước và đạt 69,26% so với kế hoạch cả năm 2009
Tình hình hoạt động thương mại-dịch vụ, xuất-nhập khẩu
a Hoạt động Thương mại - Dịch vụ:
10 tháng đầu năm ước tính 17.675 tỷ đồng, tăng 27,02% so với cùng kỳ năm 2008
Khối lượng vận chuyển hàng hóa 10 tháng đầu năm 2009 ước tính 2.289 ngàn tấn, bằng 101,61% so với cùng kỳ 2008
10 tháng đầu năm 2009 số hành khách vận chuyển là 14.834 ngàn người, bằng 90,97% so với cùng kỳ năm 2008
Tổng doanh thu dịch vụ vận tải và bốc xếp trong 10 tháng đầu năm ước tính 496.952 triệu đồng, bằng 99,46% so với cùng kỳ năm 2008
b Hoạt động xuất nhập khẩu:
Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2009 ước đạt 365.923
ngàn USD bằng 95,39% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 91,48% kế hoạch năm Hai mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh là thủy sản chế biến và gạo, trong 10 tháng đầu năm đều có khối lượng xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm 2008 như:
Thủy sản chế biến tăng 10,03%
Gạo tăng 41,67%
Nhập khẩu:10 tháng đầu năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 369.549 ngàn USD, bằng 60,94% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 82,12% kế hoạch năm Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là xăng dầu, nguyên phụ liệu sản xuất tân dược Đối với mặt hàng xăng dầu tuy kim ngạch nhập khẩu xăng dầu 10 tháng đầu năm 2009 về giá trị chỉ bằng 59,83% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng về khối lượng nhập lại tăng 25,07%
Trang 342.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRÁI CÂY ĐBSCL
2.2.1 Tình hình sản xuất trái cây ở ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng được biết đến không chỉ là
vựa lúa lớn nhất nhì cả nước mà còn là nơi cho ra những loại trái cây đặc sản rất
riêng của vùng sông nước này và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định có khả năng cạnh tranh là: bưởi Năm Roi, da xanh, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, Ri 6, măng cụt, thanh long và vú sữa Lò Rèn
Nhìn chung, diện tích đất cây ăn trái cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng
có xu hướng tăng qua các năm Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả cả nước tăng không cao trung bình là 4000ha/năm Nhưng diện tích cây ăn quả vùng ĐBSCL lại tăng tương đối cao qua các năm trung bình là 87000ha/năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2009
Biểu đồ 1: Diện tích cây ăn trái cả nước và ĐBSCL
Nguồn: Tổng cục thống kê và tổng hợp từ các trang web
Hiện nay, diện tích cây ăn quả ở Nam bộ tăng nhanh nói chung, và toàn vùng ĐBSCL nói riêng hiện có khoảng 355.000 ha trồng cây ăn trái chiếm khoảng 45% diện tích cây ăn quả cả nước Trong đó, diện tích trồng cây ăn quả bản địa chiếm 70 - 80% so với giống cây nhập nội, nhưng diện tích trồng manh mún, chưa phân bố đều ở các địa phương Thêm vào đó, công tác lai tạo giống chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của diện tích trồng toàn vùng Do đó, các tỉnh đã
và đang quyết tâm triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng các vùng chuyên canh trái cây đặc sản Tiêu biểu là ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre đóng vai
Trang 35trò chính trong công tác phát triển vùng chuyên canh cây đặc sản, bởi lợi thế về nhiều mặt như sinh thái, truyền thống, thương hiệu, hạ tầng,
2.2.2 Tình hình tiêu thụ trái cây ở ĐBSCL
Những năm gần đây trái cây Việt Nam đã có mặt ở 50 nước trên thế giới Mặc dù vậy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây hiện còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, trong 3 năm 2007-2009, trung bình có trên 180.000 tấn trái cây xuất chính ngạch qua các cửa khẩu ở miền Nam hàng năm Trong đó, các loại trái cây như: dừa, thanh long, nhãn, bưởi, chanh, xoài có lượng xuất khẩu cao nhất
2.3 TỔNG QUAN VỀ QUÝT HỒNG LAI VUNG
2.3.1 Giới thiệu sơ nét về quýt hồng Lai Vung
Huyện Lai Vung nằm ven dòng sông Hậu thuộc tỉnh Đồng Tháp quanh năm
có nước ngọt và phu sa bồi đắp, cây trái tốt lành Bên cạnh thế mạnh về cây lúa
và nuôi trồng thủy sản, ở Lai Vung còn có nhiều đặc sản truyền thống nổi tiếng gắn liền với địa danh như: nem Lai Vung, làng nghề đóng xuồng rạch Bà Đài (xã Long Hậu), bưởi Phong Hòa, chợ rơm Tân Hòa Nhưng nổi bật nhất là quýt hồng Lai Vung, vì từ lâu cây quýt hồng đã rất thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây Ở Lai Vung mới có loại đất sét pha mỡ gà rất phù hợp với loại quýt hồng nên cây này cho trái nhiều, to, hồng tươi, nõn nà, bóng láng, mọng nước và chất lượng cao nó thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt mà hiếm địa phương nào ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng được như nơi đây nên cái tên quýt hồng dần đi vào lòng người như một đặc trưng rất riêng cho vùng đất Lai Vung Chính nhờ có thổ nhưỡng đặc thù riêng với loại đất màu mỡ và nguồn nước ngọt quanh năm nên quýt hồng ở đây không chỉ cho nhiều quả mà đặc biệt là quả to, vàng óng, nhiều nước, vị ngọt thanh tao Toàn huyện Lai Vung có hơn 1000 ha trồng quýt hồng nằm trên ba xã Long Hậu, Tân
Phước, Tân Thành
2.3.2 Qui trình trồng quýt
Chuẩn bị đất: Chọn đất có sa cấu thích hợp, không bị ngập úng trong mùa mưa Lên líp theo kiểu cuống chiếu, mặt líp rộng 5m, độ cao cách mặt nước ngầm tối thiểu 80cm, mương rộng từ 1,5-2m
Trang 36 Chuẩn bị giống: Giống được trồng ngoài líp ươm khoảng một năm tuổi Cây con được trồng bằng hạt hoặc cành chiếc Chọn cây con khoẻ phát triển tốt, có dáng thẳng, chiều cao từ 0,8-1,2m, lá to có đọt non phát triển tốt Nếu giống trồng bằng hạt thì chọn trái của những cây có tuổi từ 5 năm tuổi trở lên, cây xay trái, trái to, vỏ đẹp, trái có ít múi và múi to Nếu giống là nhánh chiết tiêu chuẩn chọn cây lấy cành chiết tương tự như cây lấy hạt Chọn những nhánh phát triển tốt để chiết Giống phải đảm bảo tuyệt đối sạch bệnh
Cách trồng: Trồng cây con dọc theo líp với khoảng các 2 cây là 3m, mổi líp trồng hai hàng song song Trồng xong phải tưới nước liền, nên trồng vào đầu mùa mưa để giảm nhẹ lượng nước tưới
Chăm sóc:
Giai đoạn cây con
Cây con sau khi trồng cần phải được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và
độ đồng đều giữa các cây Cây con mới trồng thường bị vàng lá do rể bị nấm bệnh tấn công, sâu vẽ bùa ăn lá non làm lá bị quéo lại và khô chết đi làm giảm khả năng quan hợp của cây Định kỳ cắt tỉa tạo tán, nên cắt tỉa đồng loạt giúp thuận tiện trong việc quản lí sâu vẽ bùa
Giai đoạn cây trưởng thành
Cây con sau khi được 1 năm tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trái do đó cần phải chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất trái Thường xuyên cắt tỉa cành vượt, cành bị sâu bệnh, những cành yếu chậm phát triển Quản lí sâu vẽ bùa và một số bện khác Giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng tăng do đó cần phải tăng lượng phân cho cây Lượng phân bón cho 1 ha như sau: định kỳ hai tháng bón một lần
+ Phân chuồng 50 kg
+ NPK 20 kg
Giai đoạn kích thích cây ra hoa hoa
Giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước và tăng cường thêm lượng phân có bổ sung thêm phân DAP Lượng phân bón cho 1ha như sau:
+ Phân chuồng 100 kg
+ NPK 10 kg
+ DAP 30 kg
Trang 37 Giai đoạn sau khi đậu trái
Sau khi đậu trái 45 ngày ngoài nước tưới thì nhu cầu phân như sau
Xử lí ra hoa: Cách xử lí ra hoa truyền thống đơn giản nhất đó là xiết nước vào khoảng tháng giêng tháng hai âm lịch Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa đợi khi cành mang hoa phát triển đầy đủ và lá vừa già thì tiếng hành xiết nước (không tưới nước để cây thiết nước và lá sẽ héo đi), khoảng 20 ngày thấy lá sào thì tưới nước trở lại Cây sẽ tươi lại và sẽ trổ hoa trong thời gian khoảng 15 ngày kể từ khi tưới nước trở lại cho cây
Ngoài biện pháp trên ta có thể xữ lí ra hoa nghịch mùa, bằng cách che cao
su trên mặt líp không cho nước mưa rơi xuống mặt líp vì thường những tháng này rời vào lúc có mưa, kết hợp với không tưới nước, có thể kết hợp phun GA3 lên lá Khi đó cây thiếu nước lá sẽ héo đi, sau đó tiến hành tưới nước trở lại cây cũng sẽ ra hoa như kỹ thuật xiết nước vào mùa khô Điều kiện quyết định cho kỹ thuật xử lí ra hoa nghịch mùa thành công là không gặp lúc mưa nhiều, lượng nước mưa cung cấp qua lá không đủ cho nhu cầu của cây
Thu trái: Khi trái chín có màu hồng nhạt chính là lúc có thể thu hoạch được Khi thu hoạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật tránh cây mất sức và đâm chồi kém vào mùa sau
2.3.3 Thời vụ
Quýt hồng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 10 tháng Do đó, có thể điều khiển cây ra hoa để trái chín đúng vào dịp mà nông dân muốn bán trái Mỗi năm quýt hồng chỉ cho trái một vụ vào khoảng tháng chạp âm lịch nên đây là dịp
Trang 38tốt cho người trồng quýt vì thời điểm này người ta có nhu cầu rất cao trong việc trang trí cho ngày Tết
2.3.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt hồng
Huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp là vùng chuyên canh cây quýt hồng, diện tích toàn huyện là khoảng 1200 ha nằm trên các xã Long Hậu, Long Thắng, Long Thành, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới Nhưng tập trung nhiều hơn ở hai xã Long Hậu và Tân Phước
Quýt hồng được xem là lợi thế kinh tế của huyện Lai Vung bởi 1.000m2quýt cho lợi nhuận gấp 10 đến 20 lần so với trồng lúa và là loại trái cây dễ tiêu thụ Từ thực tiễn thực hiện chương trình IPM áp dụng trên cây có múi từ năm
2005 Trong năm 2007-2008, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp cùng Cục BVTV, Chi cục BVTV Tỉnh đã triển khai tiếp giai đoạn II với mục tiêu: "Sản xuất IPM trên cây có múi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt-GAP" Và sau hơn 4 năm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn và các tiêu chí tiến tới xây dựng tiêu chuẩn Vietgap cho thấy: trên tổng diện tích 3,4
ha quít hồng, với 11 hộ tham dự tại ấp Long Hưng I, xã Long Hậu năng suất bình quân tính năm 2008 tăng hơn năm 2007 khoảng 45 tấn; số lần phun xịt thuốc bảo
vệ thực vật giảm 6 lần trong năm và sản phẩm đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm
Nhìn chung, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap được người dân quan tâm học tập, thuận lợi về điều kiện thổ nhưỡng và môi trường Song, vấn đề khó khăn đang gặp phải là cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động, đầu ra ổn định cho sản phẩm và sự ra đời cho thương hiệu "Quít hồng Lai Vung " đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ cho riêng những người trồng quýt mà là sự khẳng định thương hiệu sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế cho nước nhà
Thị trường tiêu thụ quýt hồng Lai Vung bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng nhiều nhất là ở các chợ vùng châu thổ sông Cửu Long và Thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai Nhìn chung thị trường tiêu thụ chính của quýt hồng là thị trường nội địa Chỉ một phần rất nhỏ được xuất khẩu sang Campuchia
Trang 39CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUÝT HỒNG
LAI VUNG – ĐỒNG THÁP 3.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT QUÝT HỒNG LAI VUNG 3.1.1 Thông tin chung về nông hộ trồng quýt
Kết quả điều tra về trình độ học vấn của các nông hộ trồng quýt tại hai xã Long Hậu và Tân Phước như sau:
Biểu đồ 2: Cơ cấu trình độ của các hộ trồng quýt
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010
Theo các số liệu như trên, ta thấy trình độ học vấn tiểu học chiếm 32,3%; trung học chiếm 41,9%; và phổ thông trung học là 25,8% Qua đó, một thực tế cho thấy trình độ các nông hộ nhìn chung vẫn còn thấp vì đa phần là tiểu học và trung học Do đó, khó tránh khỏi gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoa học
kỹ thuật hay các lớp huấn luyện chẳng hạn như IPM Mặt khác, để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng VIETGAP đòi hỏi bà con nông dân cần phải tự mình tìm hiểu, nghiên cứu không chỉ qua kinh nghiệm mà phải qua cả sách báo, tư liệu khác, thực sự đây là vấn đề phức tạp khi mà trình độ nông dân ta còn yếu
Về độ tuổi, đa số người trồng quýt có độ tuổi từ trên 30 đến 58 tuổi chiếm 83,3 % Đây là độ tuổi tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghề trồng quýt Hai độ tuổi chênh lệch không nhiều là từ 25 đến 30 tuổi (6,6%) và trên 58 tuổi (9,6%) Và tuổi trung bình của chủ hộ là 43 tuổi Qua đó, cho thấy ngành trồng
Trang 40quýt đã gắn liền nơi đây hàng chục năm nhưng mãi đến những năm gần đây mới được xem là vùng chuyên canh trồng cây quýt hồng do đó công tác bồi dưỡng cho các hộ nông dân cũng hình thành chưa được bao lâu
Biểu đồ 3: Cơ cấu độ tuổi của nông hộ trồng quýt
83,3 %
6,6 % 9,6 %
25 - 30 tổi
> 30 - 58 tuổi
> 58 tuổi
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010
Qua điều tra, biết rằng số lượng thành viên trung bình là 5 người nhưng
trung bình chỉ có 2 người tham gia sản xuất và số năm kinh nghiệm trung bình là
11 năm Những người tham gia trực tiếp sản xuất là thuộc hộ gia đình, trong thời gian chăm sóc quýt khoảng 10 tháng họ tự làm là chính không thuê thêm nhân công vì muốn tiết kiệm chi phí, bởi vì số ngày công chăm sóc quýt từ đầu vụ đến khi thu hoạch trung bình khoảng 26 ngày chủ yếu xịt thuốc và bón phân (xịt thuốc 2 lần/tháng, rãi phân 6 đợt/vụ) chưa kể đến các công việc khác, chỉ khi đến những ngày thu hoạch trái thì họ phải thuê thêm nhân công để tranh thủ kịp thời gian bán chợ Tết và trung bình là 3 ngày
Bảng 3: Số thành viên trong gia đình, số người trực tiếp tham gia sản xuất,
số năm kinh nghiệm
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010