Mô tả hoạt động của các tác nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và TIÊU THỤ QUÝT HỒNG tại địa bàn LAI VUNG ĐỒNG THÁP (Trang 47 - 59)

3.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM QUÝT HỒNG LAI VUNG

3.2.2 Mô tả hoạt động của các tác nhân

Trong kênh tiêu thụ vừa nêu trên gồm có 4 tác nhân: Nông dân, thương lái, người buôn sỉ và người bán lẻ.

Siêu thị

Nông dân Người bán lẻ

(shop trái cây)

Người tiêu dùng Thương lái

Người buônsỉ (vựa)

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 48 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc (1) Nông hộ:

Quýt hồng chỉ cho trái một vụ vào khoảng tháng chạp âm lịch, đây cũng là cơ hội tốt cho nông dân vì nhu cầu mua quýt trong dịp Tết là rất cao. Đặc biệt trong năm 2009 vừa qua với giá bán tại vườn trung bình là 10438đ/kg tăng cao hơn so với năm 2008 trung bình là 1000-2000 đ/kg.

Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp được biết nơi đây chưa có tổ chức hợp tác xã như đã nêu trên nên hoạt động bán chủ yếu diễn ra tại vườn. Trong đó, lượng tiêu thụ chủ yếu là thương lái chiếm đến 60% , đây là cách bán được nông hộ lựa chọn nhiều vì những lý do. Thứ nhất, thương lái tự tìm đến vườn nên người bán không cần tốn thêm các khoảng chi phí như: chi phí vận chuyển hay chi phí mua vật dụng dùng để chứa đựng, nếu là bán mão thì không cần tốn thêm chi phí thuê nhân công bẻ trái. Thứ hai, thủ tục thanh toán đơn giản là được trả tiền mặt ngay khi giao hàng. Thứ ba, người nông dân không phải mất nhiều thời gian thay vì chở hàng đi nơi khác có thể kéo dài thời gian mới bán được hết hàng. Đó là các lý do cơ bản được rút ra từ ý kiến của nhiều nông hộ và rõ ràng đây cũng là cách thức bán có thể được xem như là truyền thống của nông dân vì họ vốn không thích rờm rà. Xét về mặt thuận tiện thì cách bán này có vẻ ưu việt hơn tự bán lẻ hay tự chở đến nơi khác để phân phối lại. Tuy nhiên, nếu tính về lợi nhuận thì giá cả bán tại vườn sẽ thấp hơn so với việc tự mình tìm nơi tiêu thụ. Do đó, cũng có số ít người tự vận chuyển đến vựa trái cây (12%) tại các chợ đầu mối tiêu thụ hay tự phân phối cho người bán lẻ (28%) với giá cao hơn trung bình khoảng 5000đ/kg.

Về hình thức bán, có hai loại chủ yếu: bán theo kg và bán mão. Nhưng thường nông dân chọn bán theo kg nhiều hơn vì bán theo kg họ có thể phân loại để bán giá phù hợp với từng loại từ tốt đến xấu hoặc sản lượng sẽ được xác định chính xác hơn là bán mão. Đối với bán mão thì đòi hỏi người nông dân phải có kinh nghiệm trong việc ước lượng nếu ước lượng sai sẽ làm giảm sản lượng so với thực tế của nó dẫn đến việc mất một khoảng doanh thu.

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 49 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Biểu đồ 5: Cơ cấu các hình thức bán quýt của nông dân

23.3%

76.7%

bán theo kg bán mão

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Qua biểu đồ trên ta thấy có đến 76,7% nông hộ chọn cách bán theo kg và 23,3% nông hộ bán mão.

Về nguồn thông tin, có nhiều nguồn thông tin có thể cung cấp thông tin nhanh chóng và tiện lợi như đài phát thanh, truyền hình, radio, internet,.. nhưng thực tế khi phỏng vấn trực tiếp các nông hộ thì ta có các nguồn thông tin sau mà nông dân dựa vào đó để tìm hiểu giá cả thị trường.

Bảng 12: Nguồn cung cấp thông tin giá cả cho nông hộ

Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Radio 6 19,35 2

Người trong kênh phân phối 3 9,67 4

Căn cứ người bán trước 17 54,8 1

Dựa theo giá năm trước 5 16,12 3

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Qua bảng số liệu trên ta thấy có đến 54,8 % căn cứ người bán trước để quyết định giá cho phù hợp vì họ cho rằng nếu bán theo số đông thì sẽ không bị sai lệch giá nhiều. Tuy nhiên, họ cũng có tự điều chỉnh giá cả chút ít cho phù hợp với chất lượng sản phẩm của họ nhưng không đáng kể. Kế đến là nguồn thông tin từ radio chiếm 19,35%, dựa theo giá năm trước là 16,12% và từ người trong kênh phân phối là 9,67%. Qua đó, ta thấy cách tiếp cận nguồn thông tin của nông dân còn hạn hẹp nên dễ dẫn đến sự sai lệch. Thực tế cho thấy trong năm 2009 vừa qua giá quýt trở nên tăng cao khiến cho nhiều hộ thất thoát một khoảng doanh thu thay vì họ phải bán với giá cao hơn, đó là do họ không nắm bắt kịp thời tình

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 50 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc hình giá cả thị trường một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ép giá của các thương lái đối với nông hộ.

Biểu đồ 6: Cơ cấu nguồn cung cấp thông tin giá cả cho nông hộ

16,12%

54,8%

19,35%

9,67%

Radio

người trong kênh phân phối

căn cứ người bán trước

dựa theo giá năm trước

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Về cách thức liên hệ người thu mua, có 83,4 % là người thu mua tự tìm đến nhà vườn do đó nông hộ sẽ có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, với cách thức này thì người bán là các nhà vườn sẽ trở nên bị động hơn trong việc thỏa thuận giá cả.

Kế đến là 10% do quen biết, và có hai tỷ lệ bằng nhau là người bán nhắn gọi và có người giới thiệu cùng chiếm tỷ lệ là 3,3%

Biểu đồ 7: Cách thức liên hệ người thu mua

83,4%

10,0% 3,3%

người bán nhắn gọi người mua tìm đến mối quen có người giới thiệu

3,3%

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Về vấn đề quyết định giá cả có đến 93,3% là thỏa thuận. Qua cuộc điều tra thấy rằng đa số thỏa thuận ở đây là thương lái sẽ đưa ra mức giá và người bán có thể thỏa thuận lại. Tuy nhiên, việc giá cả được thỏa thuận lại không chệch lệch đáng kể do đó dẫn đến trường hợp nông hộ vô tình bị ép giá. Đối với những nông hộ có thể tự đưa ra giá cả vì họ đã nắm được tình hình thị trường một cách tương

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 51 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc đối tuy nhiên bộ phận nông hộ này chỉ ở mức khiêm tốn là 6,7%. Sau đây là bảng số liệu về giá quýt (đ/kg):

Bảng 13: Giá quýt (đ/kg) năm 2009 Mức giá (đ/kg) Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

6500 - 10500 18 58,06 1

11000 - 12500 10 32,25 2

14200 - 15000 3 9,69 3

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Như bảng số liệu trên đây, ta thấy có trên 50% nông hộ chỉ bán với giá 6500 – 10500 đ/kg, trong khi đó các nông hộ còn lại bán được với giá 11000 – 12500 đ/kg chiếm 32,25% và chỉ có số ít bán được 14200 – 15000 đ/kg là 9,69%.

Địa phương người thu mua chủ yếu là các thương lái địa phương cùng xã hoặc cùng huyện chiếm tỷ lệ tương ứng là 33,3% và 36,7%. VÌ hai đối tượng này gần nơi trồng quýt nên dễ liên hệ và hiểu địa bàn nơi đây hơn các thương lái hay chủ vựa từ nơi xa tới.

Biểu đồ 8: Địa phương người thu mua quýt

36,7%

6,7%

23,3% 33,3%

Cùng xã

Cùng huyện Cùng tỉnh Ngoài tỉnh Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Thương lái cùng tỉnh nhưng khác huyện chỉ chiếm 6,7%. Đối với đối tượng thu mua ngoài tỉnh thường là các nông hộ tự vận chuyển đến các vựa trái cây để bán chiếm 23,3% như thế giá bán sẽ cao hơn.

(2) Thương lái:

Thương lái là tác nhân quan trọng nhất trong việc vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ khác chiếm đến 60%. Thương lái tự tìm đến vườn để liên hệ trước với nông dân khoảng 7 đến 10 ngày sau khi thu hoạch xong

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 52 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc sẽ đem phân phối lại trong vòng một hoặc hai ngày chủ yếu là các vựa trái cây lớn ở các chợ đầu mối như: TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Châu Đốc, An Giang, Rạch Giá,… chiếm 57,1% và các vựa này chủ yếu là mối quen lâu năm của các thương lái vì vậy các chủ vựa có thể ứng tiền trước cho các thương lái để mua quýt mà không bao gồm lãi suất. Một số ít khác thì chở đến các vùng lân cận để phân phối lại cho các đối tượng bán lẻ như: Ô Môn, Cao Lãnh, Sa Đéc,…chiếm 28,6% và chỉ có 14,3% phân phối cho siêu thị. Nhìn chung, các thương lái chủ yếu mua bán bằng kinh nghiệm chứ không trãi qua các lớp tập huấn nào cả và số năm kinh nghiệm trung bình là 10 năm. Họ mua theo đám sau đó tự phân loại thành 3 loại theo các tiêu chuẩn sau:

Bảng 14: Phân loại quýt

Loại quýt Tiêu chuẩn

Loại 1 Trái to, bóng, màu đẹp (5 - 6 trái/kg) Loại 2 Trung bình.(7 – 8 trái/kg)

Loại 3 Quả nhỏ, không bóng sáng

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Bên cạnh đó, cũng có những thương lái không phân loại mà bán chung tất cả. Theo như tính toán nếu bán đồng sản phẩm không phân loại thì lợi nhuận thu được chưa trừ chi phí thì sẽ cao hơn có sự phân loại. Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể chỉ khoảng 700đ/kg. Nếu phân loại thì quýt loại 1 có giá mua vào trung bình là 11700đ/kg và bán ra là 17300đ/kg; loại 2 mua vào với giá trung bình là 10000đ/kg và bán ra là 14800đ/kg; loại 3 mua vào với giá là 6500đ/kg và bán ra là 8000đ/kg. Lợi nhuận thu được trung bình cả ba loại là 4000đ/kg (chưa trừ chi phí). Đối với thương lái không phân loại quýt thì giá mua vào trung bình là 13250đ/kg và bán ra là 18000đ/kg, lợi nhuận thu được là 4750đ/kg (chưa trừ chi phí).

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 53 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Bảng15: Giá mua và giá bán của từng loại quýt

Đvt: đ/kg Loại quýt Giá mua vào Giá bán ra

Loại 1 11700 17300

Loại 2 10000 14800

Loại 3 6500 8000

Không phân loại 13250 18000

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Vì quýt hồng chỉ cho trái một vụ nên việc mua với các mức giá khác nhau của thương lái không phụ thuộc vào mùa vụ (đúng mùa hay nghịch mùa) mà chủ yếu phụ thộc vào chất lượng (trái to, bóng, màu đẹp) và trọng lượng. Vì chủ yếu phục vụ khách hàng vào dịp Tết dùng để trang trí nên hai tiêu chuẩn đó là rất quan trọng.

Đa phần trình độ học vấn của thương lái là tiểu học và trung học chếm 60%

và phổ thông trung học chiếm 20%. Độ tuổi trung bình là 55 tuổi nên họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để thu mua.

(3) Nhà buôn sỉ ( chủ vựa):

Người buôn sỉ hay còn gọi là chủ vựa, là đối tượng chuyên thu mua lại từ các thương lái ở tỉnh hoặc từ các chủ vựa lớn khác sau đó phân phối lại cho các đối tượng khác chủ yếu là những người bán lẻ hoặc shop trái cây. Chủ vựa có xu hướng bán nhiều cho các đối tượng bán lẻ như sạp hay shop trái cây hơn là các siêu thị vì khi phân phối cho siêu thị chủ vựa phải đảm bảo về mặt chất lượng nghĩa là phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, điều quan trọng chủ vựa phải ký kết hợp đồng trước khi giao sản phẩm đến siêu thị nên dễ rơi vào tình trạng trượt giá, nghĩa là họ phải chịu mức giá đúng như trong hợp đồng mặc dù giá thực tế họ mua vào lại cao hơn giá họ đã ký hợp đồng cũng phải tự chịu bù lỗ khoảng đó. Trong khi đó, giá họ bán cho các đối tượng như sạp hay shop trái cây thì linh hoạt hơn nghĩa là theo giá thị trường mà có thể điều chỉnh lại. Cụ thể, giá quýt mua vào của loại 1 trung bình là 20000đ/kg và bán ra là 23000đ/kg; loại 2 là 17000đ/kg và bán ra là 20000đ/kg; loại 3 là 12000đ/kg và bán ra là 15000đ/kg. Nếu chưa trừ các loại chi phí thì trung bình sẽ lời được 3000đ/kg.

Nếu trừ đi

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 54 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc (4) Nhà bán lẻ:

Đây cũng là tác nhân giữ vai trò không kém phần quan trọng vì họ là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ hiểu được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng rất rõ.

Người bán lẻ nếu gần nguồn cung như ở các chợ Hòa Long, Sa Đéc,…thì họ có thể tự tìm đến nhà vườn để mua và khi đó giá sẽ thấp hơn nếu mua lại từ người buôn sỉ. Đối với nhũng người bán lẻ thuộc chợ thành thị xa nguồn cung thì sẽ mua lại từ người bán sỉ với giá trung bình khoảng 20 000 đến 25 000đ/kg cao hơn với giá mà những người mua tại vườn khoảng 4 000 – 5 000đ/kg. Và họ chỉ bán khoảng trong vòng 5 ngày giáp Tết và sản lượng trung bình bán được là 440kg, nghĩa là một ngày họ bán trung bình được 88kg. Qua cuộc phỏng vấn cho thấy mức độ cạnh tranh trong những ngày này là rất cao.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn đối tượng để mua thì những người bán lẻ lại ưu tiên chọn mua từ người bán buôn hay thương lái. Có đến 75% người bán lẻ muốn mua từ người bán buôn vì người bán sẽ vận chuyển đến nơi để người bán lẻ lựa chọn và dĩ nhiên sẽ có nhiều người bán buôn đến để giới thiệu hàng hóa khi đó những người bán lẻ chỉ cần lựa chọn nguồn cung có sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất. Ngoài ra, một lý do khác khiến cho người bán lẻ ngại mua trực tiếp tại vườn vì những quả tốt nhất đã được các thương lái tuyển chọn nên chỉ còn lại những quả chất lượng kém nên nếu bán ra thị trường sẽ không thể cạnh tranh lại những người bán lẻ khác có sản phẩm tốt hơn.

Biểu đồ 9: Đối tượng bán cho người bán lẻ quýt 12.5%

75.0%

12.5%

nông hộ

người bán buôn người bán lẻ khác

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Và thực tế, chỉ có 12,5 % mua từ nông hộ và 12,5% mua từ người bán lẻ khác.

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 55 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Như đã phân tích, đa phần người bán lẻ mua sản phẩm từ nhiều nguồn cung chiếm đến 62,5%, số còn lại họ mua từ một nguồn cung duy nhất là các mối quen lâu năm chiếm 37,5%. Và khi có nhiều nguồn cung như vậy người bán lẻ dựa vào các tiêu chí về chất lượng, giá cả, dịch vụ ưu đãi và mối quen để lựa chọn.

Bảng 16: Tần số thể hiện 3 sự lựa chọn ưu tiên các tiêu chí để chọn nguồn cung

Tần số Các tiêu chí

Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3

Chất lượng 2 4 1

Giá cả ưu tiên 5 2 2

Mối quen 1

Dịch vụ ưu đãi 2 5

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Bảng 17: Thể hiện tỷ lệ phần trăm 3 sự lựa chọn ưu tiên các tiêu chí để chọn nguồn cung

Tỷ lệ (%) Các tiêu chí

Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3

Chất lượng 25 50 12,5

Giá cả ưu tiên 62,5 25 25

Mối quen 12,5

Dịch vụ ưu đãi 25 62,5

Tổng 100 100 100

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010

Qua hai bảng số liệu trên ta thấy 3 tiêu chí mà người bán lẻ ưu tiên chọn là:

Giá cả ưu tiên ở lựa chọn 1 chiếm 62,5%, chất lượng ở lựa chọn 2 là 50%, và dịch vụ ưu đãi (vận chuyển) ở lựa chọn 3 là 62,5%. Rõ ràng, ta thấy 3 tiêu chí đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thương lái phải làm sao mua sản phẩm từ nông dân với giá càng thấp càng tốt nhưng chất lượng phải tốt để đảm bảo lợi nhuận của họ. Về trình độ học vấn, đa số họ có trình độ ở bậc tiểu học là 62,5%, trung học chiếm 25% và không biết chữ là 12,5%, vì quy mô bán tương đối nhỏ chủ yếu là lô, sạp ở chợ nên việc tính toán không mấy phức tạp và việc kinh doanh chủ yếu

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 56 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc dựa vào kinh nghiệm nhiều năm buôn bán, số năm kinh doanh trung bình của các gian hàng là 9 năm.

Biểu đồ 10: Trình độ học vấn của người kinh doanh bán lẻ

62,5%

12,5%

25,0%

Không biết chữ

Tiểu học Trung học

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng quýt, năm 2010 (5) Siêu thị:

Qua điều tra được biết siêu thị Coopmart Vĩnh Long tiếp nhận trái cây từ siêu thị cấp cao hơn đưa xuống chứ không trực tiếp thu mua bên ngoài. Đối với siêu thị Cần Thơ thì lại thu mua trực tiếp từ nông hộ. Tiêu chuẩn đối với trái cây được chấp nhận bán nơi đây là trái cây phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và phải làm thủ tục ký kết hợp đồng.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và trái cây nói riêng, Hệ thống Co.opMart thiết lập một bộ phận kiểm soát xuyên suốt từ trước, trong và sau bán hàng. Bên cạnh đó, định kỳ Hệ thống Co.opMart còn ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ với các cơ quan chức năng như Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các chỉ tiêu lý tính, hóa tính và vi sinh.

Với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, chứng chỉ HACCP công tác đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Co.opMart luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

(6) Người tiêu dùng:

Trong 15 người được phỏng vấn có 66,7% đáp viên trả lời rất thích khi sử dụng sản phẩm quýt hồng và 33,3% cảm thấy bình thường. Vì 33,3% số người này chưa thật sự hài lòng về độ ngọt của quýt hồng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và TIÊU THỤ QUÝT HỒNG tại địa bàn LAI VUNG ĐỒNG THÁP (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)