5.2 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quýt hồng Lai Vung
5.2.2.1 Giải pháp về sản xuất – kinh doanh
Tăng cường đầu tư khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng,... cho sản xuất nông nghiệp. Áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác lai tạo giống, phòng trừ sâu bệnh góp phần đảm bảo chất lượng cho sản phẩm quýt hồng.
Phát triển vùng sản xuất chuyên canh lớn nhằm tạo sự đồng bộ và sự quản lí dễ dàng hơn khi nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu đồng bộ.
GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 76 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Cơ giới hóa trong nông nghiệp không chỉ tập trung ở khâu làm đất, vận chuyển mà còn phải tập trung các khâu chăm sóc, thu hoạch, và bảo quản.
Khuyến khích người sản xuất học tập, tiếp thu những kiến thức, phương pháp mới để áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.
Thành lập tổ chức hợp tác xã liên kết giữa tiêu thụ và sản xuất, góp phần bình ổn giá cả, bảo vệ quyền lợi các nhà vườn.
Khuyến khích thương lái mở rộng kinh doanh, tăng cường liên kết tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với các chủ vựa, chủ cơ sở hoặc doanh nghiệp buôn bán tại các chợ đầu mối tiêu thụ các loại quả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.
Nghiên cứu, thử nghiệm xây dựng các mô hình liên kết mới giữa các loại hình tham gia sản xuất cây ăn quả tại địa phương với xuất khẩu, hoặc với hệ thống thu mua - chế biến - bảo quản và xuất khẩu, hay với hệ thống các nhà phân phối có thị phần lớn như: Coop Mark, Metro Cash, Big C,…
Nên trao đổi thảo luận với các tỉnh Long An, Lạng Sơn, TP. Hà Nội, TP.
Đà Nẵng lập các trạm phân phối các loại quả (tại trạm xây dựng hệ thống kho bảo quản với công nghệ tiên tiến).
Nâng cao hiệu quả họat động của Hội làm vườn, thành lập các Câu lạc bộ chuyên canh cây ăn quả năng suất, chất lượng cao tại xã hoặc liên xã như: Câu lạc bộ thanh long, Câu lạc bộ dứa, Câu lạc bộ bưởi Năm roi.
5.2.2.2 Giải pháp thị trường
Các địa phương chủ động hỗ trợ các chủ hộ xây dựng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hàng hóa và đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đối với các cây ăn quả chủ lực.
Đẩy mạnh việc sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP (Good Agricultural Practices),…
Hoàn thiện hệ thống các kênh phân phối và tiêu thụ các loại quả từ vùng đến tỉnh, thành phố và huyện trọng điểm.
Xây dựng các trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm các loại quả, nhất là quả xuất nhập khẩu theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với cam
GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 77 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc kết hội nhập kinh tế khu vực, thế giới và buôn bán song phương giữa Việt Nam với các nước.
Tiếp tục các hoạt động lễ hội trái cây ở Khu du lịch Suối Tiên, lễ hội trái cây Việt Nam, Hội thi trái cây ngon tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ, Sóc Trăng và tại từng địa phương… nhằm quảng bá cho các loại quả sản xuất ở vùng Nam bộ.
Chủ động tham gia hội chợ thương mại về quả và sản phẩm chế biến từ quả nhiệt đới ở các nước trong khu vực và thế giới.
Liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, cửa hàng trái cây tự chọn, …
Kết hợp sản xuất cây ăn quả với kinh doanh du lịch sinh thái miệt vườn mang đậm bản sắc văn hóa vùng Nam bộ.
5.2.2.3 Giải pháp về chính sách (a) Chính sách hướng nội
Quan tâm tính hiệu quả các chính sách thông qua số đối tượng được hưởng lợi. Hơn nữa chỉ rõ tại sao chính sách ban hành lại chậm hoặc ít đi vào hiện thực sản xuất - kinh doanh từ đó đề xuất hướng loại bỏ, bổ sung, điều chỉnh hoặc xây dựng chính sách mới, sát thực tế tạo động lực khuyến khích thúc đẩy phát triển cây ăn quả bền vững hơn.
Các chính sách nên tập trung giải quyết các vấn đề theo chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất - thu mua - chế biến+bảo quản - tiêu thụ, phối hợp hình thành các liên kết có trách nhiệm - nghĩa vụ - quyền lợi rõ ràng - hợp lý để các nhà thực hiện đúng các cam kết theo mục tiêu chất lượng - hiệu quả - bền vững.
Chính sách đất đai: tạo điều kiện để các chủ hộ sản xuất - kinh doanh cây ăn quả giỏi tích tụ thêm đất đai, mở rộng quy mô góp phần hình thành vùng cây ăn quả chuyên canh, vùng sản xuất cây ăn quả an toàn gắn với thương hiệu hàng hóa hoặc nhãn hàng.
Chính sách tín dụng: đảm bảo 100% nông hộ trồng tái canh hoặc mở rộng diện tích trồng mới cây ăn quả được vay vốn tín dụng với lãi suất và thời gian vay phù hợp.
Chính sách hỗ trợ từ Ngân sách:
GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 78 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc + Tập trung hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, giao thông, điện,…)
+ Nghiên cứu khoa học, chuyển giao thiết bị kỹ thuật + Hoạt động khuyến nông, đào tạo nhân lực
+ Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại
+ Xây dựng tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm (Viet GAP) + Xem xét hỗ trợ cây giống đối với các hộ khó khăn
+ Hỗ trợ vốn ban đầu cho HTX
+ Xây dựng các mô hình bảo quản các loại quả
Chính sách thuế: Áp dụng thuế suất phù hợp cho người sản xuất cũng như người kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Nhà nước cần hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để làm cơ sở cho sự phát triển và bảo đảm cho nông dân đầu tư sản xuất hiệu quả.
(b) Chính sách hướng ngoại
Nhà nước nên sớm ký các Hiệp định Kiểm dịch thực vật, thương mại với các nước được xem là thị trường tiêu thụ chủ lực. Vì thực tế, đối với các nước như Nhật Bản hay Đài Loan chỉ đồng ý cho nhập khẩu trái cây nếu được xử lý bằng hơi nhiệt. Tương tự, để xuất sang Mỹ, trái cây Việt Nam đảm bảo phải qua chiếu xạ mà việc xử lý nhiệt hay chiếu xạ của các nhà máy tại Việt Nam cũng phải được Nhật Bản, Mỹ kiểm tra, công nhận.
Các nước khác dựa vào 18 hiệp định và bộ quy tắc ứng xử, trong đó có hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật SPS và hiệp định hàng rào kỹ thuật TBT để dựng lên những hàng rào kỹ thuật trong khuôn khổ quy định của WTO. Nhờ các hiệp định này mà họ đã hạn chế được việc lây lan dịch bệnh, ruồi đục trái, thực phẩm có dư lượng hóoc môn, thuốc trừ sâu… Do vậy, việc xây dựng hàng rào kỹ thuật là việc nhanh chóng phải làm, bởi không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn là sự sphát triển bền vững của một số mặt hàng nông nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước.
GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 79 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ