TỔNG QUAN VỀ QUÝT HỒNG LAI VUNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và TIÊU THỤ QUÝT HỒNG tại địa bàn LAI VUNG ĐỒNG THÁP (Trang 35 - 39)

Huyện Lai Vung nằm ven dòng sông Hậu thuộc tỉnh Đồng Tháp quanh năm có nước ngọt và phu sa bồi đắp, cây trái tốt lành. Bên cạnh thế mạnh về cây lúa và nuôi trồng thủy sản, ở Lai Vung còn có nhiều đặc sản truyền thống nổi tiếng gắn liền với địa danh như: nem Lai Vung, làng nghề đóng xuồng rạch Bà Đài (xã Long Hậu), bưởi Phong Hòa, chợ rơm Tân Hòa... Nhưng nổi bật nhất là quýt hồng Lai Vung, vì từ lâu cây quýt hồng đã rất thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Ở Lai Vung mới có loại đất sét pha mỡ gà rất phù hợp với loại quýt hồng nên cây này cho trái nhiều, to, hồng tươi, nõn nà, bóng láng, mọng nước và chất lượng cao...nó thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt mà hiếm địa phương nào ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng được như nơi đây nên cái tên quýt hồng dần đi vào lòng người như một đặc trưng rất riêng cho vùng đất Lai Vung. Chính nhờ có thổ nhưỡng đặc thù riêng với loại đất màu mỡ và nguồn nước ngọt quanh năm nên quýt hồng ở đây không chỉ cho nhiều quả mà đặc biệt là quả to, vàng óng, nhiều nước, vị ngọt thanh tao. Toàn huyện Lai Vung có hơn 1000 ha trồng quýt hồng nằm trên ba xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.

2.3.2 Qui trình trồng quýt

 Chuẩn bị đất: Chọn đất có sa cấu thích hợp, không bị ngập úng trong mùa mưa. Lên líp theo kiểu cuống chiếu, mặt líp rộng 5m, độ cao cách mặt nước ngầm tối thiểu 80cm, mương rộng từ 1,5-2m.

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 36 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc

 Chuẩn bị giống: Giống được trồng ngoài líp ươm khoảng một năm tuổi. Cây con được trồng bằng hạt hoặc cành chiếc. Chọn cây con khoẻ phát triển tốt, có dáng thẳng, chiều cao từ 0,8-1,2m, lá to có đọt non phát triển tốt. Nếu giống trồng bằng hạt thì chọn trái của những cây có tuổi từ 5 năm tuổi trở lên, cây xay trái, trái to, vỏ đẹp, trái có ít múi và múi to. Nếu giống là nhánh chiết tiêu chuẩn chọn cây lấy cành chiết tương tự như cây lấy hạt. Chọn những nhánh phát triển tốt để chiết. Giống phải đảm bảo tuyệt đối sạch bệnh.

 Cách trồng: Trồng cây con dọc theo líp với khoảng các 2 cây là 3m, mổi líp trồng hai hàng song song. Trồng xong phải tưới nước liền, nên trồng vào đầu mùa mưa để giảm nhẹ lượng nước tưới.

 Chăm sóc:

 Giai đoạn cây con

Cây con sau khi trồng cần phải được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và độ đồng đều giữa các cây. Cây con mới trồng thường bị vàng lá do rể bị nấm bệnh tấn công, sâu vẽ bùa ăn lá non làm lá bị quéo lại và khô chết đi làm giảm khả năng quan hợp của cây. Định kỳ cắt tỉa tạo tán, nên cắt tỉa đồng loạt giúp thuận tiện trong việc quản lí sâu vẽ bùa.

 Giai đoạn cây trưởng thành

Cây con sau khi được 1 năm tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trái do đó cần phải chăm sóc tốt nhằm tăng năng suất trái. Thường xuyên cắt tỉa cành vượt, cành bị sâu bệnh, những cành yếu chậm phát triển. Quản lí sâu vẽ bùa và một số bện khác. Giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng tăng do đó cần phải tăng lượng phân cho cây. Lượng phân bón cho 1 ha như sau: định kỳ hai tháng bón một lần.

+ Phân chuồng 50 kg + NPK 20 kg

 Giai đoạn kích thích cây ra hoa hoa

Giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước và tăng cường thêm lượng phân có bổ sung thêm phân DAP. Lượng phân bón cho 1ha như sau:

+ Phân chuồng 100 kg + NPK 10 kg

+ DAP 30 kg

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 37 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc

 Giai đoạn sau khi đậu trái

Sau khi đậu trái 45 ngày ngoài nước tưới thì nhu cầu phân như sau + Phân chuồng 200 kg

+ NPK 25 kg + DAP 20 kg

Định kỳ 1,5-2 tháng bón một lần

Ngoài nhu cầu phân và nước giai đoạn này cần chú ý các loại côn trùng gây hại chính như: nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng, sâu vẽ bùa, sâu đục vỏ trái.

Phòng trừ bằng cách thường xuyên quan sát phát hiện sớm nếu phát hiện nhện gây hại thì phun một số loại thuốc như Alphamai, Nisuran, Casudan, F94, Octus...

 Xử lí ra hoa: Cách xử lí ra hoa truyền thống đơn giản nhất đó là xiết nước vào khoảng tháng giêng tháng hai âm lịch. Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa đợi khi cành mang hoa phát triển đầy đủ và lá vừa già thì tiếng hành xiết nước (không tưới nước để cây thiết nước và lá sẽ héo đi), khoảng 20 ngày thấy lá sào thì tưới nước trở lại. Cây sẽ tươi lại và sẽ trổ hoa trong thời gian khoảng 15 ngày kể từ khi tưới nước trở lại cho cây.

Ngoài biện pháp trên ta có thể xữ lí ra hoa nghịch mùa, bằng cách che cao su trên mặt líp không cho nước mưa rơi xuống mặt líp vì thường những tháng này rời vào lúc có mưa, kết hợp với không tưới nước, có thể kết hợp phun GA3 lên lá. Khi đó cây thiếu nước lá sẽ héo đi, sau đó tiến hành tưới nước trở lại cây cũng sẽ ra hoa như kỹ thuật xiết nước vào mùa khô. Điều kiện quyết định cho kỹ thuật xử lí ra hoa nghịch mùa thành công là không gặp lúc mưa nhiều, lượng nước mưa cung cấp qua lá không đủ cho nhu cầu của cây.

 Thu trái: Khi trái chín có màu hồng nhạt chính là lúc có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật tránh cây mất sức và đâm chồi kém vào mùa sau.

2.3.3 Thời vụ

Quýt hồng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 10 tháng. Do đó, có thể điều khiển cây ra hoa để trái chín đúng vào dịp mà nông dân muốn bán trái. Mỗi năm quýt hồng chỉ cho trái một vụ vào khoảng tháng chạp âm lịch nên đây là dịp

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 38 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc tốt cho người trồng quýt vì thời điểm này người ta có nhu cầu rất cao trong việc trang trí cho ngày Tết.

2.3.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt hồng

Huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp là vùng chuyên canh cây quýt hồng, diện tích toàn huyện là khoảng 1200 ha nằm trên các xã Long Hậu, Long Thắng, Long Thành, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới. Nhưng tập trung nhiều hơn ở hai xã Long Hậu và Tân Phước

Quýt hồng được xem là lợi thế kinh tế của huyện Lai Vung bởi 1.000m2 quýt cho lợi nhuận gấp 10 đến 20 lần so với trồng lúa và là loại trái cây dễ tiêu thụ. Từ thực tiễn thực hiện chương trình IPM áp dụng trên cây có múi từ năm 2005. Trong năm 2007-2008, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp cùng Cục BVTV, Chi cục BVTV Tỉnh đã triển khai tiếp giai đoạn II với mục tiêu: "Sản xuất IPM trên cây có múi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt-GAP". Và sau hơn 4 năm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn và các tiêu chí tiến tới xây dựng tiêu chuẩn Vietgap cho thấy: trên tổng diện tích 3,4 ha quít hồng, với 11 hộ tham dự tại ấp Long Hưng I, xã Long Hậu năng suất bình quân tính năm 2008 tăng hơn năm 2007 khoảng 45 tấn; số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật giảm 6 lần trong năm và sản phẩm đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhìn chung, mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap được người dân quan tâm học tập, thuận lợi về điều kiện thổ nhưỡng và môi trường. Song, vấn đề khó khăn đang gặp phải là cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động, đầu ra ổn định cho sản phẩm và sự ra đời cho thương hiệu "Quít hồng Lai Vung " đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ cho riêng những người trồng quýt mà là sự khẳng định thương hiệu sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế cho nước nhà.

Thị trường tiêu thụ quýt hồng Lai Vung bao gồm cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng nhiều nhất là ở các chợ vùng châu thổ sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...Nhìn chung thị trường tiêu thụ chính của quýt hồng là thị trường nội địa. Chỉ một phần rất nhỏ được xuất khẩu sang Campuchia.

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 39 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và TIÊU THỤ QUÝT HỒNG tại địa bàn LAI VUNG ĐỒNG THÁP (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)