Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (ma trận SWOT)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và TIÊU THỤ QUÝT HỒNG tại địa bàn LAI VUNG ĐỒNG THÁP (Trang 69 - 75)

5.2 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (ma trận SWOT)

5.2.1.1 Điểm mạnh

(a) Nông hộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất

Qua khảo sát, cho thấy số năm kinh nghiệm của nghề trồng quýt nơi đây trung bình là 12 năm, và số năm lớn nhất là 30 năm, đây là một con số có thể nói lên rằng nông hộ rất am hiểu đặc tính của loại cây trồng này. Đó là số năm mà nông dân trực tiếp tham gia sản xuất chưa nói đến cây trồng này đã xuất hiện từ hơn số năm đó mà người đi trước đã để lại. Chính vì vậy, ngành trồng quýt hồng nơi đây được xem là ngành truyền thống không chỉ cho một gia đình nào mà là loại cây trồng tượng trưng cho cả vùng đất Lai vung. Do đó, ta thấy điểm mạnh không chỉ là kinh nghiệm mà thêm vào đó sự gắn bó lâu dài, huyết tâm với ngành.

(b) Tích cực thực hiện công tác quy hoạch

Để trái quýt hồng có thể khẳng địng vị trí của mìn ở thị trường trong và ngoài nước, các cấp lãnh đạo không ngừng thực hiện công tác huấn luyện nhằm nâng cao kiến thức cho nông hộ. Từ thực tiễn thực hiện chương trình IPM áp dụng trên cây có múi từ năm 2005. Trong năm 2007-2008, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) phối hợp cùng Cục BVTV, Chi cục BVTV Tỉnh đã triển khai tiếp giai đoạn II với mục tiêu: "Sản xuất IPM trên cây có múi theo hướng thực hành nông nghiệp tốt-GAP".

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 70 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Những năm gần đây, ở tỉnh đã chọn ra 217 nhà vườn ở Lai Vung canh tác hơn 100 ha vườn trồng quýt hồng an toàn, kiểu mẫu để xây dựng thương hiệu

“Quýt hồng Lai Vung” với kích cỡ trái đồng đều, đạt chuẩn trái cây sạch, an toàn...đây được xem là bước khởi đầu với những tín hiệu lạc quan cho con đường xuất khẩu.

(c) Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Cùng với các biện pháp kỹ thuật như tỉa cành, loại bỏ bớt trái không cần thiết, sử dụng phân hữu cơ, giảm lượng phân vô cơ, ngành Bảo vệ thực vật cũng tập trung hướng dẫn kiến thức trừ sâu bệnh trên cây quýt, biện pháp quản lý lợi ích của quần thể thiên địch. Bên cạnh đó, áp dụng chương trình IPM giảm số lần phun xịt thuốc, bón phân cân đối. Qua đó quả quýt hồng khi thu hoạch được sạch, đẹp, bóng hơn và bán được giá cao hơn.

Nhìn chung, cùng với kinh nghiệm sẵn có và đồng thời áp dụng các phương pháp tiến bộ mới đã tạo được nhiều thành công trong bước đầu. Tuy vẫn còn ít người đạt được tiến bộ này nhưng đó sẽ là bài học cho những người đi sau.

5.2.1.2 Điểm yếu

Bên cạnh những mặt mạnh, sản xuất quýt hồng vẫn còn nhiều điểm yếu cần khắc phục.

(a) Chưa hình thành tổ chức hợp tác xã

Việc không có tổ chức hợp tác xã cho vùng chuyên canh lớn quýt hồng đã gây khó khăn trong công tác bảo đảm đầu ra, ổn định giá bên cạnh đó các hộ sản xuất rất cần sự hổ trợ về vốn, về kỹ thuật, trao đổi ý kiến, học tập lẫn nhau…mà hợp tác xã chính là đầu tàu để định hướng nông hộ biết mình nên làm gì. Từ đó dẫn đến tình trạng nông hộ tự sản xuất và tự tìm đầu ra cho mình, sản xuất manh mún, cá thể nên không có sản lượng lớn, chất lượng chưa đồng đều, chưa thể cơ giới hóa trong sản xuất, chưa đóng gói đúng cách và quan trọng nhất là chưa xây dựng được thương hiệu nên khó tránh khỏi hiện tượng bị ép giá.

(b) Sản xuất chỉ một vụ trong năm

Thực tế cho thấy, nguồn cung phân phối không đồng đều giữa các thời điểm, nghĩa là chỉ cung ra thị trường vào nhũng ngày cận Tết một cách ồ ạt. Nếu trong tương lai sản lượng quýt tăng sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu dẫn đến kết quả là quýt bị mất giá, trong khi đó những thời điểm khác trong năm lại thiếu

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 71 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc nguồn cung trầm trọng. Bên cạnh đó, gây khó khăn cho nông hộ trong việc tích lũy đủ vốn cho năm sau vì người sản xuất phải bỏ ra một khoảng chi phí rất lớn để chăm sóc quýt gần một năm mới thu hoạch nên vấn đề tài chính rất hạn hẹp.

(c) Chưa xây dựng thương hiệu “Quýt Hồng Lai Vung”

Mặc dù, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO nhưng việc xuất khẩu không phải là dễ dàng vì chưa có thương hiệu riêng để đảm bảo chất lượng, uy tín của sản phẩm.

(d) Bảo quản trái sau thu hoạch còn yếu

Nhìn chung, các công đoạn từ thu hái trái, lựa chọn, phân loại, vận chuyển đến khâu bảo quản sau đó phân phối đến người tiêu dùng đều bằng thủ công, chưa đóng gói đúng cách nên dẫn đến tình trạng quýt bị hư hỏng nhiều, là một phần nguyên nhân gây thất thoát sản lượng làm giảm sức cạnh tranh và làm giá thành tăng lên.

(e) Thiếu sự liên kết giữa các tác nhân tham gia tiêu thụ

Đa số các thương lái đến mua quýt tại vườn là do tìm gặp ngẫu nhiên, nên việc mua bán trở nên manh mún dễ tạo ra sự biến động giá cả.

(f) Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển

Hệ thống thông tin thị trường là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ổn định tâm lý của tất cả các tác nhân tham gia tiêu thụ, vì nó cung cấp thông tin kịp thời cho người sản xuất cũng như người kinh doanh có thể phản ứng trước những thay đổi của thị trường.Tuy nhiên, hệ thống thông tin thị trường lại chưa phát huy khả năng đó.

5.2.1.3 Cơ hội

(a) Nhu cầu thị trường lớn và ngày càng gia tăng

Thực tế cho thấy rằng thị trường quýt hồng trong những ngày Tết rất sôi động. Sản lượng quýt trong năm 2009 vừa qua đạt được khoảng 30 – 35 nghìn tấn nhưng vẫn không đáp ứng đủ cầu. Qua khảo sát một số người tiêu dùng cho rằng chất lượng quýt hồng ngày một tốt hơn nên họ rất tín nhiệm loại sản phẩm này.

(b) Đất đai phù hợp

Cũng như các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long, Lai Vung là vùng đất cũng được thiên nhiên ưu đãi. Đặc biệt thổ nhưỡng nơi đây lại rất thích hợp để

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 72 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc trồng quýt hồng mà ít có nơi nào trồng được với năng suất cao, chất lượng tốt như nơi đây.

(c) Sự mở rộng quan hệ quốc tế

Sự mở rộng quan hệ quốc tế là cơ hội cho trái cây Việt Nam nói chung và quýt hồng nói riêng mở rộng ra thị trường nước ngoài góp phần tăng lợi nhuận cho người sản xuất và đóng góp một phần GDP cho quốc gia.

Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO,…và ngày càng được bạn bè quốc tế tín nhiệm.

Từ cơ hội này, những người sản xuất quýt sẽ ý thức hơn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng nhằm đáp ứng những thị trường khó tính như: EU, Mỹ.

(d) Được sự quan tâm của nhà nước

Tổ chức các các lễ hội festival trái cây để tạo điều kiện cho các nhà nông ở các vùng miền học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngoài ra, các cấp chính quyền tổ chức các hội thi dành cho người sản xuất giỏi là động lực thúc đẩy phát huy hết khả năng sáng tạo của người làm vườn hiện đại.

Tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật như: lớp quản lí dịch hại (IPM), thành lập tổ GAP (Good Agriculture Practice).

Ký các hiệp định bảo vệ mặt hàng nông sản cũng như tạo cơ hội xuất khẩu cho nông sản nước nhà. Theo cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), cơ hội đang mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc, khi hàng ngàn dòng thuế được cắt giảm từ đầu năm 2010.

Hổ trợ vốn để phát triển ngành sản xuất.

5.2.1.4 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội, trái cây Việt Nam nói chung và quýt hồng Lai Vung nói riêng còn phải đối mặt với những thách thức sau

(a) Cắt giảm thuế quan

Trong tiến trình hội nhập khu vực thế giới, các nước đều phải giảm thuế để mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu nên đây không chỉ là cơ hội mà sẽ là thách thức lớn đối với sản phẩm quýt hồng khi có nhiều nguồn cung từ nước ngoài vào mà theo tâm lí người tiêu dùng lại có xu hướng dùng hàng hóa nước ngoài. Theo lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thuế suất

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 73 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc cho trái cây lưu chuyển từ nước này sang nước khác trong nội bộ khối ASEAN chỉ còn ở mức là 0-5%. Với mức thuế này, trái cây Thái Lan cùng với những nước khác dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Mặt khác, khi gia nhập WTO sản phẩm Việt Nam phải đảm bảo về cả chất lượng lẫn an toàn vệ sinh thực phẩm đúng tiêu chuẩn quốc tế.

(b) Những rào cản về chất lượng và an toàn vệ sinh

Quýt hồng phải đối mặt với nhiều đối thủ không chỉ trong thị trường nội địa mà cả ở thị trường quốc tế. Để có thể cạnh tranh với trái cây của Thái Lan, Ấn Độ ta cần phải có giấy chứng nhận chất lượng và đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nơi nhập khẩu. Đây là những rào cản buộc các nhà vườn ở Nam bộ và cả nước phải vượt qua thì trái cây mới chiếm lĩnh được thị trường trong nước và rộng đường xuất khẩu.

Châu Âu là thị trường khó tính nên hàng hóa phải đảm bảo chất lượng ổn định và đồng đều. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ luôn đặt những tiêu chí cao đối với nhà cung cấp hàng hóa về an toàn vệ sinh thực phẩm và khả năng cung cấp số lượng lớn theo yêu cầu.

(c) Khả năng cạnh tranh

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng cao. Không chỉ trong nước mà cả nước ngoài do đó sản phẩm của chúng ta không chỉ nâng cao chất lượng mà phải giảm giá thành thì mới có thể tham gia cuộc canh tranh trên trường quốc tế.

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 74 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Bảng 32: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

SWOT

Điểm mạnh (S)

1. Nông hộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất

2. Tích cực thực hiện công tác quy hoạch

3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Điểm yếu (W)

1. Chưa hình thành tổ chức hợp tác xã 2. Sản xuất chỉ một vụ trong năm 3. Chưa xây dựng thương hiệu “Quýt

Hồng Lai Vung”

4. Bảo quản trái sau thu hoạch còn yếu 5. Thiếu sự liên kết giữa các tác nhân

tham gia tiêu thụ

6. Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển

Cơ hội (O)

1. Nhu cầu thị trường lớn và ngày càng gia tăng

2. Đất đai phù hợp

3. Sự mở rộng quan hệ quốc tế 4. Được sự quan tâm của nhà nước

Thách thức (T) 1. Cắt giảm thuế quan

2. Những rào cản về chất lượng và an toàn vệ sinh

3. Mức độ cạnh tranh cao

GVHD: PGs.Ts-Mai Văn Nam Trang 75 SVTH: Nguyễn Thị Bảo Ngọc Bảng 33: Xây dựng chiến lược kết hợp SO, ST, WT, WO

Các chiến lược (SO) S1,2 + O1,2: Phát triển vùng chuyên canh trồng quýt hồng đặc sản.

S2,3 + O3,4: Xây dựng thương hiệu

“Quýt Hồng Lai Vung”và quảng bá thương hiệu mở đường xuất khẩu.

Các chiến lược (ST)

S2,3 + T1,2: Nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

S3 + T3: Xây dựng thương hiệu, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí.

Các chiến lược (WO)

W1,2 + O1,2: Thành lập tổ chức hợp tác xã, nghiên cứu cho trái nghịch mùa.

W3 + O3: Xây dựng thương hiệu tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

W4 + O4,5,6: Khuyến khích và tạo điều kiện cho người sản xuất học tập, tiếp thu cái mới trong bảo quản sản phẩm.

Tạo sự gắn kết giữa các tác nhân tham gia tiêu thụ. Phát huy hệ thống thông tin thị trường.

Các chiến lược (WT)

W1,2 + T1: Củng cố phát triển vùng chuyên canh có hợp tác xã.

W3 +T2: Xây dựng thương hiệu khẳng định chất lượng.

W4,5,6 +T3: Liên kết các khâu sản xuất và tiêu thụ để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và TIÊU THỤ QUÝT HỒNG tại địa bàn LAI VUNG ĐỒNG THÁP (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)