Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi năm roi phú hữu tỉnh hậu giang
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS MAI VĂN NAM Nguyễn Thị Cà Nâu Mssv: 4054411
Lớp: Ngoại Thương 1-K31
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Ba Mẹ, những người đã tận tụy hy sinh cả đời mình, tạo điều kiện cho con học tập nên người và có sự nghiệp như con thầm mong ước hôm nay
Kính gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Mai Văn Nam đã tận
tình dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp
Chân thành cảm tạ Cô Phan Thị Ngọc Khuyên cố vấn học tập lớp Ngoại
Thương 1 K31 đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn em chân thành cảm ơn:
- Cô Nguyễn Thị Phương Dung đã chỉ dẫn em thu thập số liệu, tạo điều kiện
giúp em hoàn thành luận văn
- Quý Thầy Cô khoa Kinh Tế – QTKD Trường Đại Học Cần Thơ
- Các cán bộ phòng nông nghiệp huyện Châu Thành – Hậu Giang đã tạo điều kiện, chỉ dẫn em nghiên cứu và thu thập số liệu điều tra trên địa bàn huyện
- Cuối cùng là toàn thể các bạn sinh viên lớp Ngoại Thương 1 K31 đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn
Thay lời cảm tạ, một lần nữa em xin kính gởi đến Quý Thầy Cô cùng toàn thể các bạn sinh viên lời chúc tốt đẹp và chân thành nhất
Trân trọng
Ngày…… tháng…… năm…… Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày……tháng … năm…… Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Nguyễn Thị Cà Nâu
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người hướng dẫn: MAI VĂN NAM Học vị: Tiến sỉ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học Cần Thơ Tên học viên: Nguyễn Thị Cà Nâu MSSV: 4054411
Chuyên ngành: Ngoại thương
Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang”
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 51.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (Market Channels) 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Lý thuyết về thị trường nông sản 5
2.1.2.1 Khái niệm 5
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản 5
2.1.2.3 Vai trò của thị trường nông sản 6
2.1.3 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm 7
2.1.4 Vai trò của kênh phân phối và các trung gian 8
2.1.5 Chức năng của các kênh marketing 9
2.2 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ (COST – BENEFIT ANALYSIS) 11
2.3 LÝ THUYẾT VỀ MARKETING BIÊN TẾ VÀ LỢI NHUẬN BIÊN TẾ 12
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 13
2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 13
Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG 15
3.1.1 Lịch sử hình thành 15
Trang 63.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009 20
3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác 21
3.3.4 Các giải pháp thực hiện 21
3.4 GIỚI THIỆU VỀ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG 22
3.4.1 Nguồn gốc bưởi Năm Roi 22
3.4.2 Đặc điểm của bưởi Năm Roi 23
3.4.3 Lợi ích của bưởi Năm Roi 24
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU TỈNH HẬU GIANG 25
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG 25
4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ 25
4.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi trồng bưởi 26
Trang 74.1.3.7 Phân bón và thuốc trừ sâu 33
5.2.1 Những tác nhân trong hệ thống kênh marketing bưởi Năm Roi 47
5.2.1.1 Nông dân trồng bưởi Năm Roi 48
Trang 85.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA HỆ THỐNG MARKETING BƯỞI NĂM ROI
HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG 53
5.3.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên 53
5.3.1.1 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Thương lái 53
5.3.1.2 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Vựa 54
5.3.1.3 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận biên của Doanh nghiệp 54
5.3.2 Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp 57
5.4TÍNH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BƯỞI NĂM ROI 58
Chương 6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG 63
6.1GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT 63
6.1.1 Tăng cường công tác khuyến nông 63
6.1.2 Thành lập cửa hàng chuyên cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân 63
6.1.3Đối với chính quyền địa phuơng 63
6.1.4 Về tiêu thụ bưởi Năm Roi 64
6.2 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ 65
6.2.1 Đối với nông dân 65
6.2.2 Đối với thương lái 65
6.2.3 Đối với doanh nghiệp 65
6.2.4 Đối với chính quyền địa phương 66
6.2.5 Về phía Nhà nước 67
Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
7.1 KẾT LUẬN 68
7.2 KIẾN NGHỊ 68
Trang 9MARKETING BƯỞI NĂM ROI 57
Trang 10Trang
Bảng 2.1 LỢI ÍCH – CHI PHÍ HÀNG NĂM 11
Bảng 4.1 NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG DÂN TRỒNG BƯỞI 25
Bảng 4.2 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG DÂN 25
Bảng 4.3 LÝ DO TRỒNG BƯỞI CỦA NÔNG DÂN 26
Bảng 4.4 KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI 28
Bảng 4.5 DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG QUA BA NĂM (2006 – 2008) 29
Bảng 4.6 NGUỒN CUNG CẤP GIỐNG BƯỞI 32
Bảng 4.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIỐNG BƯỞI NĂM ROI 33
Bảng 4.8 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA NÔNG DÂN ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐẦU RA CHO BƯỞI KHI GIÁ BIẾN ĐỘNG 34
Bảng 4.9 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU CHO TRÁI TRÊN ha ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha 35
Bảng 4.10 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU CHO TRÁI TRÊN ha ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha 36
Bảng 4.11 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI NHIỀU TRÊN ha ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha 37
Bảng 4.12 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI NHIỀU TRÊN ha ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha 38
Bảng 4.13 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI GIẢM TRÊN ha ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1ha 39
Bảng 4.14 CHI PHÍ SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN CHO TRÁI GIẢM TRÊN ha ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI > 1ha 40
Bảng 4.15 DOANH THU – CHI PHÍ - LỢI NHUẬN HÀNG NĂM TRÊN ha THEO TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1 ha
41
Trang 11TỪNG GIAI ĐOẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CÓ DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI < 1 ha
41
Bảng 5.1 HÌNH THỨC THANH TOÁN 44
Bảng 5.2 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BƯỞI NĂM ROI 44
Bảng 5.3 TÁC NHÂN QUYẾT ĐỊNH GIÁ 46
Bảng 5.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ BÁN 46
Bảng 5.5 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA THƯƠNG LÁI 53
Bảng 5.6 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA VỰA 54
Bảng 5.7 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 55
Bảng 5.8 CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN BIÊN CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG KÊNH TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROI 56
Bảng 5.9 SO SÁNH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG KÊNH MARKETING BƯỞI NĂM ROI VỚI LÃI SUẤT NGÂN HÀNG 57
Bảng 5.10 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM, NĂNG SUẤT, GIÁ GIỮA BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU – HẬU GIANG VỚI BƯỞI DA XANH – BẾN TRE 60
Bảng 5.11 MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC TÁC NHÂN 61
Bảng 5.12 NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 61
Bảng 5.13 RÀO CẢN KHI GIA NHẬP NGÀNH ĐỐI VỚI THƯƠNG LÁI .62
Trang 12Đề tài "Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang" được thực hiện tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Thông qua các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban, sách báo và các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 138 nông dân trồng bưởi, 23 thương lái, 12 vựa Cái Răng, 2 doanh nghiệp để tìm hiểu các thông tin về: tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi hiện nay
Đề tài nghiên cứu về kênh tiêu thụ bưởi Năm Roi và xác định chi phí marketing và lợi nhuận biên đối với từng thành phần trong kênh và so sánh lợi nhuận giữa hai mô hình nông hộ có diện tích trồng bưởi ít và nông hộ có diện tích trồng bưởi nhiều
Kết quả khảo sát cho thấy một số vấn đề tồn tại như: đối với nông dân thì thiếu vốn để sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn để mua bán; các nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ chưa đảm bảo tính kịp thời và chính xác cao; mức độ tiếp cận thông tin của nông dân và thương lái chưa cao
Kết quả này cũng là cơ sở để tôi đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tượng để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi trong quá trình sản xuất cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ cho huyện
Trang 13CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm đầu đổi mới, sản xuất nông nghiệp của nước ta xuất phát từnền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, dựa trên thói quen và những kinh nghiệm truyềnthống, không gắn với thị trường Qua giai đoạn đổi mới vừa qua, nền sản xuất nôngnghiệp nước ta đã có những bước phát triển trên mọi mặt, từng bước chuyển sangnền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Vấn đề đặt ra đối với sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông nghiệp nóiriêng là khả năng tiêu thụ sản phẩm Thực trạng trong thời gian qua, sản xuất nôngnghiệp của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tìnhtrạng dư thừa hàng nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ bùđắp chi phí, gây thiệt hại lớn cho nông dân và cho cả nền kinh tế.
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp, chúng ta chỉxuất khẩu chủ yếu là gạo ra thế giới Ngày nay, Việt Nam chú trọng phát triển câyăn trái, tạo ra nhiều thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng đến bạn bè thế giới Hầuhết, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) - nơi thuận lợi trồng cây ăn tráinhất ở Việt Nam, được phổ biến trồng những cây ăn trái đặc sản góp phần tăng sảnlượng xuất khẩu Điển hình, khóm Cầu Đúc ở thị xã Vị Thanh - Hậu Giang, bưởiNăm Roi của hợp tác xã Mỹ Hoà– Vĩnh Long, vú sữa Lò Rèn – Tiền Giang,…vớidiện tích trồng và đạt sản lượng lớn Tuy nhiên, hiện nay bưởi cũng được trồng ởbảy tỉnh ĐBSCL Trong đó, Hậu Giang là tỉnh rất thuận lợi trồng cây ăn trái, nơi đâynổi tiếng với bưởi Năm Roi và khóm Cầu Đúc Tuy nhiên, hệ thống sản xuất vàkênh phân phối sản phẩm bưởi Năm Roi đang tồn tại một số điểm yếu Do thựctrạng sản xuất manh mún, chất lượng bưởi không đồng đều, thiếu kiến thức thịtrường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin thị trường cũng như các tiếnbộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém, Hiện nay, thị trường chobưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang vẫn có, nhưng người dân trồng bưởi chưa gắnkết được, do chưa có kế hoạch sản xuất rõ ràng Do đó, việc xây dựng chiến lượcsản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng, từng bước mở rộng thị trường, quy mô sản
Trang 14xuất là rất cần thiết trong tình hình hiện nay Ngoài việc chuẩn bị kế hoạch sản xuất,chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, khoanh vùng thành từng khu để xử lý ra trái theotừng tháng đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời theo hợp đồng thì vấn đề xây dựng mộtkênh phân phối bưởi hiệu quả là rất cần thiết Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là
nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi PhúHữu tỉnh Hậu Giang” nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ cho bưởi Năm Roi, góp
phần phát triển nông sản Hậu Giang cũng như góp phần tăng sản lượng tiêu thụnông sản của Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả sản xuất bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang.
Phân tích kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang và sựliên kết giữa các tác nhân trong kênh.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm RoiPhú Hữu - Hậu Giang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Không gian
Luận văn thực hiện tại huyện Châu Thành - Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài là 3 tháng từ ngày 02 tháng 02 năm 2009 đến ngày25 tháng 04 năm 2009.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích kênh tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang từ người sản xuất(nông dân trồng bưởi), thương lái, vựa, người buôn sỉ, người bán lẻ đến người tiêudùng cuối cùng Qua đó, phân tích lợi nhuận biên dựa vào chi phí sản xuất, giá mua,giá bán và chi phí marketing đối với mỗi thành viên trong kênh phân phối.
Trang 151.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Hứa Thị Thía, 2006: “Thực trạng và giải pháp tiêu thụ hoa màu huyện ChợMới tỉnh An Giang” Đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất hoa màu và tình hìnhtiêu thụ hoa màu hiện nay thông qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân sản xuấthoa màu và 10 thương lái, bạn hàng xáo Đề tài sử dụng phần mềm Excel để tổnghợp, phân tích và so sánh các kết quả có được Kết quả điều tra cho thấy một số tồntại như đối với nông dân thì thiếu vốn sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn muabán; bà con nông dân và thương lái chưa biết nhiều về rau an toàn Kết quả này cũnglà cơ sở để đưa ra kết luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu của huyệnChợ Mới cũng như đề ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tượng trong kênhtiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa màu trong quá trình sản xuất cũngnhư là mở rộng thị trường tiêu thụ cho huyện.
- Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, Lưu Thanh Đức Hải, 2005:“Phân tích cấu trúc thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm cam ở vùng Đồng BằngSông Cửu Long”: Đề tài tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây ViệtNam, các chính sách, thể chế của Chính phủ và các cơ quan quản lý ảnh hưởng đếnviệc phân phối sản phẩm trái cây của Đồng Bằng Sông Cửu Long Đề tài sử dụngmô hình SCP kết hợp cách tiếp cận kênh marketing và sự phân chia giá trị tạo ragiữa các thành viên trong kênh Xác định giá mua/sản xuất, giá bán, chi phímarketing, lợi nhuận biên, tỷ suất lợi nhuận của các tác nhân trong kênh marketingcam Nghiên cứu này chưa thể đưa ra kết luận được về sự phân chia lợi nhuận giữacác thành viên trong kênh là hiệu quả hay chưa nhưng những dữ liệu thu thập đượcnói lên rằng có sự chênh lệch không nhỏ giữa các thành viên này.
- Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam: “Phân tích chuỗi giá trị bưởi NămRoi Vĩnh Long” Đề tài phân tích tình hình kinh tế, nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Longtrong việc phát triển và trồng trọt cây bưởi Năm Roi Nêu lên khó khăn khách quanvà chủ quan của từng tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi và đưa ra hướngkhắc phục Chuỗi giá trị bưởi Năm Roi có ba kênh tiêu thụ, kênh quan trọng là kênhtừ nông dân, thương lái, người bán sỉ, người bán lẻ và người tiêu dùng chiếm 80%lượng bưởi tiêu thụ tại Vĩnh Long Hai kênh còn lại là kênh từ nông dân, doanh
Trang 16nghiệp, siêu thị hoặc xuất khẩu chiếm 7% và kênh từ nông dân đến người tiêu dùngchiếm 10% Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích chi phí, lợi nhuận đạt đượccủa mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Năm Roi Kết quả nghiên cứu cho thấy,thương lái là một tác nhân kiếm được lợi nhuận khá cao và ổn định dù thị trường tráicây thường hay biến động và nông dân có thu nhập cao hơn so với việc trồng lúahay canh tác các sản phẩm trái cây khác tại tỉnh.
- Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng, 2006: “Phân tích ngành hàng bưởi tạitỉnh Bến Tre”: Báo cáo này đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế nôngnghiệp mà trong đó nhấn mạnh đến tình hình kinh tế của nông hộ, tình hình đầu tưcác yếu tố phục vụ sản xuất Đề tài sử dụng phương pháp chuỗi giá trị để phân tíchchi phí, lợi ích của mỗi tác nhân Quyết định ai sẽ là người hưởng lợi và lợi nhuậnđó đạt đến mức độ nào Đề tài phân tích ma trận SWOT, xác định thế mạnh, điểmyếu, cơ hội và thách thức của bưởi Da Xanh, trên cơ sở đó đưa ra các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả việc tiêu thụ bưởi Da Xanh.
Trang 17CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI (Market Channels)
2.1.1 Một số khái niệm
* Nông hộ: Theo Ellis (1993), nông hộ được định nghĩa như hộ mà các hoạt
động của họ gắn liền với lĩnh vực nông nghiệp.
* Thương lái: là tên gọi dân gian, được ghép bởi hai từ: thương nhân và lái
- Thương nhân: là người làm nghề buôn bán.
- Lái buôn: là người chuyên nghề buôn bán và buôn bán đường dài.
* Hàng xáo: là người làm nghề mua bán lúa hoặc một số loại nông sản khác
với số lượng không lớn, vì gần gũi với nông dân nên còn được gọi là “bạn hàngxáo”.
2.1.2 Lý thuyết về thị trường nông sản2.1.2.1 Khái niệm
Thị trường nông sản là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó người bán vàngười mua trao đổi được các hàng hoá nông sản và các dịch vụ cho nhau.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của thị trường nông sản
Mỗi cuộc trao đổi trực tiếp bằng hiện vật hay bằng tiền trên thị trường đều làsự chuyển giao quyền sở hữu từ người chủ này sang chủ khác với một giá nhất định.Nếu chúng ta xem xét hàng loạt biến đổi về quyền sở hữu làm cho sản phẩm chuyểntừ tay người sản xuất đầu tiên đến tay người tiêu dùng sau cùng là những dâychuyền phân phối (kênh phân phối) thì có nhiều dây chuyền phân phối khác nhautrong thị trường nông sản Có hai cách mô tả cơ cấu tổ chức của dây chuyền phânphối như sau:
* Timmer (1983): có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở
thị trường nông sản.
- Người sản xuất và người tiêu dùng ở nông thôn.
- Người sản xuất, người bán lẻ nông thôn và người tiêu dùng ở nông thôn.
Trang 18- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương và người tiêu
dùng ở nông thôn.
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến ở địa phương, người bánbuôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.
- Người sản xuất, người thu gom và người chế biến không ở địa phương, người
bán buôn ở thành thị, người bán lẻ ở thành thị và người tiêu dùng ở thành thị.
* Hill và Insergent: mô tả tổng quát một dây chuyền phân phối nông sản như
Hình 2.1DÂY CHUYỀN PHÂN PHỐI
Theo mô tả trong Hình 2.1, hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mìnhcho một số ít thương nhân, những người này thực hiện chức năng là mua gom cácmón hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chếbiến Số người chế biến và bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom, và phíacuối dây chuyền mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và cuối cùngđến hàng triệu người tiêu dùng.
Nguyên tắc chung mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lầnđịnh giá Giá người nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối làgiá của người sản xuất Giá mà người tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ Giá được ấnđịnh từ người thu gom đến người bán lẻ được xem như là giá bán buôn.
2.1.2.3 Vai trò của thị trường nông sản
Các hoạt động của thị trường có những vai trò sau:
* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian
Thông qua tồn trữ và xử lý bằng các kỹ thuật giữ tươi, nhiều nông sản đáp ứngyêu cầu sử dụng quanh năm hoặc nhiều năm của người tiêu dùng.
* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý
Sản phẩm của một vùng, một nước được vận chuyển đến những vùng, nhữngNgười
sản xuất thu gomNgười bán buônNgười Ngườibán lẻ Tiêu dùngNgười
Trang 19* Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức
Do sức ép của công nghiệp người tiêu dùng cần những sản phẩm dưới hìnhthức “gần như hoàn thành” hoặc “hoàn thành” không phải qua nấu nướng Như vậy,lĩnh vực thị trường (marketing nông sản) tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản.
2.1.3 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm
Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất với tiêu dùng, nối kếtcác ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau Trong nền kinh tế thịtrường, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triểncả chiều rộng và chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thìhoạt động lưu thông phân phối càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênhphong phú Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệpnông nghiệp nói riêng, việc lựa chọn các kênh phân phối thích hợp với sản phẩmkinh doanh của mình, tổ chức sử dụng có hiệu quả các kênh đó được coi là một bộphận quan trọng trong chiến lược Marketing – Mix.
Hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùngđược thực hiện thông qua các kênh phân phối Đó là tổng hợp các tổ chức, doanhnghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từngười sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Hay nói khác đi kênh phân phối hànghóa là tập hợp của các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanhdịch vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất tới thị trường mục tiêu và khách hàng mụctiêu Như vậy, trên kênh phân phối nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuốicùng là các nhà trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà chếbiến, nhà phân phối….
Nhà bán buôn là các doanh nghiệp thương nghiệp lớn, tập trung lượng hàng nhiềutừ các nhà sản xuất hoặc từ những nhà cung ứng hàng nhập khẩu và tiến hành thựchiện bán, phân phối những hàng hóa đó cho các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất côngnghiệp.
Nhà bán lẻ phần đông là những người buôn bán nhỏ thường mua hàng trực tiếptừ những người sản xuất hoặc nhận hàng từ các nhà bán buôn rồi đem bán trực tiếpcho người tiêu dùng cuối cùng Ngày nay đối với một số sản phẩm khó tích trữ lớn
Trang 20hoặc lâu dài thì xuất hiện những nhà bán lẻ lớn trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuấtvà nhà cung ứng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà phân phối công nghiệp là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanhphân phối trên thị trường công nghiệp Nó phù hợp với tính kế hoạch cân đối chặtchẽ trong sản xuất công nghiệp, với số lượng người sử dụng hàng công nghiệp và sốlượng hàng cần mua đã được xác định.
Đại lý và môi giới là hai chủ thể trung gian phụ trợ tham gia trong kênh phânphối nhưng không phải là những pháp nhân kinh doanh Đại lý là người được nhàsản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do nhà sản xuất quy định và được hưởng hoahồng theo số lượng bán, theo doanh thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lỗ lãi nhưđơn vị kinh doanh độc lập Còn môi giới có chức năng chỉ trỏ dẫn môi giới chongười bán và khách hàng gặp nhau, tiến hành giao dịch thương mại và được hưởngmột khoản tiền thưởng của bên mua hoặc bên bán.
Các khâu trung gian này nối kết với nhau theo trình tự và chắp nối hai đầu vớingười sản xuất và người tiêu dùng tạo thành kênh phân phối mà trên đó hàng hóađược vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng tiêu dùng cuối cùng.
2.1.4 Vai trò của kênh phân phối và các trung gian
Kênh phân phối và các trung gian xuất hiện và phát triển gắn liền với kinh tếhàng hóa, kinh tế thị trường Sự phân công lao động xã hội càng cao, chuyên mônhóa sản xuất càng sâu thì sự cách biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng cànglớn về địa điểm, thời gian và số lượng sản phẩm cần đáp ứng Do quan hệ cung ứngtrực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng khó thực hiện, trở nêntốn kém và hạn chế các nhà sản xuất mở rộng qui mô, kìm hãm nền kinh tế pháttriển Chính cuộc sống kinh tế - xã hội đã dần lựa chọn cho mình phương thức kếthợp gián tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng bằng cách thông qua các kênhphân phối sản phẩm có các chủ thể tham gia Nhìn vẻ ngoài các kênh phân phối hìnhnhư càng làm tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng, làm cho giá trị hànghóa tăng thêm, nhưng thực tế đó là phương thức tiến bộ, thiết yếu và đưa lại cho xãhội cũng như người sản xuất và người tiêu dùng nhiều lợi ích hơn Nhờ thông qua
Trang 21các trung gian mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng được giảm thiểunhiều lần từ đó đã đưa lại:
- Tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sản xuất, người tiêu dùng và toànxã hội.
- Đối với người sản xuất, mối quan hệ làm rõ chỉ còn tập trung vào một sốtrung gian khách hàng của mình, nhờ đó họ nắm được tổng hợp và cụ thể cầu thịtrường (khách hàng) về số lượng chất lượng và giá cả của sản phẩm để tiến hành sảnxuất thích ứng với thị trường.
- Còn người tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, các hãng họ được quan sátnhiều loại mặt hàng, chọn lựa những mặt hàng cần thiết và ưu thích mà không phảimất công tìm kiếm.
- Các chủ thể tham gia, các nhà buôn chuyên hoạt động trong khâu lưu thôngluôn hiểu rõ những mong muốn, những nhu cầu thực sự của số đông người mua,nắm chắt được khả năng và thế mạnh của người sản xuất và thấy được những áchtắc trong phân phối vận động hàng hóa Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cấpbuôn bán của mình như đặt hàng với người sản xuất, xúc tiến bán với khách hàng,cải tiến cơ cấu tổ chức và cách quản lý hoạt động trong công ty, doanh nghiệp vàcửa hàng.
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từngkênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừatăng được tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kíchthích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ,đồng thời giúp cho cung và cầu được nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuốicùng góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, vai trò chính của kênh phân phối là làm cho sản xuất và tiêu dùng gặpnhau, cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả.
2.1.5 Chức năng của các kênh marketing
Kênh phân phối được hình thành và phát triển trong nền sản xuất hàng hóa.Song từ khi sản xuất hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường thì kênh phân phốiđược tổ chức, hoạt động theo quan điểm marketing để thực hiện tốt chức năng
Trang 22marketing về mặt phân phối trong kinh doanh của các doanh nghiệp Cũng từ đâycác kênh marketing xuất hiện và không ngừng được hoàn thiện.
Chức năng tổng quát của kênh marketing là làm cho dòng chảy hàng hóa sảnphẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng đượcthông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chiphí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn, doanh lợicao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh đồng thời thực hiện thanh toántrở lại đúng giá, dứt điểm và thuận tiện.
Hình 2.2CÁC DẠNG KÊNH PHÂN PHỐI
Kênhcấp khôngKênh mộtcấpKênhhaicấpKênh bacấp
(Lưu Thanh Đức Hải (2007), Marketing ứng dụng, NXB Thống kê)
Kênh cấp không (kênh marketing trực tiếp) gồm nhà sản xuất bán hàng trực
tiếp cho người tiêu dùng Ba phương thức bán trực tiếp cơ bản là bán hàng lưu động,bán qua bưu điện và bán qua các cửa hàng của nhà sản xuất.
Nhà sản
Người bánsỉ nhỏNhà sản
Ngườibán sỉNhà sản
Ngườibán sỉNhà sản
Trang 23Kênh cấp một bao gồm một người trung gian Trên các thị trường người tiêu
dùng, người trung gian này là người bán lẻ, còn trên thị trường hàng tư liệu sản xuấtthì người trung gian là đại lý tiêu thụ hay người môi giới.
Kênh hai cấp bao gồm hai người trung gian Trên các thị trường người tiêu
dùng, những người trung gian này là người bán sỉ và bán lẻ, còn trên thị trường hàngtư liệu sản xuất thì có thể là người phân phối hay đại lý công nghiệp.
Kênh ba cấp bao gồm ba người trung gian
Theo quan điểm của người sản xuất, kênh phân phối càng nhiều cấp càng ítkhả năng kiển soát.
2.2 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ (COST – BENEFIT ANALYSIS)
Phân tích lợi ích – chi phí trong kênh marketing là một phương pháp đánh giásự mong muốn tương đối giữa các tác nhân trong kênh, khi sự lựa chọn được đolường bằng giá trị kinh tế tạo ra Sự mong muốn của các tác nhân được thể hiện qualợi ích vượt mức chi phí Nhưng lợi ích – chi phí, gọi chung là “kết quả”, phải đượcnhận dạng và đánh giá.
Doanh thu nhận được từ việc bán hàng hóa là một thước đo chính xác của lợiích Giá trị kinh tế là tổng sự sẵn lòng của người tiêu dùng trả cho nó, và giá trị nàycó thể vượt quá khoản trả tiền thực tế trên thị trường.
Bảng 2.1LỢI ÍCH – CHI PHÍ HÀNG NĂM
Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm
Việc lập bảng này là một bước đơn giản Nhưng quá trình liệt kê các kết quảtheo năm phát sinh, và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tíchhiểu được dòng lợi ích và chi phí theo thời gian.
Trang 24**Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất
Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà
* Tỉ suất lợi nhuận/chi phí:
Tỉ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận tương ứng.
* Tỉ suất thu nhập/chi phí:
Tỉ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêuđồng thu nhập tương ứng.
* Lợi nhuận biên:
Lợi nhuận biên = Giá bán bình quân – (giá mua bình quân + chi phí marketing)
2.3 LÝ THUYẾT VỀ MARKETING BIÊN TẾ VÀ LỢI NHUẬN BIÊN TẾ
Marketing biên tế là khoảng cách giá cả giữa giá bán của người nông dân vàgiá mua của người tiêu dùng Marketing biên tế tồn tại bởi hai nguyên nhân:
- Lợi nhuận: Đây là phần thu lợi của người kinh doanh, là một trong những yếutố quyết định giá cả bán ra cao hay thấp.
- Chi phí marketing bao gồm tất cả mọi phí tổn của toàn bộ lượng nhập trongkhâu vận chuyển (từ thương lái, người vận chuyển, người môi giới), khâu chế biến,dự trữ, bảo quản, hao hụt, thuế suất,
Hai nguyên nhân trên làm cho biên tế marketing cao hay thấp: Chi phí
Trang 25nông hộ Các yếu tố độc quyền trong hệ thống marketing thu lợi nhuận quá độ làmcho chênh lệch marketing tăng cao gây bất lợi cho người sản xuất và người tiêudùng.
Lợi nhuận biên tế đo lường tỷ lệ của doanh thu sau khi trừ đi toàn bộ chi phíliên quan đến marketing Lợi nhuận biên được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế – Chi phí marketing
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu sơ cấp: bắng cách quan sát thực tế, phỏng vấn các nhà vườntrồng bưởi,
Thu thập số liệu thứ cấp: Thông tin từ báo chí, niên giám thống kê, tham khảomột số luận văn và các nghiên cứu trước đây, truyền hình, internet,
2.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệuPhương pháp xử lý số liệu thứ cấp
Phương pháp thống kê (so sánh, phân tích, tổng hợp,…): Phân tích các số liệutổng hợp, so sánh qua các năm và đưa ra nhận xét.
Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp
Ngoài việc thu thập thông tin thứ cấp về diện tích, giá cả, sản lượng các nămtrước để đánh giá việc tiêu thụ bưởi Đề tài được tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tếtrong thời gian 2 tháng (tháng 2,3 năm 2009) nhằm thu thập số liệu sơ cấp bằng cáchphỏng vấn trực tiếp dựa theo bảng câu hỏi đã được mã hoá để lấy thông tin từ nôngdân trồng bưởi, thương lái, vựa, doanh nghiệp, người bán lẻ đến người tiêu dùngcuối cùng.
Phân tích kênh phân phối – Marketing Channels để chọn kênh phân phối hiệuquả, những kênh marketing là một hệ thống bao gồm những người sản xuất cùng vớinhững người trung gian phối hợp nhằm hướng tới lợi ích của người tiêu dùng cuốicùng.
Đối với mạng lưới kênh phân phối bưởi, những người sản xuất họ sẽ bán sảnphẩm của họ cho những người kinh doanh (người thu gom, thương lái, vựa,…),
Trang 26những người kinh doanh này họ sẽ bán sản phẩm lại cho những người buôn lẻ, siêuthị,…là những người phục vụ người tiêu dùng.
Đề tài sử dụng mô hình CBA (phân tích lợi ích – chi phí) để so sánh chi phí sảnxuất và lợi nhuận giữa hai mô hình nông hộ có diện tích trồng bưởi Năm Roi nhiềuvới nông hộ có diện tích trồng bưởi Năm Roi ít.
Mỗi tác nhân trong kênh marketing bưởi sẽ được phân tích dựa trên chi phí sảnxuất, giá mua, giá bán và chi phí marketing để xác định việc phân phối lợi nhuậnbiên cho các tác nhân Sau đó, các chỉ số sẽ được sử dụng trong phân tích: lợi nhuậnbiên – tổng chi phí nhằm so sánh và xác định tác nhân nào đạt phần trăm lợi nhuậncao và nguyên nhân của việc phân phối lợi nhuận.
Lợi nhuận biên _ tổng chi phí = Lợi nhuận biên / Tổng chi phí(Lợi nhuận biên = Tổng marketing biên tế – Biến phí marketing)
Thống kê mô tả (sử dụng SPSS 16.0) được sử dụng để phân tích chi phímarketing, marketing biên tế và lợi nhuận biên theo chiều dọc từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng cuối cùng trong kênh phân phối; mô tả thực trạng và để nhận dạngnhững yếu tố chính ảnh hưởng đến kênh marketing bưởi.
Trang 27Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện với 71 xã, phường,thị trấn: Thị xã Vị Thanh tỉnh lỵ, thị xã Ngã Bảy, đổi tên từ Tân Hiệp tháng 11 năm2006, Huyện Châu Thành, Huyện Châu Thành A, Huyện Long Mỹ, Huyện PhụngHiệp và Huyện Vị Thủy.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hậu Giang với diện tích 1.608 km2là tỉnh ở trung tâm Đồng Bằng Sông CửuLong, thị xã tỉnh lỵ Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) 240 km vềphía Tây Nam; phía bắc giáp Thành phố Cần Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng;phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnhBạc Liêu.
Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến106017'57'' kinh độ Đông Địa giới hành chính tiếp giáp năm tỉnh: phía Bắc giápThành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang;phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước ViệtNam.
* Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam
Trang 28từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàngnăm.
Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm.Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C).Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm.Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưacao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm) Ẩm độ tương đối trung bình trong nămphân hóa theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhấtvà tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
* Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL Trên địa bàn tỉnh cóhai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; hai trục giaothông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Có thểchia làm ba vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc Diện tích 19.200ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều Diện tích khoảng 16.800 ha, pháttriển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,khóm,…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ.
3.1.3 Tình hình dân số
Dân số đạt 799.114, mật độ 497 ng/km2 Mức tăng từ 1,07-1,11%/năm Sự giatăng dân chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17% Số dânsống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4% Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là58,6%.
Trang 293.1.4 Tình hình nông nghiệp
Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Từ xa xưa vùng đất này đã là một trongnhững trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh vềcây lúa và cây ăn quả các loại.
Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt(hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc Đặc biệt SôngMái Dầm (Phú Hữu - Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng Tỉnh hiện có139.068 hecta đất nông nghiệp, và phấn đấu đến 2010 sẽ giảm 10.800 hecta Đặc sảnnông nghiệp có : Khóm Cầu Đúc (Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá thátlát mình trắng (Long Mỹ).
3.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 2008 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển có nhiều chuyển biếntích cực, các chỉ tiêu theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đều đạt và vượt kếhoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 13,07%; thu nội địa 480 tỷ đồng, vượt trên14,8% dự toán Hội Đồng Nhân Dân tỉnh; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàngần 6.282 tỷ đồng, đạt kế hoạch, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địaphương quản lý 1.526,4 tỷ đồng, chiếm 24,29% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thunhập bình quân đầu người 10,76 triệu đồng/người, tăng 14,8% so cùng kỳ; giải quyếtviệc làm 21.400 lao động, vượt 4,4% kế hoạch; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn13,66% tổng số hộ, đạt kế hoạch; có 67.434/52.720 người tham gia thực hiện cácbiện pháp tránh thai, vượt 20,3% kế hoạch năm; quốc phòng an ninh được đảm bảo,giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội… Mục tiêu phát triển kinh tế xãhội năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12,5 - 13,5%.
Trang 303.2 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH – HẬU GIANG
Huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang có tổng diện tích là 134.47 km2, dân số84,545 người, mật độ dân số là 586 người/km2 Huyện Châu Thành gồm bảy xã:Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú Hữu A, Phú An, Đông Phú, ĐôngThạnh và một phường.
Hình 3.1BẢN ĐỒ HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang)
3.2.1 Về nông nghiệp
Chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi Thế mạnh là trồng cây ăn quả với đặc sảnbưởi Năm Roi ở xã Phú Hữu Nguồn thu nhập chính của người dân vùng này làtrồng lúa song vùng này đang chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản vùngrất mạnh, một số loại trái cây được ưa chuộng như bưởi Năm Roi, bưởi ruột đỏ, sầuriêng Nơi này nhà nào cũng nuôi một vài con heo, một số gia đình chuyên nuôi vịtchạy đồng, hiện nay một số nông dân bắt đầu đầu tư nuôi bò sữa Nơi này cũng làtruyền thống của các thương lái mua bán trái cây, họ mua của nông dân rồi mang đicác chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã tư Cây Dương, Lái Thiêu (Sài Gòn), BạcLiêu, Vĩnh Kim (Tiền Giang), Cần Thơ, bán lại cho các vựa trái cây.
Trang 313.2.2 Về công nghiệp
Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin mới vừa khởicông xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng Ngành côngnghiệp gạch ngói nơi đây nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuấtkhẩu sang Trung Quốc, Thái Lan, các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triểnmạnh.
3.2.3 Về thủ công, mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình Sản phẩm thủcông từ cây Lục Bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thếgiới và là những mặt hàng lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồngbằng.
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẬU GIANG
Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009
Năm 2009 là năm có ý nghĩa rất quan trọng tạo điều kiện để giành thắng lợi kếhoạch năm năm 2006-2010 trên lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(PTNT) Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm năm của Tỉnh và kếtquả rà soát quy hoạch nông nghiệp nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT xâydựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2009 cụ thể như sau:
3.3.1 Định hướng chung
Tiếp tục xây dựng nhằm từng bước hình thành một nền nông nghiệp sản xuấthàng hóa tập trung, có quy mô lớn, có chất lượng, bền vững và đủ sức cạnh tranhtrên thị trường, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệtiên tiến.
- Xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phùhợp, có kết cấu hạ tầng phát triển, đời sống nông dân được nâng cao.
- Từng bước hình thành các loại hình doanh nghiệp nông thôn, các hợp tác xã,trang trại, câu lại bộ, hộ nông dân,…chiếm lĩnh thị trường nông thôn phát triển vữngmạnh, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn,tăng thu nhập, tạo việc làm, ổn định và đảm bảo thu nhập cao cho người dân nôngthôn.
Trang 323.3.2 Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2009
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 4-5%- Tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng 5-6%
- Tỷ trọng chiếm: 36,58% (giảm 3,76% so năm 2008)
- Tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh táclên trên 50 triệu đồng/ha, phấn đấu đạt lợi nhuận bình quân trên 40%; Nâng cao mứcsống của người dân khu vực nông thôn, phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngườinông thôn đạt trên 5 triệu đồng/người/năm.
- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, rau màu, chăn nuôi làm tiền đề chuyểnđổi cơ cấu sản xuất cho những năm sau.
- Củng cố và từng bước phát triển các loại hình hợp tác hóa nông nghiệp trêncác lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp theo hướng sảnxuất tập trung khép kín.
- Nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 65%, tăng thêm2% so năm 2008 (theo tiêu chí mới).
* Chỉ tiêu sản xuất nông - lâm - thủy sản:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng: 186.000 ha, trong đó diện tích lúa caosản, đặc sản các loại 25.000 ha, năng suất bình quân chung toàn tỉnh: 54 tạ/ha, sảnlượng 1.000.000 tấn.
- Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện tích 29.200 ha, trong đó:Cây màu: Tập trung xây dựng các vùng sản xuất rau quả tập trung theo tiêu chuẩnVietGAP, chủ yếu phát triển các loại rau thực phẩm và cây ăn trái đặt sản của tỉnh.Tổng diện tích kế hoạch 14.200, sản lượng 157.768 tấn (gồm: cây bắp 2.000 ha,năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng 11.910 tấn; cây khoai các loại: 1.700 ha,năng suất bình quân 150 tạ/ha, sản lượng 25.300 tấn; rau màu và đậu các loại 10.500ha, sản lượng 120.500 tấn); Cây mía: 15.000 ha, năng suất bình quân 85 tấn/ha, sảnlượng 1.279.250 tấn.
- Cây ăn trái: Diện tích 22.355 ha, trong đó cây có múi: 8.685 ha, cây ăn quảcác loại 12.120 ha Sản lượng 177.800 tấn.
Trang 33- Chăn nuôi: Đàn trâu 1.897 con, đàn bò 3.083 con, tăng 10% so năm 2008;đàn heo 205.000 con, tăng 45% so năm 2008; đàn gia cầm 3,5 triệu con, tươngđương năm 2008.
- Lâm nghiệp: Trồng cây phân tán 2,5-3 triệu cây lâm nghiệp các loại.
- Thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản 13.000 ha, bao gồm diện tích nuôi ruộngtrũng 5.870 ha, diện tích nuôi ao, mương: 7.130 ha, trong đó nuôi thâm canh và bánthâm canh: 1.386 ha Tổng sản lượng thủy sản 109.000 tấn (sản lượng tôm: 44 tấn),trong đó: nuôi trồng 105.000 tấn (cá tra: 40.000 tấn).
3.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn đầu tư khác
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 để phục vụ sản xuấtnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn theo dự kiến: 288.142 triệuđồng bao gồm: vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốnhỗ trợ có mục tiêu,…được bố trí và thực hiện vào đầu năm để phát huy hiệu quảphục vụ cho sản xuất Tuy nhiên, tổng mức kế hoạch vốn phân bổ năm 2009 chongành Nông nghiệp và PTNT là 47.523 triệu đồng, đạt 16,5% nhu cầu kế hoạch.
3.3.4 Các giải pháp thực hiện
Để hoàn thành tốt chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnhHậu Giang kế hoạch năm 2009, đồng thời tạo tiền để phát triển nhằm hoàn thành kếhoạch năm năm 2006-2010 và Nghị quyết Trung ương 7 về Nông nghiệp, nông dân,nông thôn, ngành nông nghiệp và PTNT đề ra các giải pháp chính như sau:
1 Triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp và phát triểnnông thôn được giao Tập trung chỉ đạo việc giao kế hoạch ngay từ đầu năm 2009cho các địa phương, đơn vị Tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh trên câytrồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản Tiếp tục đẩy mạnh công tác giống, khuyếnnông, khuyến ngư thông qua nhiều giải pháp cụ thể để người dân có điều kiện ápdụng để sản xuất có hiệu quả, chất lượng cao, tăng thu nhập Nâng cao trình độ sảnxuất cho nông dân nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng nhiều kênh thông tinthiết thực Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình phục vụ cho phát triểnnông nghiệp và nông thôn như:
Trang 34- Chương trình hỗ trợ cơ giới hóa thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch giaiđoạn 2009-1010, định hướng 2020.
- Chương trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng thực hành nôngnghiệp tốt (VietGAP) giai đoạn 2009-2010, định hướng 2020.
- Chương trình giống cây trồng vật nuôi chủ lực của tỉnh giai đoạn 2009-2010,định hướng 2020.
- Chương trình thủy lợi phục vụ vùng nguyên liệu lúa, mía, thủy sản, cây ăntrái và rau màu giai đoạn 2009-2010, định hướng 2020.
2 Thực hiện tốt quản lý quy hoạch và lập dự án đầu tư, quản lý và triển khaitốt đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn vốn khác.
3 Tập trung chỉ đạo điều hành đối mới một bước về nâng cao chất lượng hàngnông sản Hậu Giang nhằm đáp ứng việc gia nhập WTO Trong đó lưu ý vấn đềgiống, thu hoạch và sau thu hoạch, chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và đặcbiệt chỉ đạo thành công chường trình VietGAP cho 03 cây và 01 con: bưởi Năm RoiPhú Hữu, khóm Cầu Đúc, lúa Hậu Giang, cá tra an toàn vệ sinh thực phẩm và tăngcường đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi phù hợp từng địa phương.
4 Thường xuyên nắm bắt thông tin, diễn biến thời tiết, dịch bệnh,…chỉ đạosâu sát, quyết liệt, để hạn chế đến mức thấp nhất thiên tại, dịch bệnh nếu có xảy ra.
3.4 GIỚI THIỆU VỀ BƯỞI NĂM ROI PHÚ HỮU - HẬU GIANG3.4.1 Nguồn gốc bưởi Năm Roi
Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi (1918-1990) người làng Mái Dầmnay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang tìm thấy Sinh thời, ôngBưởi làm nghề buôn bán trên sông Một tối ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu(vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một tráicây trên sông Trái cây da có màu xanh, ruột màu đỏ vàng Xé ra nếm thử thấy vịngon, mọng nước ông Bưởi rất thích Ông lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ MáiDầm) để trồng Sau khi giống bưởi này được phổ biển khắp vùng quê ông Trần VănBưởi, người các nơi khác cũng đến xin giống cây về trồng Ngày nay, bưởi Năm Roiđược trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và Long Hồ, Vĩnh
Trang 35Long Có thể nói ở trên thế giới chỉ có hai nơi này là trồng bưởi Năm Roi ít bị sâubệnh, trái ngọt và to.
3.4.2 Một số đặc điểm của bưởi Năm Roi
Bưởi Năm roi (Citrus maxima) là giống bưởi đặc sản của tỉnh Bưởi Năm Roi
có phiến lá hình trứng, cánh lá hình tim màu lá mặt trên xanh đậm Cây có khả năngcho quả 2,5-3,5 năm sau trồng (cây ghép/chiết), mùa thu hoạch thường rãi rác quanhnăm nhưng tập trung nhất từ tháng 8 đến tháng 01 năm sau Thời gian từ khi ra hoađến lúc thu hoạch khoảng 7,0-7,5 tháng, năng suất cao (100 quả/cây - cây 8 nămtuổi), quả có hình quả lê, khi chín vỏ quả có màu vàng, khối lượng trung bình1,1kg/quả; tép màu vàng nhạt, bó chặt, dễ tách khỏi vách múi và nhiều nước, vị ngọtchua (Brix 9-11%), tỷ lệ thịt quả ≥ 60%, có mùi thơm, ít đến không hạt.
Cây bưởi Năm Roi cao trung bình từ 7- 8m, cao nhất có thể 15m; có gai dàikhoảng 2,5cm có khi tới 4cm nếu sinh sản bằng hột và không có gai hoặc gai rấtngắn nếu sinh sản sinh dưỡng, khi còn non thì gai có lông tơ.
Lá có hình từ oval tới hình elip kích thước trung bình từ 5-10 x 2-5cm, có khitới 20 x12cm; đế gần tròn hoặc gần hình tim, lá thuộc kiểu lá kép biến dạng, bìa lákhía tròn, trên 2 mặt lá có nhiều tuyến dầu nằm rải rác, phiến lá rộng có thể tới 5cmhình tim ngược.
Phát hoa mọc thành chùm ở nách lá có thể nhiều hoặc chỉ một hoa, chùm hoangắn Hoa lớn chồi dài 2-3cm, khi nở rộng 3-5cm Cánh hoa màu trắng ngà có mùithơm dài 2,5 – 3cm, số cánh là năm, xếp theo kiểu luân xen.
Tất cả các hoa đều được thụ phấn hình thành quả nhưng khi phát triển thườngmỗi cành chỉ còn 1-2 quả Quả có dạng từ gần tròn tới dạng quả lê, đường kính trungbình 15- 20cm có khi đạt 30cm, vỏ ngoài dày 2- 2,5cm màu xanh hơi vàng, khi chíncó màu vàng tâm quả rỗng, trên vỏ nổi nhiều tuyến dầu, bề mặt vỏ nhám và vỏ trởnên mỏng hơn Múi lớn, tép có màu hơi vàng trong mọng đầy nước Hương vị ngọtkhông the đắng, độ ngọt Brix từ 9,3 – 10,5 Hột thường không có hoặc chỉ là dạnglép, đôi khi có vài hột có nhiều cạnh màu hơi vàng.
Ở Phú Hữu người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được một trái bưởi 3-4 kg cótrái còn nặng tới 5kg, những trái lớn như vậy chỉ có vào một hai mùa đầu, người dân
Trang 36gọi là bưởi tơ Vào các mùa sau thì bưởi cho trái nhiều hơn, thường xuyên hơn.Ngày nay người nông dân có thể cho trái quanh năm, tháng nào cũng có thể đượcthưởng thức bưởi Năm Roi chín.
Bưởi Năm Roi Phú Hữu cho thịt trái màu vàng mỡ gà Trung bình mỗi tráibưởi 12 múi, thịt trái bóng láng dễ dàng tách ra,… Khi ăn giòn, vị hơi chua, nếu đểlâu sẽ ngọt hơn, những cây trồng đúng kỹ thuật cho trái hương vị rất đậm đà Đặcbiệt, trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ bình thường, thời gian tồn trữ có thể kéo dài1 tháng Số hạt trong trái hầu như không tìm được Đây là một đặc tính nổi bật màcác giống bưởi khác không có.
3.4.3 Lợi ích của bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánhgiá cao, và có giá trị kinh tế lớn Bưởi là đặc sản quý của nước ta, có giá trị dinhdưỡng cao và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người Ăn bưởi góp phần hỗ trợsức khoẻ con người như giúp dễ tiêu hóa và lưu thông máu Trong một 100g phần ănđược có: nước 89g, protêin 0,5g, chất béo 0,4g, tinh bột 9,3g, vitaminC 44g, ngoàira còn có narigin trong các hợp chất glucosid.
Trang 37Bảng 4.1NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NÔNG DÂN TRỒNG BƯỞIThông tin cơ bảnGiá trị lớnnhấtGiá trị trungbìnhGiá trị nhỏnhất
Bảng 4.2TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NÔNG DÂN
Trang 38Nền kinh tế của nước ta mấy năm qua tăng trưởng khá cao và ổn định, tất cảcác lĩnh vực đều phát triển, nông sản ngày càng xuất khẩu nhiều, trong đó có sảnphẩm bưởi Năm Roi Do đó, đa số nông dân trồng bưởi là do bưởi đem lại lợi nhuậncao cho họ chiếm 18% Bên cạnh đó, đất ở địa bàn này rất phù hợp với loại bưởi nàychiếm 14% Phần còn lại là người dân trồng bưởi là hưởng ứng theo phong trào, vốnđầu tư ít, dễ tiêu thụ.
Bảng 4.3LÝ DO TRỒNG BƯỞI CỦA NÔNG DÂN
Lý do trồng bưởiTỷ lệ % trả lời của nông dân
Kinh nghiệm trồng bưởi đã có từ rất lâu đời.
Có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động của hợp tác xã.
Nông dân có kinh nghiệm cho trái nghịch mùa.
Trang 39Kỹ thuật sản xuất thấp, việc tập huấn kỹ thuật có một số cán bộ chưa xuống tớinông dân, một số chưa áp dụng khi đã được tập huấn.
Công nghệ sau thu hoạch quá lạc hậu, tỷ lệ hao hụt lớn Chưa có hướng dẫnviệc thu hoạch xử lý và bảo quản sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng, an toàn vàchi phí thấp.
Khâu tiêu thụ qua nhiều trung gian làm tăng chi phí, chênh lệch giá quá caogiữa nông dân và người tiêu dùng.
Không có các trung tâm giống tốt để cung cấp giống đạt chất lượngChưa khai thác triệt để những cơ hội về thông tin thị trường.
Bên cạnh những thuận lợi nông dân cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sảnxuất và tiêu thụ bưởi Mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới biến động thất thườngvà kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo, nhất là biến động giá xăng dầu của thếgiới tăng ngất ngưỡng làm cho mọi chi phí đầu vào đều tăng Qua khảo sát cho thấychí phí đầu vào cao chiếm 20%, các loại chi phí cho sản xuất như là giá phân bón,thuốc bảo vệ thực vật năm 2008 là rất cao lại thêm hiện tượng phân giả làm tăngthêm chi phí của nông dân trồng bưởi Bên cạnh đó, khó khăn cũng khá quan trọngđối với nông dân là giá bán, giá bán biến động mạnh qua mỗi năm, năm được mùathì giá lại thấp, năm thất mùa thì giá cao Kết quả khảo sát có 15% thiếu thị trườngđầu ra, nông dân sản xuất nhỏ lẻ, làm theo kinh nghiệm, thiếu sự liên kết giữa ngườisản xuất và người tiêu thụ chiếm 8% làm cho đầu ra không ổn định Ngoài ra, khókhăn về kỹ thuật tay nghề của nông dân, thiếu lao động, thiếu vốn…
Trang 40Bảng 4.4KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI NĂM ROIKhó khăn trong sản xuất, tiêu thụ bưởiTỷ lệ % trả lời của nông dân