MỤC LỤC
Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm Roi Phú Hữu tỉnh Hậu Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. Phân tích kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi Năm Roi Phú Hữu - Hậu Giang và sự liên kết giữa các tác nhân trong kênh.
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng kênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa tăng được tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu được nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuối cùng góp phần làm tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chức năng tổng quát của kênh marketing là làm cho dòng chảy hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn, doanh lợi cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh đồng thời thực hiện thanh toán trở lại đúng giá, dứt điểm và thuận tiện.
Đề tài được tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế trong thời gian 2 tháng (tháng 2,3 năm 2009) nhằm thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa theo bảng câu hỏi đã được mã hoá để lấy thông tin từ nông dân trồng bưởi, thương lái, vựa, doanh nghiệp, người bán lẻ đến người tiêu dùng cuối cùng. Thống kê mô tả (sử dụng SPSS 16.0) được sử dụng để phân tích chi phí marketing, marketing biên tế và lợi nhuận biên theo chiều dọc từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng trong kênh phân phối; mô tả thực trạng và để nhận dạng những yếu tố chính ảnh hưởng đến kênh marketing bưởi.
Ngành công nghiệp gạch ngói nơi đây nổi tiếng khắp nước, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan,..các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triển mạnh. Sản phẩm thủ công từ cây Lục Bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và là những mặt hàng lưu niệm rất quý ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn theo dự kiến: 288.142 triệu đồng bao gồm: vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu,…được bố trí và thực hiện vào đầu năm để phát huy hiệu quả phục vụ cho sản xuất. Trong đó lưu ý vấn đề giống, thu hoạch và sau thu hoạch, chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và đặc biệt chỉ đạo thành công chường trình VietGAP cho 03 cây và 01 con: bưởi Năm Roi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc, lúa Hậu Giang, cá tra an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng cường đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi phù hợp từng địa phương.
Lá có hình từ oval tới hình elip kích thước trung bình từ 5-10 x 2-5cm, có khi tới 20 x12cm; đế gần tròn hoặc gần hình tim, lá thuộc kiểu lá kép biến dạng, bìa lá khía tròn, trên 2 mặt lá có nhiều tuyến dầu nằm rải rác, phiến lá rộng có thể tới 5cm hình tim ngược. Quả có dạng từ gần tròn tới dạng quả lê, đường kính trung bình 15- 20cm có khi đạt 30cm, vỏ ngoài dày 2- 2,5cm màu xanh hơi vàng, khi chín có màu vàng tâm quả rỗng, trên vỏ nổi nhiều tuyến dầu, bề mặt vỏ nhám và vỏ trở nên mỏng hơn.
Nguyên nhân là do nông dân thấy lợi nhuận của cây bưởi Năm Roi thấp, tỷ lệ cây bưởi đang trong giai đoạn cho trái giảm ở huyện nhiều, cây bưởi nhiều sâu bệnh nên nông dân chặt bỏ, thu hẹp diện tích trồng bưởi chuyển sang trồng cam, quýt, chanh, sầu riêng,…Nhưng năng suất trên diện tích cho sản phẩm và sản lượng thu hoạch tăng dần. Mặc dù, giống bưởi khi trồng không được kiểm tra chất lượng nhưng chất lượng bưởi Năm Roi ở địa phương được nông dân đánh giá khá cao chiếm 50%, tỷ lệ giống bưởi ít sâu bệnh, cho năng suất cao, có 30% nông hộ đánh giá rất cao chất lượng giống bưởi, 18% chất lượng giống được đánh giá ở mức bình thường.
Giai đoạn 2 (giai đoạn cho trái ít) có doanh thu, có lợi nhuận và chi phí ít hơn giai đoạn 3, do giai đoạn này cây bưởi cho trái ít, chi phí trung bình nên lợi nhuận trung bình. Tổng doanh thu, lợi nhuận của những hộ có diện tích dưới 1ha và những hộ có diện tích trên 1ha không có sự chênh lệch đáng kể qua từng giai đoạn, nhưng chi phí trung bình của những hộ có diện tích trồng bưởi trên 1ha lại thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận lại cao hơn.
Qua khảo sát các tác nhân trong kênh tiêu thụ bưởi thì đa phần cho rằng chất lượng của bưởi được quyết định bởi kích cỡ của trái bưởi chiếm 39,1%, kế đến là hình dáng bên ngoài của trái bưởi chiếm 34,8%, sau đó mới đến độ ngon ngọt và bưởi không có hạt. Theo các hộ nông dân trồng bưởi nhiều năm ở huyện cho biết nếu biết cách xử lý cho bưởi ra quả trái mùa thì trong suốt 1 năm, mỗi ha bưởi có thể thu hoạch được hai vụ: đúng mùa vụ và trái mùa với năng suất cả hai vụ trên dưới 20 tấn quả, thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Thương lái là một mắc xích rất quan trọng trong kênh phân phối bưởi của huyện, thương lái bao gồm thương lái địa phương và thương lái ngoài tỉnh (thương lái đường dài). Thương lái thu gom bưởi tại nhiều nhà vườn để có số lượng lớn hơn và chuyển đi tiêu thụ. Họ thường là những người ở trong huyện buôn bán nhiều năm với nghề bưởi nên họ am hiểu rất kỹ về bưởi như mùa vụ, chất lượng,…Họ thu gom bưởi từ các nhà vườn và giao sỉ cho các người bán sỉ. Những thương lái đa phần là vốn ít và phương tiện thô sơ. Họ thu gom bưởi trực tiếp tại nhiều nhà vườn và chuyển đến các thương lái lớn hoặc người buôn sỉ. Thương lái lớn thường là những người cư ngụ gần nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông. Tại Châu Thành – Hậu Giang cả thương lái nhỏ và thương lái đường dài tập hợp thành một mạng lưới mua bán rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Trong những năm gần đây đội quân thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh ngày một gay gắt nên ai cũng sắm ghe vào tận các vườn cây ăn trái để mua hàng. Thương lái đường dài không chỉ thu gom sản phẩm bưởi của Hậu Giang mà còn thu mua ở các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cần Thơ và bán cho người bán lẻ, bán ra chợ hoặc đi các tỉnh xa. Thương lái thường thu mua bưởi quanh năm. Thông thường trong một chuyến buôn bưởi, thương lái phải đầu tư một số vốn khá lớn, trung bình khoảng từ 12 – 15 triệu/1 chuyến đối với thương lái vừa và nhỏ), 20 – 30 triệu/1 chuyến đối với thương lái lớn. Tóm lại, kênh tiêu thụ chính của bưởi, thực chất bưởi được mua bán, vận chuyển và phân phối một cách tự phát qua nhiều trung gian làm cho chi phí tăng cao việc vận chuyển cũng tùy tiện cẩu thả làm tăng hao hụt vận chuyển, trái bưởi đến tay người tiêu dùng vừa cao giá vừa giảm phẩm chất.
Đối với doanh nghiệp, chi phí marketing là lớn nhất trong các tác nhân, vì các doanh nghiệp là loại hình kinh doanh có tổ chức hoàn chỉnh họ rất coi trọng uy tín nên sản phẩm của doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn như chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm,…Lợi nhuận biên/tổng chi phí của doanh nghiệp là 22,3%, nghĩa là trong năm doanh nghiệp sử dụng 1 đồng chi phí thì tạo ra được 22,3 đồng lợi nhuận. Về phớa doanh nghiệp, cần xỏc định rừ trỏch nhiệm cụ thể đối với người sản xuất như: cung ứng vật tư nông nghiệp; áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao tính chủ động để hoạt động quản lý, điều hành sản xuất có hiệu quả; có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý thức trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Để cây bưởi phát triển tốt trong tương lai, các địa phương và ngành chức năng cần có những kế hoạch hướng dẫn canh tác cụ thể hợp lý, phù hợp với điều kiện ở từng vùng đất, mùa vụ sản xuất, mặt khác cũng cần chú ý đến yếu tố sản xuất tập trung và có sự chỉ đạo chặt chẽ để ổn định giá cả thị trường, tránh hiện tượng vì lợi nhuận mà sản xuất tràn lan, cung vượt quá cầu khiến cho việc tiêu thụ gặp khó khăn và không mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận cao cho nhà nông. Thực trạng diện tích sản xuất manh mún, nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thể dứt bỏ, công nghệ sau thu hoạch yếu kém thì bên cạnh phát triển diện tích sản xuất, cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nghĩa là sản xuất theo qui trình kỹ thuật GAP hạn chế phun thuốc hoá học để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Cần đẩy mạnh phong trào hợp tác xã, kinh tế trang trại thích hợp với đội ngũ nhân sự qua đào tạo trường lớp, xác định qui mô ngành nghề kinh doanh lấy mục đích lợi nhuận và phục vụ nhân dân làm tiêu chí cơ bản, dần dần đưa các hợp tác xã trở thành các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá qui mô tập trung. Nghiên cứu này chưa thể đưa ra kết luận được về sự phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong kênh là hiệu quả hay chưa và đòi hỏi phải có thêm thông tin để hỗ trợ trong việc đánh giá nhưng những dữ liệu thu thập được nói lên rằng có sự chênh lệch lợi ích không nhỏ giữa các thành viên trong kênh marketing bưởi.
Tuy nhiên, thị trường đầu ra không đảm bảo, giá cả biến động nhiều gây khó khăn cho các tác nhân trong kênh marketing bưởi, cụ thể gây khó khăn cho nông dân - tác nhân chính cung cấp sản phẩm bưởi. Nông dân trồng bưởi chủ yếu sản xuất nhỏ, manh mún và làm theo kinh nghiệm, chưa hình thành được hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ.