1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm lớp 1

7 2,7K 60
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 54 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài : “ Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa” Để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Kể chuyện I.NHẬN THỨC VẤN ĐỀ : Trong tình hình giáo dục hiện nay ở nước ta, để đuổi kòp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục phải có từng bước đổi mới .Về nội dung chương trình, SGK ở cấp Tiểu học, việc đổi mới nhằm mục đích phát huy tính sáng tạo của học sinh trong từng môn học để học sinh nắm kiến thức vững vàng, rèn tập các kỹ năng thực hành trong thực tế. Bản thân tôi nhận thấy cấp tiểu học là nền tảng kiến thức cho các lớp trên, do đó yêu cầu người giáo viên phải phải có óc tổ chức, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt để học sinh phát huy được tính tích cực của mình và tự học, tự kể chuyện, tự thu nhận kiến thức trong các môn học. Qua các năm được phân công chủ nhiệm lớp 1, tôi nhận thấy sách Tiếng Việt mới thay đổi ở lớp 1 có kênh hình nhìn chung là rõ, đẹp và gây ấn tượng, dễ gây sự chú ý cho các em, giúp các em nhận biết nhanh. Qua nhiều năm dạy học và chủ nhiệm lớp 1, bản thân tơi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh đối với mơn Kể chuyện và bằng những kinh nghiệm đó, các lớp mà tơi chủ nhiệm, trong mơn Kể chuyện đã đạt được kết quả rất khả quan. Điều quan trọng mà tơi thấy cần phải chú ý trong khi sử dụng tranh ảnh trong mơn Kể chuyện là phải tập cho học sinh biết sử dụng tranh ảnh để phát triển khả năng suy nghĩ, khả năng giao tiếp của học sinh, tạo sự thích thú cho học sinh trong học tập, sao cho sự thích thú này có thể giúp học sinh vượt qua được tính nhút nhát, rụt rè, thực hiện được ý muốn để ngưới khác lắng nghe mình kể chuyện. Qua đó hình thành các kỹ năng sử dụng ngơn ngữ thơng qua hoạt động nghe, nói, đọc, viết và các kỹ năng suy nghĩ, kỹ năng giao tiếp. Vì những u cầu đó nên phân mơn Kể chuyện là phân mơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chương trình mơn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp Một, làm sao cho sách giáo khoa và tranh ảnh thực sự trở thành phương tiện tự học cho mỗi học sinh, do vậy tơi chọn đề tài : “ Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa”để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Kể chuyện. II.THỰC TRẠNG Tơi là giáo viên dạy tiểu học, trong nhiều năm liền được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Một. Năm học này tôi được tiếp tục được nhận dạy lớp Một A, tổng số học sinh do tôi chủ nhiệm là 36 em, trong đó có 1 em là người Việt gốc Hoa, học sinh còn lại là dân tộc Kinh. Về hoàn cảnh gia đình, phần lớn cha mẹ các em làm nghề nông và buôn bán nhỏ, do vậy thời gian dành quan tâm đến việc học của các em rất hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải cố gắng khắc phục, chòu khó sưu tầm tranh ảnh phù hợp với bài học, chuẩn bò tiết học thật tốt để dễ dàng truyền đạt kiến thức cho học sinh. Hơn nữa, trong lớp tôi lại có một số em chưa qua Mẫu giáo thường gặp khó khăn khi nhìn tranh và kể chuyện, nếu giáo viên chỉ kể bằng lời và khai thác tranh không triệt để thì học sinh không hiểu vì các em chưa tự giác trong việc tự học , tự kể chuyện ở nhà trước. Do vậy, việc sử dụng và thực hiện giải pháp kể chuyện có tranh, ảnh minh hoạ giúp cho học sinh kể chuyện tốt hơn, nhớ câu chuyện kỹ hơn và nhờ đó tính giáo dục cao hơn, tiết học Kể chuyện có kết quả cao hơn . III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1)Đối với giáo viên : Môn Kể chuyện là một môn học khó, đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn chất giọng làm sao cho học sinh hứng thú nghe mình kể chuyện. Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần sử dụng giọng kể linh hoạt tuỳ theo lời nói của từng nhân vật. Do vậy, bắt buộc giáo viên phải chuẩn bò đồ dùng dạy học như các tranh ảnh màu hoặc trắng đen phóng to, tối thiểu kích thước phải là 20x30cm và nội dung tranh ảnh sử dụng phải thể hiện nội dung cơ bản của câu chuyện . -Giáo viên cần phải đọc kỹ câu chuyện cho thật hiểu và nhớ từng chi tiết trước khi truyền đạt. Ngoài ra cần phải rút ra được ý nghóa của câu chuyện để giải thích cho học sinh hiểu cũng như truyền đạt được nội dung giáo dục của câu chuyện cho học sinh. - Khi giảng dạy môn Kể chuyện có minh hoạ bằng tranh ảnh, giáo viên nên sử dụng tranh phóng to từ tranh của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một vì ở sách này có nhiều kênh hình rõ và đẹp mang đậm tính giáo dục . - Trong mỗi bài Kể chuyện ở Sách giáo khoa, học sinh đều có bốn tranh ảnh liên hoàn thể hiện nội dung truyện, dưới mỗi bức tranh là một câu hỏi gợi ý để học sinh hiểu và có thể kể lại từng đoạn hoặc toàn truyện. Với mục đích làm cho học sinh nhớ truyện, giáo viên phải khai thác tốt tranh minh hoạ, khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Sau khi kể chuyện lần thứ nhất, giáo vên sẽ kể lại lần thứ hai, thứ ba và kể từng đoạn cho học sinh quan sát tranh, kết hợp trả lời câu hỏi dưới tranh để kể lại từng đoạn truyện. Bên cạnh đó, lời giới thiệu các hình ảnh trong tranh của giáo viên cũng là gợi ý để các em kể chuyện tự nhiên, sáng tạo, không máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ câu chuyện đã nghe. Chúng ta không nên quên rằng giọng kể của giáo viên cũng chính là một “trực quan” cộng với biện pháp khai thác tối đa tranh ảnh trong sách giáo khoa thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu trong hoạt động dạy và học trong nhà trường. 2.Đối với học sinh : - Học sinh lớp Một chưa thể tự tổ chức hoạt động theo nhóm, song dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em rất hào hứng tham gia các trò chơi.VD : Kể chuyện tiếp sức (theo đoạn), kể chuyện phân vai, đóng vai dựng hoạt cảnh. - Học sinh phải biết tự học và biết sử dụng tranh ảnh để kể câu chuyện có nội dung mà tranh ảnh đã thể hiện. - Học sinh phải bám sát tranh minh hoạ và những câu hỏi gợi ý, điều quan trọng là các em phải nhớ được cốt truyện nhất là các tình tiết, chi tiết cơ bản của câu chuyện mà mình muốn kể đồng thời phải tích luỹ vốn từ ngữ để sử dụng lúc diễn đạt câu chuyện cho chính xác, rõ nghóa. - Chú trọng khuyến khích sao cho học sinh thích kể chuyện và kể chuyện một cách hồn nhiên, súc tích và truyền cảm. 3. Đối với phụ huynh : Tôi luôn trao đổi và xác đònh với phụ huynh răng : việc hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa để giúp học sinh lớp Một tích cực trong khi học tiết Kể chuyện phải thường xuyên thì các em mới đạt kết quả tốt và giúp các em đạt kết quả cao hơn ở các tiết học, môn học khác. Môn Kể chuyện là tiền đề cho việc mở rộng mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ, nó giúp cho việc kể chuyện, giáo tiếp hằng ngày của các em đối với ông bà, cha mẹ, anh chò em. Vì lẽ đó mà các phụ huynh cần xác đònh trọng tâm học tập của các em, cần quan tâm, nhắc nhở, thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em ở nhà. 4.Tổ chức thực hiện tiết dạy : a.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài cũ là công việc thường xuyên của giáo viên, thuộc bài, trả bài là trách nhiệm của học sinh. Do vậy đối với công việc này tôi luôn luôn chú trọng nhằm kiểm tra kiến thức cũng như đánh giá khả năng tiếp thu của từng em học sinh và tính tự học của từng em để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, giúp cho các em học tốt hơn. Đồng thời, đó cũng là biện pháp để tự kiểm tra phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức của mình đối với học sinh, qua đó tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp hơn. Đối với việc kiểm tra bài cũ của phân môn Kể chuyện, tôi cho các em nhìn tranh trong sách giáo khoa và đặt tên cho mỗi bức tranh dưới hình thức một cụm từ sau đó yêu cầu học sinh ( gọi tên và chỉ đònh) ghép thẻ từ hay câu vào bức tranh tương ứng rồi kể lại chuyện theo tranh. Ví dụ ; Câu chuyện về Thỏ và Rùa – tôi đưa 4 bức tranh thể hiện câu chuyện giữa Thỏ và Rùa cùng với các câu “ Rùa trả lời ra sao?” ; “Rùa đang làm gì?”; “Thỏ nói gì với Rùa?”… để học sinh tự ghép câu và kể lại một đoạn câu chuyện trên mà bức tranh đã thể hiện. Để học sinh dễ dàng nhận biết nội dung của bức tranh tôi nêu một chi tiết bức tranh thuộc đoạn nào của câu chuyện nhằm giúp cho học sinh động não, suy nghó và suy luận để lựa chọn bức tranh có nội dung thích hợp. Có thể phân thành nhóm để các em thảo luận, lập luận với nhau để chọn hình ảnh thích hợp với nội dung và cử ra một em đại diện kể lại nội dung của bức tranh thuộc nhóm mình cho giáo viên kiểm tra. Với cách kiểm tra bài cũ này, tôi thấy các em thích thú, không khí học tập sổi nổi hẳn lên, các em mạnh dạn trao đổi và đưa ra quan điểm của mình một cách cụ thể và đặc biệt là giúp cho các em nhớ bài, nhớ lời thoại của các nhân vật rất lâu. b. Giới thiệu bài mới : Đối với học sinh lớp Một, tuy các em mới lần đầu tiếp xúc với kiến thức nhưng ở các em có một sự nhiệt tình và ham học hỏi, đây chính là thuận lợi rất lớn đối với công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức của giáo viên. Do vậy đối với môn Kể chuyện tôi cố gắng tìm kiếm nhiều tranh ảnh phù hợp với nội dung câu chuyện của bài mới để các em nhìn trước. Khi cho các em nhìn tranh, tôi thường giới thiệu vắn tắt nội dung và ý nghóa của câu chuyện mới, sau đó cho học sinh nhìn 4 bức tranh được in trong sách giáo khoa mà tôi phóng to để treo trên bảng đen trước lớp. Từ nội dung mà tôi đã tóm tắt, tôi để cho học sinh tự phỏng đoán diễn biến hay phỏng đoán kết luận. Ví dụ : Tôi hỏi học sinh: “ Trong thế giới động vật, giữa con Thỏ và con Rùa thì con vật nào chạy nhanh hơn?” “vậy trong câu chuyện mà cô vừa kể tóm tắt thì giữa Thỏ và Rùa diễn ra cuộc thi tài như thế nào?” ai chạy nhanh hơn ? vì sao Rùa lại thắng Thỏ? .Sau khi học sinh phỏng đoán, tôi bắt đầu kể chi tiết câu chuyện để các em tự xem thử phỏng đoán của mình có đúng với nội dung câu chuyện không và hỏi các em: “ Câu chuyện cô vừa kể đã cho chúng ta bài học gì? (tôi nhấn mạnh ý nghóa giáo dục của câu chuyện và giải thích cho các em hiểu để các em nhớ bài). Sau đó tôi cho các em tiếp tục nhìn tranh và đếm số lượng nhân vật, gọi tên các nhân vật và ghép từ lên các nhân vật để nhận biết nhân vật cụ thể tham gia vào nội dung câu chuyện. Tiếp tục tôi cho học sinh xem tranh số 1 và tranh số 4 ( trong 4 bức tranh liên hoàn in trong sách giáo khoa) để các em có thể kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách diễn đạt của các em, bên cạnh đó có sự gợi ý của giáo viên từng chi tiết trong câu chuyện nhằm giúp các em thuộc câu chuyện ngay tại lớp. Thông thường sau khi kể câu chuyện lần thứ hai tôi cho các em quan sát từng tranh và nêu câu hỏi đã ghép dưới bức tranh để các em kể lại thứ tự từng đoạn dựa theo tranh. Công việc này giúp học sinh hiều và nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện, có thể liên hệ thêm thực tế đơn giản để các em dễ hiểu. Sau mỗi đoạn tôi dừng lại và cho 2 hoặc 3 em trả lời câu hỏi . Đối với những đoạn tiếp theo tôi cũng làm như vậy, đồng thời kết hợp cho các em ghép từ hoặc ghép câu vào dưới từng bức tranh với nội dung phù hợp. IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC Khi thực hiện các giải pháp trên tôi thấy không khí học tập trong lớp sôi nổi hẳn lên, các em tập trung và hứng thú hơn, khả năng nhớ bài của các em được thể hiện rõ, các em thuộc câu chuyện rất nhanh. Qua việc kể chuyện, giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập, đồng thời rèn kỹ năng nói, kỹ năng phát âm và mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, tiết học đạt chất lượng, yêu cầu sư phạm như mong muốn được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau : Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Kể được câu chuey65n thành thạo trôi chảy 3 – 8,3% 10 - 27.8% Kể được câu chuyện nhưng còn ngập ngừng 21 – 58,3 % 24 – 66,7% Kể được một đoạn ngắn của câu chuyện 12 – 33,4% 2 – 5,5 % Sau mỗi tiết học, khoảng gần 95% học sinh trong lớp tôi đều nhìn tranh và kể được chuyện, thể hiện được cách diễn đạt trọn vẹn nội dung câu chuyện. Đối với từng tiết học, tôi hướng dẫn và gợi ý theo từng bức tranh để học sinh phát huy được tính tích cực, tạo điều kiện cho các em thường xuyên rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và mạnh dạn hơn trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Thông qua các giải pháp trên đã tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh trong môi trường giáo dục, giúp cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa để giúp học sinh tự học môn kể chuyện ở nhà. V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nhiều năm áp dụng “ Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa”để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Kể chuyện.” tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : 1) Trước hết cần tiến hành tốt việc tổ chức cho học sinh tự học và sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa để giúp học sinh hiểu được nội dung câu chuyện một cách sâu sắc và kể được câu chuyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2) Giáo viên pảhi chuẩn bò đồ dùng dạy học đầy đủ theo đúng hướng dẫn của sách giáo khoa và phải có các bức tranh phóng to treo trên bảng để các em ở cuối lớp nhìn thấy rõ, phải chuẩn bò đầy đủ các câu hoặc thẻ từ để cho học sinh tự ghép và dưới các bức tranh thích hợp. 3) Cần xem việc học và sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là việc làm thường xuyên và cần thiết, đồng thời biết kết hợp với tất cả các môn học khác. 4) Giáo viên phải có sự chuẩn bò cho tiết học thật tốt, nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện và phải thường xuyên rèn kỹ năng kể chuyện để học sinh học tập, phải biết sử dụng kỹ thuật kể chuyện có cảm xúc, ngắt câu hoặc nhấn mạnh từ để tạo sự sinh động cho câu chuyện. Thường xuyên tham khảo tài liệu, thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm ở các tiết dự giờ của các giáo viên đồng nghiệp để nâng cao tay nghề chuyên môn. 5) Kòp thời và nhẹ nhàng uốn nắn, sửa sai những em phát âm chưa chuẩn xác, đồng thời biểu dương khen ngợi những em tích cực, mạnh dạn, kể chuyện đúng trong các tiết học để động viên tinh thần hăng say học tập của học sinh. 6) Giáo viên phải hết sức chú ý khi đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào sự thể hiện của tranh ảnh trong sách giáo khoa như : Nêu cậu hỏi cần phải để học sinh trả lời qua từng bức tranh, tránh đặt câu hỏi “có, không” vì đối với dạng câu hỏi này sẽ làm cho các em trả lời theo quán tính, đoán mò và lười suy nghó. 7) Giáo viên luôn tạo sự cởi mở, thoải mái tinh thần giảng dạy và học tập trong lớp để tránh cho học sinh không bò căng thẳng, nhằm làm cho học sinh học tập tập trung và say mê hơn. Khi áp dụng các giải pháp này vào phân môn Kể chuyện tôi nhận thấy học sinh học tập tốt hơn so với khi chưa áp dụng, khả năng nhớ bài, khả năng phát âm và dùng từ của học sinh được chính xác hơn, các em biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt và phong phú hơn và đặc biệt là các em đã tỏ ra mạnh dạn, tự tin khi phát biểu trước tập thể lớp, trước giáo viên. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp nhỏ mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong lớp do tôi chủ nhiệm đối với phân môn kể chuyện. Kính mong Ban giám hiệu, các giáo viên đồng nghiệp góp ý để nội dung của giải pháp này thêm chặt chẽ và khoa học hơn. Ngày 01 tháng 4 năm 2009 Người viết . và chủ nhiệm lớp 1, bản thân tơi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh đối với mơn Kể chuyện và bằng những kinh nghiệm đó, các lớp mà tơi chủ. chuyện, tự thu nhận kiến thức trong các môn học. Qua các năm được phân công chủ nhiệm lớp 1, tôi nhận thấy sách Tiếng Việt mới thay đổi ở lớp 1 có kênh hình

Ngày đăng: 01/08/2013, 05:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w