1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM CHỈ đạo xây DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRƯỜNG sơn TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ cứu nước ( 1959 1975 )

53 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đĩ, việc thành lập và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống đường Trường Sơn là một tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ ĐẠO XÂY

DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ( 1959-1975 )

Chuyên Ngành: Sư Phạm Giáo Dục Công Dân

Mã ngành: 52140204

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS:Lê Thị Út Thanh Hồ Thu Xa

MSSV: 6064695 Lớp: SP GDCD K32

Cần Thơ, 11/ 2009

Trang 2

Chính vì lẽ đó, trang đầu tiên của luận văn tốt nghiệp là lời cảm ơn chân thành của tôi

đến toàn thể thầy cô, gia đình và bè bạn Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Út Thanh đã

hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, gớp ý cho bài viết của tôi Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả

các thầy cô thuộc khoa Khoa Học Chính Trị trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến

thức trong những niên học vừa qua, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài luận văn Tiếp đến, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp sư phạm giáo dục công dân khóa 32 Các bạn là những người bạn đồng hành lý tưởng Và cuối cùng đó là lời tri ân đến cả gia đình, đây là nơi đã cho tôi thêm nhiều nghị lực

Tuy nhiên, hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn

Chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, tháng 11 năm 2009 SVTH:

Hồ Thu Xa

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Kết cấu luận văn 6

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (1959 – 1975) 7

1.1 Về tên gọi 7

1.2 Chủ trương xây dựng con đường chiến lược trên dãy Trường Sơn của Đảng 9 1.3 Quá trình xây dựng và mở rộng Đường Trường Sơn (1959-1975) 11

Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHI VIỆN TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN GIAI ĐOẠN 1965-1975 22

2.1 Khái quát hoạt động của đường Trường Sơn giai đoạn 1959-1964 22

2.2 Đẩy mạnh chi viện cho chiến trường miền Nam trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1975 25

2.2.1 Quyết tâm bảo vệ đường Trường Sơn của Đảng và dân tộc Việt Nam 25 2.2.2 Đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam trên đường Trường Sơn36 2.3 Đường Trường sơn trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước sau 1975 42

KẾT LUẬN 44

PHỤ LỤC 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

MỞ ĐẦU

Trang 4

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đĩ, việc thành lập và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống đường Trường Sơn là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định Ngày 19 tháng 5 năm 1959, xuất phát từ nhu cầu chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam, Đồn 559 phụ trách xây dựng tuyến đường vận tải chiến lược trên dãy Trường Sơn đã được thành lập Với sự quyết tâm của Địan

559, đường Trường Sơn đã đi từ thơ sơ rồi cứ ngày càng được mở rộng và trở thành con đường vĩ đại thời chiến tranh chống Mỹ Từ tuyến đường mịn bí mật gùi bộ đầu tiên, trong mười sáu năm kháng chiến chống Mỹ tuyến giao thơng vận tải này đã ngày càng được mở rộng và trở thành một hệ thống đường cho xe

cơ giới dài đến 16.790 kilơmét, với sáu trục dọc phía Đơng, Tây Trường Sơn nối liền hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam, vùng giải phĩng của cách mạng hai nước Lào, Campuchia Song song đĩ, sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam bằng con đường này cũng ngày càng tăng lên Chỉ 9 tháng đầu năm 1973, Miền Bắc đã đưa vào tiền tuyến 140.000 tấn hàng các loại, gấp 4 lần so với năm 1972, trong đĩ cĩ 80.000 tấn hàng quân sự, 40.000 tấn gạo…

Trang 5

Để thực hiện nhiệm vụ chi viện hết sức quan trọng đó, quân và dân Miền Bắc mà trực tiếp là bộ đội, thanh niên xung phong cùng nhân dân sống và hoạt động trên đường Trường Sơn đã phải vượt bao khó khăn gian khổ, chiến đấu với lòng dũng cảm, không ngại hy sinh để bảo vệ con đường huyết mạch này, tiến tới giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc Thực tiễn cách mạng Việt Nam cùng những đóng góp của đường Trường Sơn đã chứng tỏ đây là một công trình có giá trị cả về mặt thực tiễn lẫn trong chính trị, tư tưởng, là một bức tranh hoành tráng phản ánh trung thực ý chí, sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam dưới

sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ

Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi đến việc chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1959-1975) ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

* Từ trước đến nay, nghiên cứu về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu

nước (1954-1975) đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu như: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, tập VI; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975, thắng lợi và bài học kinh nghiệm; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II ( 1954 – 1975 ); Việt Nam cuộc chiến không quên… Các

công trình nghiên cứu này đã cho người đọc một cái nhìn tổng quát về những sự kiện, những biến cố đã xảy ra trong giai đoạn hết sức khó khăn của cách mạng Việt Nam, giai đoạn mà đất nước ta phải đối đầu với kẻ thù xâm lược lớn mạnh-

đế quốc Mỹ, trong đó có đề cập đến việc thành lập và hoạt động của Đường Trường Sơn

* Các công trình nghiên cứu cụ thể về đường Trường Sơn và vai trò của tuyến đường này trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:

Chính vì vai trò hết sức quan trọng của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ nên ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này,

Trang 6

đặc biệt là các tác phẩm dưới dạng hồi ký của chính những người đã từng tham gia chiến đấu trực tiếp ở Trường Sơn

- Tác phẩm Những năm tháng sôi động trên đường Trường Sơn của Thiếu

tướng Võ Bẩm được Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995 Đến với quyển sách chúng ta như trở lại những năm tháng đầu triển khai tuyến vận tải quân sự chiến lược ở Trường Sơn và không khí sôi nổi trong việc chuẩn

bị chiến trường, đón thời cơ lớn, tiến lên phục vụ các chiến dịch tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên – người trực tiếp chỉ đạo, gắn bó với

tuyến đường Trường Sơn đã công bố Tập hồi ức: Đường xuyên Trường Sơn vào

năm 2004 Với tập hồi ức này, tác giả đã thể hiện chặng đường hơn mười năm hoạt động trong đạn bom khốc liệt, nhưng rất đỗi hào hùng của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, cũng là quãng thời gian tác giả ở cương vị phụ trách tuyến chi viện này Tập hồi ức được thể hiện qua sự chắt lọc những mảng lớn ký ức, nhật ký công tác của bản thân và đóng góp của một số đồng đội đã từng chiến đấu, công tác ở Trường Sơn

- Nguyễn Việt Phương với tác phẩm Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh huyền thoại, xuất bản năm 2005 Bằng hệ thống câu hỏi – đáp, tác phẩm đã gúp

người đọc dẽ dàng nắm bắt những vấn đề liên quan đến địa danh, con người, các

sự kiện đã xảy ra trên tuyến đường Trường Sơn

- Tác phẩm Con đường máu lửa do Nguyễn Thị Súy và Lê Ngọc Tú chủ

biên, xuất bản năm 2007 Với tác phẩm này, các tác giả đã tái hiện lại những cuộc hành quân, những đợt chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trên đường mòn Hồ Chí Minh, đồng thời lên án những âm mưu thủ đoạn đánh phá mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam mà trực tiếp là trên tuyến đường Trường Sơn

- Năm 2008, tác giả Đặng Phong đã cho ra đời tác phẩm 5 đường mòn Hồ Chí Minh Tác phẩm này là một công trình rất quý giá vì đây là lần đầu tiên tư

Trang 7

liệu trong và ngoài nước được tập hợp trong một cuốn sách để miêu tả và giải thích tầm quan trọng và quan hệ của 5 đường mòn Hồ Chí Minh: Trên bộ, trong lòng đất, trên biển, vận chuyển quá cảnh và con đường chuyển ngân trong việc chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam cũng như trong việc giữ liên lạc giữa miền Nam với miền Bắc

- Năm 2009, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đường 559 – đường Trường Sơn, Nhà xuất Bản Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời tác

phẩm Trường Sơn con đường huyền thoại, chủ biên là nhà nghiên cứu Lan Anh

Tác phẩm gồm hai phần: phần một là những bài ký do chính những người lãnh đạo là những chiến sĩ đã tham gia trực tiếp vào việc triển khai, mở rộng con đường Trường Sơn huyền thoại và phần hai là những bút ký trở lại Trường Sơn hôm nay để tìm lại những hồi ức, những chứng tích của một cuộc đấu tranh vì chính nghĩa

Đó là những công trình nghiên cứu hết sức công phu, là những tài liệu tham khảo hết sức quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của hệ thống đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

+ Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu về hệ thống đường Trường Sơn trên mặt đất

+ Về mặt thời gian: Luận văn tìm hiểu về đường Trường Sơn giai đoạn (1959 – 1975)

4 Mục đích và nhiệm vụ

- Mục đích: Luận văn tập trung làm sáng tỏ về việc chỉ đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trang 8

- Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu về tên gọi của đường Trường Sơn; chủ trương xây dựng đường Trường Sơn của Đảng; khái quát quá trình mở rộng tuyến đường Trường sơn (1959 – 1975); hoạt động chi viện cho tiền tuyến Miền Nam trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ (1959 – 1975); vai trò của đường Trường Sơn trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước sau năm 1975

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Để hoàn thành luận văn này tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp so sánh – đối chiếu…

6 Đóng góp của luận văn

Việc hoàn thành luận văn góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu về đường Trường Sơn, đặc biệt là chủ trương đúng đắn của Đảng trong việc xây dựng và phát huy vai trò của tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ Theo trật tự khai thác và kiến thức đã chắt lọc tôi mong đây là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên- thế hệ không trực tiếp tham gia cuộc chiến Mong rằng đóng góp nhỏ của luận văn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam trong những tháng năm kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược

7 Kết cấu của luận văn

Trang 9

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia thành 2 chương, 6 tiết

Trang 10

Trong hồi ký của Thượng tá Võ Bẩm thì đúng vào ngày sinh nhật lần thứ

69 của Bác 19/5/1959, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Bác Hồ, một tuyến giao thông vận tải được mở để đưa cán bộ, vũ khí và những hàng hóa cần thiết vào chi viện cho chiến trường miền Nam Đoàn 559 là lực lượng phụ trách thực hiện nhiệm vụ trên; do đó, tuyến giao thông vận tải nối liền Bắc-Nam này được gọi

là Đường 559

Đường 559 còn được gọi với một tên khác là đường Trường Sơn lấy tên

của dãy Trường Sơn, nơi hệ thống tuyến đường này đi qua Dãy Trường Sơn là khái niệm phạm vi không gian chỉ dãy núi nối dài trùng điệp từ Tây – Bắc tới Đông – Nam dọc biên giới ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia Riêng ở Việt Nam dãy Trường Sơn gồm các cao nguyên: Mộc Châu, Kon Tum, Pleiku, Đăklăk, Lâm Viên…Do địa hình cấu tạo xen kẽ những thung lũng hẹp nên dãy Trường Sơn nói chung và dãy Trường Sơn ở Việt Nam nói riêng có những khúc đứt gãy phân ra nhiều nhánh núi đâm ngang, dốc cao và thường dừng lại trước thung lũng sâu cùng khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt Vậy mà, chính nơi đây, chính trên dãy Trường Sơn này lại hình thành một hệ thống Đường 559 – đường Trường Sơn

Đầu năm 1961, đường Trường Sơn được gọi với tên Con đường mòn Hồ

Chí Minh – Ho Chi Minh trail Tên gọi này xuất phát từ người Mỹ, cụ thể trong

Trang 11

bản báo cáo của tướng Taylor trình lên Tổng thống Kennedy về sự thâm nhập của miền Bắc Việt Ông Taylor đã gọi tuyến giao liên vận tải của ta là Ho Chi Minh trail

Mười năm sau – năm 1971, một ký giả Pháp ông Van Geirt đã gọi đường

Trường Sơn là: Đường mòn Hồ Chí Minh – La piste Hô Chi Minh trong quyển

sách cùng tên Cũng trong năm, tại Việt Nam nhà văn Đào Vũ cho ra mắt đọc

giả một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết: Con đường mòn ấy Ai đến với tác

phẩm cũng ngầm hiểu tác giả đang nói về Đường 559 – đường Trường Sơn

Đến năm 1973, khi Bộ Chính Trị - Chính phủ phê chuẩn dự án QĐ243/ TTG ( dự án mở đường ) thì tuyến giao thông vận tải Trường Sơn – Đường 559

được gọi với tên mới Đường Hồ Chí Minh

Đường 559 – Đường Trường Sơn hay Đường Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia

Ngoài ra, đường Trường Sơn còn được các nhà văn nhà thơ, những người lính trong cuộc chiến hình tượng hóa bằng những tên gọi khác như: tuyến lửa, con đường máu lửa, con đường huyền thoại, trận đồ bát quái xuyên rừng rậm

1.2 Chủ trương xây dựng con đường chiến lược trên dãy Trường Sơn – Đường 559 của Đảng

Hiệp định Giơnevơ (7/1954) đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong lịch

sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta gần một thế

kỷ chống thực dân Pháp xâm lược Từ đây miền Bắc được hoàn toàn giải phóng

và bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước Vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam Nhưng, chẳng những tổng tuyển cử thống nhất đất nước Việt Nam đã không được thực thi như điều khoản của Hiệp

Trang 12

định Giơnevơ mà hình hình chiến sự ở Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt vì

âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của đế quốc Mỹ

Từ lâu, đế quốc Mỹ đã dòm ngó Việt Nam, ấp ủ mưu toan thôn tính

“…Mỹ công khai can thiệp thẳng vào cuộc chiến tranh, hà hơi tiếp sức cho Pháp với ý đồ chuẩn bị điều kiện tiến tới thay thế Pháp…” Và vì vậy, khi thực dân Pháp thất bại trong chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã “…nhảy vào miền Nam Việt Nam, thẳng tay hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền tay sai, lập ra một quân đội đánh thuê do Mỹ điều khiển, dìm phong trào yêu nước của dân ta trong máu lửa…” [2, 85]

Thật vậy, đế quốc Mỹ lợi dụng sự suy yếu của Pháp đã hất cẳng tên thực dân cáo già, độc chiếm miền Nam, áp đặt ách nô dịch thực dân kiểu mới nhằm chia cắt đất nước ta một cách lâu dài Âm mưu cơ bản của chúng là thôn tính miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự tiến lên đánh miền Bắc, đẩy lùi hệ thống chủ nghĩa xã hội Đồng thời, miền Nam Việt Nam sẽ trở thành môi trường thí nghiệm các học thuyết chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ Để biến âm mưu đó thành hiện thực, đế quốc Mỹ đã thẳng tay đàn áp, khủng bố, đánh phá cách mạng Việt Nam, giết hại những người kháng chiến và nhân dân yêu nước Chúng thi hành luật 10/59 tăng cường

tố cộng, diệt cộng, lê máy chém khắp miền Nam, gây bao cảnh đau thương mất mát Điều này đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân ta

Thực tiễn đẫm máu và nước mắt của cách mạng miền Nam sau những năm 1954 – 1959 đòi hỏi Đảng ta phải tìm ra con đường để đưa cách mạng miền Nam qua khỏi vòng nguy biến và phát triển đi lên Dân tộc Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải

phóng miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước với tinh thần “Cả nước chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc.” [2, 87]

Trang 13

Trước tình hình đó, ngày 13 tháng 01 năm 1959, Ban chấp hành Trung

ương Đảng họp hội nghị mở rộng lần thứ 15 Nghị quyết 15 khẳng định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực, theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì đường lối dùng bạo lực là: lấy sức mạnh quần chúng, dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân…Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai đế quốc Mỹ…” [8, 56]

Nghị quyết 15 của Trung Ương Đảng với việc nhấn mạnh cách mạng miền Nam phải bằng bạo lực quần chúng chống lại chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cách mạng và của nhân dân

cả nước, đặc biệt là của nhân dân miền Nam Nhưng miền Nam sau hiệp định Giơnevơ chỉ có lực lượng chính trị Như vậy, miền Nam sẽ đấu tranh vũ trang như thế nào? Một trong những nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là nhanh chóng

mở con đường hành lang Bắc – Nam để sự lãnh đạo của Đảng từ Trung Ương thông suốt về tận chiến trường Nam Bộ, để tăng cường chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào cho cách mạng miền Nam

Vì vậy, đầu tháng 5/1959, Bộ Chính trị đã giao cho Quân ủy Trung ương nghiên cứu tổ chức một đoàn giao thông quân sự đặc biệt, mở một tuyến giao thông và vận tải để đưa cán bộ, vũ khí và những hàng hóa cần thiết vào Nam

Chỉ thị của Bộ Chính trị ghi rõ: “Đây là một việc lớn, có ý nghĩa chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc” Tuy

nhiên, vì xu hướng của những nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là chung sống hòa bình, nên việc mở đường và đưa lực lượng vào Nam chiến đấu là chuyện rất

tế nhị Do đó, chỉ thị của Bộ Chính trị còn căn dặn: “Mở đường và tổ chức vận tải từ miền Bắc vào miền Nam phải tuyệt đối bí mật, an toàn.”[24, 473]

Trang 14

Đến ngày 19 tháng 05 năm 1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đoàn 559 (tiền thân của Binh đoàn Trường Sơn) có nhiệm vụ mở con đường này trên cơ sở lực lượng của đoàn giao thông quân sự đặc biệt đó Các đại biểu chiến trường, đồng bào chiến sĩ vô cùng xúc động trước quyết định mở tuyến chi viện từ Bắc vào Nam Đoàn 559 đã dựa vào cơ sở những con đường giao liên ở vùng rừng núi các tỉnh miền Tây được thiết lập trong những năm kháng chiến chống Pháp và duy trì từ khi có hiệp định Giơnevơ đến nay để khởi đầu thực hiện nhiệm vụ quan trọng này Con đường vận tải kỳ diệu đã bắt đầu như thế Con Đường 559 – Đường Trường Sơn được hình thành như một sự tất yếu trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính nghĩa và con đường ấy đã làm nên những kỳ tích có một không hai

1.3 Quá trình xây dựng và mở rộng Đường Trường Sơn (1959-1975)

Ngược dòng lịch sử thì tại Trường Sơn đã có sẵn những con đường xuyên sơn Nam- Bắc và Đông- Tây mà vua chúa thời xa xưa đã sử dụng như các con

đường đánh úp đối phương “ Lịch sử có ghi chép rằng, vào thế kỷ thứ 10, vua

Lê Đại Hành đem quân đánh Chiêm Thành cũng dùng thượng đạo Trường Sơn vào đánh Quảng Nam là thủ phủ vua Chiêm Dân Chiêm phải kéo vào rừng núi

ẩn nấp, đời này qua đời nọ lập thành từng bản, từng châu liên lạc với nhau qua các nẻo đường xuyên sơn Rồi đời Tây Sơn, danh tướng Trần Quang Diệu đã

có công khai phá mở rộng thêm các thượng đạo Đường này từ thượng du Bình Định thông suốt tới thượng du Nghệ An, rồi lại kéo dài tới ranh Khánh Hòa, Phú Yên để xuyên thẳng vào đất Gia Định Người Pháp sau này có tu bổ lại con đường mà trước kia Trần Quang Diệu đã khai phá và đặt tên thành đường Cái Quang số 14 hiện vẫn còn thấy ghi trên bản đồ ” [6, 24-25]

Ban đầu đường Trường Sơn mới chỉ là các lối mòn theo những dấu vết tự nhiên trong rừng sâu núi thẳm Một số phần của đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các con

Trang 15

đường mòn xuyên Bắc Nam trên Trường Sơn đã hỗ trợ đắc lực cho kháng chiến

“ Theo đường mòn Trường Sơn, nhiều đoàn cán bộ vào tăng cường khu V, Nam Bộ…” [18, 36]

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ những con đường mòn sơ khai ấy, với ý chí và quyết tâm vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập dân tộc và thống nhất

Tổ Quốc quân và dân ta đã mở rộng thành hệ thống những con đường ngang, dọc nối liền Miền Bắc với Miền Nam, trở thành một trong những yếu tố quyết định cho thắng lợi của cuộc kháng chiến gian khổ này

* Giai đoạn 1959 – 1964

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi thành lập Đoàn 559, tuyến giao thông vận tải quân sự đường bộ được triển khai Lực lượng ban đầu gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người, đoàn trưởng là Thượng tá sau là Thiếu tướng Võ Bẩm

Đoàn 559 dưới chỉ huy của đồng chí Võ Bẩm đã xác định rõ tầm quan trọng trong việc mở đường Trường Sơn, tổ chức chi viện cho chiến trường miền Nam đó là nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân Đoàn 559 đã cụ thể hóa những kế hoạch và trong năm 1959 tổ chức thiết lập tuyến hành lang nối liền thông tin liên lạc vận chuyển gấp một số hàng quân sự thiết yếu theo yêu cầu của chiến trường

Buổi đầu, để mở đường chúng ta phải vượt qua nhiều núi cao hiểm trở, vượt qua nhiều sông, suối và qua cả hệ thống đồn, bốt của địch Chủ trương của

ta thời gian đầu là: “ Tuyến giao liên vận tải quân sự cơ bản sẽ được mở dựa trên tuyến giao liên Thống Nhất, với nguyên tắc là mở đường mới nhưng vẫn giữ được cơ sở cách mạng nơi tuyến đường đi qua ” [13, 524] Sau một tháng

học tập sắp xếp tổ chức quán triệt thực hiện tình hình nhiệm vụ, Đoàn triển khai công tác vừa mở rộng căn cứ bàn đạp vừa phát triển cơ sở vừa mở đường hành lang Lực lượng được chia làm hai mũi để phát triển cơ sở, mở rộng đường vào Nam: một mũi chủ yếu do đồng chí Trần Quang Sang phụ trách từ căn cứ Bắc

Trang 16

Nam mở đường qua cao nguyên Plây Tô vượt lộ 8 tiến về Đồng Nai Thượng tìm bắt liên lạc với bộ phận C200 của Đông Nam Bộ mở đường từ chiến khu Đ ra; một mũi do đồng chí Phùng Đình Ấm phó đoàn B90 phụ trách từ căn cứ Bắc Nam Nung phát triển qua vùng ba biên giới vùng tiếp giáp của Trung Bộ Nam

Bộ và Đông Bắc Campuchia mở đường từ chiến khu Đ ra

Ngày 30 tháng 10 năm 1960, mũi mở đường phía Đông đã mở được liên lạc với tổ mở đường từ chiến khu Đ ra tại vàm Đắc tít sông Đồng Nai thượng Ngày 4 tháng 11 năm 1960, mũi mở đường thứ hai ở phía Tây cũ bắt liên lạc được tổ mở đường của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tại cây số 4 đường Đắc Song – Gia nghĩa của quốc lộ 14 kéo dài Từ đó chấm dứt tình trạng chiến trường bị chia cắt nối liền Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ Từ đây đường Trường Sơn ngày càng được xây dựng và mở rộng nhiều hơn

Đầu năm 1962, tuyến hành lang 559 có đoạn phía Nam giới tuyến tạm thời đi xuyên qua vùng kiểm soát của địch Vì vậy, sau khi phát hiện, chúng đã tập trung quân càn quét chà đi xát lại gây trở ngại cho bộ đội ta Phát hiện sự phát triển mới của tuyến chi viện chiến lược, đế quốc Mỹ ráo riết tiến hành nhiều hoạt động ngăn chặn Máy bay Mỹ trinh sát tuyến đường suốt ngày đêm, kết hợp thả thám báo biệt kích dò la chỉ điểm Các cuộc đánh bom phá đường và săn đuổi đội hình xe bằng máy bay từ khu vực Đường 9 trở ra cũng tăng dần, đặc biệt tập trung ở một số đầu mối quan trọng hoặc hiểm yếu như Tà Khống, Mường Phin, Pác Pha Năng, Pha Nộp, Ba Na Phao hình thành các trọng điểm đánh phá ngày càng ác liệt

Ðược sự nhất trí giữa hai Ðảng, hai nhà nước Việt – Lào, Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh quân khu 4 và Ðoàn 559 phối hợp mở tuyến hành lang mới, vượt đỉnh Trường Sơn sang đất bạn để cùng lúc chi viện cho chiến trường Nam Lào và chiến trường miền Nam nước ta Từ cuối năm

1962, tuyến đường mở trên đất Lào được gọi là Trường Sơn Tây, tuyến đường trên đất Việt gọi là Trường Sơn Ðông Phương thức vận tải lúc đầu chủ yếu là

Trang 17

gùi, gánh, vác riêng tuyến Trường Sơn Tây có thể dùng xe đạp thồ Tuyến hành lang 559 đã phát triển nhanh chóng các trục dọc, ngang, nối Trường Sơn Tây với Trường Sơn Ðông, dẫn tới các vùng căn cứ của quân ta ở miền Tây Bình Trị Thiên và các tỉnh thuộc Khu 5 với chiều dài tổng cộng 20.000 km, chưa kể chiều dài đường ống xăng dầu và đường dây thông tin

Đến năm 1964, hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất (một số nơi rải đá hoặc lót ván gỗ ) rộng khoảng 5,5m gồm đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải; bên cạnh

đó còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác Tất cả được che dấu khỏi sự quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố

Như vậy, từ những ngày soi đường âm thầm, lặng lẽ giữa mùa mưa năm

1959, những người lính Trường Sơn đã từng bước nghiên cứu, nắm bắt quy luật đánh phá ngăn chặn của kẻ thù, nghiên cứu điều kiện tự nhiên núi rừng Trường Sơn Chính tinh thần yêu nước, niềm tin vào cách mạng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ của người lính Trường Sơn đã tạo nên thắng lợi bước đầu hết sức quan trọng này Với những cố gắng đó, Tổng Quân ủy – Bộ Quốc phòng

trong dịp Tết năm 1961 đã biểu dương thành tích cho Đoàn 559: “ Các đồng chí

đã đảm nhận một nhiệm vụ vinh quang, góp phần cống hiến rất cụ thể vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Chúng ta tin tưởng rồi đây dù khó khăn gian khổ với quyết tâm ngày càng được củng cố, ý chí ngày càng cao, chúng ta

sẽ vượt qua tất cả, bắt đỉnh Trường Sơn phải cúi đầu, Mỹ - Diệm phải khuất phục ” [13, 540]

* Giai đoạn 1965 – 1968

Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom của đế quốc

Mỹ Ngoài ra, sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu

số cũng cản trở việc ném bom của kẻ thù Nắm được những mặt thuận lợi, Đảng

Trang 18

Cộng sản Việt Nam triển khai kế hoạch tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh tuyến đường Trường Sơn

Đầu năm 1965, trước nhu cầu vận chuyển vào chiến trường ngày càng lớn, tổ chức và phương thức vận chuyển cũ không còn thích ứng nữa Cuộc chiến đấu ở chiến trường đòi hỏi phải thay đổi phương thức hoạt động, phải chuyển lên cơ giới mới có thể vận chuyển khối lượng lớn vào các chiến trường

xa, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các chiến trường

Tháng 4 năm 1965, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 54/QUTƯ nâng quy mô tổ chức của Đoàn 559 từ tương đương cấp sư đoàn lên thành

Đoàn 559 có ba lực lượng chính là: lực lượng mở đường mới, giữ gìn và sửa chữa đường cũ; lực lượng vận chuyển và giữ kho; lực lượng bảo vệ Ngoài ra còn có các lực lượng bảo đảm như thông tin, quân y, sửa chữa Các lực lượng

đó được huy động từ quân đội, Bộ Giao thông vận tải và dân công địa phương các tỉnh Tất cả đều đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ huy thống nhất của Đảng ủy và

Bộ tư lệnh 559 Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ tư lệnh 559 là mở đường và tổ chức vận chuyển chi viện cho các chiến trường miền Nam và Hạ Lào, đồng thời còn

có nhiệm vụ bảo đảm vật chất và an toàn cho các lực lượng hành quân, bảo vệ hành lang thang địch tập kích, biệt kích bằng đường bộ và đường không, phối hợp và giúp đỡ các địa phương củng cố vùng giải phóng ở dọc hành lang Lúc bấy giờ, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được bổ nhiệm làm Tư lệnh kiêm Chính

ủy Đoàn 559 Đồng chí Phan Trọng Tuệ đã trở thành vị Tư lệnh đầu tiên của Đoàn 559 cấp quân đoàn

Việc mở rộng quy mô vận tải cơ giới trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh với các tuyến phát triển sâu sang đất bạn Lào là một chủ trương táo bạo, đúng đắn và kịp thời lúc bấy giờ

1

Cấp Sư đoàn (tương đương cấp Đại đoàn): khoảng 10.000 người

Cấp Quân đoàn: khoảng 33 đến 45 ngàn người

Trang 19

Cuối năm 1965, Đại tá Hoàng Văn Thái được cử làm Tư lệnh và Đại tá

Vũ Xuân Chiêm được cử làm Chính ủy Đoàn 559 Đến cuối năm 1966, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên được cử làm Tư lệnh Đoàn 559

Nhằm tăng thêm tính vững chắc cho việc hoàn thành kế hoạch chi viện trong năm, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đề nghị Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cho mở tuyến vận tải thô sơ xuyên từ ngã ba biên giới qua Tây Nguyên để chuyển vũ khí cho Nam Bộ đề phòng tình hình chính trị ở Cam-pu-chia còn khó khăn và tăng cường lực lượng mở nhanh đường xe cơ giới nhẹ có trọng tải khoảng 500kg từ A Túc vào Bù Lạch để tăng khả năng bảo đảm cho hướng trọng điểm Khu V Kế hoạch mở đường từ A Túc đi Bù Lạch được Bộ chấp nhận và chỉ thị phải làm gấp để kịp sử dụng trong mùa khô 1967 Mùa khô năm 1966 – 1967, các sở chỉ huy của tuyến đường Trường Sơn được chuyển ra gần đường, các lực lượng phòng không, công binh đóng sát đường để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công Nhiều tuyến đường phụ, đường vòng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy

Tính đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên 2.959 km đường ô tô, trong đó có 275 km đường chính, 576 km đường vòng, và 450 đường vào cùng các kho chứa Đường hành quân từng bước được tu sửa dễ đi hơn Mặt đường

mở rộng từ 1m đến 1,2m, phát bỏ các chướng ngại trên đường cho ngắt bỏ những đoạn đi vòng cho đường ngắn bớt Các chỗ dốc cao tìm cách sửa đi cho

đỡ dốc và tạo thành bậc Các cầu qua suối đều làm mặt rộng, có phên lát cho bộ đội đi nhanh

Tháng 3-1968, giặc Mỹ tăng cường ném bom nhằm chặt đứt đường Trường Sơn, chặn đường vận chuyển của ta từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam Lúc này ở Trường Sơn, gần nửa tháng trời Đoàn 559 cạn xăng có lúc cả ngàn xe vận tải phải nằm chờ Đạn, lương thực, quân nhu không vào được chiến trường Thiếu gạo, thiếu muối, khẩu phần ăn của chiến sĩ chỉ còn 2 lạng trong ngày Lệnh của trên truyền xuống nhiệm vụ đặc biệt lúc bấy giờ là bằng mọi giá

Trang 20

phải đưa số xăng dầu cần thiết vượt Trường Sơn để giao cho Đoàn 559 Thực hiện chỉ thị đó, một đường ống dẫn xăng dầu từ Bắc vào Nam hay còn gọi là đường Trường Sơn trong lòng đất được xúc tiến xây dựng song song với đường Trường Sơn trên mặt đất

* Giai đoạn 1969 – 1975

Cuối năm 1968 đầu năm 1969, có khoảng 43.000 người Việt và Lào đã tham gia điều khiển, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường Trường Sơn Năm

1970, Đoàn 559 được nâng lên ngang mức quân khu Chỉ huy thời kỳ này là Đại

tá Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm - Chính ủy Linh cảm

về một sự kiện lớn sẽ bùng nổ trên chiến trường, toàn tuyến bừng bừng khí thế

Cán bộ, chiến sĩ nô nức lập công với khẩu hiệu: “Tất cả vì miền Nam ruột thịt Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, công binh khẩn trương mở rộng và

kéo dài cầu đường, pháo cao xạ đánh mạnh và hiệu quả, đội hình xe đột kích nhanh Nhiều cán bộ, chiến sĩ các binh chủng lập thành tích xuất sắc trở thành lá

cờ đầu toàn tuyến “Tiêu biểu về thành tích vượt cung tăng chuyến trong lực lượng vận tải ô tô có các đồng chí Trần Công Nhỡn, Đỗ Văn Chiến, Hà Văn Tơ, Khúc Văn Lượng, Lê Quang Biện, Kim Ngọc Quản Tiêu biểu về bám đường, bám xe, khắc phục nhanh sự phá hoại của địch trong lực lượng công binh là các đồng chí Vũ Tiến Đề, Tô Quang Lập, Nguyễn Văn Tửu Về thành tích quay nòng pháo theo bánh xe lăn, bắn rơi máy bay địch bao vệ an toàn đội hình vận chuyển và trọng điểm trong lực lượng cao xạ có đồng chí Trần Xuân Sinh, Phan Văn Nhật Về thành tích đưa quân đi, đón thương binh về an toàn trong lực lượng giao liên có đồng chí Nguyễn Văn Sinh ” [26]

Năm 1971, Đại tá Đặng Tính được cử làm Chính ủy Binh đoàn được tổ chức lại thành 5 bộ tư lệnh khu vực ngang cấp sư đoàn là: 470, 471, 472, 473,

và 571 Lực lượng binh đoàn bao gồm 4 trung đoàn vận tải, 2 trung đoàn đường ống dẫn dầu, 3 trung đoàn pháo phòng không, 8 trung đoàn công binh, và Sư đoàn 968 Bộ binh Đến cuối năm, đoàn 559 đã có 27 binh trạm

Trang 21

Cũng trong năm 1971, đường Trường Sơn dưới tán rừng bắt đầu được xây dựng

Đến tháng 2 năm 1972, một tuyến đường dài 800 km hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng Trên tuyến này, xe chạy dưới tán rừng già, chạy hoàn toàn vào ban ngày để tránh bị máy bay phát hiện Xe chạy theo đội hình trung đoàn liền trên toàn tuyến chứ không chạy theo chặng nên thời gian giảm được từ 10 đến 15 ngày

Đến năm 1973, xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang, ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm (loại cầu được xây ngay dưới mặt nước) Lúc này, hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường rải sỏi và đá vôi rộng hai làn xe, chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu Pông ở miền Nam Lào

Đến tháng 7 năm 1973, Binh đoàn Trường Sơn được tổ chức lại, nâng lên cấp cao hơn, các bộ phận cấp trung đoàn được chuyển lên cấp sư đoàn, và các binh trạm được nâng lên cấp trung đoàn Bộ Tư lệnh Trường Sơn lúc này có tám

sư đoàn gồm: “ hai sư đoàn ô tô vận tải 571, 471; bốn sư đoàn công binh: 470,

472, 473, 565; sư đoàn phòng không 377, Sư đoàn bộ binh 968 ” và một số trung đoàn trực thuộc gồm: “ 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 2 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện, an dưỡng ” [28] Lực lượng thanh niên xung

phong hoạt động trên tuyến lên đến gần 10 nghìn nam nữ thanh niên Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Hoàng Thế Thiện - Chính ủy

Năm 1974, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên được thăng vượt cấp lên Trung tướng, Đại tá Hoàng Thế Thiện được thăng cấp Thiếu tướng Thời gian này, đã có 4 làn đường hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Tây Ninh ở phía tây bắc Sài Gòn Với việc xây dựng một bước cơ bản đường đông Trường Sơn và củng cố trục

Trang 22

đường tây Trường Sơn đã cho phép bộ đội Trường Sơn vận chuyển liên tục cả hai mùa mưa nắng năm, đồng thời rút thời gian chạy xe trước đây mất 22 đến 28 ngày nay xuống 7 đến 10 ngày Mặt khác có thể bảo đảm cơ động cho cán loại binh khí kỹ thuật xe tăng, pháo hạng nặng và bảo đảm cơ động đội hình cấp quân đoàn

Đến mùa hè năm 1974, đường đông và tây Trường Sơn đã hình thành một

hệ thống liên hoàn, vững chắc Đồng thời, tuyến hành lang đông - tây Trường Sơn đã hình thành một căn cứ hậu cần chiến lược rộng trên 130 nghìn cây số vuông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường nam Đông Dương, là chỗ dựa vững chắc cho các chiến trường

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đại tá Lê

Xy được cử làm Chính ủy, đường Trường Sơn lúc này gồm có 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km đường kín cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống ngầm

Tóm lại, đường Trường Sơn được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh vào ngày 19/5/1959 Con đường này khởi đầu từ huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An vắt qua dãy núi Trường Sơn, chạy suốt đến Chơn Thành Do hệ thống đường được hình thành trên dãy núi Trường Sơn nên cứ 200 mét có một dốc cao, 15 mét có một đèo cao, 200 mét có dòng suối nhỏ, 2.000 mét có dòng suối lớn, 20 kilômét

có một dòng sông nhỏ Đường Trường Sơn- Đường 559 được xây dựng, phát triển và đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong điều kiện như thế Qua thời gian, hệ thống đường trường Sơn đã lập nên những

kỳ tích chiến công, gớp phần vào thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Đường Trường Sơn đã trở thành huyền thoại của cuộc chiến tranh nhân dân chứa đựng những sự tích thần kỳ với những cuộc hành trình đầy máu

Trang 23

lửa và bão tố của rừng núi, với những cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh trên con đường vĩ đại nối liền Bắc – Nam ấy

Trang 24

Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHI VIỆN TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN GIAI ĐOẠN 1965 – 1975

Trong suốt 16 năm (1959 – 1975), hàng triệu người con Việt Nam đã tham gia mở đường, vận chuyển hàng hóa, vũ khí tiếp sức cho chiến trường miền Nam Những con người ấy đã sống, đã lao động, đã chiến đấu và anh dũng

hy sinh để làm nên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại Bằng nhiều hình thức vận tải từ đơn giản gùi, thồ dần phát triển đến hoạt động xe cơ giới, đường Trường Sơn đã trở thành cầu nối giữa căn cứ địa miền Bắc với miền Nam, đảm bảo chi viện kịp thời, ngày càng cao sức người, sức của cho chiến trường miền Nam để đánh thắng Mỹ, thống nhất đất nước

2.1 Khái quát hoạt động của đường Trường Sơn giai đoạn 1959 –

1964

Trong thời gian đầu, hoạt động của đường Trường Sơn hoàn toàn hành quân bộ, mỗi ngày đi một đoạn đường từ trạm giao liên này tới trạm giao liên tiếp theo Do thời gian này rừng núi còn hoang sơ, các tuyến đường không rõ lối nên việc vận chuyển chủ yếu được thực hiện bằng gùi và thồ

Ngày 13 tháng 8 năm 1959, chuyến hàng đầu tiên của Đoàn 559 chính thức vượt Trường Sơn Chuyến đi đầu tiên thắng lợi hàng vào đích an toàn Hàng chi viện từ miền Bắc được chuyển vào chiến trường gồm 32 gùi hàng Phát huy thắng lợi chuyến đi đầu tiên, đồng thời tranh thủ yếu tố bí mật, bất ngờ, toàn Đoàn dốc sức chuyển hàng và dẫn quân qua tuyến đẩy nhanh tốc độ

vận chuyển giao cho khu 5 và Trị - Thiên “Đến hết tháng 8 năm 1959, Đoàn

559 đã chuyển giao Liên khu 5 được 60 súng trung liên, 100 súng tiểu liên, súng trường và hàng nghìn viên đạn súng bộ binh.” [9, 39]

Kết thúc năm 1959, Đoàn 559 đã chuyển vào Tà Riệt – Pa Lin 1.667 khẩu súng bộ binh, hàng trăm nghìn viên đạn, súng trường, tiểu liên, súng ngắn…và một số quân dụng thiết yếu khác; trong đó, súng ngắn 850 khẩu, 50.000 viên

Trang 25

đạn; súng tiểu liên 712 khẩu, 100.000 viên đạn; 72 khẩu trung liên, 12.000 viên đạn; súng giảm thanh 21 khẩu, 4.000 viên đạn; 750 dao găm, 40 ống nhòm, 65 địa bàn, 188kg chất nổ TNT kèm hoả cụ, 20 bộ bản đồ Liên khu 5 giao cho Liên khu 5 Một phần trong số đó được Liên khu 5 chuyển tiếp vào phía trong để trang bị cho các đơn vị vũ trang tự vệ vừa thành lập ở Tây Nguyên và miền tây các tỉnh Trung bộ Ngoài số hàng vận chuyển qua tuyến, Đoàn 559 còn tạo chân hàng ở hậu cứ tiểu đoàn 301 và đoàn 603 một khối lượng khá lớn

Cũng theo tuyến giao liên vận tải quân sự Trường Sơn, đến cuối năm

1959, đã có 542 cán bộ, chiến sĩ gồm phần lớn là cán bộ chỉ huy cấp trung đội, đại đội, cán bộ kỹ thuật quân khí vào làm nhiệm vụ ở miền Nam

Kết quả năm đầu tiên vận tải được đánh giá cao tuy khối lượng hàng đưa vào miền Nam chưa nhiều nhưng trong hoàn cảnh ta bị địch săn lùng quyết liệt như thế thì đưa được ngần ấy hàng cũng là vô cùng quý giá Đặc biệt là bắt đầu đảm bảo an toàn cho các đoàn cán bộ tới các chiến trường

Sang năm 1961, các tuyến mới mở ở nam đường số 9 có rất nhiều đoạn khá bằng phẳng, bộ đội ta chỉ cần mở rộng mặt đường và gia cố thêm là có thể

sử dụng để chuyển hàng Một số chặng đường có thể dùng ngựa và voi để thồ hàng, có những đoạn lại sử dụng xe đạp thồ nhưng cũng có chặng chỉ sử dụng được sức người Việc sử dụng voi, ngựa chuyển hàng trên những cung đường núi hiểm trở tuy có kết quả nhất định, nhưng tốc độ chậm, khối lượng hạn chế; đặc biệt, việc nuôi dưỡng voi, ngựa khá tốn kém, phức tạp nên chỉ hoạt động

được trong một thời gian ngắn “Việc di chuyển bằng voi, ngựa trên chặng đường hàng ngàn cây số có lắm chuyện phải lo…Thớt voi đầu đàn đổ bệnh, hai thớt còn lại đều ốm lừng khừng Đàn ngựa bị đau què quá nửa Đoàn 559 lại phải sử dụng quân gùi cõng hàng.” [20, 127]

Ngày 9 tháng 8 năm 1964, Trung đoàn 98 vận tải Anh hùng đã bắt đầu thực hiện mở đường cơ giới lên Trường Sơn Nhưng do là lần đầu tiên, chưa hội

tụ đủ điều kiện để đối phó với cuộc chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ nên

Trang 26

vận tải cơ giới tạm thời thể hiện những bất lợi Từ đó nảy sinh hai luồng ý kiến khác nhau: Gùi thồ là chính hay cơ giới là chính? Tư lệnh Phan Trọng Tuệ và Phó tư lệnh Đinh Đức Thiện đứng ra bảo vệ ý kiến lấy vận tải cơ giới là chính,

có kết hợp vận tải thô sơ Tư lệnh Phan Trọng Tuệ đã khẳng định: “…trong chiến tranh dài ngày, một cuộc thí nghiệm ngắn chưa thành, chưa thể kết luận không làm được Cần rút kinh nghiệm chuẩn bị tổng thể hơn, chỉ có đẩy mạnh vận chuyển cơ giới, mới đánh to, thắng lớn được!” [26]

Như vậy, từ phương thức đi bộ, gùi thồ sơ khai trong những năm đầu, việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường chuyển sang cơ giới được bắt đầu

từ cuối năm 1964 tuy chỉ mới ở số lượng không nhiều

Kết thúc mùa khô 1963 - 1964, Đoàn 559 đã chuyển giao cho các mặt trận Trị - Thiên, Khu 5, bắc Tây Nguyên gần 2.000 tấn vũ khí, lương thực Đặc biệt, Đoàn đã tổ chức đưa đón, bảo đảm cho các trung đoàn 95, 18, 101, Sư đoàn 325B và sau đó là các trung đoàn 66, 42, Sư đoàn 320 vào tới Tây Nguyên

Những kết quả hết sức quan trọng bước đầu trên đã có những đóng góp không nhỏ cho chiến thắng trên chiến trường Miền Nam trong giai đoạn này

2.2 Đẩy mạnh chi viện cho chiến trường Miền Nam trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965 – 1975

Các nhà chiến lược quân sự Mỹ đã khẳng định điều kiện tiên quyết để giành được thắng lợi là chặn được nguồn tiếp tế từ Hà Nội thâm nhập vào miền Nam Việt Nam Chính vì lí do trên mà đường Trường Sơn trở thành mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau khi phát hiện hoạt động của đường Trường Sơn đã bằng nhiều thủ đoạn hòng ra sức ngăn cản hoạt động của con đường này, cô lập cách mạng miền Nam, nhất là từ khi

Mỹ trực tiếp tham chiến (1965), chúng đã đẩy mạnh các hành động chống phá

từ việc tăng cường các đợt hành quân càn quét, ném bom rải thảm, đến việc xây dựng hàng rào điện tử, sử dụng chất hoá học…

Ngày đăng: 26/03/2018, 00:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w