1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất những năm 1930 1945)

126 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 148,1 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, sự nghiệp dựng nước và giữ nước là nội dung xuyên suốt. Sự nghiệp ấy chỉ thực sự giành được thắng lợi khi toàn thể nhân dân cùng quyết tâm đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, trên cơ sở tiếp thu một cách đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định rõ cách mạng là công việc của đông đảo nhân dân, của toàn thể dân tộc. Để làm tròn sứ mạng lịch sử của mình, Đảng phải xây dựng khối liên minh côngnông và trí thức để từ đó tập hợp, huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân vào MTDTTN mặt trận đại đoàn kết dân tộc, một trong những động lực và nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Sự hình thành MTDTTN trong cách mạng Việt Nam do Đảng tổ chức và lãnh đạo đã diễn ra trong một quá trình từ năm 1930 và được hoàn thiện về đường lối và tổ chức vào năm 1941 với sự ra đời của Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng 321930) đã thể hiện rõ quan điểm chiến lược chống đế quốc và tay sai giành độc lập, tự do, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Đó là chiến lược đúng đắn để vận động xây dựng MTDTTN trong cách mạng, mở đầu bằng Hội phản đế đồng minh ở Việt Nam. Đây là điểm khởi đầu cho một cao trào đấu tranh rộng lớn và mạnh mẽ của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Đó cũng là một sự thật lịch sử minh chứng trên thực tế về sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc cách mạng theo đường lối cách mạng vô sản, là giá trị to lớn của tư tưởng độc lập dân tộc, đoàn kết toàn dân chống đế quốc và tay sai của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vì quyền lợi sinh tử của cả dân tộc, Đảng phải khơi dậy hết chí khí cách mạng, tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lực lượng để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là giải phóng dân tộc, cứu nước. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của cách mạng, công cuộc vận động xây dựng tổ chức MTVM đã được triển khai. Việt Minh đã thực sự trở thành trung tâm tập hợp, đoàn kết các giai cấp, đảng phái chính trị và cá nhân yêu nước trong toàn quốc. Đảng đã thông qua Việt Minh các cấp để vận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện chuẩn bị các điều kiện tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Sự thành lập và hoạt động của Việt Minh đã trở thành một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta 67, tr.605. Đoàn kết trong MTVM, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 67, tr.604. Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám cũng là thành công của đường lối xây dựng lực lượng cách mạng mà Việt Minh là một hình ảnh tiêu biểu. MTVM như một mốc son đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của MTDTTN trong cách mạng Việt Nam. Trước những đòi hỏi của công tác nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như theo yêu cầu về hướng nghiên cứu của cơ sở đào tạo sau đại học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn vấn đề: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất những năm 1930 1945 làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, sự nghiệp dựngnước và giữ nước là nội dung xuyên suốt Sự nghiệp ấy chỉ thực sự giànhđược thắng lợi khi toàn thể nhân dân cùng quyết tâm đấu tranh chống thiêntai, địch họa

Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, trên cơ sở tiếp thu một cách đúngđắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đãxác định rõ cách mạng là công việc của đông đảo nhân dân, của toàn thểdân tộc Để làm tròn sứ mạng lịch sử của mình, Đảng phải xây dựng khốiliên minh công-nông và trí thức để từ đó tập hợp, huy động được đông đảocác tầng lớp nhân dân vào MTDTTN - mặt trận đại đoàn kết dân tộc, mộttrong những động lực và nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng

Sự hình thành MTDTTN trong cách mạng Việt Nam do Đảng tổchức và lãnh đạo đã diễn ra trong một quá trình từ năm 1930 và được hoànthiện về đường lối và tổ chức vào năm 1941 với sự ra đời của Việt Namđộc lập đồng minh (Việt Minh)

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (được thông qua tại Hội nghịthành lập Đảng 3/2/1930) đã thể hiện rõ quan điểm chiến lược chống đếquốc và tay sai giành độc lập, tự do, thực hiện đại đoàn kết dân tộc Đó làchiến lược đúng đắn để vận động xây dựng MTDTTN trong cách mạng, mởđầu bằng Hội phản đế đồng minh ở Việt Nam Đây là điểm khởi đầu chomột cao trào đấu tranh rộng lớn và mạnh mẽ của quần chúng nhân dân dưới

sự lãnh đạo của Đảng mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh Đó cũng là một

sự thật lịch sử minh chứng trên thực tế về sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong cuộc cách mạng theo đườnglối cách mạng vô sản, là giá trị to lớn của tư tưởng độc lập dân tộc, đoàn kếttoàn dân chống đế quốc và tay sai của lãnh tụ Hồ Chí Minh

Trang 2

Vì quyền lợi sinh tử của cả dân tộc, Đảng phải khơi dậy hết chí khícách mạng, tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, tập trung mọi lựclượng để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là giải phóng dân tộc, cứunước Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của cách mạng, công cuộc vận độngxây dựng tổ chức MTVM đã được triển khai Việt Minh đã thực sự trởthành trung tâm tập hợp, đoàn kết các giai cấp, đảng phái chính trị và cánhân yêu nước trong toàn quốc Đảng đã thông qua Việt Minh các cấp đểvận động, tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện chuẩn bị các điều kiệntiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Sự thành lập và hoạt độngcủa Việt Minh đã trở thành một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi củacuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: "Đảng ta có chính sách Mặt trận dân tộc đúng đắn, cho nên đã phát huyđược truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ vang của dân tộc ta" [67, tr.605].

"Đoàn kết trong MTVM, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thànhcông, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" [67, tr.604]

Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám cũng là thành công củađường lối xây dựng lực lượng cách mạng mà Việt Minh là một hình ảnhtiêu biểu MTVM như một mốc son đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc củaMTDTTN trong cách mạng Việt Nam

Trước những đòi hỏi của công tác nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam, cũng như theo yêu cầu về hướng nghiên cứu của cơ sở đào tạosau đại học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn vấn đề:

"Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất những năm 1930 - 1945" làm đề tài luận văn

thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với hy vọng đónggóp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễntrong giai đoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 3

Cho đến nay, mảng đề tài về xây dựng lực lượng cách mạng trongMTDTTN đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập như:

- Nguyễn Văn Hồng (1991), Mặt trận Việt Minh - con đường hợp lực

có hiệu quả của cách mạng Việt Nam trong cảnh quan Đông Nam Á những năm 40, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2.

- Nguyễn Tri Thư (1990), Mặt trận Việt Minh vấn đề dân tộc và giai cấp, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4.

Trang 4

- Phạm Hồng Tung (2000), Tìm hiểu thêm về Mặt trận Việt Minh,

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2

- Nguyễn Xuân Thông (1995), Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự thể hiện trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1954, Luận

án phó tiến sĩ Khoa học lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Phùng Hữu Phú (chủ biên) (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia

Các công trình trên đây đã nêu lên và phân tích được một số vấn đề

cơ bản liên quan đến đề tài mà tôi chọn để viết luận văn Tuy nhiên, cần đisâu hơn nữa và tập trung phân tích những luận điểm của Hồ Chí Minh vàĐảng ta về vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng, tập hợp các giai cấp,tầng lớp, các thành phần dân tộc, tôn giáo trong xã hội vào MTDTTN dưới

sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố vô cùng quan trọng làm nên những thànhcông vĩ đại của cách mạng Việt Nam Đồng thời, cần làm sáng tỏ hơn nữanhững bối cảnh quốc tế và trong nước cũng như quá trình Hồ Chí Minh vàĐảng ta đã vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trongđường lối chiến lược, sách lược cách mạng nói chung và vấn đề xây dựnglực lượng cách mạng nói riêng

Qua đó, trên cơ sở khoa học chắc chắn, cần phân tích rõ hơn nhữngvấn đề thực tiễn để chứng tỏ tính đúng đắn trong đường lối lãnh đạo cáchmạng của Đảng Xây dựng lực lượng cách mạng trong MTDTTN nhữngnăm 1930 - 1945 không chỉ là một chiến lược cách mạng có tính chất quyếtđịnh thành công của Cách mạng Tháng Tám mà mãi mãi là bài học quý báu

về đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận dân tộc rộng rãi góp phầnvào thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

- Làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc đề ra vàthực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và tập hợp mọi lực

Trang 5

lượng yêu nước, tiến bộ trong xã hội vào MTDTTN, tạo nên sức mạnh tolớn cho cách mạng.

- Nâng cao nhận thức lý luận: cách mạng là sự nghiệp của quần chúngnhân dân, sức mạnh của Đảng nằm trong mối quan hệ máu thịt với nhân dân

- Thông qua nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượngcách mạng trong MTDTTN những năm 1930 - 1945 chứng minh rằng: sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân chỉ được thực sự phát huy khi có sựlãnh đạo đúng đắn của Đảng

3.2 Nhiệm vụ

- Trình bày những nhận thức đúng đắn và sáng tạo của Hồ Chí Minh

và Đảng ta về chiến lược xây dựng lực lượng cách mạng trong điều kiệnmột nước thuộc địa, nửa phong kiến

- Phân tích những nội dung cơ bản đường lối xây dựng lực lượngcách mạng trong MTDTTN kể từ khi có Cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐCS Việt Nam

- Thông qua quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng trongcác hình thức Mặt trận từ năm 1930 đến năm 1945, chứng minh tính đúngđắn sáng tạo, những giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của đường lối cáchmạng được Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra từ khi mới thành lập Đảng Đó lànghệ thuật và phương pháp cách mạng tài tình, thể hiện khả năng lãnh đạokết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh đoàn kết toàndân với đoàn kết quốc tế làm nên sức mạnh tổng hợp to lớn quyết địnhthành công của cách mạng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung lịch sử ĐCS Việt Nam giaiđoạn từ năm 1930 đến năm 1945, trong đó phân tích những quan điểm củaĐảng ta về xây dựng lực lượng cách mạng thể hiện trong Cương lĩnh chính trịđầu tiên (thông qua tại Hội nghị hợp nhất 3-2-1930) Qua thực tiễn các thời kỳcách mạng 1930 - 1935; 1936 - 1939 và 1939 - 1945, phân tích quá trình lãnh

Trang 6

đạo xây dựng lực lượng cách mạng, thành lập các tổ chức Mặt trận thông quacác văn kiện chủ yếu: Hội nghị thành lập Đảng, Đại hội lần thứ nhất ĐCSĐông Dương (1935) và các Hội nghị Trung ương (11-1939); (11-1940) và đặcbiệt là HNTW (5-1941) do Hồ Chí Minh chủ trì Dựa trên tính chất, nguyênnhân thành công và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám để đánh giávai trò của MTDTTN trong cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạocủa Đảng.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và ĐCS Việt Nam để nghiên cứu nội dung của đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn là công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử ĐCSViệt Nam Trên cơ sở phương pháp luận của sử học mác xít, tác giả luậnvăn sử dụng các phương pháp: kết hợp lịch sử - lôgíc; phân tích - tổng hợp;

so sánh - đối chiếu để giải quyết các nội dung có liên quan đến đề tài

Để thực hiện những mục đích nghiên cứu đã đề ra, trong luận văn tácgiả đã sử dụng các nguồn tài liệu như: các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng qua các thời kỳ và cáccông trình nghiên cứu thuộc các chuyên ngành: lịch sử; lịch sử ĐCS ViệtNam; CNXH khoa học; xây dựng Đảng; các tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng

Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Đánh giá tính đúng đắn và sáng tạo đường lối lãnh đạo xây dựnglực lượng cách mạng trong MTDTTN của Đảng ta trong những năm1930 -

1945 Góp phần làm rõ hơn nữa khả năng sáng tạo và phát triển trong tưduy lý luận cũng như lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

và ĐCS Việt Nam từ khi Đảng mới ra đời cho đến Cách mạng Tháng Támnăm 1945

Trang 7

- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận về nguyên lý cách mạng là sựnghiệp của quần chúng và phương châm: đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết -thành công, thành công, đại thành công.

- Khẳng định vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng, tập hợp mọi lựclượng yêu nước trong MTDTTN là một nội dung chiến lược của cách mạng

và là nhiệm vụ to lớn của toàn Đảng, toàn dân Tiếp tục đề cao vai trò lãnhđạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng nói chung và đối với Mặttrận Tổ quốc Việt Nam nói riêng

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn khẳng định rõ hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân

tố quyết định cho mọi thành công của cách mạng Đảng không những đãnhận thức đúng đắn mà còn vận dụng sáng tạo, lãnh đạo và tổ chức thắnglợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở huy động, tập hợp mọi lực lượngnhằm thực hiện cho kỳ được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;đấu tranh chống các biểu hiện cô độc, hẹp hòi, bảo thủ; "tả", hữu khuynh trong việc vận động tập hợp và tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanhĐảng, góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất và vai trò củaĐảng ta trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụcho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn học lịch sử ĐCS ViệtNam và các môn học khoa học xã hội có liên quan

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 2 chương, 5 tiết

Trang 8

Chương 1

QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG THỂ HIỆN

TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN

1.1 VẤN ĐỀ LỰC LƯỢNG TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở VIỆT NAM

1.1.1 Đặc điểm xã hội Việt Nam

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã phát triển sang giai đoạnđộc quyền và nhu cầu về thuộc địa càng trở nên cấp thiết đối với tất cả cácnước đế quốc Bằng ưu thế của các nước có nền kinh tế TBCN phát triển sớm,

đế quốc Pháp (cũng như đế quốc Anh và một số đế quốc khác) đã nhanh chóngthôn tính nhiều vùng đất làm thuộc địa cho mình

Nhìn lại xã hội Việt Nam trước khi trở thành thuộc địa của thực dânPháp, chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm chủ yếu như:

- Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc chiếm địa vị chi phối toàn bộ cáchoạt động của nền kinh tế

- Giai cấp thống trị duy nhất lúc đó là vua và địa chủ phong kiến (bộphận chiếm hữu đại bộ phận ruộng đất trong xã hội) Giai cấp nông dân hầunhư không có ruộng đất (chủ yếu làm thuê cho địa chủ hoặc lĩnh canh) Xãhội Việt Nam ngoài hai giai cấp cơ bản đó đã có sự manh nha của những giaicấp mới như: địa chủ tư sản hoá hoặc nông dân, thợ thủ công mất việc (trởthành bộ phận đầu tiên của giai cấp vô sản)

- Quyền lực nhà nước tập trung trong tay vua, quan lại phong kiến và

bộ máy trấn áp nhân dân Quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô hoàntoàn do địa chủ cường hào trực tiếp và độc quyền nắm giữ

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thìquan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam

Từ một nước phong kiến, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến

Trang 9

So với xã hội phong kiến, đặc điểm chủ yếu của xã hội Việt Nam lúcnày là:

1 Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh

tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế

tự cấp tự túc Một nền kinh tế với bộ mặt không hoàn toàn là phong kiến cũngkhông hoàn toàn là tư bản chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thuộc địa và nửa phongkiến Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sáchkinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: "Duy trì phương thức sản xuấtphong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa" [53, tr.27-28]

2 Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN vàchính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước

đã có những biến đổi sâu sắc Một số ngành công nghiệp ra đời như khai thác

mỏ, giao thông vận tải, đường sắt Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữnguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó

Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội đã tạo nên một cơ cấu giaicấp mới Ngoài giai cấp địa chủ và nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấpkhác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, thậm chí trong giai cấp nôngdân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông

3 Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy nhà nước trong xã hội Việt Nam

do giai cấp địa chủ độc quyền nắm giữ Sau khi thực dân Pháp xâm lược,quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếpnắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp Mọi quyền hành đều ở trong tayquan lại thống trị từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Côngsứ… Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhândân Việt Nam Hãy xem một phép so sánh của Nguyễn Ái Quốc trong tácphẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp": " Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số là 325

Trang 10

triệu người, có 4.898 viên chức người Âu Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số

15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu" [73, tr.55]

Thực dân Pháp đã tạo nên một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho hệ thốngcai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mạibản Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay saigiúp chúng bóc lột và đàn áp

4 Trước kia, ở nước ta phương thức sản xuất phong kiến giữ địa vị thốngtrị thì lúc này đặc điểm đó đã không còn có thể duy trì được như cũ trước sự mởrộng của kinh tế hàng hoá, tiền tệ và của ngành giao thông vận tải

Trên đây là những nét chính về tính chất thuộc địa nửa phong kiến của

xã hội Việt Nam từ khi thực dân Pháp thiết lập ách thống trị cho đến Cáchmạng Tháng Tám 1945 Tuy nhiên, xã hội Việt Nam trong giai đoạn này, đặcbiệt là những năm đầu thế kỷ XX đến khi ĐCS Việt Nam ra đời, còn là thời

kỳ của những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cải cách dân chủ Đó cũng

là những đặc điểm dễ nhận thấy của xã hội Việt Nam Những phong trào DuyTân, Đông du, Đông Kinh nghĩa thục… cho đến phong trào Việt Nam Quốcdân Đảng sau này không đơn thuần là chỉ đánh đuổi quân xâm lược mà cònnhằm thực hiện chủ trương xây dựng xã hội Việt Nam thành xã hội dân chủ tưsản Tuy nhiên, sự thất bại của các phong trào nói trên đã chứng minh sự bấtlực của ý thức hệ tư sản trước các nhiệm vụ lịch sử

1.1.2 Giai cấp công nhân Việt Nam - lực lượng lãnh đạo cách mạng

Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sớm hơn giai cấp tư sản dântộc Công nhân Việt Nam xuất thân trực tiếp từ nông dân nghèo Thông quaquá trình bần cùng hoá mà nhiều người nông dân đã trở thành những côngnhân làm thuê cho chủ tư bản Pháp Đó là lớp bần, cố nông sống lay lắt ởnông thôn mà xiềng xích trói buộc họ là những mảnh công điền nhỏ bé Cuộcxâm lược của đế quốc Pháp vào Việt Nam đã đột nhiên cắt đứt sự phát triểnliên tục của xã hội Việt Nam, dù đang bế tắc, để chuyển vào một bước ngoặtsang xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa

Trang 11

này đòi hỏi rất nhiều nhân công, do đó đội ngũ công nhân đầu tiên ra đời Rõràng, sự hình thành người công nhân ở Việt Nam không theo những bướctuần tự, không do những nguyên nhân kinh tế trong lòng xã hội phong kiến.Những yếu tố đó quy định một thực tại là lớp công nhân đầu tiên chỉ ra đờitrên cơ sở những người nông dân bị bần cùng hoá Theo số liệu thống kê năm1929: "Trong số 4 - 5 vạn thợ mỏ thì có tới 60% đó là nông dân 2 tỉnh NamĐịnh, Thái Bình Nếu tính cả nông dân 7 tỉnh đồng bằng Bắc kỳ thì tỷ lệ nàylên tới 82%" [76, tr.74].

Sự xuất hiện giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XXkhông những mang ý nghĩa to lớn rằng, từ đây Việt Nam bước vào trận tuyếnđấu tranh của thời đại cách mạng vô sản, mà nó còn mở đầu một quá trìnhdiễn biến hoàn toàn mới của lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dântộc Giai cấp ấy không chỉ mới về ý nghĩa mà mới cả trong bản thân nó Kẻthù trực tiếp của giai cấp công nhân đồng thời là kẻ thù trực tiếp của dân tộc.Như thế, so với giai cấp công nhân ở các nước khác, giai cấp công nhân ViệtNam có những điểm chung về bản chất, nhưng lại có những nét riêng về đặcđiểm lịch sử Bản chất chung này cộng với những đặc điểm lịch sử riêng đãlàm cho giai cấp công nhân là một giai cấp hoàn toàn mới mẻ trong khuônkhổ của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đồng thời lại làm cho nó mang tính chấtmột sản phẩm của hoàn cảnh Việt Nam:

Thứ nhất, Giai cấp công nhân nước ta ra đời trước giai cấp tư sản dân

tộc, cùng với quá trình áp đặt chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của thựcdân Pháp

Thứ hai: Trong giai cấp công nhân nước ta không có tầng lớp công

nhân quý tộc, tức là không có cơ sở xã hội cho chủ nghĩa cải lương phát sinh

để gây chia rẽ, phá hoại phong trào công nhân Đây cũng chính là đặc điểmlịch sử quy định đặc tính của giai cấp công nhân Việt Nam, với đa số xuấtthân từ tầng lớp bần cố nông

Trang 12

Thứ ba: Giai cấp công nhân Việt Nam sớm thành lập được chính đảng

của mình và sớm trưởng thành về chính trị Hoạt động truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam củalãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giúp giai cấp công nhân Việt Nam phát triển vượtbậc về chất lượng Bằng sự ra đời của ĐCS Việt Nam, mục tiêu giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp đã được ghi rõ trên ngọn cờ chiến đấu: "Làm tưsản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"

Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp côngnhân Việt Nam ra đời muộn và có số lượng ít ỏi so với giai cấp công nhân cácnước tư bản khác, việc xuất hiện một ĐCS với đầy đủ phẩm chất của mộtđảng mácxít chân chính đã chứng minh khả năng to lớn của giai cấp côngnhân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp

và giải phóng con người mà chính họ là người lãnh đạo

Thứ tư: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ máu thịt với giai

cấp nông dân, nơi mà từ đó họ xuất thân, là điều kiện cực kỳ thuận lợi để xâydựng khối liên minh công - nông, tạo thành nguồn lực lượng to lớn của cáchmạng

Lịch sử đã giao phó cho giai cấp công nhân sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấutranh cách mạng của quần chúng nhân dân giành độc lập dân tộc, dân chủ,hoà bình và CNXH "Chính giai cấp công nhân là giai cấp đầu tiên trong lịch sửloài người đã nhìn thấy một cách đúng đắn lực lượng vĩ đại của quần chúng vàchỉ có lý luận của chủ nghĩa Mác, lý luận của giai cấp công nhân, mới nói lênđược một cách khoa học vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng" [15, tr.186].Nhưng vai trò đó không phải bỗng nhiên mà có Phải có một đảng vững mạnhthì giai cấp công nhân mới thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình

Chính Đảng ta đã thấy được lực lượng vĩ đại ấy của nông dânnên đã nhận định nông dân cùng với công nhân, hợp thành đội quânchủ lực của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạocủa chính đảng vô sản

Trang 13

Và cũng chỉ có Đảng ta đứng vững trên lập trường và quanđiểm của giai cấp công nhân mới nhận rõ tính chất quần chúng rộngrãi của cách mạng dân tộc dân chủ Nước ta bị đô hộ, dân tộc ta mấtđộc lập, cho nên mọi người Việt Nam yêu nước, tán thành độc lậpdân tộc đều có thể trở thành lực lượng chống đế quốc Trên cơ sở

ấy, chúng ta có khả năng lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãibao gồm mọi giai cấp, tầng lớp và cá nhân yêu nước [15, tr.191]

1.1.3 Lực lượng liên minh khác

a) Giai cấp nông dân và liên minh công - nông

Nông dân với tư cách là một giai cấp sinh ra sớm và tồn tại trong xã hộirất lâu dài Đối với cách mạng Việt Nam, giai cấp nông dân là lực lượng liênminh to lớn nhất của giai cấp công nhân trong cách mạng giải phóng dân tộc,

nó là một trong những lực lượng cách mạng lớn nhất cùng với giai cấp côngnhân hợp thành quân chủ lực của cách mạng Vấn đề giai cấp nông dân ViệtNam đã trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược, sáchlược xây dựng lực lượng cách mạng Đó là những nhận thức sáng tạo củaĐảng được rút ra từ điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội Việt Nam - một nướcvới đại đa số dân cư là người sản xuất nông nghiệp

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lúc tiếp tục đối phó với hàngloạt cuộc khởi nghĩa và đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân ViệtNam, thực dân Pháp đã bắt đầu triển khai chương trình khai thác thuộc địa lầnthứ nhất Kết quả là một số yếu tố của thành phần kinh tế TBCN (như Ngânhàng Đông Dương, các công ty khai mỏ, một số đồn điền, hãng buôn, xínghiệp và mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ …) đã xuất hiện Nóiđúng hơn là những thành phần này được ghép từ bên ngoài vào xã hội ViệtNam cổ truyền trong điều kiện vẫn bảo tồn ở một mức độ đáng kể những tàn dưcủa phương thức sản xuất phong kiến, (thể hiện rõ nhất là sự bảo tồn chế độ ruộngcông cùng các thiết chế thượng tầng phù hợp với nó trong các cộng đồng làng xã)

Trang 14

Thủ đoạn của thực dân Pháp ở Việt Nam là sử dụng giai cấp địa chủphong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng Vì thế, chúng tìm mọicách duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành phần kinh tế của giai cấpnày Hàng loạt nghị định và sắc luật cấp đất lần lượt ban hành trong các năm

1913, 1918, 1926, 1928, 1929 của Toàn quyền Đông Dương hoặc Chính phủPháp [80, tr.14] Chính sách cho vay của Ngân hàng Nông phố, việc khôngngừng tăng thuế trực thu (thuế ruộng đất, thuế thân và thuế nhân lực) và giánthu (thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện…) của Nhà nước thực dân, nạngiá cả tăng vọt do chính sách độc quyền thương mại của các công ty tư bảnPháp cùng sự thâm nhập ngày càng tăng của quan hệ hàng hoá - tiền tệ vàonông thôn là một chuỗi nguyên nhân kinh tế và phi kinh tế khiến cho nôngdân ngày càng bị phá sản, bần cùng và do đó ruộng đất ngày càng tập trungvào trong tay giai cấp địa chủ Tính chung cho đến trước Cách mạng ThángTám 1945, giai cấp địa chủ chỉ bằng khoảng 9% tổng số chủ ruộng trong cảnước nhưng lại tập trung trong tay trên 50% diện tích canh tác

Theo các số liệu thống kê, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nôngdân chiếm tới 97% tổng số hộ, nhưng chỉ có khoảng 36% diện tích ruộng đất

cả nước Ngoài ra, khoảng trên dưới 40% số hộ nông dân có chút ít ruộng tư,còn khoảng từ 1/2 (Bắc Kỳ và Trung Kỳ) và 2/3 số hộ (Nam Kỳ) không cómột "tấc đất cắm dùi" Ruộng đất bình quân của một hộ tiểu nông ở nước tathấp nhất thế giới lúc bấy giờ Trong khi đó, số nông dân bị bần cùng hoángày càng đông, nhưng nền công nghiệp yếu ớt, què quặt ở thuộc địa khôngthể thu dùng hết được Vì thế, số người kiếm được việc làm trong các đồnđiền, hầm mỏ, xí nghiệp… chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số những ngườithất nghiệp ở nông thôn Hơn nữa, nhiều nông dân đã bỏ làng ra đi, nhưng vìkhông chịu nổi cuộc sống quá cực khổ và bi thảm ở đồn điền, ở hầm mỏ, họtìm cách quay trở về quê hương, sống vất vưởng với vài thước ruộng cônghoặc đi lang thang làm thuê kiếm ăn qua ngày Tính chất tù đọng không lối

Trang 15

thoát của đội quân lao động thất nghiệp và nửa thất nghiệp trong nông thônngày càng trầm trọng.

Như đã đề cập ở trên, chế độ bóc lột thuộc địa cổ điển của thực dânPháp, sự thích nghi toàn diện của nó đối với chế độ phong kiến (mà biểuhiện tập trung nhất là trong lĩnh vực kinh tế và tài chính) làm rõ hơn nộidung của mâu thuẫn dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở nước tatrong thời thuộc Pháp Nếu đi sâu vào tìm hiểu về gánh nặng thuế, địa tô,

nợ lãi của nông dân, chúng ta có thể còn hiểu rõ hơn động cơ chống đếquốc của nông dân cũng như vì sao mà giai cấp này lại chịu đi theo và chịu

sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam Rất dễ nhận thấy một động

cơ của nông dân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc đó là ruộng đất Song,thực tế việc cướp đoạt ruộng đất của thực dân Pháp chỉ diễn ra tập trungtrong thập kỷ cuối của thế kỷ XIX và hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX, nóthực ra không trở thành động cơ trực tiếp, thường xuyên và kéo dài củacuộc đấu tranh chống đế quốc của dân tộc ta (mà lực lượng chủ yếu là nôngdân) Mặt khác, việc kiêm tính ruộng đất của địa chủ diễn ra trong thời cậnđại lại chính là hậu quả của sự đói nghèo đến mức không có khả năng tíchluỹ của nông dân do phải chịu sưu thuế quá nặng nề Do đó, xét trên thực

tế, động cơ chủ yếu và trực tiếp của cuộc đấu tranh chống đế quốc thựcdân, trước hết là sự phản ứng của giai cấp này đối với gánh nặng thuế, địa

tô, nợ lãi mà thực dân đế quốc và địa chủ phong kiến trút xuống đầu họ.Điều này có thể được minh chứng bằng thực tiễn phong trào chống thuế ởTrung Kỳ (1908), phong trào chống đế quốc của nông dân năm 1930 và Xôviết Nghệ Tĩnh cũng như cao trào chống đế quốc của nông dân Việt Namtrong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám 1945 Yêu cầu phải đưa ruộngđất về tay nông dân bằng một cuộc cách mạng song song với việc xóa bỏgánh nặng thuế, địa tô và nợ lãi của đế quốc và phong kiến như đã ghi rõtrong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS Việt Nam là phương thức cơbản để giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ

Trang 16

Chính sách độc quyền bóc lột về kinh tế, chuyên chế về chính trị của đếquốc Pháp và phong kiến tay sai đã làm cho hai mâu thuẫn cơ bản trong xãhội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốcxâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân, với giai cấpđịa chủ phong kiến ngày càng thêm sâu sắc Xã hội Việt Nam muốn phát triểnphải đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn đó Vì vậy, xoá bỏ chế độ áp bức bóclột của chủ nghĩa đế quốc phải gắn liền với xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột củathế lực phong kiến Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn liền với đấutranh giành dân chủ, tự do Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam

đã giành được những thắng lợi to lớn, thực hiện trọn vẹn và tốt đẹp nguyện

vọng thiết tha là Độc lập, Tự do cho toàn thể nhân dân, trong đó có ước mơ

ngàn đời của người nông dân, đó là người cày có ruộng

Sự ra đời của chủ nghĩa Lênin đánh dấu một bước phát triển mới vĩ đạicủa lý luận cách mạng vô sản trên cơ sở của chủ nghĩa Mác V.I.Lênin đã nêulên rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra và có khả năng giành thắng lợi ở mộtnước kém phát triển về phương diện kinh tế, vì ở đó tuy giai cấp công nhâncòn tương đối ít, nhưng với lực lượng nông dân đông đảo, nếu thực hiện được

sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với nông dân, thực hiện được sự liên minhgiữa công nhân và nông dân thì sẽ có được một lực lượng cách mạng vô cùngmạnh mẽ đủ sức đạp đổ bất cứ nền thống trị phản động nào

Vấn đề nông dân, liên minh công nông (sau này là liên minh công nông - trí) là một trong những vấn đề trọng yếu, có tính nguyên tắc của lýluận mác xít về cách mạng vô sản Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ xuthế phát triển của thời đại và dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, HồChí Minh đã nhận thức và lựa chọn đúng đắn con đường vận động của cáchmạng, đó là con đường cách mạng vô sản, gắn liền độc lập dân tộc vớiCNXH Lực lượng để thực hiện con đường cách mạng đó là toàn thể nhândân lao động Việt Nam mà nòng cốt là liên minh công - nông Quan niệm

Trang 17

-này vượt lên trước một loạt quan điểm cùng thời, mở ra một bước đột phátrong nhận thức và tư duy lý luận về xác định các lực lượng cách mạng

Quy luật lịch sử khách quan về vai trò quyết định của quần chúng công

- nông, quan hệ công - nông trong cách mạng vô sản được lãnh tụ Hồ ChíMinh khái quát thành một nguyên lý phổ biến

Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nôngnghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạngkhông được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực Đó là một sựthực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sảndân quyền và cách mạng vô sản Ba cuộc cách mạng Nga, cuộccách mạng vĩ đại Trung Quốc và các cuộc đấu tranh cách mạng ởnhiều nước khác đã chứng minh rõ ràng điều đó [73, tr.413]

Từ kinh nghiệm thực tiễn và nhận thức lý luận sáng tạo, Hồ Chí Minh

đã cụ thể hoá thành cương lĩnh hành động của ĐCS Việt Nam trong các vănkiện thành lập Đảng:

1 Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phụccho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp, mìnhlãnh đạo được dân chúng

2 Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phảidựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọnthực dân và phong kiến [21, tr 4]

Việc xác định động lực cách mạng và tương quan lực lượng giai cấptrong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, việc xác định vai tròquyết định của khối liên minh công - nông dựa trên hai cơ sở chính

Một là: Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến và ở một

nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân và công nhân chiếm đại đa số dân cư, làlực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp tham gia cách mạng giải phóng dân tộc

Vì thế, cách mạng chỉ có thể là sự nghiệp của hàng chục triệu quần chúng

Trang 18

Hai là: Khối liên minh công nhân - nông dân trở thành hạt nhân của khối

đại đoàn kết dân tộc, có thể tập hợp, thu hút mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vàomột mặt trận chung vì mục tiêu độc lập dân tộc và "đi tới xã hội cộng sản" nhưtrong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định

Trong thư gửi Ban Thường vụ Trung ương nhân dịp chuẩn bị Đại hộitoàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã viết:

Ở nông dân, quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc gắn chặtvới nhau Chính tinh thần cách mạng mạnh mẽ và tình cảm dân tộcsâu sắc ấy đã làm cho nông dân ta tự nguyện thừa nhận sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân và đi vào con đường cách mạng đúng đắn.Đối với nông dân, phải có cái gì thiết thực đối với đời sốngcủa họ, phải có cái gì xác thực, rõ ràng hợp với ý thức dân tộc của

họ Từ chủ trương cách mạng đến thành phần cấu tạo với ngườisáng lập và vị lãnh tụ anh minh là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ĐảngCộng sản Đông Dương đã làm thoả mãn ước vọng của nông dân

Do đó nông dân đã ủng hộ Đảng, đi theo Đảng và cùng với côngnhân dấy lên những làn sóng đấu tranh dân tộc dân chủ cực kỳmãnh liệt mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945 [15,tr.119, 121, 122]

b) Các tầng lớp, bộ phận khác ở trong nước

* Tầng lớp tiểu tư sản, trí thức; trung, phú nông; trung, tiểu địa chủ và

tư sản dân tộc

Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ:

Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông,Thanh niên, Tân Việt… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Cònđối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam màchưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho

họ đứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (ĐảngLập hiến…) thì phải đánh đổ[21, tr.4]

Trang 19

Về mặt lịch sử đã có người đặt câu hỏi rằng, trước cuộc chiến tranh thếgiới thứ nhất (1914 - 1918) ở Việt Nam nếu tư sản dân tộc chưa phát triểnthành giai cấp thì làm sao lại có được những cuộc vận động đấu tranh có tínhchất tư sản như phong trào của Phan Bội Châu hay Đông Kinh Nghĩa Thục?

Sự thực thì những phong trào dân tộc chống Pháp đầu thế kỷ XX đến cuốichiến tranh thế giới thứ nhất, căn bản là có tính chất tư sản Song, chúng tathấy rằng, phong trào có tính chất tư sản chứ không phải là phong trào dân tộc

do giai cấp tư sản lãnh đạo Cắt nghĩa rõ hơn vấn đề này, GS Trần Văn Giàu

đã viết: "Nó có tính chất tư sản là vì nội dung, ý nghĩa của nó là chống đếquốc, vì độc lập dân tộc là đòi hỏi thực hiện dân chủ (tư sản), và khách quancũng như chủ quan, mục đích cuộc vận động chống Pháp giành độc lập là đểcho được phát triển như Nhật, Pháp, tức phát triển tư bản" [33, tr.174]

Điều quan trọng cần chú ý là trong giai đoạn này tầng lớp có thể gọi là

tư sản ở Việt Nam lại là bộ phận trên thực tế được hưởng khá nhiều quyền lợi

từ đế quốc Pháp Còn các tầng lớp đang ủng hộ tài chính cho phong trào củaPhan Bội Châu, gửi con em theo Phan Bội Châu chính là tiểu tư sản, phúnông, một lớp địa chủ, con cháu của những người ủng hộ phong trào CầnVương trước đó Cũng trong lúc này, ở trong nước, những người ủng hộphong trào Đông Kinh nghĩa thục căn bản là tầng lớp tiểu tư sản thành thị vàmột lực lượng nhà nho yêu nước

Nói một cách khác, trong nước ta, chính những tầng lớp tiểu tư sản cótinh thần chống đế quốc từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứnhất đã làm cơ sở cho tính chất tư sản của phong trào dân tộc

Đó là những cơ sở quan trọng mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thấy rất

rõ khi đặt bút thảo ra các văn kiện thành lập Đảng, vạch ra chiến lược xâydựng lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc MTDTTN do Đảng ta đềxướng là sự liên minh giữa các giai cấp cách mạng theo một chương trìnhhành động nhất định để tập trung lực lượng chống đế quốc xâm lược và bè lũtay sai nhằm thực hiện giải phóng dân tộc Trong mặt trận, vừa có sự liên

Trang 20

minh vừa có đấu tranh với nhau nhằm giải quyết lợi ích riêng của mỗi giai cấpsao cho phù hợp với lợi ích chung của cả dân tộc

Trong thời kỳ ĐCS Việt Nam ra đời, tuyên bố tôn chỉ mục đích củamình thì bản thân tầng lớp tiểu tư sản, trí thức được xác định là một trongnhững lực lượng mà công - nông có thể liên minh được Ở họ, ngoài việc thểhiện ý thức chống đế quốc, mong muốn xây dựng đất nước độc lập - dân chủ,thì chính họ là bộ phận nhạy bén nhất, có trình độ và khả năng nhận thức lýluận cách mạng tốt nhất Khi nhiệm vụ cứu nước được lịch sử dân tộc giaophó cho những người vô sản và Đảng tiên phong của nó thì chính tiểu tư sản

và trí thức là lực lượng sớm giác ngộ ra rằng, giai cấp công nhân và nông dân

là lực lượng thay thế xứng đáng nhất và bản thân họ cần đi chung con đườngnày để có thể đảm bảo được lợi ích của mình Lòng yêu nước của họ đã đượcchứng minh trong lịch sử đấu tranh và không ai có thể phủ nhận được Trongcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ tỏ ra rất hăng hái và có hiệu quả.Nhưng nếu không có sự lãnh đạo thì họ sẽ rất lừng chừng giữa hai con đườngcách mạng tư sản và cách mạng vô sản Lập trường cách mạng vô sản đã tiếpthêm lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của công - nông,củng cố vững chắc thêm lòng yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác Do

đó, những người tiểu tư sản, trí thức cũng có thể nhận thức được rằng, đườnglối cách mạng vô sản, đường lối xây dựng chế độ dân chủ vô sản, có nhiều nộidung thống nhất với lý tưởng của họ Cho nên, trong cuộc vận động chính trị

to lớn để giải phóng dân tộc, những người cộng sản dứt khoát phải liên lạc,thu hút, tập hợp được tầng lớp này vào trong hàng ngũ chiến đấu của mình

Sách lược vắn tắt năm 1930 của Đảng trong khi nói rằng phải lôi kéo

cho được tiểu tư sản, trí thức, trung nông và các đảng phái tiến bộ (Thanhniên, Tân Việt) đi về phe giai cấp vô sản có nhấn mạnh một điều là: "Đối vớiphú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cáchmạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập" Sự thật lịch sử

Trang 21

đã cho thấy giai cấp địa chủ Việt Nam từ lâu đã tự tách mình ra khỏi dân tộc,đầu hàng đế quốc để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của chúng, duy trì sự áp bức bóclột đối với nông dân Đảng chỉ rõ, không thể xây dựng MTDTTN trên đườnglối chính trị thoả hiệp vô nguyên tắc, càng không thể xây dựng trên sự hợp tácgiữa bọn tay sai, phản bội với các lực lượng cách mạng Về quan hệ giai cấp,giữa công - nông và địa chủ cơ bản là đối lập Cho nên, lập trường của giaicấp công nhân là xây dựng mặt trận dân tộc thật sự rộng rãi và thật sự đoànkết Nhưng giai cấp công nhân không chỉ đứng về quyền lợi của nhân dân màcòn đại diện cho quyền lợi chung của dân tộc nữa Do đó, phải vạch rõphương hướng và đường lối đấu tranh của nông dân chống giai cấp địa chủsao cho có lợi nhất đối với cuộc đấu tranh chung của dân tộc chống đế quốc.

Trong thực tế, giai cấp địa chủ Việt Nam thời kỳ này đã có sự phân hoá rõrệt Một bộ phận của giai cấp địa chủ (trung, tiểu địa chủ) không thoả mãn vớichính sách độc quyền, cai trị hà khắc của đế quốc Mặt khác, sự lớn mạnh củaphong trào công nông đã làm cho bộ phận trí thức xuất thân từ giai cấp địa chủ

từ thái độ cải lương chuyển hẳn sang con đường của cách mạng vô sản, đíchthân họ đã thuyết phục, lôi kéo gia đình mình tham gia vào phong trào cứu nước

Đối với bộ phận địa chủ không theo đế quốc, có ý phục tùng cách mạngthì phải thực hiện giảm tô, giảm thuế, tức là thực hiện một bước những cảicách dân chủ về ruộng đất, đem lại lợi ích từng bước cho nông dân để chuẩn

bị tiến đến thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện về ruộng đất:

Sự nhân nhượng ấy là một hình thức đấu tranh giữa nông dânvới địa chủ, nhưng không thể là một hình thức liên minh hay thoảhiệp giữa nông dân với địa chủ Và làm như vậy cũng có nghĩa là mởrộng mặt trận dân tộc, lôi kéo những phần tử có khuynh hướng dân chủnằm trong giai cấp địa chủ, những trí thức con cái địa chủ hay nhữngngười thân sĩ yêu nước đứng hẳn về mặt trận dân tộc dân chủ chống đếquốc [15, tr.175]

Trang 22

Đường lối xây dựng lực lượng trong MTDTTN của Đảng không những

đã giải quyết một cách đúng đắn lợi ích thiêng liêng của dân tộc, mà còn giảiquyết đúng đắn mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, để có thể phát huy lựclượng to lớn nhất, mạnh mẽ nhất của dân tộc là nông dân Chính nhờ đườnglối ấy mà đã làm cho các tầng lớp khác trong nhân dân, kể cả những phần tử

tư sản cải lương cũng ngả về phía cách mạng

Trong số các lực lượng tham gia liên minh chính trị rộng lớn do ĐCStập hợp, thì giai cấp tư sản dân tộc là thành phần rất quan trọng Điều nàykhông chỉ thể hiện ở vấn đề tăng cường lực lượng trong hàng ngũ chống đếquốc, tay sai, giải phóng dân tộc mà còn là vấn đề thuộc về việc giải quyết hàihoà quan hệ giai cấp - dân tộc trong lý luận chiến lược cách mạng Bộ phậngiai cấp tư sản Việt Nam tiến bộ có lòng yêu nước, khát khao độc lập - tự do đã

tự nguyện đứng vào hàng ngũ của MTDTTN dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã tạo

ra một tầm ảnh hưởng sâu rộng Trong thực tế, do uy tín chính trị của Đảng ta,

do khả năng đoàn kết, tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc trong xã hội,

kể cả những giai cấp mà xét về nguyên tắc là đối lập về lợi ích đối với giai cấp

vô sản, cho nên Đảng ta đã tạo ra động lực thúc đẩy các giai cấp, tầng lớp kháccòn do dự, lừng chừng mau tiến đến việc gia nhập MTDTTN

Hình thành từ thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai của đế quốc Pháp,hình thành sau giai cấp công nhân Việt Nam, tư sản Việt Nam, trong đó cónhiều tư sản công nghiệp tiến bộ và các nhà tư bản bỏ vốn kinh doanh đồnđiền, cây công nghiệp và ngân hàng, đã có ảnh hưởng không chỉ trong nước

mà cả trong khu vực Theo thống kê của một số công trình nghiên cứu trướcđây, có thể kể đến một số cơ sở như sau:

- Nhà máy gạch Hưng Ký ở Yên Viên (trước đây thuộc Bắc Ninh) củaông Trần Văn Thanh (rộng 46.800m2, hơn 300 công nhân, mỗi năm bán gần 3triệu viên gạch, ngói)

Trang 23

Hãng tàu thuỷ của ông Nguyễn Hữu Thu chạy các tuyến Hải Phòng Hương Cảng; Hải Phòng - Hồng Gai - Nam Định với nhiều tàu trọng tải lớn(từ 140 đến 615 tấn).

Hãng tàu Bạch Thái Bưởi có nhiều tàu trọng tải trên 100 tấn Có 1chiếc trọng tải 1.300 tấn, chạy vùng Bắc Bộ

- Công ty mỏ của ông Phạm Kim Bảng (Đông Triều) cộng tác vớingười châu Âu để khai thác, sử dụng 500 công nhân

- Hãng nước mắm Liên Thành của ông Hồ Tá Bang và 11 người khác.Hãng này có chi nhánh rộng ở Phan Thiết, Sài Gòn, Phước Hải, Mũi Né vàPhan Ri

- Hãng dệt "Nam Hưng tư nghiệp xã" do các ông Trương Tấn Hà,Trương Hoành và 6 người nữa thành lập năm 1927, mở rộng thị trường ở khuvực và có sức cạnh tranh với hàng châu Âu lúc đó

- Xưởng làm xà phòng của ông Trương Văn Bền (1925), cạnh tranh đượcvới xà phòng của Pháp, sau này đã có nhiều xưởng khác mọc lên ở miền Nam

- Công ty in giấy và sách miền Tây của các ông Võ Văn Hinh, Trần ĐạiNghĩa Công ty này thành lập trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sau này kinhdoanh cả khách sạn, ra tờ báo 'Tiếng gọi" (Appel) [33, tr.176 - 182]…

Đã có rất nhiều nhà tư sản Việt Nam sản xuất kinh doanh giỏi (chưa kểđến hàng chục nhà tư sản lập trang trại, đồn điền lớn khác), có sức cạnh tranhcao Không những thế, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ tích cực đấutranh về chính trị, chống lại chính sách bảo hộ cho tư bản ngoại quốc và tưbản mại bản của chính quyền thực dân Bằng chứng là đã có một số nhà tưsản lớn như: Trương Văn Bền, Bùi Huy Tín, Nguyễn Hữu Thu có mặt trongcác ban Hội đồng quản hạt, Hội đồng địa hạt… hoặc là việc họ xuất bản các

tờ báo như: "Thực nghiệp dân báo", "Diễn đàn bản xứ", "Tiếng dội An Nam" (L'echo annamite) hay như báo "Thần chung", "Phụ nữ Tân văn", "Tiếng Dân",

"Trung Bắc” [33, tr.176 – 182]… Đó là biểu hiện của sự phát triển vươn lên

của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi tự do sản xuất kinh

Trang 24

doanh… mặc dù màu sắc và xu hướng chính trị không hoàn toàn thống nhất.Thực tế này đã phản ánh rõ nét mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản Việt Nam vớichính quyền thực dân Pháp và tư sản mại bản (Điển hình là việc các nhà tưsản Việt Nam bị chèn ép, bị bao vây dẫn đến thua lỗ, phá sản như: Bạch TháiBưởi, Phan Tùng Long…)

Đây là cơ sở để giai cấp công nhân có thể vận động, kêu gọi, thuyết phục,lôi kéo họ đứng về phía cách mạng Trong điều kiện của lịch sử Việt Nam như

đã phân tích, giai cấp tư sản Việt Nam không thể đảm đương được nhiệm vụlãnh đạo cách mạng cũng như không thể đưa ra được một chương trình dân chủthật sự rộng rãi trong điều kiện một quốc gia có tới hơn 90% dân số là nông dân.Đứng trên quan điểm đó, họ không thể nào xây dựng một MTDTTN được.Trong phong trào giải phóng dân tộc, xu hướng cải lương của tư sản Việt Namchưa gây được ảnh hưởng to lớn cũng như chưa thể xây dựng được một phongtrào có vị trí độc lập Thậm chí, có một bộ phận trong đó còn làm tay sai cho đếquốc, lừa gạt quần chúng Một số khác mới đưa phong trào vào hoạt động đã bị

đế quốc dập tắt nhanh chóng, rốt cuộc chỉ biến thành những phong trào cảilương về văn hoá Từ những năm 1930 - 1931 về sau, giai cấp tư sản và tầng lớptiểu tư sản vẫn yếu ớt, họ không những không thể lãnh đạo được một phong tràocải lương về chính trị nào (trong thời kỳ đấu tranh đòi cải cách dân chủ 1936 -

1939 là phong trào của quần chúng cách mạng chứ không phải là phong trào cảilương có tính chất tư sản) Cho nên, chỉ có dựa trên phong trào cách mạng củacông nông thì lực lượng dân chủ nói chung mới có chỗ dựa, và chỉ có hoà mìnhvào phong trào cách mạng của công nông thì lực lượng của tư sản Việt Nam mớiđược phát huy hết trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Đây là điểm quan trọng

mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện và xây dựng thành quan điểm chiếnlược liên minh giai cấp, tập hợp lực lượng trong MTDTTN của Đảng

Nếu như Đại hội VI QTCS (1928) thể hiện thái độ quay lưng lại vớigiai cấp tư sản dân tộc thì Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy sức mạnh kinh tế vàchính trị từ phía giai cấp tư sản Việt Nam Bằng lý luận về cách mạng giải

Trang 25

phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã xác định bộ phận tiến bộ, có tinh thần độclập dân tộc trong giai cấp tư sản là một lực lượng quan trọng cần phải đoànkết, thu phục Cùng với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, trung tiểu địa chủ và

tư sản dân tộc hợp thành liên minh đoàn kết chống đế quốc và tay sai, giànhđộc lập dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông vững chắc và sự lãnh đạosáng suốt của Đảng

Mặt trận của chúng ta là mặt trận dân tộc và dân chủ, là mặt trận phản

đế, phản phong cho nên phải giải quyết trước hết vấn đề độc lập cho dân tộc

và dân chủ cho nhân dân Do đó, cần xác định giai cấp tư sản Việt Nam (trừ

tư sản mại bản) là đối tượng đoàn kết của công nông mà không phải là lựclượng chủ yếu của cách mạng dân tộc dân chủ Họ cũng không thể là một thànhviên chủ yếu của mặt trận, lại càng không thể là người lãnh đạo mặt trận, giaicấp công nhân phải ra sức giáo dục, cải tạo họ, chủ động và thành thật trong khiđoàn kết với họ, thực hiện chính sách xây dựng mặt trận đoàn kết, rộng rãi, lâudài và toàn diện

* Các tổ chức, đảng phái chính trị, tôn giáo:

Trước hết, cần khẳng định rõ quan điểm của Đảng là phải cố gắng đoànkết, thu phục cho được các đảng phái, tổ chức chính trị, tôn giáo có tinh thầndân tộc, chống đế quốc, lôi kéo họ về phe lực lượng cách mạng, trong khi đóphải kiên quyết đánh đổ các đảng phái, tổ chức phản cách mạng, là tay sai cho

đế quốc Cho nên, vấn đề đoàn kết, tập hợp các lực lượng này không đơn giảnchỉ là tăng cường lực lượng cho Đảng, giành lại quần chúng trước sự lôi kéothâm độc của kẻ thù, mà còn là vấn đề giải quyết hợp lý những mâu thuẫn tấtyếu trong nội bộ mặt trận, tìm ra những điểm thống nhất giữa các bộ phận đótrên cơ sở mục tiêu cao cả, thiêng liêng là đánh đổ đế quốc tay sai, giành độclập dân tộc để xây dựng một cương lĩnh hành động của mặt trận có thể vận động,phát huy tối đa mọi lực lượng đã có và có thể có trong cuộc đấu tranh ấy

"Sách lược vắn tắt" năm 1930 đã ghi rõ: "Đảng phải hết sức liên lạc vớitiểu tư sản, trí thức, trung nông (Thanh niên, Tân việt ) để kéo họ đi về phe

Trang 26

vô sản giai cấp" Tuy nhiên, trong khi Đảng đưa ra quan điểm này thì trênthực tế hai đảng Thanh Niên và Tân Việt không còn hoạt động nữa, những cơ

sở của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh cũng tan rã từ đầu 1930, Việt NamQuốc dân Đảng sau thất bại ở Yên Bái đang trên đà tan rã và phân hoá quyếtliệt Cao trào cách mạng 1930 - 1931 mà Đảng ta phát động có tính chất vàlực lượng tham gia chủ yếu là công - nông

Trong lúc đó, đường lối, quan điểm của Đảng tại hội nghị thành lậpĐảng đang vấp phải những khó khăn to lớn

Thứ nhất: ĐCS Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên ra đời vào

thời điểm trong QTCS đang diễn ra "bước ngoặt tả khuynh" Đặc biệt tại Đạihội lần thứ VI (1928), Cương lĩnh về phong trào cách mạng các nước thuộcđịa và phụ thuộc thể hiện tính biệt phái, "tả khuynh" và tự mâu thuẫn, gây ranhững ảnh hưởng bất lợi cho phong trào cách mạng ở phương Đông (rõ nhất

là ở Trung Quốc, Ấn Độ)

Thứ hai: Do ảnh hưởng nặng nề những quan điểm của QTCS cũng như

chưa hiểu rõ tình hình và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam nên Luậncương chính trị của đồng chí Trần Phú (10-1930) bộc lộ sự thiếu sót, hạn chếđáng kể trong đường lối liên minh, đoàn kết giai cấp, dân tộc, đảng phái chínhtrị, tôn giáo Luận cương đã đánh giá rằng: Đối với các đảng phái, những lựclượng khác như "bọn Huỳnh Thúc Kháng, bọn Phạm Quỳnh, bọn Ngọ Báo thìphải cô lập, phải chỉ rõ cái tính chất quốc gia cải lương của bọn này ra"[21, tr.98].Thậm chí "Đảng phải nhận rõ các tính chất và địa vị các đảng phái tiểu tư sảntrong cuộc cách mạng (như bọn Quốc dân Đảng, Nguyễn An Ninh…) phảiphân tách giới hạn của Đảng Cộng sản và các đảng phái tiểu tư sản cho thiệt rõ,nhất là phải đánh đổ xu hướng tiểu tư sản (ám sát, không tín nhiệm quầnchúng…) ở trong Đảng mình" [21, tr.99]

Thứ ba: Thực dân Pháp đang tiến hành "khủng bố trắng" đối với các cơ

sở và hoạt động của ĐCS Đông Dương

Trang 27

Những khó khăn nói trên, trước hết đã hạn chế rất lớn đến khả năng mởrộng thành phần cần phải tập hợp trong đường lối của Đảng, làm suy yếu khảnăng lôi kéo, đoàn kết các tổ chức đảng phái hiện có để thúc đẩy việc thành lậpmột MTDTTN đúng nghĩa (chỉ thị của Thường vụ Trung ương về vấn đề thànhlập Hội phản đế đồng minh ngày 18/11/1930 là văn kiện đánh dấu bước tiếnđáng kể trong lịch sử nhận thức của Đảng trong lịch sử phong trào MTDTTN ởViệt Nam chứ chưa thể đưa đến việc ra đời một MTDTTN thật sự do vấp phảiquá trình khủng bố tàn khốc của thực dân Pháp) Trong lúc đó cùng với nhữngbiện pháp mua chuộc, dụ dỗ giới kinh doanh người Việt, thực dân Pháp đã rấtthâm độc khi tung một số chức sắc tôn giáo làm tay sai tiến hành các hoạt độngnhằm lũng đoạn tổ chức Giáo hội thiên chúa, thành lập các hội chấn hưng phậtgiáo ở Bắc và Trung Kỳ, phát triển các hình thức của Đạo Cao Đài ở Nam Kỳ.

Trong hoàn cảnh đó, việc mở rộng mặt trận, đoàn kết rộng rãi các đảngphái chính trị, tôn giáo chỉ thực sự được đẩy mạnh vào thời kỳ thành lập Mặttrận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939) trở đi

Hoạt động đáng chú ý của Đảng ta trong thời điểm này còn là đấu tranhchống chủ nghĩa Tờ rốt xky ở Đông Dương Đây là một số lượng khôngnhiều, chia thành các nhóm nhỏ, chưa bao giờ có sự thống nhất về mặt tổchức Cầm đầu các tổ chức này là một số thanh niên trí thức, phần lớn xuấtthân từ gia đình địa chủ tư sản theo học tại Pháp và tiếp thu chủ nghĩa Tờ rốtxky như: Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh…trong những năm 1936 - 1939, lợi dụng những điều kiện hoạt động công khaihợp pháp, các nhóm này xuất bản báo chí len lỏi trong công nhân và tầng lớptrí thức tiểu tư sản tuyên truyền học thuyết "cách mạng thường trực" của Tờrốt xkit, xuyên tạc chủ trương, chính sách của ĐCS Đông Dương Hoạt độngcủa chúng chủ yếu là ở miền Nam

Trong thời kỳ vận động tổ chức Đại hội Đông Dương và cả thời kỳ đấutranh của mặt trận dân chủ những năm 1937 - 1939, các lãnh tụ của Đảng ta

Trang 28

như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ… liên tục đấu tranh vạch mặt bọn này đểquần chúng hiểu rõ bản chất giả dối của chúng Trong tác phẩm "Tự chỉ trích"đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã khẳng định một số quan điểm của Đảng như sau:

1) Đảng chỉ liên hiệp với các đảng phái cách mạng, các đảng phái cảilương tán thành cách mạng, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo,dân tộc chứ không thể liên hiệp với các đảng phái phản động, làm tay saicho đế quốc phát xít Đảng bác bỏ quan điểm sai lầm khi cho rằng "khôngđánh đổ một giai cấp, một đảng phái nào của bản xứ, chỉ đánh đổ những phần

và tranh thủ những quần chúng lầm đường lạc lối trong đảng phái ấy Đối vớiĐảng Lập hiến, quần chúng đã chán ghét bọn lãnh tụ phản động, đầu hàng thìvận động quần chúng đánh đổ bọn đó…

3) Trong điều kiện ở Đông Dương, giai cấp tư sản Việt Nam rất yếuhèn, do đó các đảng phái và lãnh tụ tư sản không có lực lượng và ảnh hưởng

gì đáng kể trong quần chúng Vì vậy, trong quá trình liên minh với họ phải cóquan điểm đúng mực, vừa đoàn kết, vừa đấu tranh

4) Sách lược mặt trận của Đảng cần phân biệt kẻ thù nguy hiểm nhiềuvới kẻ thù nguy hiểm ít Sự phân biệt ấy cốt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàngngũ của chúng, tập trung mũi nhọn chống kẻ thù nguy hiểm nhất để xây dựng

và phát triển lực lượng cách mạng Bọn "Lập hiến" phản động có thể ít nguyhiểm hơn bọn Tờ rốt xkit, vì bọn trước đã hoàn toàn lột mặt nạ, còn bọn sauquần chúng lại nhầm tưởng là cách mạng Nhưng cả hai đều là phản động vàđều phải đánh đổ

Trang 29

Từ năm 1939 trở đi, đặc biệt là những năm quân đội phát xít Nhật chiếmđóng Đông Dương, các tổ chức chính đảng và các giáo phái của các nhóm tríthức, tu sĩ mọc lên rất nhiều Giáo phái Cao Đài thân Nhật lớn nhất là Cao ĐàiTrần Quang Vinh, tổ chức tôn giáo này có hàng triệu tín đồ ở Nam Bộ Bên cạnh

đó còn có Hoà Hảo, vào những năm 40 của thế kỷ XX, giáo phái này đã tràn lênSài Gòn rất đông Tín đồ của Hoà Hảo có tới hàng chục vạn Về phía mình, phátxít Nhật chủ trương sử dụng giáo phái nhiều hơn là sử dụng các chính đảng làmtay sai Cho nên, trong quá trình đoàn kết liên minh, Đảng ta không được xemthường việc lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ các giáo phái để chia rẽ, lôi kéo

họ về phía cách mạng Hoạt động tín ngưỡng mang nhiều đặc điểm phức tạp và khó kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp tới rất đông đảo quần chúng nhândân, chi phối hoạt động thực tiễn của hàng triệu con người, nếu không tranhthủ, lôi kéo được thì lực lượng này lập tức rơi vào bàn tay mua chuộc, lừa bịp của

kẻ thù Đó là chưa kể đến hàng triệu tín đồ Thiên chúa giáo ở khắp nơi đang bịthực dân Pháp và bè lũ tay sai lợi dụng, xúi giục chống phá cách mạng

Chính vì thế, quan điểm của Đảng trong lãnh đạo xây dựng lực lượngcũng như tổ chức hoạt động của MTDTTN ở trong giai đoạn này là vừa ra sứctập hợp, lôi kéo được hàng ngũ các chức sắc tôn giáo về phía cách mạng, vừađẩy mạnh tuyên truyền, giải thích rõ quan điểm, đường lối của Đảng về cácvấn đề tôn giáo, chống lại luận điệu xuyên tạc, bôi xấu của các đối tượngphản động tay sai Đảng lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chínhtrị của Đảng để thu hút nhiều hơn quần chúng tham gia so với các tổ chức tôngiáo, tiến hành nhiều hoạt động, phát triển phong trào sâu rộng và mạnh mẽhơn để trong quá trình đấu tranh tạo ra những ảnh hưởng, tác động tích cựcđối với số lượng quần chúng đang bị kẻ thù lợi dụng

Với uy tín và khả năng tổ chức của mình, chỉ trong một thời gian ngắn(cuối năm 1944 đầu năm 1945), Đảng ta đã vận động thành lập được các tổ chức

lớn ở Nam bộ, (tiêu biểu là tổ chức Thanh niên tiền phong) thu hút hàng chục

vạn thanh niên, công chức, lao động, thợ thủ công, các nhân sĩ trí thức thuộc

Trang 30

nhiều tầng lớp xã hội, nhiều giới đồng bào tham gia, tạo thành một mặt trận dântộc rộng rãi và hoạt động mạnh mẽ, vượt xa các tổ chức đảng phái, tôn giáo lúcbấy giờ Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức này vào giai đoạn chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước đã có dấu hiệu vượt ra ngoài tầmkiểm soát (do phong trào lên quá nhanh và mạnh) nên Đảng ta đã có chỉ thịkịp thời uốn nắn: "Để thống nhất Đảng bộ Nam Kỳ, hãy kíp đi vào đường lối"

[26, tr.142] (Bài đăng trên báo Cờ giải phóng số 15 ngày 17-7-1945).

Nói tóm lại, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong những năm 1930

-1945 không chỉ ở chỗ biết tổ chức và phát động đạo quân chủ lực mà còn biếtlấy đó làm chỗ dựa để tập hợp hết thảy các lực lượng yêu nước có thể tập hợpđược, dù bấp bênh, tạm thời, có điều kiện dù ít ỏi, không bỏ sót lực lượngnào Vì vậy, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám còn là thắng lợi của sự nổidậy toàn dân, sự đoàn kết, hợp tác của toàn thể đồng bào cả nước Đặc biệt,Cách mạng Tháng Tám còn là hình ảnh của sự đoàn kết đảng phái, tôn giáo,dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là giải phóng dân tộc

c) Mối quan hệ với các lực lượng liên minh quốc tế

Những năm 20 của thế kỷ XX là thời gian Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõquan điểm liên minh quốc tế các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc chống chủnghĩa đế quốc trên toàn thế giới Từ "Hội liên hiệp thuộc địa" và xuất bản tờ

"Người cùng khổ" (Le Paria) đến hàng loạt bài nói, bài viết về chủ đề này tạirất nhiều diễn đàn mà Người có điều kiện tham dự đã nói lên điều đó Toàn

bộ những nhận thức và hoạt động của Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế

kỷ trước đã làm nên một Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn của tình đoàn kếtquốc tế, trong sáng, trung thực và rộng rãi

Chúng ta đã nhiều lần khẳng định rằng, độc lập dân tộc là điểm xuất phát

và cũng chính là mục tiêu chủ yếu trong mọi hoạt động quốc tế của lãnh tụ HồChí Minh Coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đặtcách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản trên thế giới, Hồ Chí

Trang 31

Minh đã nhận thấy sự cần thiết phải giành được sự đồng tình ủng hộ của nhândân thế giới đối với Việt Nam và khả năng đóng góp của cách mạng Việt Namvào sự nghiệp cách mạng chung của nhân loại: "Chính vì đã biết kết hợp phongtrào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc

tế và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưagiai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay" [73,tr.19]

Trong nội dung cuối cùng của Sách lược vắn tắt năm 1930, Đảng ta đã khẳng định: "Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập,

phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sảnthế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp" [21, tr.4-5]

Với đường lối liên minh quốc tế đúng đắn, Đảng ta từ khi ra đời đãvượt lên tất cả các đảng phái khác về tầm nhận thức rộng lớn, cũng như khảnăng động viên được trong thực tiễn lực lượng của đông đảo anh em, bầu bạnthế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta Nếu như các phong tràohưởng ứng chiếu Cần Vương bị tách biệt với thế giới bên ngoài; một số cuộcvận động yêu nước đầu thế kỷ XX chỉ biết đặt niềm tin vào nhà nước NhậtBản khi ấy đang trên đường quân phiệt hoá bộ máy, hoặc chỉ biết mong chờvào đế quốc Pháp khi ấy đã thực sự biến nước ta thành một thuộc địa và tìmmọi cách để nước ta mãi mãi là thuộc địa của chúng thì Nguyễn Ái Quốc đãnhìn thấy sức mạnh quốc tế là ở phong trào đấu tranh chung của các dân tộcthuộc địa, của giai cấp công nhân thế giới Vì thế, Người đã chủ trương nốiliền mối liên kết giữa nhân dân Đông Dương thuộc địa với người lao động vàgiới tiến bộ của nước Pháp Đường lối ấy sau này trở thành một nét đặc biệtcủa cách mạng Việt Nam: không chỉ đoàn kết với nhân dân Đông Dươngchống kẻ thù chung mà còn đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranhchống thực dân Pháp xâm lược, đoàn kết với nhân dân Mỹ trong cuộc chiếntranh chống Mỹ ở Việt Nam Sự đồng tình và và ủng hộ của nhân dân Pháp,

Trang 32

Mỹ và nhân dân thế giới xuất phát từ tính chất chính nghĩa của cách mạngViệtNam, từ đường lối liên minh quốc tế đúng đắn của Đảng ta và Hồ Chí Minh.Điều đó đã tạo nên một nhân tố dẫn đến thắng lợi của cách mạngViệt Nam

Tháng 7 năm 1935, trước nguy cơ đe dọa nghiêm trọng của chủ nghĩaphát xít và chiến tranh thế giới, QTCS đã họp Đại hội lần thứ VII và đề ra chủtrương quan trọng là thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc của giai cấp côngnhân và Mặt trận thống nhất nhân dân ở các nước nhằm tập hợp rộng rãi cáctầng lớp nhân dân chống lại các thế lực đế quốc phản động, hiếu chiến nhất.Tháng 9 - 1939, chiến tranh thế giới bùng nổ, từ đó tình hình quốc tế và trongkhu vực thay đổi nhanh chóng Đây cũng là thời kỳ Đảng ta phải vươn lên, tựlực mạnh mẽ, sáng tạo, táo bạo và không được phép sai lầm để đưa sự nghiệpgiải phóng dân tộc đi tới thắng lợi cuối cùng

Trong quá trình đó, những khó khăn lại càng tăng thêm (việc liên lạcvới QTCS trở nên rất khó khăn, đến năm 1943 thì QTCS tự giải tán) khi việctham khảo, học tập kinh nghiệm thực tiễn của việc lập MTDTTN ở các nướcláng giềng và trong khu vực có thể nói là rất ít ỏi, hạn chế

Lúc này có thể nói là chỉ có một nơi duy nhất có thể cung cấp cho Đảngnhững kinh nghiệm thực tiễn (do có cả những điều kiện thông tin và qua lại

tiếp xúc) đó là Trung Quốc với Mặt trận kháng Nhật - một liên hiệp giữa

ĐCS Trung Quốc và Quốc Dân Đảng Trung Hoa hình thành năm 1937 Tuynhiên, hoàn cảnh và những điều kiện cụ thể của tình hình Trung Quốc và Mặttrận ở đó có nhiều khác biệt không nhỏ đối với nước ta Điều này đòi hỏi Đảng

ta cần có những quan điểm độc lập, sáng tạo khi tiếp thu kinh nghiệm của TrungQuốc

Như vậy, quan điểm về liên minh với các lực lượng quốc tế mà Đảng tanêu ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên thực chất là luận điểm có tính chấtchiến lược cho cả một thời kỳ cách mạng lâu dài, bởi vì trên thực tế việc vậndụng nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như đã nói

Trang 33

Trong điều kiện Đảng ta và phong trào cách mạng nước ta ở cách xanhững trung tâm và lực lượng cách mạng thế giới có khả năng giúp đỡ, Đảng

ta đã tự biến những bất lợi thành cơ hội để độc lập, sáng tạo đề ra một đườnglối chiến lược và sách lược đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc tronghoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai

Tháng 5 - 1941, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, HNTW lần thứ támcủa Đảng đã quyết định thành lập một tổ chức MTDTTN mới - Mặt trận ViệtMinh Như một lôgic tất yếu từ tư tưởng cơ bản đại đoàn kết toàn dân tộc,chương trình của MTVM chủ trương đoàn kết quốc tế:

Việt Minh lại sẵn sàng bắt tay các dân tộc bị áp bức châu Á,nhất là các dân tộc Tàu, Triều Tiên, Miến Điện, Ấn Độ, đặng cùngcác dân tộc ấy thành lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít.Việt Minh cũng không quên kêu gọi quần chúng cần lao Nhật Bản

và những người Pháp dân chủ hãy cùng dân tộc Việt Nam thốngnhất hành động đánh đổ kẻ thù chung là phát xít Nhật và bọn Phápgian[26, tr.461]

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều đổi thay quan trọng, vừatheo dõi những biến chuyển của cục diện quốc tế, nhất là diễn biến của chiếntranh, vừa nắm vững tình hình trong nước đặc biệt là lực lượng so sánh giữacách mạng và thực dân, phát xít, Đảng ta đã luôn luôn có sự phân tích sâu sắcvới những phán đoán xa rộng để kịp thời đề ra những chủ trương chính sáchđúng đắn bao gồm cả những vấn đề thuộc về quan hệ quốc tế đối với tình hìnhmỗi thời kỳ, mỗi đối tượng cần liên minh dù là tạm thời hay phải đánh đổnhằm mục tiêu đoàn kết nhân dân và giải phóng dân tộc

Thời kỳ từ năm 1941 đến năm 1945 là những năm Đảng đề ra nhiềuchủ trương, sách lược về công tác đối ngoại Bản thân lãnh tụ Hồ Chí Minh vàmặt trận Việt Minh đã có nhiều cố gắng lớn thiết lập các mối quan hệ quốc tếnhằm tạo nên những điều kiện thuận lợi mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc

Trang 34

Có thể kể tới hai chuyến đi của Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với tư cách làlãnh tụ của MTVM Nếu như chuyến đi thứ nhất vào cuối 1942 - chuyến đikhiến Người phải ngồi trong nhà tù đế quốc hơn một năm trời, song Người đãthiết lập được quan hệ với chính quyền Trung Hoa Quốc Dân Đảng, buộc họphải bắt tay và chấp nhận Việt Minh vào liên minh Trung - Việt chống Nhật, thìchuyến đi thứ hai vào đầu năm 1945 Hồ Chí Minh đã làm cho người Mỹ hiểu rõViệt Minh là tổ chức chính trị mạnh nhất đang lãnh đạo nhân dân Việt Namchiến đấu chống phát xít, thiết lập được sự hợp tác chống Nhật mà sau đó kêugọi được nhiều người Mỹ tới chiến khu Việt Bắc Đó là những thắng lợi ngoạigiao quan trọng khẳng định vị trí và ảnh hưởng của MTVM - một tổ chức cáchmạng to lớn, một thành viên của phe dân chủ đồng minh chống phát xít Điều đó

đã làm hạn chế một phần những âm mưu thâm độc của chính quyền Tưởng GiớiThạch cũng như những phần tử của phái Đờ Gôn đối với phong trào cách mạngnước ta

Có thể nói rằng, lịch sử phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam từnăm 1930 đến năm 1945 dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đã chứng tỏrằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã gắn liền cách mạng Việt Nam vớiphong trào công nhân và phong trào chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dântộc trên toàn thế giới nên cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn

Đó là kết quả của chiến lược đoàn kết, liên minh quốc tế đúng đắn của Đảng

Đó là điều mà ngoài giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng tiên phong của nó

ra, các giai cấp khác trong xã hội Việt Nam không thể làm được

1.2 Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ ĐẢNG TA XÁC ĐỊNH LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN

1.2.1 Là cơ sở để Đảng tập hợp lực lượng phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam

Vào cuối thế kỷ XIX, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đã trở thànhvấn đề có tính chất sống còn đối với vận mệnh và sự phát triển của đất nước

Trang 35

Đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho dân tộc là điều căn bản nhất,quan trọng nhất định hướng hành động cho nhiều xu hướng cứu nước khácnhau lúc bấy giờ.

Sự kết thúc của phong trào Cần Vương và cuộc vận động dân tộc dânchủ tư sản trước và trong thời điểm ĐCS Việt Nam ra đời có thể coi như lànhững cố gắng cuối cùng và cao nhất của các đại diện giai cấp phong kiến và

tư sản dân tộc Việt Nam Sai lầm trong việc lựa chọn con đường cứu nước đãkhiến cho lực lượng lãnh đạo của hai giai cấp này không nhìn thấy hết đượcnhững bộ phận quan trọng hợp thành sức mạnh dân tộc Yêu cầu cấp bách bắtbuộc phải tập hợp tất thảy mọi lực lượng chống đế quốc trong xã hội, xâydựng thành mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi với mục đích giải phóng dântộc chỉ được thực hiện khi ĐCS Việt Nam được thành lập và công bố cươnglĩnh chính trị của mình

Những giá trị có tính lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đường lốicách mạng do Người xây dựng đã được toàn Đảng và toàn dân tiếp thu sâu sắc.Những thành công cụ thể trong tiến trình cách mạng Việt Nam sau này chính lànhững bằng chứng đanh thép về giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chínhtrị đầu tiên Những cơ sở mà nó tạo ra đã trở thành hệ thống các nguyên tắc chỉđạo cho quá trình tập hợp lực lượng trong MTDTTN của cách mạng Việt Nam:

Thứ nhất, Cương lĩnh đặt vấn đề giải phóng dân tộc Việt Nam trong bối cảnh phát triển chung của thời đại gắn liền một cách hữu cơ quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc

Quan điểm giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, cách mạnggiải phóng dân tộc gắn với cách mạng XHCN đã phát huy cao nhất sức mạnhdân tộc, nhân lên gấp bội sức mạnh chống đế quốc trong các lực lượng xã hội,đoàn kết được toàn bộ, không bỏ sót một lực lượng nào có yêu cầu chốngthực dân Pháp thực hiện độc lập dân tộc vào trong MTDTTN rộng lớn dưới

sự lãnh đạo của Đảng Tính bền vững trong mối quan hệ cách mạng đó đượctạo dựng một cách chủ động và tích cực, gắn bó hai chiều, tạo ra sự thống

Trang 36

nhất cao độ về tư tưởng và hành động của các lực lượng Sức hấp dẫn, lôicuốn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên là ở chỗ, lần đầu tiên trong lịch sử dântộc, ba vấn đề quan trọng nhất: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội - giaicấp và giải phóng con người được kết hợp biện chứng trong một chỉnh thể.Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ và phát triểnnhững tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này trên cả haiphương diện lý luận và thực tiễn, chống lại những quan niệm lệch lạc cùngthời hạ thấp phong trào giải phóng dân tộc và xem nhẹ vai trò của yếu tố dântộc, sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp cách mạng vô sản toàn thế giới.

Thứ hai: Lần đầu tiên ở Việt Nam, vấn đề dân tộc được đặt ra trên cơ

sở lập trường của giai cấp công nhân

Từ nhận thức đúng đắn này, lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc

và đặc biệt là vấn đề ruộng đất của nông dân được đặt ra như một động lựcmạnh mẽ nhất thúc đẩy sự vùng dậy quyết liệt của quần chúng đông đảo

mà trong đó chủ yếu là nông dân Đương nhiên, những nhân tố như giai cấpcông nhân là giai cấp tập trung và có tinh thần giác ngộ cách mạng cao,những điều kiện quyết định vị trí của nó là giai cấp duy nhất tiêu biểu chocuộc cách mạng giải phóng dân tộc, là giai cấp duy nhất đặt đúng vấn đề

nông dân Nhưng, điều quan trọng và có tính quyết định nhất đó là đường lối chính trị của giai cấp công nhân Có đường lối đó vì nó là giai cấp đại

biểu đầy đủ nhất cho ý thức dân tộc, dân chủ của nông dân Do địa vị củamình, giai cấp công nhân là giai cấp có khả năng giải quyết vấn đề quyềnlợi dân chủ của nông dân là vấn đề ruộng đất một cách triệt để nhất Đó lànhững cơ sở để giai cấp công nhân đề ra đường lối liên minh chính trị giữacông nhân và nông dân và với khối liên minh đó, công - nông có thể đoànkết được tất cả những giai cấp, tầng lớp, bộ phận yêu nước khác tạo nênsức mạnh to lớn đưa cách mạng đến thành công

Trang 37

Thứ ba: Những quan điểm cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã tránh đựơc những nhận thức máy móc, rập khuôn về quan điểm giai cấp trong QTCS và của nhiều người cách mạng Việt Nam

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đềdân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần đặt nó ở vị trí cao hơn

vấn đề giai cấp Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người viết:" Dân tộc

cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thương đều nhất tríchống lại cường quyền", nhấn mạnh "công nông là gốc cách mạng" còn họctrò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ "là bầu bạn cách mạng của công nông" Đến

Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt thì quan điểm này được phát triển

thêm một bước Đây là những luận điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa vấn đềdân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam ĐếnHNTW lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do chính Người chủ trì, mối quan hệnày đã được giải thích sáng tỏ: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giaicấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia, của dân tộc"[26, tr.113].Luận điểm quan trọng ấy đã đặt cơ sở cho việc tập hợp rộng rãi các lực lượngtrong xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, một vấn đề có ý nghĩaquyết định đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc Điều này hoàn toànkhông có mâu thuẫn gì với chủ nghĩa quốc tế chân chính bởi vì giai cấp côngnhân là giai cấp nắm ngọn cờ tiên phong trong cuộc cách mạng vô sản trêntoàn thế giới trước hết là giai cấp dân tộc cụ thể, chính họ phải chịu tráchnhiệm lịch sử trước hết đối với dân tộc mình, với đất nước nơi mình đượcsinh ra Điều này cũng không hề mâu thuẫn gì với quan điểm giai cấp Đốivới hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam thì lại càng không Đảng ta khẳng định:Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trướctiên của Đảng và của cách mạng Đông Dương hợp với nguyện vọng chungcủa tất cả nhân dân Đông Dương Muốn làm tròn nhiệm vụ đó, Đảng ta phảithống nhất lực lượng cách mạng của nhân dân Đông Dương dưới một ngọn cờthống nhất, tất cả các tầng lớp, các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các

Trang 38

tôn giáo có tinh thần chống Pháp, chống Nhật thành thật muốn độc lập chođất nước thành một mặt trận cách mạng chung.

Thứ tư: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tạo nền tảng, cơ sở cho việc giải quyết vấn đề quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc ở Đông Dương.

Trong cuộc xâm lược và chiếm đóng Đông Dương làm thuộc địa, bằngviệc thiết lập cái gọi là "Liên bang Đông Dương", thực dân Pháp đã xoá bỏ banước Việt Nam, Miên (Cam-pu-chia), Lào trên bản đồ thế giới Nhưng trênthực tế ba nước đó vẫn tồn tại với tư cách là các dân tộc riêng biệt có truyềnthống sâu xa về lịch sử, văn hoá mà không một sức mạnh nào có thể xoá bỏ nổi

Ba nước có quan hệ lâu đời về nhiều mặt, lúc này lại có chung một kẻ thù là thựcdân Pháp Song, đây cũng chính là chỗ để dẫn đến những cách hiểu đơn giản, dễ

nhầm lẫn giữa quan điểm quốc gia - dân tộc và dân tộc- tộc người Trong tác phẩm Đường kách mệnh, một tác phẩm có ý nghĩa xác định phương hướng

chiến lược cho cách mạngViệt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức đặt cuộccách mạng giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng quốc gia, trong đó có Việt

Nam Đến Hội nghị thành lập Đảng, trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, Người đã xác định rõ mục tiêu của cuộc cách mạng là: Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, khẳng định trên thực tế việc giải quyết vấn đề cách

mạng giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương TớiHNTW lần thứ 8, với sự ra đời của MTVM thì tư tưởng sáng tạo của lãnh tụNguyễn Ái Quốc đã được khẳng định dứt khoát và chứng tỏ là rất đúng đắn

Theo Hồ Chí Minh, chỉ có trong một không gian địa lý - chính trị - kinh

tế thống nhất thì sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc mới được bảo đảm.Đây không chỉ là giải pháp tối ưu, là phương pháp cách mạng đúng đắn dẫnđến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mà còn là cương lĩnhhành động và chỉ đạo thực tiễn của Đảng ta trong suốt quá trình xây dựng tậphợp lực lượng, phát triển hình thức MTDTTN lên đến đỉnh cao nhất, tạo thành

Trang 39

sức mạnh vĩ đại cho công cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp - Mỹ và xâydựng đất nước Việt Nam độc lập - tự do - thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.

1.2.2 Là cơ sở cho chiến lược đại đoàn kết toàn dân, cơ sở cho xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong nhiều thời kỳ

Có thể nói rằng, tư tưởng đại đoàn kết là hệ thống những quan điểmxuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của lãnh

tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta nhằm tập hợp phát huy sức mạnh dân tộc, quốc tế

vì mục tiêu độc lập, tự do và CNXH Với tư cách là người sáng lập Đảng,Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng cương lĩnh cách mạng, giải quyết nhuầnnhuyễn và sáng tạo các mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa dân tộc - giai cấp,quốc gia - quốc tế, đưa cách mạng Việt Nam hoà chung vào xu thế phát triểncủa thời đại Một trong những viên ngọc sáng nhất trong kho tàng tư tưởng

mà Người cống hiến cho Đảng ta, cho dân tộc ta là chuẩn bị từ rất sớm mộtchiến lược, sách lược cách mạng nhằm khơi dậy và phát huy đến đỉnh caosức mạnh của cộng đồng xã hội Từ lực lượng chí cốt cách mạng đến cáctầng lớp trung gian, của từng con người cụ thể đã tạo thành sức mạnh tổnglực, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào các thế lực thù địch ngoan cố, phản độngnhất Tư tưởng của Người trở thành linh hồn của chiến lược đại đoàn kết dântộc - một bộ phận hữu cơ trong đường lối lãnh đạo cách mạng của ĐCS ViệtNam

Những năm 1930 - 1945, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

đã trở thành một trong những vùng “tâm bão” cách mạng mà đỉnh cao nhấtcủa nó chính là vào năm 1945, cùng với việc chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệthoàn toàn thì “nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đua nhau tiến bướcgiành quyền độc lập” như Hồ Chí Minh đã nhận định Trong hoàn cảnh thuộcđịa (hoặc nửa thuộc địa), để có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử, các lãnh tụ,các đảng dân tộc cách mạng ở các nước Đông Nam Á đã thành lập MTDTTNnhằm tập hợp lực lượng của dân tộc có hiệu quả nhất để đủ sức đánh bại kẻ

Trang 40

thù của mình, tìm giải pháp phát triển cho đất nước (Malaixia, Philippin,Mianma, Indônêxia ).

Nói chung, ở các nước Đông Nam Á trong những năm từ 1930 đến

1945 ý thức tập hợp lực lượng dân tộc được thể hiện là một nhu cầu rất bứcxúc Cũng chính vì thế mà nó mang tính phổ biến Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử

đã chứng tỏ rằng, không một mặt trận dân tộc nào, một đất nước nào ở ĐôngNam Á lại được chuẩn bị một cách chu đáo, chặt chẽ và vững vàng từ lý luậnđến tổ chức như việc xây dựng MTDTTN ở Việt Nam

Điểm khác biệt là ở Việt Nam, việc thành lập ĐCS được diễn ra trongđiều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, nơi lực lượng giai cấp côngnhân nhỏ bé về số lượng nhưng có thể lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc,thực hiện một nước Việt Nam tự do, độc lập theo định hướng cộng sản chủnghĩa Xác định được đường lối cách mạng đúng đắn, thực hiện chiến lượcđoàn kết dân tộc rộng rãi, trong đó công nông là gốc của cách mạng, là mộtthành công to lớn của Đảng Đường lối đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọilực lượng yêu nước chống đế quốc vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

mà Hồ Chí Minh nêu ra trong Cương lĩnh đã dần dần đi vào ý thức đấu tranhcủa quần chúng

Để thực hiện sứ mệnh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, lãnh đạo mặttrận, Đảng “phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất hoạt động nhất và chânthực nhất, chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãithừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì mới giànhđược địa vị lãnh đạo” [25, tr.508] Đó là một luận điểm có giá trị lý luận vàthực tiễn sâu sắc thể hiện bản chất cách mạng, bản chất nhân dân và dân tộc củaĐảng ta Là một bước phát triển cao, trên nền tảng quan điểm Đảng là thành viênmặt trận nhưng là thành viên ưu tú, tích cực nhất, giữ vị trí lãnh đạo

Thực tiễn cách mạng cho thấy, nếu chỉ có công nông liên minh màkhông đoàn kết, tập hợp được rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp khác thìkhông thành mặt trận được Vấn đề này được Đảng ta tổng kết trong thời kỳ

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Việt Nam độc lập 1941-1945 (2000), Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Việt Nam độc lập 1941-1945
Tác giả: Báo Việt Nam độc lập 1941-1945
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2000
2. Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Bảy mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2002
3. Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặt trận dân tộc thống nhất trong cáchmạng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1963
4. Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam (1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam
Tác giả: Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa họcxã hội
Năm: 1977
5. Trường Chinh (1974), Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của giaicấp công nhân và nông dân Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1974
6. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1975
8. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1972), Về mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mặt trận dân tộc thống nhất
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1972
9. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980), Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu sử và sự nghiệp
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1980
10. Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp (1981), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1981
11. Trí Cường (2002), Tự chỉ trích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự chỉ trích
Tác giả: Trí Cường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Phạm Hồng Chương (2003), "Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vào những văn kiện chính trị đầu tiên của Đảng ta", Tạp chí Lịch sử Đảng, (4), tr.7-10.7 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo Tuyênngôn của Đảng Cộng sản vào những văn kiện chính trị đầu tiên củaĐảng ta
Tác giả: Phạm Hồng Chương
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w