1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới xã Đôn Sơn, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

26 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 870,85 KB

Nội dung

\ NGUYỄN HỮU MAI QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỒNG SƠN, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH... THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN L

Trang 1

\

NGUYỄN HỮU MAI

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI

ĐỒNG SƠN, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Trang 2

NGUYỄN HỮU MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS VŨ THỊ VINH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan, cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Vinh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả gửi lời cảm ơn tới các cơ quan liên quan đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điệu kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, tháng 6 năm 2016

Nguyễn Hữu Mai

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà nội, tháng 6 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hữu Mai

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

7 Cấu trúc luận văn 3

8.Các khái niệm 3

PHẦN B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HTKT CÁC KHU ĐÔ THỊ TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỒNG SƠN, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 7

1.1 Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT trong các khu đô thị tại thị xã Phúc Yên 7

1.1.1 Khái quát về tình hình phát triển các khu đô thị mới tại thị xã Phúc Yên 7

1.1.2 Hiện trạng hệ thống HTKT của các khu đô thị mới tại thị xã Phúc Yên 11

Trang 6

1.1.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT một số khu đô thị mới tại thị xã Phúc Yên 16 1.2 Hiện trạng hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 19

1.2.1 Sự hình thành và phát triển khu đô thị mới Đồng Sơn 19 1.2.2 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu đô thị mới Đồng Sơn 22 1.2.3 Hiện trạng hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 24 1.3 Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 30

1.3.1.Thực trạng về bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án khu đô thị mới Đồng Sơn 30

1.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 31

1.3.3 Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý thực hiện dự án khu đô thị mới Đồng Sơn 36 1.4 Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 37 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG HTKT KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỒNG SƠN, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 40 2.1 Cơ sở lý luận trong công tác quản lý hệ thống HTKT 40

2.1.1 Vai trò, đặc điểm, nội dung của hệ thống HTKT đô thị 40 2.1.2 Một số yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với hệ thống HTKT khu đô thị mới 43

2.1.3 Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống HTKT đô thị mới 51

2.1.4 Vai trò của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 52

Trang 7

2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống HTKT đô thị 54

2.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến HTKT khu đô thị mới 54

2.2.2 Những quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị khu đô thị mới 59

2.3.2 Các văn bản của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đối với khu đô thị mới Đồng Sơn 61 2.3 Kinh nghiệm trong quản lý Hệ thống HTKT một số khu đô thị trong

và ngoài nước 61

2.3.1 Quản lý hệ thống HTKT khu đô thị ở một số nước trên thế giới 61

2.3.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở một số khu

đô thị của Việt Nam 64 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐỒNG SƠN, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 70 3.1 Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 70

3.1.1 Quản lý khớp nối với hệ thống HTKT bên ngoài khu đô thị 71 3.1.2.Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch(các hạng mục còn lại và cải tạo sửa chữa) 75 3.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 78

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hệ thống HTKT khu đô thị mới Đồng Sơn 78

3.2.2 Đề xuất nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý 83

Trang 8

3.3 Một số đề xuất về cơ chế chính sách trong quản lý HTKT khu đô thị

mới Đồng Sơn 85

3.3.1 Đề xuất về cơ chế trong huy động các thành phần tham gia xây dựng hệ thống HTKT 85

3.3.2 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý hệ thống HTKT đô thị khu đô thị mới Đồng Sơn 87

3.3.3 Sự phối kết hợp giữa ba chủ thể : Chính quyền đô thị - Chủ đầu tư - Người dân đô thị 91

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

Kết luận 96

Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc 8

Hình 1.2 Hiên trạng giao thông khu ĐTM thị xã Phúc Yên 11

Hình 1.3 Họng cấp nước cứu hỏa 13

Hình 1.4 Hố ga thoát nước 14

Hình 1.5 Các tủ điện dạng kios đặt ngoài trời 15

Hình 1.6 Quy hoạch SDĐ Khu ĐTM Đồng Sơn năm 2007 20

Hình 1.7 Trung tâm thương mại Khu ĐTM Đồng Sơn 22

Hình 1.8 Bản đồ hệ thống giao thông Khu ĐTM Đồng Sơn 25

Hình 1.9 Mặt cắt giao thông Khu ĐTM Đồng Sơn 26

Hình 1.10 Bản đồ hệ thống cấp nước Khu ĐTM Đồng Sơn 27

Hình 1.11 Bản đồ hệ thống thoát nước mưa Khu ĐTM Đồng

Hình 1.12 Bản đồ hệ thống thoát nước thải Khu đô thị mới

Hình 1.13 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hữu Sinh 31

Hình 1.14 Giao thông Khu ĐTM Đồng Sơn 32

Hình 1.15 Họng cứu hỏa trong khu ĐTM Đồng Sơn 33

Hình 1.16 Hố ga trong khu ĐTM Đồng Sơn 34

Hình 1.17 Thu gom rác trong khu đô thị ĐTM Đồng Sơn 35

Hình 2.1 Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức 52

Hình 2.2 Sơ đồ các giai đoạn tham gia của cộng đồng 54

Hình 2.3 Khu đô thị mới Desa Parkcity ở Malaysia 63

Hình 2.4 Khu đô thị mới kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng 66

Trang 11

Hình 2.5 Hình ảnh khu đô thị mới CIPUTRA 68

Hình 3.1 Bản đồ hệ thống giao thông Khu ĐTM Đồng Sơn 73

Hình 3.2 Bản đồ hệ thống thoát nước Khu ĐTM Đồng Sơn 79

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Các nội dung của quản lý thi công xây dựng

các công HTKT khu dân cư đô thị

76

Sơ đồ 3.2 Các hạng mục công trình HTKT khu đô thị

mới được quản lý thi công xây dựng

76

Sơ đồ 3.3 Sơ đồ quản lý hệ thống HTKT khu ĐTM 79

Sơ đồ 3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án tác

90

Sơ đồ 3.7 Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể tro ng

quản lý HTKT khu ĐTM

93

Trang 13

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng2.1 Quy định về các loại đường trong đô thị 44

Bảng2.2 Nhu cầu cấp nước sinh hoạt 46

Bảng2.3 Độ sâu chôn cống cấp nước 47

Bảng2.4 Khoảng cách của ống cấp nước tới công trình

và đường ống khác

47

Trang 14

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của hệ thống đô thị và quá trình đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra nhanh chóng trên phạm vi cả nước Nhiều công trình HTKT tại các đô thị như: Công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn được cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới đã phát triển khá nhanh góp phần tạo nên bộ mặt đô thị đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững đô thị

Tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh trên

cơ sở phát triển các khu công nghiệp lớn và nhiều khu đô thị mới trong đó là 2

đô thị gồm thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên

Thị xã Phúc Yên là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Vĩnh Phúc, có vai trò là trung tâm thúc đẩy phát triển KTXH của Tỉnh Trong những năm gần đây, tình hình phát triển KTXH của thị xã Phúc Yên đã và đang có chuyển biên tích cực, có nhiều yếu tố thuận lợi mới, thu nhập người dân được nâng cao, các nhu cầu về đời sống vật chất tinh thần và các dịch vụ xã hội ngày càng cao Hiện nay trên địa bàn thị xã Phúc Yên hiện có 17 khu ĐTM được quy hoạch

Khu ĐTM Đồng Sơn được quy hoạch với diện tích 35,3754ha, thuộc địa giới hành chính phường Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Việc đầu tư phát triển khu ĐTM Đồng Sơn được hình thành mở ra một cộng đồng dân cư mới, có cơ sở HTKT hiện đại và đồng bộ, góp phần cải thiện và chỉnh trang đô thị, tạo sự đa dạng cho kiến trúc thị xã Phúc Yên, giải quyết chỗ ở cho người dân địa phương và các nhà đầu tư đến làm việc và đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc

Trang 15

Yên nói riêng Hiện nay, khu ĐTM Đồng Sơn đã hoàn thành hạ tầng giao thông, vỉa hè, điện, cấp, thoát nước và đưa toàn bộ HTKT vào khai thác sử dụng từ năm 2010, mật độ xây dựng nhà ở đạt 70% Tuy nhiên công tác quản

lý hệ thống HTKT của khu đô thị Đồng Sơn vẫn còn những hạn chế đó là: chưa

có Quy chế quản lý HTKT cho khu đô thị, trình trạng ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, HTKTđấu nối không đồng bộ; tiến độ triển khai chất lượng chưa cao, còn đất không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích Để góp phần cho việc quản lý hệ thống HTKT khu đô thị tốt hơn , tác giả lựa

chọn đề tài: “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Đồng Sơn,

thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” nghiên cứu làm luận văn cao học

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý HTKT, đề xuất giải pháp quản

lý hệ thống HTKT cho khu ĐTM Đồng Sơn, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

có hiệu quả trong quá trình khai thác và quản lý dự án hiện tại và thời gian tiếp theo

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu ĐTM Đồng Sơn

- Nghiên cứu, tổng hợp các giải pháp, kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT các khu đô thị, ĐTM trên địa bàn tỉnh, trong nước và thế giới làm cơ

sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý khu ĐTM Đồng Sơn

- Đề xuất một số giải pháp quản lý tối ưu cho hệ thống HTKT khu ĐTM Đồng Sơn

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị

mới (Giao thông, cấp nước, thoát nước)

Phạm vi: Khu đô thị mới Đồng Sơn, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát

- Phương pháp kế thừa

- Phương pháp hệ thống hoá trên cơ sở tổng hợp các số liệu, tư liệu, chụp ảnh, lập bảng biểu, sơ đồ

- Phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản

lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu ĐTM Đồng Sơn một cách hiệu quả, góp phần hoàn chỉnh các cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra giải pháp

quản lý nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống hạ tầng khu ĐTM Đồng Sơn Đồng thời sự thành công của khu ĐTM Đồng Sơn sẽ làm cơ sở để các khu đô thị khác trong tỉnh Vĩnh Phúc và trên toàn quốc có thể tham khảo học tập

7 Cấu trúc luận văn

- Phần A: Mở đầu

- Phần B: Nội dung + Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống HTKT khu ĐTM Đồng Sơn, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống HTKT khu ĐTM Đồng Sơn, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống HTKT khu ĐTM Đồng Sơn, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phần C: Kết luận và kiến nghị

8.Các khái niệm Khu đô thị mới: [16]

Trang 17

- Khu ĐTM là khu đô thị đồng bộ về hệ thống các công trình HTKT, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp

đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Khu ĐTM có địa giới hành chính thuộc một tỉnh

- Khu ĐTM được lập có quy mô chiếm đất từ 50 ha trở lên Trường hợp diện tích đất để dành cho dự án nằm trong quy hoạch đất đô thị nhưng bị hạn chế bởi các dự án khác hoặc bởi khu đô thị đang tồn tại thì cho phép lập dự án khu ĐTM có quy mô dưới 50 ha nhưng không được nhỏ hơn 20 ha

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Hệ thống công trình HTKT bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.[6]

Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm : Mạng lưới đường , cầu,

hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật giao thông (cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy)

Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu gồm : Các công trình thu nước

mặt, nước ngầm; các công trình xử lý nước; hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp, điều hòa)

Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm : các sông, hồ điều hòa,

đê, đập; các cống , rãnh, kênh, mương, máng thoát nước ; các trạm bơm cố định hoặc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ

Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng đô thị chủ yếu gồm :

các nhà máy phát điện ; các trạm biến áp , tủ phân phối điện ; hệ thống đường dây dẫn điện; cột và đèn chiếu sáng

Trang 18

Các công trình quản lý và xử lý các chất thải rắn chủ yếu gồm : Trạm

trung chuyển chất thải rắn; khu xử lý chất thải rắn

Các công trình thông tin liên lạc đô thị chủ yếu gồm: Các tổng đài điện

thoại; mạng lưới cáp điện thoại công cộng; các hộp đầu cáp, đầu dây

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Hệ thống quản lý cơ sở HTKT đô thị là toàn bộ phương thức điều hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định ) nhằm kết nối và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới cơ sở HTKT đô thị Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống cơ sở HTKT đô thị

và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng [11]

Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý cơ sở HTKT bao gồm hai nhóm: quản lý kinh tế, kỹ thuật và quản lý tổ chức Hai nhóm chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động của hệ thống HTKT [11]

Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng:

* Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý

được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung

để cùng theo đuổi một mục đích Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (như cộng đồng dân cư phường, xã, tổ chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau, th-ường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống và đều có chung nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động ở địa phương

* Tổ chức cộng đồng: là một khối liên kết của các thành viên trong

cộng đồng, vì cùng một mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, cùng nhau hợp sức để tận dụng tiềm năng, trí tuệ cùng tham gia vào các hoạt động ở địa phương

Ngày đăng: 25/03/2018, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w