0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Logistics Việt Nam trước năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

I. Quá trình phát triển logistic sở Việt Nam và các chính sách phát triển

1.1. Logistics Việt Nam trước năm

Nghề giao nhận của Việt Nam đã hình thành từ lâu. Miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng đã có nhiều công ty giao nhận, phần lớn làm công việc khai quan thuế vận tải đường bộ nhưng manh mún, một số là đại lý của các hãng giao nhận nước ngoài.

Ở Miền Bắc, từ 1960 các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tự đảm nhiệm việc tổ chức chuyên chở hàng hoá của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở các ga liên vận đường sắt ở thời kỳ này hoạt động giao nhận không được chuyên sâu, công việc và thủ tục đơn giản chỉ là trong phạm vi của công ty, lĩnh vực mặt hàng, loại hàng... Sau khi thống nhất đất nước, để tập trung đầu mối quản lý chuyên môn hoá khâu vận tải giao nhận Bộ Ngoại thương nay là bộ Thương mại đã đưa tổ chức giao nhận vào một mối từ Bắc tới Nam là Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (VIETRANS). Trong thời kỳ bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, người giao nhận chủ chủ yếu lo giao hàng xuất, nhập hàng nhập tại cảng nước mình và VIETRANS là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở uỷ thác của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, bắt đầu từ năm 1987, Quốc hội từng bước xây dựng các hành lang pháp lý cho từng lĩnh vực hoạt động, đã ban hành một loạt các đạo luật như: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đất đai, Luật Thuế xuất nhập khẩu, làm nền tảng để thu hút đầu tư, xác định quyền sở hữu đất đai, và pháp chế hóa hàng rào quan thuế. Song song đó, Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý ngoại hối cho phép mở các tài khoản bằng ngoại tệ và cho phép chuyển tiền để thanh toán cho hàng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài; hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp; nới lỏng việc thành lập các tổ chức thương mại ở nước ngoài. Một bước quan trọng của

hoạt động thương mại Việt Nam, chuyển mình từ cơ chế kế hoạch sang kinh tế thị trường, là chấm dứt độc quyền trong ngoại thương của Nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân được phép hoạt động trong mọi lĩnh vực, hoạt động thương mại được mở rộng, nghề giao nhận do đó mà phát triển khá nhanh, Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương vì thế mà cũng không còn giữ độc quyền nữa. Các hoạt động giao nhận vì thế cũng được mở rộng, số lượng các công ty giao nhận tăng và trình độ nghề nghiệp được nâng lên nhanh chóng. Đã có nhiều công ty giao nhận của Việt Nam tham gia Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA.

Bước sang năm 1989, Quốc hội pháp chế hóa các giao dịch thương mại thông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Chính phủ tiếp tục cho dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng xuất nhập khẩu, chỉ còn áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối 10 mặt hàng và nhập khẩu đối với 14 mặt hàng, sau đó con số này dần giảm xuống mức tương ứng là 7 và 12 mặt hàng. Từ chỗ 30 mặt hàng xuất khẩu chịu thuế giảm còn 12 với mức thuế cũng gia giảm. Nhà sản xuất được quyền cung ứng hàng cho mọi công ty ngoại thương đã được cấp phép phù hợp. Về nhập khẩu, số mặt hàng chịu thuế từ 120 xuống còn 30 với khung thuế suất mở rộng 5 – 50% lên tới 5 – 120%, phù hợp từng ngành hàng nhập khẩu. Cho phép các DNNN được quyền xuất khẩu sang những nước có ngoại tệ mạnh, hủy bỏ yêu cầu trước đây là phải xuất đủ chỉ tiêu sang các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước khi thực hiện các giao dịch xuất khẩu khác. Về mặt thanh toán đã có những đổi mới như chuyển việc điều hành tỷ giá theo hành chính sang điều hành theo thị trường có quản lý nhà nước rồi tiến đến thay công bố tỷ giá chính thức bằng tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng nhằm tạo quyền chủ động cho ngân hàng thương mại trong qui định giữa VNĐ với ngoại tệ không phải USD. Chính phủ chấm dứt hỗ trợ sản xuất nội địa, hủy bỏ việc hỗ trợ xuất khẩu lấy từ ngân sách mà DNNN phải tự chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và không còn được sử dụng chính sách kiểm soát giá cả (cả hệ thống 2 giá) – đây trở thành nguồn động lực mới cho nhà sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong năm 1990 – 1992, Quốc hội tiếp tục hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài, đưa vào áp dụng các loại luật thuế tiêu thụ đặc biệt; doanh thu và lợi tức, ban hành một loạt các đạo luật như Luật Công ty, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Ngân hàng, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã tín dụng & các tổ chức tín dụng,… nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống định chế này. Chính phủ ban hành Qui chế thành lập các khu chế xuất kích thích xuất khẩu, từ đó, hoạt động xuất khẩu đã được đặc biệt chú trọng để tăng cường một cách căn bản. Hệ thống danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu mới được áp dụng đã tỏ ra tương đối hài hòa. Nhập khẩu nguyên liệu cho xuất khẩu đã được miễn, hoàn thuế nhập khẩu. Đặc biệt, việc giảm thuế suất xuất khẩu gạo từ 10% xuống còn 1% đã làm tiền đề pháp lý cơ bản để Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng thứ nhất thế giới. Lần đầu tiên các công ty tư nhân được phép trực tiếp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích một cách triệt để theo xu hướng ký kết các hợp đồng khoán, và chính sách tín dụng nông thôn áp dụng ở hệ thống ngân hàng bắt đầu phát huy tác dụng, đặc biệt là vai trò Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, cho các hộ gia đình vay các khoản vốn đầu tư vào sản xuất. Hiệp định thương mại ưu đãi giữa Việt Nam và EEC (nay là EU) cũng được ký kết để cung cấp hạn ngạch xuất khẩu cho mặt hàng dệt, quần áo may sẵn của Việt Nam vào châu Âu, và dành một số ưu đãi cho hàng nhập khẩu từ châu Âu.

Qua năm 1993, bên cạnh sự kiện Việt Nam gia nhập Hội đồng hợp tác Hải quan là việc sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi Luật Đất đai. Từ đây cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất và cho phép sử dụng chúng như vật thế chấp cho các hộ nông dân vay vốn sản xuất, điều này là một bước tiến quan trọng của nền kinh tế hàng hóa, nó cho phép các cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản tạo thu nhập và tài sản cá nhân. Trong năm 1994, Việt Nam giành vị trí là người quan sát của GATT (tiền thân của WTO), và bắt đầu quá trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Cấp phép xuất khẩu – nhập khẩu đã nới lỏng, chỉ còn 3 mặt hàng xuất khẩu (gạo, gỗ, dầu lửa)

và 15 mặt hàng nhập khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về cấp phép. Trách nhiệm quản lý thuế quan đã được chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Thương mại, thị trường ngoại hối liên ngân hàng được mở cửa. Song hành với Luật Đầu tư nước ngoài thì Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cũng đã được ban hành.

Riêng trong năm 1995, có nhiều sự kiện chính trị ngoại giao gây tác động rất tích cực cho việc thu hút đầu tư và xúc tiến mậu dịch cho những năm tiếp theo. Ngày 12/7/1995, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ. Đến ngày 28/7/1995, Việt Nam lại được chính thức gia nhập ASEAN. Trở thành thành viên của AFTA, cũng có nghĩa Việt Nam bắt đầu tham gia vào các cam kết giảm thuế quan cho hàng nhập khẩu công nông nghiệp. Hàng loạt các chính sách thương mại và hỗ trợ thương mại ngày một thông thoáng hơn: hàng xuất khẩu phải áp dụng hạn ngạch chỉ còn lại duy nhất là gạo, và hàng nhập khẩu chịu quản lý bằng hạn ngạch cũng chỉ còn 7 mặt hàng; mức thuế doanh thu đã thống nhất, từ 18 mức thuế suất còn 11 mức; ban hành danh mục các hàng hóa áp dụng ngay cho năm 1996 với mức thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEFT) cho AFTA. Bên cạnh đó là sự ra đời của Bộ Luật Dân sự đặt nền tảng pháp lý cho mọi hoạt động dân sự trong đời sống văn hóa – xã hội, cũng như việc đồng bộ hóa chế định pháp luật cho hoạt động của khối DNNN bằng sự ra đời Luật DNNN.

Giai đoạn từ năm 1996 đến 1997, Chính phủ tiếp tục ban hành danh mục các hàng hóa áp dụng cho năm 1997 với mức thuế quan ưu đãi hiệu lực chung cho AFTA. Các đạo luật phối hợp, nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh quá trình hội nhập của Việt Nam lần lượt được ban hành: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Khoáng sản, Luật Thuế giá trị gia tăng & thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thương mại. Các chính sách thương mại của Việt Nam có bước tiến đáng kể: việc giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cho Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các cơ sở thuộc Trung Ương coi như mọi cản trở trong việc mua bán gạo trong nước không còn hiệu lực, doanh nghiệp trong nước xuất khẩu trực tiếp sản phẩm không cần giấy phép xuất nhập khẩu, quản lý hàng nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế quan không còn hạn ngạch hay giấp phép như trước đây và mức thuế

suất cao nhất cũng giảm xuống chỉ còn 60%. Luật thuế xuất nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung thêm điều kiện chống phá giá và đánh chồng thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sửa đổi lại, mở rộng một phần. Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), và đã trình kế hoạch hành động về các lịch trình ngắn; trung và dài hạn cho việc thực thi các biện pháp thuế quan, phi thuế quan, thương mại, dịch vụ, đầu tư, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh,…

Tính đến 31/1/1998 Việt Nam đã có 13 công ty giao nhận vận tải được công nhận là thành viên liên kết của FIATA. Đến tháng 7/2000 thì đã có thêm 30 công ty, nâng tổng số công ty giao nhận Việt Nam được công nhận là thành viên liên kết của FIATA lên con số 43 công ty. Có thể kể ra một số công ty có uy tín và kinh nghiệm trong nghề giao nhận như:

- Mekong Cargo Freight Co., Ltd. - Northern Freight Company

- Saigon Ship Channdler Corp _ Saigon-Shipchanco - Shipping Agency/ Marine Services

- Sea - Air Freight International SAFI - Sotrans

- Tien Phong Trade And Transporting Service Co,. Ltd. - Transforwarding Warehousing Co.

- Transport And Chartering Corporation – VIETFRACHT - Vietnam Freight Forwarding Corporation – VINAFCO - Vietnam Tally and Marine Service Company – VITAMAS

- Vietnam National Foreign Trade Forwarding And Warehousing Corporation – VIETRANS

- VOSA Group of Company

So với các nước trên thế giới, ngành giao nhận Việt Nam là một ngành hoàn toàn non trẻ. Trên thực tế ở nước ta chưa có một cơ quan quản lý thống nhất việc cấp giấy phép hành nghề, kiểm tra giám sát hoạt động đối với loại hình kinh doanh

giao nhận hàng hoá dẫn đến việc có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá và phát triển dịch vụ tràn lan trên thị trường. Tính đến năm 1997 cả nước có 189 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, trong đó trên 90% các công ty giao nhận mới được thành lập từ năm 1994-1995 trở lại đây. Đến cuối năm 2000 đã có khoảng 542 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận. Trong đó:

- Doanh nghiệp tư nhân : chiếm 13,2%. - Doanh nghiệp nhà nước : chiếm 78,3%. - Doanh nghiệp liên doanh : chiếm 8,5%.

Hiệp hội giao nhận Việt Nam - VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association), với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực giao nhận kho vận thành lập năm 1994, được kết nạp là thành viên chính thức của FIATA (thay thế VIETRANS) tại đại hội thế giới FIATA tổ chức tháng 9/1994 tại Hamburg, CHLB Đức. Theo số liệu thống kê của văn phòng hiệp hội VIFFAS, từ khi Đại hội thành lập năm 1994 tính đến tháng 3/1998, VIFFAS đã xét cấp giấy chứng nhận hội viên cho 27 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia Hiệp hội, trong đó có 18 hội viên chính thức và 9 hội viên liên kết đại diện cho các thành phần kinh tế khác nhau đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực giao nhận kho vận. So sánh số hội viên của Hiệp hội giao nhận hiện có với số doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận vận tải chiếm tỷ lệ còn thấp khoảng 14%. Nhưng những hội viên của Hiệp hội đã thực sự đóng vai trò chính trong các hoạt động giao nhận vận tải do có bề dày kinh nghiệm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kỹ thuật và quan hệ chặt chẽ với mạng lưới đại lý nước ngoài bảo đảm cung cấp các dịch vụ chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh các hoạt động sôi động của các công ty giao nhận trong nước còn có hoạt động của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tạiViệt Nam cũng tăng nhanh trong các năm từ 1991 mới có 7 văn phòng đại diện được cấp giấy phép hoạt động đến cuối 1997 tại Việt Nam đã có 105 văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được

chính thức cấp giấy phép hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2000 con số này đã lên tới hơn 200 văn phòng với số lượng văn phòng đại diện gần bằng 2/3 số lượng các công ty giao nhận.

Cùng với những chuyển biến to lớn của nền kinh tế đất nước, các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế cũng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh một số công ty có chuyên môn, nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp được các dịch vụ giao nhận vận tải bảo đảm chất lượng và uy tín còn có những doanh nghiệp không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có kinh nghiệm nghề nghiệp, thiếu các trang thiết bị cần thiết để tiến hành dịch vụ. Thực chất các doanh nghiệp này chỉ hoạt động với danh nghĩa đại lý, thụ động làm theo chỉ dẫn của các đối tác nước ngoài và tìm mọi thủ đoạn trốn thuế, dìm giá... để giành giật khách hàng.

Sự có mặt của các văn phòng đại diện của các hãng giao nhận nước ngoài tại Việt Nam nhằm mục đích hỗ trợ các đại lý của họ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chuẩn mực quốc tế - đó là một điểm thuận lợi để các công ty giao nhận Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm trong qúa trình thực hiện dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó cũng là sự bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở chỗ, trên thực tế một số văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động vượt quá chức năng của họ tại Việt Nam tổ chức kinh doanh bất hợp pháp các dịch vụ giao nhận kho vận do lợi dụng tình trạng lộn xộn trong lĩnh vực này và sơ hở trong quản lý của các cơ quan chức năng của nhà nước làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì vậy, để tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở nước ta và giúp đỡ cho Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đưa

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

×