Định hướng chung cho các ngành dịch vụ logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam (Trang 26)

Thị trường logistics Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của phát triển. Tuy có quy mô nhỏ so với các nước trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng cao – một yếu tố chính trong việc thu hút sự chú ý của các nhà kinh doanh 3PL trong nước cũng như ngoài nước. Thị trường này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Đáng quan tâm nhất là vấn đề cơ sở hạ tầng lạc hậu và chi phí kinh doanh không chính thức cao. Để giải quyết điều này cần phải có tiếng nói chung giữa Chính phủ Việt Nam, khách hàng sử dụng dịch vụ logistics và cộng đồng doanh nghiệp logistics.

Trong đó, đến năm 2020 và các năm tiếp theo, chính sách phát triển các ngành dịch vụ ở Việt Nam như sau:

+ Coi logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng . Trong 10 năm tới, logistics được xác định là yếu tố then chốt thúc đẩy với tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng biển từ 280 triệu tấn tăng lên 1 tỉ tấn (gấp 3,6 lần). Cùng với xu thế này, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp, có thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 đến 3.500 USD vào năm 2020; thị trường gia tăng mạnh chuỗi dịch vụ cung ứng, sẽ là tác nhân tạo sự bùng nổ dịch vụ logistics trong tương lai.

+ Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. Chiến lược này đi đôi với công tác đào tạo đội ngũ nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị logistics.

+ Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP) của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, tinh giản quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả

sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

+ Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế. Quyết sách của Chính phủ về giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng; hình thành chuỗi liên kết đồng bộ đường bộ, đường thủy, đường sắt và hàng không; đây là cơ sở để hình thành hệ thống giao thông vận tải đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ logistics.

+ Hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan. Chính phủ có chính sách khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ 3PL, tạo ‘sân chơi” lành mạnh, nuôi dưỡng các doanh nghiệp dịch vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam (Trang 26)