Chính sách phát triển thị trường logistics

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam (Trang 84)

II. Giải pháp hoàn thiện các chính sách phát triển logistics

2.3Chính sách phát triển thị trường logistics

2.3.1 Chính sách phát triển các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics

Chính sách phát triển các doanh nghiệp cung ứng logistics cần quan tâm đến nguồn cung trên thị trường dịch vụ logistics, tức là cần tạo điều kiện nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào dịch vụ logistics.

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics gần như không có những điều kiện gì khó khăn ( có đủ phương tiện ,thiết bị, công cụ đảm bảo an toàn kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng..) trừ khi có tham gia kinh doanh liên quan các lĩnh vực cần điều kiện như vận tải (đường bộ, đường biển,

đường sắt, hàng không,,) phải theo qui định pháp luật. Đối với thương nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài thi theo cam kết của Việt Nam, tuỳ từng loại dịch vụ mà có lộ trình cho đến năm 2014 là thời điểm cuối cùng để mở cửa các dịch vụ logistics. Người kinh doanh dịch vụ logistics cũng được luật pháp Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm theo tập quán, luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên trên thực tế lĩnh vực logistics còn quá mới mẻ, bản thân các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ hiểu biết, kiến thức về ngành nên thiếu đề xuất, trong khi đó, chính sách Nhà nước còn bất cập, thiếu phối hợp, không rõ ràng.. nên chưa thật sự tạo điều kiện phát triển thị trường này. Chúng ta cũng đã biết tập quán mua CIF bán FOB , hoặc các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn thuê ngoài dịch vụ logistics (outsourcing logistics) cũng là những nguyên nhân hạn chế phát triển thị trường này.

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ logistics Việt Nam, tạo ‘sân chơi” lành mạnh, nuôi dưỡng các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, đây cũng là đòn bẩy để giảm chi phí logistics tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ XNK của doanh nghiệp Việt Nam

Cần các thể chế chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

3PL, một mặt tạo các ưu đãi nhưng mặt khác phải đảm bảo năng lực, tính chuyên nghiệp.. nhằm đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Trong điều kiện lộ trình hội nhập lĩnh vực này không còn nhiều thời gian (năm 2014) ngay từ bây giờ nên gỡ bỏ các hạn chế trong các quy định hiện hành cho phép các doanh nghiệp 3PL, 4PL nước ngòai có ưu thế vốn, kỹ năng, công nghệ ..liên doanh liên kết hoặc đầu tư 100%, nhằm tạo cú hích và kỹ năng cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Có thể áp dụng một vài giải pháp cụ thể như sau:

- Ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế;

- Ưu đãi thuế cho các công ty trong nước cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics;

- Hỗ trợ nguồn nhân lực và phát triển kinh doanh từ Quỹ hội Hàng hải;

- Ưu đãi thuế cho các công ty uy tín cung cấp dịch vụ về vận chuyển và thuê tàu.

- Về năng lực hạ tầng, cần phải có các trung tâm về hàng không, hóa dầu, cung ứng và các kho lạnh.

- Về nguồn nhân lực, để phát triển đội ngũ này cần có sự kết hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Nâng cao kiến thức và chuyên môn của nhân viên hàng hải địa phương thông qua các chương trình đào tạo được phê duyệt

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải;

- Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ logistics; - Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ của các hiệp hội ngành nghề liên quan;

- Xây dựng và thực hiện lộ trình hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN.

2.3.2 Chính sách phát triển các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics

Phát triển các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics chính là phát triển nguồn cầu trên thị trường logistics, tức là nhằm thu hút nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó mang lại nguồn lợi to lớn cho đất nước. Để làm được điều này, chúng ta cần tạo sự tin cậy về chất lượng dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp sử dụng cũng như có chiến lược truyền thông linh hoạt giúp cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Có thể áp dụng các giải pháp sau:

- Xây dựng các đề án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa hệ thống thông tin và quản lí nhằm gia tăng năng lực theo dõi hàng hóa trong hệ thống logistics.

- Đầu tư nhằm gia tăng năng lực quản lí, điều hành và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp về mặt chi phí.

- Thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, xây dưng các trang web của Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Bộ GTVT,… cũng như các cơ quan liên quan đến logistics linh hoạt, cập nhập và hữu ích cho các doanh nghiệp dễ dàng khai thác thông tin khi cần thiết.

- Xây dựng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan.

2.3.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics

Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng phát triển ngành Logistics và ngược lại - hội nhập sâu rộng và hiệu quả đòi hỏi phải có ngành logistics phát triển. Trong nền kinh tế hội nhập, các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ được quốc tế hóa. Thực tế này đòi hỏi nguồn nhân lực chuyên nghiệp, làm việc với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, kiến thức, kỹ năng và các thông tin liên quan phải được liên tục cập nhật. Logistics là một trong các ngành có yêu cầu cao nhất về vấn đề này.

Logistics vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẽ đối với các Cty của Việt Nam nói chung và các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng. Vì vậy, nguồn nhân lực để phát triển logistics hiện nay còn thiếu và yếu.

Để có một ngành dịch vụ Logistics phát triển, quá trình đào tạo cần được triển khai đầy đủ ở 3 nhóm đối tượng chính:

Đầu tiên là người cung cấp dịch vụ Logistics phải biết rõ bản chất, các nguyên lý và các vấn đề thực tiễn của dịch vụ Logistics vốn rất đa dạng và không ngừng phát triển, không chỉ trong phạm vi một nước mà trên toàn thế giới;

Thứ hai là người sử dụng dịch vụ, là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề khác nhau phải biết cách sử dụng Logistics như một công cụ để vận hành hiệu quả các chuỗi cung ứng sản phẩm & dịch vụ của mình;

Cuối cùng là người quản lý và hoạch định chính sách cần hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò, thực trạng của ngành Logistics để đưa ra những chính sách và phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng phát triển ngành, xây dựng thể chế và luật pháp phù hợp với sự phát triển của ngành Logistics hiện đại.

Các vấn đề đáng quan tâm nhất là: Chưa có một chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực Logistics phù hợp với nền kinh tế hội nhập; Chưa có một đội ngũ cán bộ giảng dạy về Logistics có kiến thức chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm thực tế; Chưa có hệ thống Chuẩn Kỹ năng làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình đào tạo và giáo trình cho các vị trí công việc trong ngành Logidtics;- Xây dựng các chương trình giáo dục đào tạo chính quy với nhiều trình độ khác nhau cho các nhóm nghề nghiệp trong ngành logistics, thích ứng nhu cầu thực tế và đạt trình độ quốc tế công nhận.

Để tháo gỡ phần nào những khó khăn trên, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.

- Cho phép tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng (như tờ Việt Nam Logistics chẳng hạn), tạo diễn đàn cho những người quan tâm đến logistics tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc về logistics, có tiếng nói với chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics Việt Nam. Các chương trình đào tạo cần dược phổ biến và thông báo rộng rãi.

- Thiết lập hệ thống chứng nhận năng lực cấp quốc gia về logistics đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực cho người hoạt động trong ngành thương mại và vận tải quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam (Trang 84)