Logistics Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam (Trang 38)

I. Quá trình phát triển logistic sở Việt Nam và các chính sách phát triển

1.2Logistics Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay

Luật doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 cùng với việc dở bỏ rất nhiều rào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp đã đánh dấu sự phát triển ồ ạt về số lượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua. Hiện nay, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốn tương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Điều này cho phép Việt Nam có thể sẽ vượt cả Thái Lan (1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượng các công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước. Các công ty giao nhận nước ngoài, trong năm 2000, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng thành lập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM. Theo thống kê đăng ký doanh nghiệp phát hành Vận đơn hàng không thứ cấp (HWAB) năm 2000 thì tại thành phố Hồ Chí Minh có 600 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá bằng đường hàng không không có máy bay.

Luật Thương mại ra đời và từng bước hoàn thiện đã đáp ứng lòng mong mỏi của những người kinh doanh thương mại nói chung và những người kinh doanh logistics nói riêng. Xác định phần nào địa vị pháp lý của người giao nhận, quy định những điều kiện phải có của người kinh doanh giao nhận, quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận nhằm hướng những người kinh doanh giao nhận đi vào kinh doanh luật phấp có nề nếp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động thương mại của Việt Nam phát triển.Hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm.

Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành kinh doanh được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển.

Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại thương mất cân đối trầm trọng bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán FOB, điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Quá trình mở cửa thị trường dịch vụ được đẩy mạnh hơn khi Việt Nam thực thi các cam kết trong WTO khi trở thành thành viên chính thức vào đầu năm 2007 và thực thi các Hiệp định thương mại song phương và khu vực. Theo các cam kết trong đàm phán WTO, chúng ta đã mở cửa 10 ngành và 100 phân ngành trong tổng số 11 ngành và 155 phân ngành dịch vụ. Điều này tạo ra hững chuyển biến rõ rệt trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như những thuận lợi và thách thức cho ngành dịch vụ logistics của chúng ta nói riêng.

Sau gần bốn năm gia nhập WTO, Việt Nam thể hiện sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và quốc tế với kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt khoảng 150 tỉ USD/năm, tương đương hơn 160% tổng GDP quốc gia. Bên cạnh đó,

Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế có uy tín như AFTA, ASEM, APEC, WEF và các khuôn khổ hợp tác khu vực tiểu vùng Mekong. Nhiều thoả thuận kinh tế quan trọng cung cấp nguồn FDI và ODA từ Mỹ, EU, Nhật Bản đã được thực hiện cho thấy triển vọng phát triển của thương mại Việt Nam trong dài hạn.

Biểu đồ 1: Khối lượng hàng hoá vận chuyển theo khu vực vận tải

Trong khi thương mại quốc gia tăng mức trung bình là 13%/năm trong thập niên qua, thì ngành logistics của Việt Nam đã đi trước một bước với tốc độ tăng trưởng đầu tư là 20%năm. Quy mô thị trường logistics đạt 20 tỷ USD/năm (số liệu thống kê trong năm 2009). Đây được xem là con số tương đối nhỏ so với các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thay vào đó, ngành logistics Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất và được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì ở mức 20% - 25% trong vòng 05 năm tới.

Biểu đồ 2: Khối lượng hàng hoá luân chuyển của Việt Nam theo phân ngành vận tải

Năm 2009, lần đầu tiên tại Việt Nam, có chuyến tàu đi thẳng Việt Nam – Hoa Kỳ mà không phải trung chuyển qua các cảng ở Singapore hay Hongkong; điều này giúp tiết kiệm thời gian hải trình và tiết giảm chi phí. Ngày 3/6/2009 đã đi vào lịch sử ngành vận tải hàng hải Việt Nam, với 2 sự kiện lớn, đó là đón chiếc tàu container lớn nhất Việt Nam và khai trương dịch vụ vận chuyển siêu hạng lần đầu tiên từ Việt Nam sang Mỹ. Cty Tân Cảng - Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tổ chức lễ đón nhận chuyến tàu đầu tiên cập cảng, đó là tàu MOL Premium thuộc hãng tàu Mitsui O.S.K Line với chiều dài gần 300m, có sức chở 6.350 TEUs, trọng tải toàn phần 73.000 DWT, là con tàu lớn nhất từ trước đến nay cập cảng tại Việt Nam. Cùng lúc, tàu APL Denver sức chở khoảng 4.250 TEUs đã cập cảng Sài Gòn - PSA (Cái Mép - Thị Vải), đón nhận những container mang hàng hóa của Việt Nam lần đầu tiên trực tiếp đi thẳng đến Bắc Mỹ. Với dịch vụ vận chuyển trực tiếp này, tàu biển chỉ mất 15 ngày từ Việt Nam đến Seattle và 16 ngày để đến Los Angeles, nhanh hơn ít nhất 2 ngày so với trước đây, do không phải trung chuyển ở Singapore. Điều này có lợi cho những chủ hàng là những DN XNK của Việt Nam và Hoa Kỳ.

Năm 2009 cũng là năm triển khai hải quan điện tử, thông quan từ xa đã bước đầu có những kết quả tích cực. Tại một số cục hải quan (CHQ) có lưu lượng hàng hóa lớn như CHQ Hải Phòng, CHQ Hà Nội, CHQ Đà Nẵng, CHQ Bình Dương, CHQ Đồng Nai, CHQ Tp.HCM,... cho thấy, phương thức này đã đem lại những lợi

ích thiết thực cho DN cũng như hoạt động thương mại, công tác quản lý XNK hàng hóa. DN chỉ cần nạp dữ liệu của tờ khai hàng hóa XNK vào phần mềm được cài đặt tại trụ sở của mình, sau đó chuyển đến cơ quan HQ qua hệ thống mạng. Khi đến nộp hồ sơ chính thức, các dữ liệu đã có sẵn trong hệ thống máy móc của cơ quan HQ, chính sách mặt hàng và chính sách thuế áp dụng cho lô hàng đó hầu như đã được định trước, DN không mất thời gian chờ đợi. Vừa qua, Tổng cục Hải quan (TCHQ) cũng cho biết, đã triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tại 10 tỉnh, thành, bao gồm các CHQ Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và BR-VT. Thời gian thực hiện mở rộng TTHQĐT đến hết năm 2011 với mục tiêu: tại 10 CHQ được triển khai sẽ có 70% DN tham gia với 70% lượng tờ khai xử lý trên hệ thống TTHQĐT. Đợt triển khai mở rộng TTHQĐT lần này sẽ hướng tới các chuẩn mực quốc tế về quản lý hải quan, với các quy trình quản lý hàng kinh doanh, gia công, XK,… hỗ trợ cho việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng.

Nhiều dự án về kho bãi, logistics, cảng cạn ICD đã và đang được triển khai đầu tư, một số đã đi vào hoạt động giai đoạn đầu. Có thể dẫn ra một vài ví dụ. Ngày 17/3/2009, liên doanh Schenker Việt Nam và Gemadept đã đưa vào hoạt động Trung tâm Logistics SGL tại KCN Sóng Thần (Bình Dương). Đây là trung tâm kho vận phục vụ chính cho các ngành có sản phẩm công nghệ cao, điện tử, hàng công nghiệp, hóa phẩm, may mặc và tiêu dùng. Ngày 1/10/2009, Cty SX - XNK Bình Dương (Protrade) và Tập đoàn Logistics YCH - Singapore, cũng đã ký kết liên doanh thành lập Trung tâm Logistics YCH – Protrade. Hay Trung tâm Logistics - ICD Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng đã đi vào hoạt động từ đầu tháng 11/2009, là trung tâm logistics đầu tiên phía Bắc.

Những năm gần đây, Chính Phủ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm xây dựng cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn và đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, kho bãi một cách quy mô và chuyên nghiệp. Sự đi vào hoạt động của Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải năm 2009 với khả năng đón tàu trọng tải 160,000 DWT chạy thẳng tới các cảng Châu Mỹ, Châu Âu không chỉ thúc đẩy xuất nhập khẩu nội địa mà còn đặt nền tảng

đầu tiên cho sự hội nhập cho ngành logistics Việt Nam vào với sân chơi quốc tế.

Trong thống kê của NH Thế giới (WB) về khả năng cung cấp dịch vụ logistics của các quốc gia, Việt Nam được đánh giá không thua kém so với các nước trong khu vực về khả năng vận tải quốc tế (International shipment); tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và thủ tục hải quan của Việt Nam còn kém cạnh tranh hơn nhiều.

Biểu đồ 3: Năng lực dịch vụ logistics của Việt Nam và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Năm 2010 Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Uganda, Philippines và Nam Phi có sự phát triển kinh tế ấn tượng nhất trong nhóm các nước đang phát triển. Trong đó, về bảng xếp hạng logistics (LPI), Việt Nam xếp thứ 53 trong tổng số 155 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang dần cải thiện một cách toàn diện việc phát triển hệ thống logistics, bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển logistics ở Việt Nam (Trang 38)