BÙI ANH TUẤN QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH I, HUYỆN LẬP THẠCH, HUYỆN SÔNG LÔ -TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔN
Trang 1BÙI ANH TUẤN
QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH I, HUYỆN LẬP THẠCH, HUYỆN SÔNG LÔ -TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BÙI ANH TUẤN
KHÓA 2014 - 2016
QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH I, HUYỆN LẬP THẠCH, HUYỆN SÔNG LÔ-TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN VĂN NAM
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa, phòng, ban liên quan, cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong quá trình thực hiện luận văn
Tác giả gửi lời cảm ơn tới các cơ quan liên quan đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điệu kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, tháng 6 năm 2016
Bùi Anh Tuấn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà nội, tháng 6 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Anh Tuấn
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
7 Cấu trúc luận văn 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH I 6
1.1 Tổng quan về công tác quản lý hệ thống HTKT các KCN tỉnh Vĩnh Phúc 6
1.1.1 Khái quát về tình hình phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc 6
1.1.2 Hiện trạng hệ thống HTKT các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 9
1.2.2 Quy hoạch không gian khu công nghiệp 21
1.2.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 22
1.3 Thực trạng công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I 25
Trang 61.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý khu công nghiệp Lập Thạch I 25
1.3.2 Những hạn chế trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I 28
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 29
1.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý khu công nghiệp Tam Dương 2 – khu A 29
1.4.2 Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp Bình Xuyên: 31
1.5 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Lập Thạch I 32
CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH I 33
2.1 Cơ sở lý luận quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 33 2.1.1 Vai trò của hệ thống HTKT đô thị đối với khu công nghiệp 33
2.1.2 Các yêu cầu cơ bản của hệ thống HTKT khu công nghiệp 35
2.1.3 Các nguyên tắc, hình thức và phương pháp cơ bản trong tổ chức quản lý 43
2.2 Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I 47
2.2.1 Hệ thống các văn bản của Nhà nước về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp 47
2.2.2 Hệ thống các văn bản của tỉnh Vĩnh Phúc về quản lý hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp 52
2.2.3 Các tiêu chuẩn, quy phạm về hệ thống hạ tầng các KCN 53
2.3 Quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp Lập Thạch I 54
2.3.1 Định hướng phát triển của khu công nghiệp Lập Thạch I 54
2.3.2 Giải pháp quy hoạch không gian kiến trúc 54
2.3.3 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Lập Thạch I 55
2.4 Kinh nghiệm trong quản lý Hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu công nghiệp trong và ngoài nước 68
Trang 72.4.1 Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN ở một số nước trên thế giới
68
2.4.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở một số khu công nghiệp của Việt Nam 71
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG 79
HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP LẬP THẠCH I 79
3.1 Đề xuất mô hình tổ chức quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I 79
3.1.1 Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Lập Thạch I 79
3.1.2 Đề xuất nhiệm vụ quản lý của các đơn vị trong BQL hạ tầng 83
3.1.3 Đề xuất về nâng cao năng lực cho cán bộ Ban quản lý khu công nghiệp Lập Thạch I 85
3.1.4 Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ tổ chức quản lý 86
3.2 Giải pháp quản lý kỹ thuật xây dựng hệ thống hạ tầng khu công nghiệp Lập Thạch I 89
3.2.1 Quản lý công tác xây dựng san nền, thoát nước mưa 90
3.2.2 Quản lý xây dựng hệ thống giao thông 92
3.2.3 Quản lý hệ thống cấp nước trong khu công nghiệp 95
3.2.4 Quản lý hệ thống thoát nước thải trong khu công nghiệp 96
3.2.5 Quản lý hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc trong KCN: 98
3.2.6 Quản lý vệ sinh môi trường khu công nghiệp 101
3.2.7 Quản lý đấu nối trong khu công nghiệp: 103
3.3 Sự tham gia giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 103
1.Kết luận 105
2.Kiến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
Hình 1.2 Giao thông KCN Khai Quang 10
Hình 1.3 Mương thoát nước mưa KCN Khai Quang 11
Hình 1.4 Thoát nước thải KCN Khai Quang 12
Hình 1.5 Họng cứu hỏa tại KCN Khai Quang 13
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật KCN 14
Hình 1.11 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý KCN Lập Thạch I 27
Hình 1.12 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH VITTO-VPI 30
Hình 2.1 Sơ đồ quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu trực tuyến 45
Hình 2.3 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu chức năng 46
Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu trực tuyến chức năng 46
Hình 2.5 Mặt cắt ngang tuyến đường chính trong khu công 57
Trang 10nghiệp
Hình 2.6 Sơ đồ bố trí hệ thống đường giao thông trong khu
Hình 2.7 Sơ đồ bố trí hệ thống thoát nước mưa khu công nghiệp 59
Hình 2.8 Sơ đồ bố trí hệ thống thoát nước thải khu công nghiệp 60
Hình 2.9 Sơ đồ bố trí hệ thống cấp nước khu công nghiệp 61
Hình 2.10 Sơ đồ bố trí hệ thống cấp điện cho khu công nghiệp 64
Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc trong khu công
Hình 2.12 Toàn cảnh khu công nghiệp Pathum Thani – Thái Lan 69
Hình 2.13 Toàn cảnh khu công nghiệp Jurong 71
Hình 2.14 Cổng vào khu công nghiệp Sóng Thần – Bình Dương 74
Hình 2.15 Phối cảnh tổng thể khu B- KCN Bỉm Sơn 78
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống HTKT KCN
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Kỹ thuật 84
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban KCN Lập Thạch I 85
Hình 3.4 Sơ đồ nhiệm vụ quản lý hạ tầng KCN Lập Thạch I 90
Hình 3.5 Sơ đồ trình tự quản lý hệ thống đường giao thông 92
Hình 3.6 Sơ đồ trình tự quản lý hệ thống cấp điện 98
Trang 1131
Bảng2.2
Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng
kỹ thuật ngầm đô thị khi đặt chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật (m)
32
Trang 12A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây, việc phát triển và xây dựng các khu công nghiệp tập trung đang diễn ra nhanh chóng tại nhiều địa phương Việc hình thành những khu công nghiệp này đã mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho địa phương cũng như cho quốc gia, đồng thời nó cũng tạo được công ăn, việc làm cho một lượng lớn người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân lao động trong và ngoài khu vực
Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp lại đang làm phá vỡ cảnh quan và môi trường thiên nhiên, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng và có tính phổ biến ở nhiều khu công nghiệp Hạ tầng kỹ thuật xuống cấp do không được đầu
tư và quản lý đồng bộ đã tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng, đến các hệ sinh thái làm mất đi sự hài hoà với môi trường xung quanh và không đảm bảo được môi trường làm việc hấp dẫn cho người lao động Do đó đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả và cần thiết để khắc phục và nâng cao chất lượng quản lý hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp nói riêng và cho đô thị nói chung
Khu công nghiệp Lập Thạch I thuộc khu vực quy hoạch các khu công nghiệp của vùng kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ phía Tây tỉnh Vĩnh Phúc (theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đã được phê duyệt); nằm trên địa giới hành chính thị trấn Lập Thạch và xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch; xã Đồng Thịnh và xã Yên Thạch huyện Sông Lô; tiếp giáp đường tỉnh
305, 306 Vị trí cách nút lên xuống đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai khoảng 4
km về phía Nam; tiếp giáp với trung tâm huyện lỵ Lập Thạch về phía Bắc Khu vực chủ yếu là đất đồi gò trồng màu và các khu ruộng trũng trồng lúa 1
Trang 13vụ, thường bị ngập nước vào mùa mưa nên việc phát triển trồng lúa đạt năng suất và chất lượng cao là không thuận lợi Hiện tại trong khu vực chỉ có một
số hộ dân đang sinh sống nên việc tái định cư để thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án là hoàn toàn khả thi Đó là các yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, tạo công ăn việc làm, thu hút nguồn lao động dồi dào tại các địa phương trên địa bàn huyện và góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô và cả tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 18/04/2014 UBND Tỉnh đã có quyết định số 1093/QĐ-UBND v/v phê duyệt địa điểm lập QHCT tỉ lệ 1/500 khu công nghiệp Lập Thạch I tại huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 19/06/2014 UBND Tỉnh có quyết định số 1684/QĐ- UBND v/v phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, thiết kế QHCT tỷ lệ 1/500 khu công nghiệp Lập Thạch I tại huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 11/05/2015 UBND Tỉnh có quyết định số 1203/QĐ- UBND v/v phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 khu công nghiệp Lập Thạch I tại huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Việc đầu tư phát triển khu công nghiệp Lập Thạch I là hiện thực hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Với những quyết tâm của nhà đầu tư, sự ủng hộ của nhân dân địa phương và sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, trong tương lai gần sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trên địa bàn huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô nói riêng
và của tỉnh nói chung
Việc quản lý quy hoạch xây dựng trong các KCN tại Vĩnh Phúc trước những năm 2008 là sự buông lỏng, mang tính hình thức.Nhiều chủ đầu tư triển khai thực hiện xây dựng theo ý chủ quan của mình mà không có sự nhắc nhở, xử phạt nghiêm khắc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi vi phạm quy định hiện hành.Thời gian gần đây việc quản lý quy hoạch xây dựng đã
Trang 14được thực hiện có quy củ, chặt chẽ hơn.Việc triển khai đầu tư xây dựng sau khi sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục về quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, về cấp phép xây dựng Tuy nhiên công tác quản lý quy hoạch xây dựng còn tồn tại những mặt hạn chế như: Việc công bố quy hoạch xây dựng đến người dân chưa đầy đủ, công tác cắm mốc giới còn chậm,Hệ thống thoát nước thải tại nhiều KCN chưa đảm bảo trên thực tế , việc quản lý xây dựng hệ thống HTKT theo quy hoạch tại các KCN chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của chủ đầu tư
Khu công nghiệp Lập Thạch I đã có công ty giày da Lập Thạch với diện tích khoảng 3,8ha đi vào hoạt động và Doanh nghiệp tư nhân Kiều Thi đang xin chủ trương đầu tư hệ thống HTKT cho khu công nghiệp
Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
theo quy hoạch khu công nghiệp Lập Thạch I, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc” là rất cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch tại khu công nghiệp Lập Thạch I
- Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho KCN Lập Thạch I theo quy hoạch có hiệu quả và chất lượng trong giai đoạn xây dựng phát triển
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng hợp các giải pháp quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật theo quy hoạch để nâng cao hiệu quả và quản lý khu công nghiệp Lập Thạch I
- Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch trong giai đoạn phát triển tiếp theo của khu công nghiệp lập Thạch I
Trang 154 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (tập trung nghiên cứu về san nền,mạng lưới đường, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, thu gom rác thải)
Phạm vi: Khu công nghiệp Lập Thạch I huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô- tỉnh Vĩnh Phúc
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra hiện trạng Phân tích đánh giá hiện trạng
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên hội đồng kiểm tra đề cương, kiểm tra tiến độ và người hướng dẫn khoa học
- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã công
bố (bài báo khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, ) về quản lý hệ thống HTKT các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các vấn đề liên quan
- Phương pháp phân tích Swot: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có phương án lựa chọn tối ưu nhất
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp để quản lý xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I, góp phần hoàn chỉnh các cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra giải pháp
quản lý nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hệ thống hạ tầng khu công nghiệp Lập Thạch I
Đồng thời sự thành công của khu công nghiệp Lập Thạch I sẽ làm cơ
sở để các KCN khác trong tỉnh Vĩnh Phúc và trên toàn quốc có thể tham khảo học tập
Trang 167 Cấu trúc luận văn
- Phần A: Mở đầu
- Phần B: Nội dung + Chương 1: Tổng quan công tác quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I
+ Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Lập Thạch I
Kết luận và kiến nghị