Quyền tài sản là các quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện một nghĩa vụ về tài sản như trả nợ, hoặc khi chủ thể khai thác, sử dụng các đối tượng sở hưũ trí tuệ sẽ mang lại cho chủ thể nhữ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Những trích dẫn có nguồn tin cậy Các kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Thị Nhung
Trang 4BLDS 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005
HĐTD Hợp đồng tín dụng HĐVTS Hợp đồng vay tài sản TCTD Tổ chức tín dụng TAND Tòa án nhân dân
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU Trang
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu của luận văn 5 Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản 6
1.1.1 Khái niệm tài sản 6
1.1.2 Khái niệm hợp đồng vay tài sản 10
1.1.3 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản 12
1.2 Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản 17
1.2.1 Chủ thể của hợp đồng vay tài sản 17
1.2.1.1 Cá nhân 17
1.2.1.2 Hộ gia đình 18
1.2.1.3 Pháp nhân 20
1.2.2 Đối tượng của hợp đồng vay tài sản 21
1.2.3 Hình thức của hợp đồng vay tài sản 22
1.2.4 Thời hạn cho vay 23
1.2.5 Lãi suất và lãi 24
1.3 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng
vay TS
26
Trang 6VAY TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH SƠN LA
2.1 Một số vấn đề về chính sách tín dụng của Nhà
nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
và miền núi đối với tỉnh Sơn La
31
2.2 Quy định của pháp luật về khái niệm, đối tượng và
hình thức
33
2.2.1 Quy định về khái niệm, đối tượng của hợp đồng vay 33
2.2.2 Quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản 37
2 3 Quy định về lãi suất và lãi suất quá hạn 39
2.3.1 Lãi suất của hợp đồng vay tài sản 39
2.3.2 Lãi suất quá hạn của hợp đồng vay tài sản 42
2.4 Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
HĐVTS
47
2.5 Một số vấn đề về họ, hụi, biêu phường 48
2.5.1 Khái quát về họ, hụi, biêu phường ( họ) 48
2.5.2 Đặc điểm của họ 50
2.5.3 Các loại họ 51
Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
3.1 Kiến nghị về hoàn pháp luật về vay tài sản 55
3.2 Kiến nghị về sủa đổi NĐ 144/2006 về hụi họ, biêu,
phường
58
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong đời sống xã hội thường tồn tại trạng thái tạm thời thừa vốn hoặc thiếu vốn ở các cá nhân, tổ chức Có những bộ phận xã hội có vốn nhàn rỗi, nhưng lại chưa có nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; có những bộ phận khác lại có nhu cầu sử dụng vốn, nhưng không thể tự
có đủ số vốn cần sử dụng Chính vì vậy, đã phát sinh yêu cầu điều hòa các nguồn vốn trong xã hội theo phương thức có hoàn trả
Quan hệ chuyển giao vốn giữa các chủ thể trong xã hội theo nguyên tắc
có hoàn trả được xác lập chủ yếu thông qua hợp đồng vay tài sản Đây là phương tiện pháp lý giúp các chủ thể thỏa mãn được nhu cầu về vốn của mình Đồng thời nó là công cụ giúp cho những cam kết vay tài sản được thực hiện và tôn trọng, góp phần thúc đẩy sự lưu thông nguồn vốn trong xã hội
Các vấn đề pháp lý về hợp đồng vay tài sản đã được hình thành khá lâu trong lịch sử lập pháp Việt Nam, trải qua thời gian nó càng được củng cố và hoàn thiện, đã tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển và tồn tại của hợp đồng vay tài sản qua các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995
và Bộ luật Dân sự năm 2005 Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội, các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vay tài sản còn nhiều kẽ hở Trong bối cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2017, việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quy định về hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân
sự năm 2005 so với Bộ luật Dân sự năm 2015 có ý nghĩa về mặt khoa học
Vay tài sản là nhu cầu thiết yếu và diễn ra khá phổ biến trong nhân dân
Do đó, HĐVTS có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội Thông qua các quan hệ vay, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ
Trang 8nông dân, tổ chức kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, tạo tình đoàn kết, niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội tốt đẹp
Không những thế, HĐVTS còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội, thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc Trong xã hội bóc lột, quan hệ vay tài sản là một trong những phương tiện để bóc lột nhân dân lao động, điển hình là hình thức cho vay nặng lãi, nó làm cho người đi vay không còn điều kiện trả
nợ, lâm vào cảnh khốn cùng phải bán nhà cửa, ruộng vườn thậm chí là bán con cái hoặc bán mình để trả nợ
Tuy nhiên, trong chế độ XHCN của chúng ta ngày nay thì HĐVTS đã trở thành phương tiện pháp lý để thực hiện quan hệ hợp tác giữa các cá nhân,
tổ chức nhằm góp phần vào việc lưu thông hàng hóa, giải quyết phần nào khó khăn trước mắt trong cuộc sống hằng ngày, củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân dân Sự ra đời của BLDS 2005 đã tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia quan hệ vay tài sản Theo đó, HĐVTS được thực hiện dựa trên cơ sở của sự thỏa thuận, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận ấn định mức lãi suất nhưng không được vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật đã góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi
Với mong muốn được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
áp dụng các quy định về HĐVTS trong thực tiễn xét xử, giải quyết trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật về HĐVTS, tôi đã chọn đề tài “Hợp đồng vay tài sản và thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định HĐVTS chủ yếu được các nhà nghiên cứu quan tâm dưới góc
độ kinh tế Còn dưới, góc độ pháp lý các công trình nghiên cứu về hợp đồng vay tài sản chưa nhiều, tiêu biểu có các công trình sau:
Trang 9- “HĐVTS trong LDS Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của Bùi Kim Hiếu, năm 2007
- “Một số ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về hợp đồng vay tài sản”, của Trần Văn Biên – Viện Nhà nước và Pháp luật, 26/12/2008
- “Về lãi suất trong HĐVTS và lãi suất quá hạn trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLDS 2005” của Lê Minh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2008
- Về chế định HĐVTS” của Trần Văn Biên, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09/2004
Bên cạch đó, cũng phải kể đến những nghiên cứu ở bình diện chung nhất của hợp đồng vay tài sản dưới dạng một mục hay một chương của tác phẩm như:
-TS Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, – Nhà xuất bản Tư pháp
sở đó so sánh chế định này được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cả
về mặt lý luận, thực tiễn thi hành và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề sau:
Trang 10- Các quy định hiện hành về hợp đồng vay tài sản trong BLDS 2005 và
Để đánh giá hiệu quả điều chỉnh pháp luật của chế định vay tài sản, Luận văn nghiên cứu một số vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tiêu biểu ở tỉnh Sơn La Từ đó đối chiếu với các quy định hiện hành và quy định mới về hợp đồng vay tài sản trong BLDS 2015 và đưa ra nhận xét về tính hiệu quả của chế định vay tài sản
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hợp đồng vay tài sản, đánh giá những điểm mới của chế định hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005 Qua thực tiễn áp dụng, luận văn đã nêu lên những hạn chế, những bất cập trong quy định Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tầm quan trọng của HĐVTS trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
Trang 11- Phân tích, so sánh các quy định của pháp luật về HĐVTS, đánh giá mức độ hoàn thiện của các quy định của pháp luật về chế định HĐVTS trong BLDS 2015;
- Tìm hiểu việc áp dụng các quy định của pháp luật về HĐVTS, từ đó
đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và áp dụng thống nhất pháp luật về HĐVTS
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: đây là phương pháp quan trọng được sử dụng chính trong quá trình thực hiện luận văn
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sưu tầm và phân tích các vụ tranh chấp về hợp đồng vay tài sản để làm rõ thực tiễn áp dụng chế định này
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng vay tài sản Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản và thực tiễn áp dụng ở tỉnh Sơn La
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản
Trang 12Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
1.1.1 Khái niệm tài sản
Trong đời sống kinh tế - xã hội, nếu tài sản được coi là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và trong đời sống xã hội thì sự tồn tại của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tài sản là điều kiện cần thiết để giải quyết tranh chấp có liên quan đến các loại tài sản đó Trong khoa học pháp lý hiện nay không có khái niệm thống nhất về tài sản, cũng như các tiêu chí chung để xác định một loại đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không
Hiện nay, BLDS của các nước không đưa ra khái niệm về tài sản, mà quy định có tính liệt kê về tài sản.Trong BLDS Liên bang Nga 1994 không định nghĩa về tài sản Tuy nhiên, để xác định các đối tượng của các quyền dân
sự, Bộ luật này liệt kê những đối tượng cụ thể của quyền dân sự bao gồm
“Điều 128 Các loại đối tượng của các quyền dân sự
Thuộc về đối tượng của các quyền dân sự phải được nhắc đến là vật, trong số đó bao gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm các loại tài sản khác, như các quyền tài sản; công việc và dịch vụ; thông tin; kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá trị phi vật chất”
Theo quy định trên đối tượng của quyền dân sự là tài sản Tài sản được thể hiện thông qua các vật cụ thể hoặc tài sản là lợi ích vật chất hoặc các hành
vi được vật chất hóa (công việc ) Nhìn chung, pháp luật các nước đều không đưa ra khái niệm tài sản mà chỉ quy định “cái gì” là tài sản Như BLDS của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) quy định:
Trang 13“Điều 448 Phân loại tài sản
Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vô hình; và động sản và bất động sản”
Hay BLDS Québec (Canada) quy định về loại tài sản như sau:
“Điều 899: Tài sản, dù hữu hình hay vô hình, được phân chia thành bất động sản và động sản”
Các bộ luật trên đều không đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm về tài sản
mà phân loại tài sản thành bất động sản và động sản Đây là một quy định mang tính khái quát cao, bao gồm tất cả các lợi ích vật chất đều trở thành tài sản Nếu pháp luật định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm tài sản thì quy định có tính chất “đóng” chỉ điều chỉnh những tài sản đã được quy định, còn những tài sản mới phát sinh sẽ không điều chỉnh được, cho nên khi xảy ra tranh chấp về tài sản sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật
Qua những quy định trên cũng như nghiên cứu pháp luật của một số nước, có thể thấy có ba cách quy định về tài sản: (i) Sử dụng cách liệt kê các loại tài sản (ii) Quy định tài sản là đối tượng của quyền sở hữu; (iii) Tài sản được phân chia thành bất động sản và động sản
Trong pháp luật dân sự Việt Nam, vấn đề tài sản lần đầu tiên được quy
định trong BLDS 1995, Điều 172 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” Đây là một quy
định mới về tài sản, cho nên còn hạn chế là chỉ những vật có thực là những vật có đầy đủ công dụng mà con người khai thác được mới là tài sản, còn những vật đang trong quá trinh hình thành chưa được điều chỉnh trong quy
định này Để khắc phục hạn chế trên Điều 163 BLDS2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Điều 163 quy
định tài sản là các loại vật đã hình thành hoặc đang hình thành đều là tài sản Hay nói cách khác Điều 163 không quy định về công dụng mà quy định về sự
Trang 14tồn tại của vật Để làm rõ về các loại tài sản là đối tượng của quyền dân sự BLDS 2015 Điều 105 quy định tài sản gồm:
“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Ngoài việc liệt kê những gì là tài sản, Điều 105 còn phân loại tài sản thành bất động sản và động sản, tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai Đây là một quy định có tính chất tổng hợp và nâng cao các quy định của pháp luật nước ngoài thể hiện tinh thần học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài trong lĩnh vực lập pháp của Nhà nước ta
Theo quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015, thì vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan Tuy nhiên với tư cách là đối tượng trong quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ Măt khác vật là đối tượng của quan hệ dân sự thì các chủ thể phải chiếm hữu được thì mới đưa vật vào lưu thông Ngoài ra, pháp luật quy định những vật nào được lưu thông thì chủ thể mới có quyền sở hữu và đưa vật vào các giao dịch dân sự, thương mại Theo Điều 105 BLDS 2015 thì tài sản gồm:
- Tiền là loại tài sản có tính chất đặc biệt Pháp luật Việt Nam coi tiền
là một loại tài sản riêng biệt Loại tài sản này có những đặc điểm pháp lý riêng biệt khác với vật, cụ thể: Đối với tiền thì ta không thể trực tiếp khai thác công dụng hữu ích từ chính đồng tiền đó Đối với vật thì ta có thể khai thác được trực tiếp như dùng xe để đi, dùng bút để viết Tiền thực hiện ba chức năng chính là: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác Tiền có thể là tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ được phép lưu thông qua hệ thống tổ chức tín dụng
- Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận
Trang 15quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan
hệ pháp lý với chủ thể khác Với tư cách là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, giấy tờ có giá có những đặc điểm sau:
- Xét về hình thức, giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự nhất định
- Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá có thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ
- Giấy tờ có giá có tính thanh toán và là một công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng toàn bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu Ngoài ra giấy tờ có giá có các đặc điểm khác như: có tính thời hạn, tính có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro…
Các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sổ tiết kiệm… không phải là giấy tờ có giá mà chỉ đơn thuần là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó
- Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181, BLDS 2005) Quyền tài sản là các quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện một nghĩa
vụ về tài sản như trả nợ, hoặc khi chủ thể khai thác, sử dụng các đối tượng sở hưũ trí tuệ sẽ mang lại cho chủ thể những lợi ích vật chất như tiền bản quyền tác giả, giá chuyển nhượng, cho thuê đối tượng sở hữu công nghiệp…
Khi chủ thể có quyền tài sản, thì có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền tài sản đó như chuyển quyền, bán… Tuy nhiên có những quyền tài sản không thể chuyển giao được vẫn là đối tượng của quyền dân sự như quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại Để khắc phục bất
cập của Điều 181 BLDS 2005, Điều 115 BLDS 2015 quy định: “ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng
Trang 16quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác” Điều 115
BLDS 2015 quy định quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác là tài sản Quy định này có tính chất khẳng định rằng Nhà nước công nhận quyền sử dụng là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân, cho nên không ai được xâm phạm, khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất phải bồi thường cho người sử dụng đất giá trị của quyền sử dụng đất theo giá trị trường mà không thể hỗ trợ “ một khoản nhỏ” Theo quy định này, các địa phương khi ban hành khung giá đất để đền bù phải tham khảo giá thị trường, và quy định bảng khung giá quyền sử dụng đất sát với giá thực tế nhằm hạn chế tối đa thiệt hại
cho cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế
Từ những phân tích trên có thể khái quát về tài sản như sau: Tài sản là các vật và các lợi ích vật chất khác mà pháp luật cho phép cá nhân, pháp nhân
có quyền sở hữu và là đối tượng của các quan hệ dân sự
1.1.2 Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Hiểu theo nghĩa chung nhất, vay tài sản là một quan hệ xã hội, quan hệ
sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể này với các chủ thể khác trên nguyên tắc có hoàn trả Mục đích và tính chất của quan hệ vay tài sản do mục đích và tính chất của nền sản xuất trong xã hội quyết định Sự vận động của quan hệ vay tài sản luôn luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của phương thức trong xã hội đó
Ngay từ thời La Mã cổ đại, hợp đồng vay tài sản đã trở thành một trong những hợp đồng thông dụng của pháp luật về hợp đồng, được gọi là hợp đồng vay nợ, theo đó:
Hợp đồng vay nợ là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên vay (tiền, lương thực, thực phẩm, rượu, bơ, sữa…) Bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc số tiền đã vay khi hết hạn hợp đồng
Trang 17Theo quy định này thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế (bên cho vay phải chuyển giao tài sản là những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của mình cho bên vay thì nghĩa vụ mới phát sinh)
Như vậy, có thể thấy, từ thời cổ đại, khái niệm hợp đồng vay tài sản đã được hình thành và ngày nay trong BLDS của các nước đều kế thừa khái niệm hợp đồng vay tài sản, cụ thể: Điều 1892 Bộ luật Dân sự của Pháp quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng theo đó một bên giao cho bên kia một số lượng vật sẽ bị tiêu hao khi sử dụng với điều kiện là bên kia phải trả vật cùng số lượng và chất lượng” Hay Điều 587 BLDS Nhật Bản quy định:
“Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi một bên nhận từ bên kia một khoản tiền hoặc những vật với sự ngầm hiểu rằng người đó sẽ trả lại tiền vay vật có thể loại, số lượng và chất lượng đúng như vậy” hoặc Điều 587 BLDS Cam- pu-chia cũng quy định: “Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng trong đó một bên của hợp đồng gọi là người cho vay có nghĩa vụ giao cho bên còn lại gọi là người vay sử dụng tự do các loại tiền, thực phẩm, lúa gạo hoặc các đối tượng thay thế thác trong một thời gian nhất định, người vay sau khi chấm dứt thời gian này sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người cho vay các đối tượng tương đương với đối tượng đã nhận từ người cho vay về chủng loại, chất lượng và
số lượng”
Các Bộ luật dân sự trên đều tiếp cận hợp đồng vay là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên chủ sở hữu tài sản (bên cho vay) chuyển cho bên kia (bên vay) một số lượng tài sản nhất định làm sở hữu, khi hết hạn của hợp đồng bên vay hoàn trả cho bên cho vay một tài sản cùng loại với tài sản vay
Trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, Điều 471 quy định:
“HĐVTS là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại
Trang 18theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” Và Điều 463 BLDS 2015 quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
Bộ luật dân sự 2005 và 2015 quy định về hợp đồng vay hoàn toàn giống nhau, về bản chất thì khái niệm hợp đồng vay trong pháp Việt Nam không khác so với pháp luật các nước
Theo những quy định trên, có thể rút ra một nhận định như sau: hợp đồng cho vay được hình thành trên cơ sở là sự tự nguyện của các bên Sự tự nguyện là tiền đề để xác lập hợp đồng và là cơ sở để thực hiện hợp đồng Các bên tự nguyện tham gia thì sẽ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi suất theo thỏa thuận, nhưng không vượt quá quy định và điều cấm của pháp luật
Tóm lại: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, theo đó bên cho vay chuyển giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên vay định đoạt Hết hạn của hợp đồng, bên vay phải trả cho bên cho vay tài sản cùng loại và các lợi ích vật chất khác do các bên thỏa thuận, nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật
1.1.3 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là một dạng của hợp đồng dân sự nên bên cạnh những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự thì hợp đồng vay tài sản có những đặc điểm riêng như sau:
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế hoặc ưng thuận
Trang 19Theo lý luận thì hợp đồng thực tế là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng
Xét về bản chất, thì hợp đồng cho vay là một hợp đồng thực tế, bởi lẽ bên cho vay chỉ có quyền với bên có vay, hay nói cách khác bên vay không có nghĩa vụ đối với bên cho vay Vì nếu bên cho vay không chuyển giao tài sản thì không thể bắt buộc bên cho vay phải chuyển giao Nếu bên cho vay bắt buộc phải chuyển giao có nghĩa là các bên đã thỏa thuận cho vay mà bên vay không cho vay thì bên vay có quyền khởi kiện buộc phải cho vay, trường hợp này nếu bên cho vay không còn tiền cho vay thì phải buộc bên vay bán nhà, đất để cho vay ? Điều này sẽ bất công, bởi vì bên vay chưa có thiệt hại gì về vật chất, mặt khác bên cho vay không còn khả năng cho vay mà buộc phải chịu sự cưỡng chế hà khắc như vậy liệu có hợp lý hay không
Đối với hợp đồng vay có lãi suất, bên vay sẽ sử dụng tài sản vay vào một mục đích nhất định, nếu bên cho vay không chuyển giao tài sản thì bên vay có thể bị thiệt hại, Trường hợp này, vì hợp đồng vay có đền bù, cho nên các bên đều nhận được lợi ích vật chất, do vậy bên cho vay phải thực hiện hợp đồng khi đã giao kết, trường hợp này hợp đồng vay là ưng thuận, cho nên hợp đồng được giao kết thì buộc bên cho vay phải chuyển giao tài sản
Điều 405 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của các bên khi không thực hiện đúng hợp đồng Hiện nay trong học thuật tồn tại hai quan điểm khác nhau về hợp đồng vay là thực tế hay ưng thuận:
Trang 20Quan điểm thứ nhất: Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận vì hợp đồng vay có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, theo Điều 405 BLDS 2005 thì hợp đồng có hiệu lực kể từ khi giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác Như vậy, nếu các bên không thỏa thuận hoặc luật không quy định thì hợp vay có hiệu lực từ thời điểm giao kết
và đối với hợp đồng vay tài sản thì các bên có thể giao kết bằng lời nói, văn bản Do vậy sau khi thỏa thuận bằng lời nói về nội dung chủ yếu của hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật, và phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện cũng cho rằng: “hợp đồng vay tài sản phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm mà ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo hình thức do luật quy định (bằng lời nói hay bằng văn bản), nếu không
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác” [24, tr 235] và
“vay tài sản trong Luật dân sự Việt Nam không phải là một hợp đồng thực tế
Do đó người vay có nghĩa vụ giao tài sản và người vay có nghĩa vụ nhận tài sản vay dù luật không nói rõ” [24, tr 235]
Quan điểm thứ hai: HĐVTS là hợp đồng thực tế Việc coi hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế đã được thừa nhận từ lâu trong pháp luật La
Mã và pháp luật dân sự của Pháp, Nhật Bản, Thái Lan Cho đến khi chuyển giao tài sản, các thỏa thuận đạt được giữa hai bên về việc cho vay chỉ mang tính chất về một lời hứa cho vay
Đối với hợp đồng vay tài sản không có lãi, thì hợp đồng có hiệu lực kể
từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay Nếu bên cho vay chưa chuyển tài sản, thì không thể buộc bên cho vay phải giao tài sản đã thỏa thuận Trường hợp này bên cho vay không nhận được bất cứ lợi ích nào từ bên vay, cho nên không thể rằng buộc bên cho vay phải chuyển giao tài sản Đối với hợp đồng vay không có lãi, mà bên vay không chuyển giao tài sản mà
Trang 21bên vay khởi kiện yêu cầu Tòa án cưỡng chế bên vay phải chuyển tài sản Nếu Tòa án buộc bên cho vay phải chuyển giao tài sản mà không có biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thì bên cho vay có khả năng chịu rủi ro rất cao, khi bên vay không có tài sản trả nợ Đặc biệt đối với các hợp đồng tín dụng, các ngân hàng cho vay với giá trị lớn thì bên vay không có tài sản bảo đảm mà do
là khách hàng chiến lược cho nên ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trong khi
đó ngân hàng xét thấy bên vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ
mà buộc ngân hàng phải cho vay thì khả năng nợ xấu rất cao, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tiền tệ nói chung
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ
Khi xác lập một giao dịch thì cần phải xem xét trong giao dịch đó bên nào có quyền và bên nào có nghĩa vụ, từ đó xác định hành vi của bên không thực hiện đúng giao dịch và phải gánh chịu chế tài do thỏa thỏa hoặc do luật quy định Đối với hợp đồng vay tài sản không có lãi suất thì cần thiết phải giải phóng trách nhiệm pháp lý cho bên cho vay khi chưa chuyển giao tài sản,
vì bên cho vay không nhận được lợi ích từ bên vay Tuy nhiên, đối với vay có lãi suất thì các bên đều nhận được các lợi ích vật chất của nhau cho nên cần phải áp dụng nguyên tắc cân bằng lợi ích của các bên, cho nên cần thiết phải rằng buộc trách nhiệm của các bên khi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Điều
406 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 đều quy định:
“1 Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
2 Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;”
Như vậy, cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn
vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp
Trang 22đồng dân sự có hiệu lực Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ, hay nói cách khác, mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự Trong hợp đồng này quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Còn hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa
vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào Như đã phân tích ở trên, HĐVTS có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế Theo Điều 473 BLDS
2005, khoản 1 quy định là bên vay có nghĩa vụ:“ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, đúng số lượng vào thời điểm đã thỏa thuận: Theo
quy định này và các quy định tại Điều 474, 477 BLDS 2005 thì hợp đồng vay
là hợp đồng song vụ vì các bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau Trường hợp HĐVTS là hợp đồng ưng thuận thì quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ thời điểm giao kết, thì đây là hợp đồng song vụ Quyền của bên vay tương ứng với nghĩa vụ của bên cho vay và ngược lại VD: A và B ký kết hợp đồng vay tài sản trong đó thỏa thuận rằng A cho B vay 100 triệu đồng, lãi suất theo ngân hàng, thời hạn một năm Như vậy, sau khi cả 2 bên đã
ký vào hợp đồng thì hợp đồng này lập tức có hiệu lực ngay Đối với A có nghĩa vụ phải giao tiền cho B, đồng thời A có quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật Đối với B có quyền yêu cầu A phải thực hiện việc giao tiền theo đúng thỏa thuận, đồng thời B cũng có nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi khi hết hạn hợp đồng Quyền của A tương ứng với nghĩa vụ của B và ngược lại, do đó đây là một hợp đồng song vụ
Khi hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì hợp đồng là đơn vụ, Trường hợp vay tài sản không có lãi suất, thì bên cho vay không nhận được lợi ích từ bên vay, vì vậy không thể rằng buộc bên cho vay phải thực hiện hợp đồng khi bên cho vay không còn khả năng Ví dụ A thỏa thuận cho B vay 100
Trang 23triệu đồng Tuy nhiên, do xe ô tô của A bị tai nạn, A phải dùng tiền đó để sửa chữa xe ô tô Trường hợp này A vi phạm hợp đồng, cho nên B có quyền khởi kiện A yêu cầu buộc phải thực hiện hợp đồng, có nghĩa là A phải bán xe ô tô
để cho B vay Trường hợp này không thể áp dụng tố tụng tư pháp để giải quyết tranh chấp để buộc A phải chuyển giao tiền cho B theo khoản 1 Điều
473 BLDS 2005 vì không phù hợp với thực tế cuộc sống
- Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
HĐVTS là hợp đồng có đền bù nếu vay tài sản có lãi suất Đối những hợp đồng vay của các tổ chức tín dụng bao giờ cũng có lãi suất có thể là lãi suất thấp như hợp đồng vay của các Ngân hàng chính sách - xã hội Đối với hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng có đền bù vì bên cho vay và bên vay đều nhận được lợi ích của nhau
HĐVTS không có tính chất đền bù nếu là hợp đồng vay không có lãi suất Trong cuộc sống hàng ngày để tương trợ giúp đỡ nhau sản xuất kinh doanh thì những người thân thích, bạn bè thường cho nhau vay không có lãi suất Khi hết hạn hợp đồng bên vay phải trả cho bên cho vay khoản tiền đã vay hoặc trả vật tương ứng với vật vay
Tóm lại, khi xác định đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản thì cần phải xem xét đến các lợi ích mà các bên thu được từ việc thực hiên hợp đồng vay, nếu hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay không thu lợi tức thì là hợp đồng thực tế và đơn vụ Trường hợp các bên trong hợp đồng vay đều nhận được các lợi ích vật chất thì là hợp đồng ưng thuận và song vụ Xác định đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm dân sự của các bên khi không thực hiên đúng hợp đồng
1.2 Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản
1.2.1 Chủ thể của hợp đồng vay tài sản
1.2.1.1 Cá nhân
Trang 24Cá nhân là chủ thể chính trong các quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ hợp đồng nói riêng Khi tham gia vào các quan hệ dân sự cá nhân phải có năng lực chủ thể và năng lực chủ thể phụ thuộc vào năng lực hành vi
Theo quy định tại Điều 17 BLDS 2005 thì: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” Mỗi cá nhân có mức độ năng lực hành vi dân sự
khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, trạng thái tâm, sinh lý Đối với người có đầy
đủ năng lực hành vi có quyền tham gia vào các hợp đồng vay với các chủ thể khác nhau như cá nhân, ngân hàng…Cá nhân từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
đã tham gia lao động sản xuất, kinh doanh thì có quyền vay phù hợp với tài sản mà cá nhân sở hữu Cá nhân từ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không có tài sản thì không tham gia các giao dịch vay tài sản nếu không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ Vì những trường hợp này cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, cho nên cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ
1.2.1.2 Hộ gia đình
Hiện nay trong các quan hệ pháp luật dân sự, đất đai, thương mại, thì
hộ gia đình là một chủ thể tương đối phổ biến Đặc biệt trong quan hệ tín dụng, thì hộ gia đình là một khách hàng thường xuyên của các ngân hàng, bởi
vì khi hộ gia đình vay vốn tại các ngân hàng thì phải thế chấp tài sản, trong khi đó tài sản chủ yếu của hộ gia đình là quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho hộ Khi đại diện hộ gia đình vay vốn thì cần phải thế chấp quyền sử dụng đất và phải có chữ ký của tất cả các thành viên có đầy đủ năng lực hành
vi Theo quy định tại Điều 106 BLDS 2005 thì “hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vực này”
Trang 25Tài sản chung của gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ Trong các loại tài sản trên thì tài sản có giá trị lớn nhất là quyền sử dụng đất đồng thời cũng là
tư liệu sản xuất chủ yếu của hộ Khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng thì hộ
phải thông qua đại diện là chủ hộ Điều 107 BLDS quy định: “1 Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ
Về nguyên tắc chủ hộ là người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, chủ hộ trực tiếp tham gia giao dịch hoặc có thể ủy quyền cho thành viên khác tham gia Tuy nhiên, các thành viên trong hộ gia đình phải chịu trách nhiệm
về hành vi của người đại diện bằng tài sản chung của hộ và tài sản riêng của mỗi thành viên
Liên quan đến hộ gia đình, Điều 101 BLDS 2015 quy định hộ gia đình không phải là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự Hộ gia đình là một nhóm chủ thể là cá nhân, cho nên khi tham gia vào giao dịch thì các thành viên phải ủy quyền cho người đại diện tham gia
“Điều 10 Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
1 Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết
Trang 26Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện
2 Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai”
Từ quy định trên cho thấy giữa Bộ luật dân sự và Luật Đất đai có sự khác biệt cơ bản Luật Đất đai giao đất cho hộ, chủ hộ là đại diện trong quan
hệ đất đai Tuy nhiên, theo Bộ Luật dân sự, chủ hộ không phải là đại diện đương nhiên, cho nên khi tham gia vào giao dịch dân sự thì các thành viên phải ủy quyền cho chủ hộ hoặc một thành viên Việc đại diện này là đại diện theo ủy quyền, cho nên xác định trách nhiệm dân sự của các thành viên phải xem xét nội dung văn bản ủy quyền của tất cả thành viên trong hộ gia đình Như vậy, khi hộ gia đình vay vốn tại ngân hàng thì cần phải có thủ tục pháp
lý nữa là hợp đồng ủy quyền của các thành viên trong hộ cho người đại diện
1.2.1.3 Pháp nhân
Trong hoạt động tín dụng thì bên cho vay là các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại VN Ngoài ra, bên cho vay có thể là các doanh nghiệp trong trường hợp có vốn nhàn rỗi chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, Tuy nhiên, hoạt động cho vay không phải là chuyên môn của các doanh nghiệp, cho nên không thể cho vay lãi suất cao và không thể thường xuyên cho vay để thu lợi nhuận, vì hoạt động tín dụng là kinh doanh có điều kiện để nhà nước quản lý điều tiết thị trường tiền tệ của đất nước
Khi pháp nhân tham gia vào hợp đồng vay tài sản thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của
Trang 27pháp nhân Pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân về hành vi đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền của người đại diện
Ngoài các chủ thể trên thì tổ hợp tác theo quy định của BLDS 2005 là một chủ thể trong quan hệ dân sự, cho nên tổ hợp tác tham gia hợp đồng vay thông qua người đại diện theo pháp luật là tổ trưởng và các tổ viên phải chịu trách nhiệm bằng tài sản chung và tài sản riêng của mình đối với các khoản nợ
do người đại diện xác lập
Liên quan đến tổ hợp tác, thì Điều 101 BLDS 2015 quy định tổ hợp tác không phải là chủ thể của các quan hệ dân sự, khi tham gia vào các quan hệ dân sự thì các thành viên ủy quyền cho một thành viên đại diện cho tất cả thành viên khác tham gia
1.2.2 Đối tượng của hợp đồng vay tài sản
Đối tượng của hợp đồng vay là tài sản được phép giao dịch và có thể
thanh toán được Theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005:” Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, các quyền tài sản” Theo quy định này, thì không phải tất
cả các loại tài sản đều là đối tượng của hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên cho vay sang bên vay, cho nên bên vay sẽ sử dụng, định đoạt tài sản đó, vì vậy đối tượng của hợp đồng vay phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) Tài sản cùng loại, khi vay một tài sản, thì hết hạn của hợp đồng bên vay phải trả tài sản cùng loại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thay thế bằng tài sản khác (ii) Tài sản được phép giao dịch tự do (hoặc hạn chế giao dịch) Đối với những tài sản cấm lưu thông thì không thể là đối tượng của giao dịch, đối với tài sản hạn chế lưu thông thì các bên cần phải tuân theo phương thức lưu thông loại tài sản đó (vàng, ngoại tệ ) Theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối
2005 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng
Trang 28ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép” Như vậy ngoại tệ là tài sản hạn chế lưu thông, khi giao dịch phải thông qua các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (iii).Tài sản phải chiếm hữu thực tế được Vì mục đích vay tài sản để sử dụng tài sản đó vào công việc mà bên vay đã dự định, cho nên tài sản là đối tượng của HĐVTS phải chiếm hữu được Đối tượng của HĐVTS được quy định trong BLDS 1995 (Điều 467) quy định đối tượng của HĐVTS là một khoản
tiền hoặc vật BLDS 2005 (Điều 471) và BLDS 2015 (Điều 463) quy định đối tượng của HĐVTS là tài sản Như vậy, các BLDS đều quy định đối tượng
của HĐVTS là tài sản được quy định tại Điều 163 BLDS 2005 và Điều 105 BLDS 2015 Tuy nhiên cần phải xem xét điều 105 BLDS 2015 quy định tài sản là bất động sản và động sản Vậy những tài sản này có thể là đối tượng của HĐVTS hay không Theo nguyên tắc, tài sản là đối tượng của hợp đồng vay là vật cùng loại vì bên vay phải trả bên cho vay một tài sản cùng loại với sản đã vay Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận thay thể đối tượng của hợp đồng bằng một tài sản khác có giá trị tương đương với tài sản vay
1.2.3 Hình thức của hợp đồng vay tài sản
Hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện nội dung chủ yếu của hợp đồng Thông qua hình thức của hợp đồng xác định hiệu lực pháp luật của hợp đồng Hình thức của hợp đồng là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp khi một bên vi phạm hợp đồng Theo quy định tại Điều 401 BLDS 2005 thì:
“1 Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định
2 Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì
Trang 29phải tuân theo các quy định đó Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp
có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Như vậy, hình thức của hợp đồng bao gồm các loại: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi và bằng thông điệp dữ liệu
Khi xác lập hợp đồng các bên có thể thỏa thuận miệng về việc cho vay hoặc lập văn bản Các bên có thể thỏa thuận lập văn bản và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói thường áp dụng trong trường hợp giữa những người thân quen và giá trị vay không lớn Thông thường thì các bên sẽ giao kết bằng văn bản, vì khi xảy ra tranh chấp thì văn bản là chứng cứ để xác định bên vi phạm hợp đồng
Ngày nay cùng với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin, thì hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là bằng văn bản (khoản 1 Điều 124 BLDS 2005) Việc giao kết HĐVTS thông qua mạng Internet hoặc các phương tiện điện tử khác sẽ là một giải pháp thay thế rất hữu ích tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại giao kết hợp đồng và có cơ hội kinh doanh
1.2.4 Thời hạn cho vay
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác Theo lý thuyết thì hời hạn có thể xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm Tuy nhiên trong quan hệ dân sự thì rất khó xác định bằng giây mà ít nhất một đơn vị thời gian cũng là phút VD: vào lúc 10h 04’ phút xảy ra mưa đá ở Tuyên Quang làm sập 12 ngôi nhà cấp 4 ….Vì thời gian tính bằng giây quá ngắn, cho nên khi thực hiện hành vi giao dịch không thể tính bằng giây Đối với hợp đồng cho vay, thì thời hạn có thể xác định bằng ngày như cho vay qua đêm để đáo hạn trả nợ, và thông thường thì thời hạn tính bằng tháng Các chủ thể trong hợp đồng vay có thể thỏa thuận về thời
Trang 30hạn vay cụ thể là mấy tháng, mấy năm Tuy nhiên, các bên có thể không xác định về thời hạn vay, có nghĩa là thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng vay thì xác định còn thời điểm kết thúc chưa xác định Trường hợp này, các bên có thể chấm dứt hợp đồng vay vào bất cứ thời điểm nào nhưng phải thông báo cho bên kia một thời hạn hợp lý (Khoản 2 Điều 285 BLDS 2005)
Thời hạn của hợp đồng và kỳ hạn trả nợ hoặc trả lãi có sự liên quan với nhau Thời hạn của hợp đồng xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm chấm dứt hợp đồng vay Còn kỳ hạn trả nợ hoặc kỳ hạn trả lãi là trong thời hạn của hợp đồng vay được chia thành nhiều kỳ hạn trả nợ bên vay phải trả nợ và cuối mỗi kỳ hạn đó bên vay phải trả một phần vốn vay hoặc kỳ hạn trả lãi là 3 tháng trả một lần cho đến khi kết thực thời hạn vay Theo Điều
292 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự có thể thực hiện theo định kỳ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định…” Trong hợp đồng cho vay
các bên có thể thỏa thuận từng kỳ là bao nhiêu ngày, tháng và cuối kỳ đó bên vay phải trả một phần vốn vay nhất định Trong hoạt động tín dụng, để thống nhất việc xác định về thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ của các tổ chức tín dụng Điều 3 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng dụng đối với khách hàng quy định: “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng” (Khoản 2), còn “Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho
tổ chức tín dụng” (Khoản 3)
Khi các bên trong hợp đồng vay thỏa thuận về kỳ hạn trả nợ hoặc kỳ hạn trả lãi, thì cuối mỗi kỳ bên vay phải trả cho bên cho vay một số tiền nhất định theo thỏa thuận, nếu vi phạm kỳ hạn trả nợ là vi phạm hợp đồng vay, do
Trang 31vậy bên vay phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hoặc bị
áp dụng biện pháp phạt do vi phạm thỏa thuận, hoặc có thể bị xử lý tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận về các trường hợp xử lý tài sản thế chấp
1.2.5 Lãi suất và lãi
Lãi suất là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng vay, lãi suất là tỷ lệ phần trăm của vốn vay mà bên vay phải trả cho bên cho vay hằng tháng, hằng năm Tỷ lệ phần trăm này do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá giới hạn do pháp luật quy định Pháp luật giới hạn tỷ lệ phần trăm của vốn vay mà bên vay phải trả nhằm hạn chế việc cho vay lãi suất quá cao làm cho bên vay không có khả năng trả nợ, mặt khác pháp luật hạn chế các trường hợp cho vay nặng lãi bóc lột quá sức người vay làm cho người dân bị bần cùng đói khổ và
có thể gây ra sự bất ổn cho xã hội, vì thế pháp luật của các Nhà nước từ thời
cổ đại đến nay đều giới hạn lãi suất, như nhà nước La Mã ban hành luật XII
bảng năm 449 TCN, Điều 18a bảng số VII quy định: “Không ai được cho vay lấy lãi quá 1% / một tháng Đây là việc làm trước đây vẫn làm tùy theo ý muốn của những kẻ giầu có”
Thời kỳ cố đại, giai cấp chủ nô chiếm hữu toàn bộ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, cho nên tầng lớp nông nô là những người nghèo khó phải vay tiền của những người giầu có, cho nên những người cho vay lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của bên vay để ép bên vay trả lãi suất cao, làm cho tầng lớp nghèo ngày càng bị bần cùng Để ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi Luật XII đã giới hạn lãi suất vay không vượt quá 1%/tháng
Ở Việt Nam, nhà nước phong kiến cũng quy định giới hạn lãi suất để hạn chế sự bóc lột của những người giầu đối với người nghèo Điều 587 Bộ
luật Hồng Đức quy định: “cho vay nợ hay cầm đồ vật mỗi tháng được lấy tiền lãi mỗi quan là 15 đồng kẽm; dù lâu bao nhiêu năm cũng không được tính
Trang 32quá một gốc một lãi; trái luật thì xử biếm một tư, mà mất tiền lãi Nếu tính gồm lãi vào làm gốc, rồi bắt làm văn tự khác, thì xử tội nặng hơn một bậc”
Luật Hồng Đức quy định lãi mỗi tháng không quá 15 đồng kẽm trên một quan tiền (600 đồng kẽm), vậy có lãi suất sẽ là 2,5 % / 1 quan/1 tháng Mỗi tháng bên vay phải trả 15 đồng kẽm và số lãi tối đa mà bên cho vay thu được trong thời hạn vay bằng số tiền cho vay, nếu vượt quá số tiền cho vay thì phần lãi vượt quá đó bị sung công theo quy định tài Điều 638, Bộ luật
Hồng Đức, “các cơ quan cai quản quân dân cùng những nhà quyền quý mà nhiễu sách, vay mượn của cải đồ vật của dân trong hạt thì phải khép vào tội uổng pháp (lạm dụng pháp luật), phải hoàn lại đồ vật cho chủ Nếu đem của cải đồ vật của mình cho dân vay mượn để lấy giá lời cao hay lãi nặng thì cũng phải tội như vậy, những của cải đồ vật ấy phải tịch thu sung công”
Mặt khác, Điều 587 Luật Hồng Đức quy định bên cho vay không được lấy lãi chồng vào thành gốc và tính lãi trên tổng số tiền gộp vào đó Nếu gộp lãi chồng thành gốc thì lãi suất sẽ cao hơn lãi suất giới hạn rất nhiều
Theo hợp đồng vay, thì hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm bên vay phải trả cho bên cho vay một số tiền tương ứng với lãi suất đã thỏa thuận, số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào mức lãi suất cao hay thấp Số tiền này gọi
là tiền lãi mà bên vay phải trả cho bên cho vay theo định kỳ hoặc trả một lần khi hết hạn vay Lãi có thể xác định bằng một số tiền hoặc một số hiện vật như vay 1 tạ thóc, trả thành 1,2 tạ…
1.3 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng vay tài sản
1.3.1.Quyền nghĩa vụ của bên cho vay
Trường hợp hợp đồng vay có lãi suất, thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả lãi hàng tháng, hàng năm theo thỏa thuận nhưng không
vượt quá giới hạn luật quy định
Trang 33Bên vay có quyền kiểm tra giám sát bên vay sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, nếu các bên có thỏa thuận về điều kiện vay mà bên vay
vi phạm điều kiện đó thì bên vay có quyền đình chỉ hợp đồng vay và yêu cầu
bên vay hoàn trả toàn bộ vốn vay và khoản tiền lãi chưa trả
Hết hạn của hợp đồng bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả tiền gốc và tiền lãi chưa trả trong thời hạn vay Ngoài ra nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài san bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
Đối với hợp đồng vay thực tế, đơn vụ thì bên cho vay có các quyền và không phải gánh chịu nghĩa vụ đối với bên vay
- Nghĩa vụ của bên cho vay Trong hợp đồng ưng thuận, song vụ thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tài sản cho bên vay đúng thời hạn, địa điểm như đã thỏa thuận trong hợp đồng Nếu đối tượng vay là vật thì bên cho vay phải chuyển giao đúng vật và bảo đảm chất lượng của vật như thỏa thuận Ngoài ra nếu vật có khuyết tật ẩn dấu mà chỉ người cho vay biết thì có nghĩa vụ thông báo cho bên vay biết về khuyết tật đó, nếu không thông báo về khuyết tật mà gây thiết hại cho bên vay có thể phát sinh trách nhiêm bồi thường thiệt hại Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó Ngoài ra, bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặcc luật khác có liên quan quy định khác
Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng thực tế, đơn vụ hoặc là hợp đồng ưng thuận, song vụ vì vậy trong mỗi loại hợp đồng đó các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau
Trang 34Đối với hợp đồng thực tế, đơn vụ thì bên cho vay có quyền nhưng không có nghĩa vụ đối với bên vay Ngược lại, nếu hợp đồng ưng thuận thì các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau
1.3 2 Quyền, nghĩa vụ của bên vay
Trường hợp vay có lãi thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi định kỳ theo thỏa thuận, hết hạn của hợp đồng bên vay phải trả tiền hoặc tài sản vay Trường hợp bên vay vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo thỏa thuận hoặc do
pháp luật quy định Đối với hợp đồng vay thực tế đơn vụ, thì bên vay không
có quyền yêu cầu bên cho vay giao tài sản vì hợp đồng thực tế có hiệu kể từ thời điểm nhận tài sản vay
Bên vay là người nhận tài sản từ bên cho vay để trở thành chủ sở hữu tài sản và sử dụng tài sản vào các mục đích xác định trước khi vay Đối với hợp đồng vay ưng thuận, song vụ thì bên vay có quyền yêu cầu bên cho vay giao tài sản đúng thời hạn, đúng địa điểm thỏa thuận Trường hợp bên cho vay
vi phạm hợp đồng như không giao tài sản mà gây thiệt hại cho bên vay thì,
bên cho vay có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại Ví dụ, A vay B 800 triệu đồng, lãi 1,2 % thời hạn vay một năm để mua hàng điện lạnh nhập khẩu của C trị
giá 2,4 tỷ đồng A đã chuyển tiền cho C 1,6 tỷ số còn lại của B cho vay bị chậm trả, do B chậm chuyển tiền cho A vì vậy bị C phạt vi phạm hợp đồng 2% giá trị vi phạm và A phải trả thêm cho C 2% 800 triệu = 16 triệu đồng Vậy trường hợp này A có quyền yêu cầu B bồi thường thiệt hại do vi phạm hơp đồng
Bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, nếu tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác Nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả
Trang 35nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định của pháp luật trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định của pháp luật tại thời điểm vay
Thông thường bên vay phải trả lãi hàng tháng, hàng quý hoạc hàng năm tùy theo thỏa thuận Bên vay phải lãi trên nợ gốc là khoản tiền lãi chưa trả trên số tiền vay, khoản lãi này tương ứng với thời hạn trả nợ mà các bên đã thỏa thuận Trường hợp chậm trả lãi thì phải lãi trên số tiền lãi chậm trả theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
Nếu bên vay vi phạm thời hạn vay thì phải trả lãi quá hạn theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp có thoả thuận khác Đây là lãi bị phạt do vi phạm hợp đồng Ngoài ra nếu các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay
phải được sử dụng đúng mục đích vay (vay có điều kiện) Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích Trường hợp này nếu bên vay không trả thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm như thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định
Tóm lại, trong hợp đồng vay các bên có quyền hoặc có nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận đã giao kết Ngoài ra, các bên còn có các quyền và nghĩa
vụ do luật quy định trong các văn bản pháp quy, cho nên các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng vay Trường hợp vi
Trang 36phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định trong BLDS