NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG Xây dựng ứng dụng với các chức năng: - Hỗ trợ người dùng quản lý thông tin sinh viên, thông tin giảng viên, thông tin lịch học, đăng ký lớp tín chỉ và kết quả họ
Trang 1VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN _
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUẾ LƯU THANH TÙNG
XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH
Ngành: Công nghệ thông tin
Trang 2VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN _
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUẾ LƯU THANH TÙNG
XÂY DỰNG VÀ KIỂM THỬ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH
Ngành: Công nghệ thông tin Giảng viên hướng dẫn: ThS Trịnh Thị Xuân
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hà Nội năm 2016
Trang 3Hà N ội, ngày… tháng… năm 2016
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Quế
Ngày sinh: 21/08/1994
Chuyên ngành: Công Nghệ Thông Tin
Lớp hành chính: 1210A06
Giới tính: Nữ Nơi sinh: Quỳnh Phụ – Thái Bình
Mã số: 12A10010218
1 TÊN ĐỀ TÀI
Xây d ựng và kiểm thử hệ thống quản lý sinh viên khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Thái Bình
2 NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Xây dựng ứng dụng với các chức năng:
- Hỗ trợ người dùng quản lý thông tin sinh viên, thông tin giảng viên, thông tin lịch học, đăng ký lớp tín chỉ và kết quả học tập
- Cho phép sinh viên và giảng viên có thể tra cứu các thông tin của mình như: hồ sơ cá nhân, thời khóa biểu, bảng điểm, lớp tín chỉ
- Chức năng quản lý các danh mục như: phòng học, môn học, lớp hành chính, hệ đào tạo, khóa học, chức vụ giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc kiểm soát dữ liệu
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập –Tự do-Hạnh phúc
Trang 4- Cho phép phụ huynh của sinh viên tra cứu thông tin của con em mình đang theo học tại khoa
Lập kế hoạch kiểm thử, xây dựng testcase, testdata và thực hiện kiểm thử
hệ thống
Báo cáo, kết luận về chất lượng của hệ thống
3 NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/01/2016
4 NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:……/…… /………
5 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trịnh Thị Xuân
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày……tháng……năm 2015
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 5PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
- Sửa lại những lỗi do tester báo cáo lên
- Báo cáo kết quả đạt được của hệ thống Nguyễn Thị Phương Quế
(Tester)
- Tìm hiểu bài toán
- Lập TestPlan, giám sát tiến độ công việc
- Lập tài liệu TestCase, TestData
- Thực hiện các ca kiểm thử, báo cáo lỗi cho Dev, test lại các lỗi đã fix
- Tổng hợp báo cáo lỗi
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành đề tài “Xây dựng và kiểm thử hệ thống quản lý sinh
viên Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Thái Bình”, chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Trịnh Thị Xuân, đã tận tình quan tâm và hướng dẫn
trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin – Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
4 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá thực hiện đồ án mà còn là hành trang quí báu để chúng
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã hiểu hơn về cách thức và quá trình thực hiện một dự án trên thực tế Mặc dù đã cố gắng nhưng do còn
có nhiều hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực
tế nên không thể không tránh khỏi sai sót Chúng em rất mong sẽ có được sự nhận xét và đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa từ phía các Thầy, Cô giáo và các bạn, giúp chúng em hoàn thiện hơn các kỹ năng của mình
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Nhóm sinh viên thực hiện
Lưu Thanh Tùng
Nguyễn Thị Phương Quế
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 4
1 Các chức năng cơ bản của hệ thống 4
2 Biểu đồ phân cấp chức năng 5
3 Biểu đồ luồng dữ liệu 5
3.1 Các ký hiệu của biểu đồ luồng dữ liệu 5
3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh 6
3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 6
3.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 7
3.4.1 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng quản lý sinh viên 7
3.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: đăng ký học 8
3.4.3 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng 8
3.4.4 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý thời khóa biểu 9
3.4.5 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý thông tin giảng viên 9
3.4.6 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý danh mục 10
3.4.7 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý hệ thống 10
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 11
1 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬP THÔNG TIN SINH VIÊN 11
1.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 11
1.2 Đặc tả chức năng chi tiết 12
1.3 Xác định thực thể - liên kết 16
1.4 Thiết kế CSDL vật lý 16
2 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 16
2.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 16
Trang 82.2 Đặc tả chức năng chi tiết 18
2.3 Xác định thực thể - liên kết 28
2.4 Thiết kế CSDL vật lý 28
3 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT THÔNG TIN PHÒNG HỌC 29
3.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 29
3.2 Đặc tả chức năng chi tiết 30
3.3 Xác định thực thể - liên kết 32
3.4 Thiết kế CSDL vật lý 32
4 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT THÔNG TIN GIẢNG VIÊN 32
4.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 32
4.2 Đặc tả chức năng chi tiết 33
4.3 Xác định thực thể - liên kết 36
4.4 Thiết kế CSDL vật lý 36
5 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT THÔNG TIN LỚP NIÊN CHẾ 36
5.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 36
5.2 Đặc tả chức năng chi tiết 37
5.3 Xác định thực thể - liên kết 39
5.4 Thiết kế CSDL vật lý 39
6 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT THÔNG TIN MÔN HỌC 39
6.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 39
6.2 Đặc tả chức năng chi tiết 41
6.3 Xác định thực thể - liên kết 44
6.4 Thiết kế CSDL vật lý 44
Trang 97 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT THÔNG TIN LỚP
TÍN CHỈ 45
7.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 45
7.2 Đặc tả chức năng chi tiết 46
7.3 Xác định thực thể - liên kết 49
7.4 Thiết kế CSDL vật lý 49
8 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬT THÔNG TIN ĐIỂM 50
8.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ 50
8.2 Đặc tả chức năng chi tiết 50
8.3 Xác định thực thể - liên kết 52
8.4 Thiết kế CSDL vật lý 52
9 Thiết kế CSDL vật lý 52
10 Mô hình cơ sở dữ liệu 59
CHƯƠNG 4: KIỂM THỬ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH 60
1 Tổng quan về kiểm thử phần mềm 60
1.1 Khái niệm về kiểm thử phần mềm 60
1.2 Khi nào bắt đầu kiểm thử? 61
1.2.1 Mô hình thác nước 62
1.2.2 Mô hình chữ V 63
1.2.3 Kiểm thử trong mô hình vòng đời 65
1.3 Nguyên tắc kiểm thử phần mềm 66
1.3.1 Kiểm thử đưa ra lỗi 66
1.3.2 Kiểm thử toàn bộ là không thể 66
1.3.3 Kiểm thử sớm 66
1.3.4 Sự tập trung của lỗi 66
Trang 101.3.5 Nghịch lý thuốc trừ sâu 67
1.3.6 Kiểm thử theo các ngữ cảnh độc lập 68
1.3.7 Sự sai lầm về việc không có lỗi 68
1.4 Quy trình kiểm thử phần mềm 69
1.5 Các mức kiểm thử 73
1.6 Các phương pháp kiểm thử 75
1.7 Các loại hình kiểm thử 76
1.7.1 Kiểm thử chức năng 76
1.7.2 Kiểm thử phi chức năng 77
1.7.3 Kiểm thử cấu trúc/ kiến trúc phần mềm 77
1.7.4 Kiểm thử liên quan đến thay đổi 78
1.8 Một số lỗi bảo mật web thường gặp 79
1.9 Tiêu chuẩn kiểm thử giao diện web (W3C) 80
2 Kế hoạch kiểm thử 84
2.1 Tổng quan 84
2.1.1 Giới thiệu chung 84
2.1.2 Các từ viết tắt 85
2.1.3 Các tài liệu liên quan 85
2.1.4 Phạm vi test 85
2.1.5 Các rủi ro 88
2.2 Điều kiện chấp nhận 90
2.3 Chiến lược test 90
2.3.1 Test chức năng (Functional Test) 90
2.3.2 Test giao diện (UI test) 91
2.3.3 Kiểm thử hiệu năng (Performance Test) 92
2.3.4 Kiểm thử bảo mật và kiểm soát truy cập (Security Test) 93
Trang 112.3.5 Các yêu cầu về tài nguyên 94
2.3.6 Nguồn lực nhân sự 97
2.4 Các giai đoạn test 97
2.5 Các sản phẩm bàn giao 98
3 Thực hiện kiểm thử 99
3.1 Module đăng nhập hệ thống 99
3.1.1 Kiểm thử chức năng 99
3.1.2 Kiểm thử giao diện 100
3.1.3 Tổng hợp kết quả test: 100
3.2 Module quản lý sinh viên 101
3.2.1 Kiểm thử chức năng 101
3.2.2 Kiểm thử giao diện 103
3.2.3 Tổng hợp kết quả test 104
3.3 Module quản lý giảng viên 104
3.3.1 Kiểm thử chức năng 104
3.3.2 Kiểm thử giao diện 107
3.3.3 Tổng hợp kết quả test: 107
3.4 Module quản lý phòng học 108
3.4.1 Kiểm thử chức năng 108
3.4.2 Kiểm thử giao diện 110
3.4.3 Tổng hợp kết quả test: 110
3.5 Module quản lý lớp tín chỉ 111
3.5.1 Kiểm thử chức năng 111
3.5.2 Kiểm thử giao diện 113
3.5.3 Tổng hợp kết quả test 113
3.6 Module đăng ký lớp tín chỉ 114
Trang 123.6.1 Kiểm thử chức năng 114
3.6.2 Kiểm thử giao diện 114
3.6.3 Tổng hợp kết quả test 115
3.7 Báo cáo lỗi 115
3.8 Kiểm thử hiệu năng hệ thống quản lý sinh viên khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Thái Bình 116
3.8.1 Các mục tiêu cần kiểm tra hiệu năng 116
3.8.2 Tiến hành kiểm thử hiệu năng 116
3.9 Kiểm thử bảo mật hệ thống quản lý sinh viên khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Thái Bình 121
KẾT LUẬN 123
1 Ưu điểm 123
2 Hạn chế 123
3 Kết quả đạt được 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc tả chức năng Đăng nhập 12
Bảng 3.2: Đặc tả chức năng: Thêm mới sinh viên 13
Bảng 3.3: Đặc tả chức năng Cập nhật thông tin sinh viên 13
Bảng 3.4: Đặc tả chức năng Xóa sinh viên 14
Bảng 3.5: Đặc tả chức năng Xem chi tiết sinh viên 15
Bảng 3.6: Đặc tả chức năng thêm mới người dùng quản trị 18
Bảng 3.7: Đặc tả chức năng Cập nhật người dùng quản trị 18
Bảng 3.8: Đặc tả chức năng Xóa người dùng quản trị 19
Bảng 3.9: Đặc tả chức năng thêm mới khóa học 20
Bảng 3.10: Đặc tả chức năng Cập nhật khóa học 21
Bảng 3.11: Đặc tả chức năng Xóa khóa học 21
Bảng 3.12: Đặc tả chức năng thêm mới hệ đào tạo 22
Bảng 3.13: Đặc tả chức năng Cập nhật hệ đào tạo 23
Bảng 3.14: Đặc tả chức năng Xóa hệ đào tạo 24
Bảng 3.15: Đặc tả chức năng Cập nhật ca học 24
Bảng 3.16: Đặc tả chức năng Thêm mới chức vụ 25
Bảng 3.17: Đặc tả chức năng Cập nhật chức vụ 26
Bảng 3.18: Đặc tả chức năng Thêm mới học kỳ 26
Bảng 3.19: Đặc tả chức năng Cập nhật học kỳ 27
Bảng 3.20: Đặc tả chức năng Thêm mới phòng học 30
Bảng 3.21: Đặc tả chức năng Chỉnh sửa phòng học 30
Bảng 3.22: Đặc tả chức năng Xóa phòng học 31
Bảng 3.23: Đặc tả chức năng Thêm mới giảng viên 33
Bảng 3.24: Đặc tả chức năng Cập nhật thông tin giảng viên 33
Bảng 3.25: Đặc tả chức năng Xóa giảng viên 34
Bảng 3.26: Đặc tả chức năng Xem chi tiết giảng viên 35
Bảng 3.27: Đặc tả chức năng thêm mới lớp niên chế 37
Bảng 3.28: Đặc tả chức năng Chỉnh sửa lớp niên chế 37
Bảng 3.29: Đặc tả chức năng Xóa lớp niên chế 38
Bảng 3.30: Đặc tả chức năng Xem chi tiết lớp niên chế 39
Bảng 3.31: Đặc tả chức năng Thêm mới môn học 41
Bảng 3.32: Đặc tả chức năng chỉnh sửa môn học 41
Bảng 3.33: Đặc tả chức năng xóa môn học 42
Bảng 3.34: Đặc tả chức năng nhập danh sách 43
Bảng 3.35: Đặc tả chức năng xuất danh sách 43
Bảng 3.36: Đặc tả chức năng Thêm mới lớp tín chỉ 46
Bảng 3.37: Đặc tả chức năng Chỉnh sửa lớp tín chỉ 46
Bảng 3.38: Đặc tả chức năng Xóa lớp tín chỉ 47
Trang 14Bảng 3.39: Đặc tả chức năng Xem chi tiết lớp tín chỉ 48
Bảng 3.40: Đặc tả chức năng cập nhật điểm 50
Bảng 3.41: Đặc tả chức năng Xem chi tiết điểm 51
Bảng 3.42: CSDL vật lý 52
Bảng 4.1: Các tài liệu liên quan 85
Bảng 4.2: Các rủi ro trong quá trình thực hiện 88
Bảng 4.3: Kiểm thử chức năng 90
Bảng 4.4: Kiểm thử giao diện người dùng 91
Bảng 4.5: Kiểm thử hiệu năng 92
Bảng 4.6: Kiểm thử bảo mật và kiểm soát truy cập 93
Bảng 4.7: Phần mềm sử dụng 94
Bảng 4.8: Các công cụ kiểm thử 95
Bảng 4.9: Nguồn lực nhân sự 97
Bảng 4.10: Các giai đoạn test 97
Bảng 4.11: Các sản phẩm bàn giao 98
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả test module đăng nhập hệ thống 100
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả test module quản lý sinh viên 104
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả test Module quản lý giảng viên 107
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả test Module quản lý phòng học 110
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả test module quản lý lớp tín chỉ 113
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả test module 115
Trang 15DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng 5
Hình 2.2: Các ký hiệu của biểu đồ luồng dữ liệu 5
Hình 2.3: Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh 6
Hình 2.4: Sơ đồ DFD mức đỉnh 6
Hình 2.5: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý sinh viên 7
Hình 2.6: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: đăng ký học 8
Hình 2.7: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: kết quả học tập 8
Hình 2.8: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: thời khóa biểu 9
Hình 2.9: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý thông tin giảng viên 9
Hình 2.10: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý danh mục 10
Hình 2.11: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý hệ thống 10
Hình 3.1: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật thông tin sinh viên 11
Hình 3.2: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật cài đặt hệ thống 17
Hình 3.3: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ Cập nhật thông tin phòng học 29
Hình 3.4: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật thông tin Giảng viên 32
Hình 3.5: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật thông tin lớp niên chế 36 Hình 3.6: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật thông tin môn học 40
Hình 3.7: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật thông tin lớp tín chỉ 45
Hình 3.8: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ Cập nhật thông tin điểm 50
Hình 3.9: Sơ đồ E-R – Cơ sở dữ liệu 59
Hình 4.1: Mô hình thác nước 62
Hình 4.2: Mô hình chữ V 63
Hình 4.3: quy trình kiểm thử cơ bản 69
Hình 4.4: Test case chức năng đăng nhập hệ thống 99
Hình 4.5: Test data chức năng đăng nhập hệ thống 99
Hình 4.6: Test case giao diện đăng nhập hệ thống 100
Hình 4.7: Test case chức năng tìm kiếm sinh viên 101
Hình 4.8: Test data chức năng tìm kiếm sinh viên 101
Hình 4.9: Test case chức năng thêm mới sinh viên 101
Hình 4.10: Test data chức năng thêm sinh viên 102
Hình 4.11: Test case chức năng cập nhật sinh viên 102
Hình 4.12: Test data chức năng thêm sinh viên 102
Hình 4.13: Test case chức năng xóa sinh viên 103
Hình 4.14: Test data chức năng xóa sinh viên 103
Hình 4.15: Test case giao diện quản lý sinh viên 103
Hình 4.16: Test case chức năng tìm kiếm giảng viên 104
Hình 4.17: Test case chức năng tìm kiếm giảng viên 104
Hình 4.18: Test case chức năng thêm giảng viên 105
Trang 16Hình 4.19: Test data chức thêm giảng viên 105
Hình 4.20: Test case chức năng cập nhật giảng viên 105
Hình 4.21: Test data chức năng cập nhật giảng viên 106
Hình 4.22: Test case chức năng xóa giảng viên 106
Hình 4.23: Test data chức năng xóa giảng viên 106
Hình 4.24: Test case giao diện quản lý giảng viên 107
Hình 4.25: Test case chức năng tìm kiếm phòng học 108
Hình 4.26: Test case chức năng Thêm phòng học 108
Hình 4.27: Test data chức năng thêm phòng học 108
Hình 4.28: Test case chức năng cập nhật phòng học 109
Hình 4.29: Test data chức năng cập nhật phòng học 109
Hình 4.30: Test case chức năng xóa phòng học 109
Hình 4.31: Test data chức năng xóa phòng học 110
Hình 4.32: Test case giao diện quản lý phòng học 110
Hình 4.33: Test case chức năng tìm kiếm lớp tín chỉ 111
Hình 4.34: Test data chức năng tìm kiếm lớp tín chỉ 111
Hình 4.35: Test case chức năng thêm mới lớp tín chỉ 111
Hình 4.36: Test data chức năng thêm mới lớp tín chỉ 112
Hình 4.37: Test case chức năng chỉnh sửa lớp tín chỉ 112
Hình 4.38: Test data chức năng chỉnh sửa thông tin lớp tín chỉ 112
Hình 4.39: Test case chức năng xóa lớp tín chỉ 112
Hình 4.40: Test data chức năng xóa lớp tín chỉ 113
Hình 4.41: test case giao diện quản lý lớp tín chỉ 113
Hình 4.42: test case chức năng đăng ký lớp tín chỉ 114
Hình 4.43: Test data chức năng đăng ký lớp tín chỉ 114
Hình 4.44: Test case giao diện đăng ký lớp tín chỉ 114
Hình 4.45: Danh sách lỗi của hệ thống 115
Hình 4.46: Hình ảnh thiết lập thông số 117
Hình 4.47: Kết quả đạt được 117
Hình 4.48: Hình ảnh thiết lập thông số 118
Hình 4.49: Kết quả đạt được 118
Hình 4.50 Hình ảnh thiết lập thông số 119
Hình 4.51: Kết quả đạt được 119
Hình 4.52: Hình ảnh thiết lập thông số 120
Hình 4.53: Kết quả đạt được 120
Hình 4.54: quá trình test bảo mật 121
Hình 4.55: Kết quả đạt được 121
Hình 4.56: Một số lỗi bảo mật 122
Trang 17CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 DFD Data Flow Diagram – Mô hình luồng dữ liệu
2 E-R Entity Relationship – Mô hình thực thể
3 HTTP Hypertext Transfer Protocol – Giao thức
truyền tài siêu văn bản
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1 Mục đích của đề tài
Hệ thống được xây dựng giúp cho những công việc liên quan đến dữ liệu điểm, thông tin sinh viên, thông tin giảng viên hay thông tin thời khóa biểu không phải lưu trên sổ sách hay trên các file excel, cố gắng hướng đến việc cho phép người sử dụng hệ thống thay cho việc phải quản lý sổ sách như trước Hệ thống sẽ lưu trữ các thông tin cần thiết mà phải đặc tả được toàn bộ thông tin cần thiết như trong quá trình quản lý và lưu trữ truyền thống liên quan đến nhà trường
Hướng tới phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ, giúp cho sinh viên nắm bắt được chương trình đào tạo từ đó hướng tới mục tiêu của chương trình học
2 Khảo sát thực trạng mô hình quản lý
Trường Đại học Thái Bình là một trường đại học tọa lạc ở xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Tháng 9 năm 2011, Thủ tường Chính phủ Việt Nam có quyết định thành lập Trường đại học Thái Bình trên cơ sở nâng cấp Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình được nâng cấp thành Trường Đại học Thái Bình là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình, có tư cách pháp nhân, con dấu
và tài khoản riêng Trụ sở của trường đặt tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình được thành lập năm 2000 Các ngành đào tạo của trường gồm Công nghệ thông tin; Điện - Điện tử; Quản lý kinh tế; Kế toán - Kiểm toán; Chế biến nông sản -Thực phẩm; Công nghệ sinh học; Giao thông - Xây dựng; Cơ khí với quy mô 3.000 - 3.500 học viên
Trang 19Chiều ngày 24/10, tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở phía Bắc (xã Tân Bình, Thành phố ), Bộ Công Thương và UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn giao Cơ sở phía Bắc, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về Trường Đại học Thái Bình
Trường Đại học Thái Bình sẽ tiếp nhận nguyên trạng tài sản, đất đai, cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan của Cơ sở phía Bắc tại Thái Bình của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng quy định của pháp luật
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc tiếp nhận Cơ sở phía Bắc Trường Ðại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/1/2015, Trường Ðại học Thái Bình đã hoàn thành việc di chuyển về cơ sở xã Tân Bình, thành phố Thái Bình Sau 1 năm tiếp nhận cơ sở mới, nhà trường nhanh chóng ổn định tổ chức, bước đầu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Một trong số các nhiệm vụ cần hoàn thành tiếp theo trong năm 2016 của trường đó là thành lập Khoa Tiếng Anh và áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ vào chương trình đào tạo của khoa cũng như quản lý sinh viên Các sinh viên tham gia học tập với các thông tin sinh viên gồm:
mã sinh viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ, giới tính, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, email, họ và tên của phụ huynh học sinh, số điện thoại liên hệ, số chứng minh thư (dùng cho tra cứu thông tin của sinh viên) Các sinh viên được phân vào các lớp hành chính hay còn gọi là lớp niên chế để tiện quản lý, các lớp niên chế sẽ lưu các thông tin: mã lớp, tên lớp, sĩ số, hệ đào tạo Nhà trường sẽ cung cấp cho khoa khu vực nhà C bao gồm 6 tầng, mỗi một tầng có 10 phòng học,
Trang 20thông tin các phòng học sẽ có: tên phòng, loại phòng, số chỗ ngồi, trang thiết bị tại phòng Trong khoa có nhiều giáo viên cơ hữu thuộc quyền quản lý trực tiếp của khoa, mỗi giáo viên được xác định với các thông tin: tên giáo viên, mã giáo viên, giới tính, ngày sinh, điện thoại, email, số chứng minh nhân dân Khoa sẽ lên chương trình đào tạo bao gồm các môn học trong suốt quá trình đào tạo với các thông tin của môn học như: mã môn học, tên môn học, số đơn vị học trình, môn điều kiện và ghi chú (nếu có), chương trình đào tạo của mỗi một
hệ đào tạo sẽ khác nhau Khoa mở các lớp tín chỉ vào đầu các học kì
để sinh viên quyền đăng ký học, các lớp tín chỉ được mở gồm các thông tin: tên môn học, số tín chỉ, tên môn học và số tín chỉ tương đương với mã môn học, lịch học, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, mã lớp tín chỉ Các lớp được phân biệt với nhau qua mã lớp Các lớp tín chỉ khi mở ra được phân công cho các giáo viên, mỗi lớp chỉ do một giáo viên giảng dạy nhưng một giáo viên có thể tham gia dạy nhiểu lớp khác nhau Điều kiện đủ để sinh viên có thể đăng ký môn là điểm tổng kết của môn điều kiện phải >= 5.0 (bao gồm điểm kiểm tra x 0.3 + điểm thi x 0.7 – điểm chuyên cần), đối với điểm chuyên cần mỗi một buổi nghỉ không phép trừ 0.4, có phép trừ 0.2, đi muộn trừ 0.1 Sinh viên thi và có kết quả của các môn học đã đăng ký, các môn không tính điểm sẽ có ghi chú và sẽ không tính vào điểm tổng kết của sinh viên
Trang 21CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
1 Các chức năng cơ bản của hệ thống
- Quản lý danh mục sinh viên: có các chức năng thêm mới sinh viên, cập nhập thông tin sinh viên
- Quản lý người sử dụng hệ thống: xác thực người dùng là đối tượng sinh viên, giảng viên hay quản trị hệ thống
- Quản lý danh mục lớp học: có các chức năng thêm, sửa, xóa lớp niên chế
- Quản lý danh mục Giảng viên: có các chức năng thêm, sửa, xóa Giảng viên
- Quản lý danh mục phòng học: có các chức năng thêm, sửa, xóa phòng học
- Quản lý thời khóa biểu: nhập thời khóa biểu đã được phân công do trợ
lý khoa gửi và nhập vào hệ thống để sinh viên đăng ký học
- Quản lý đăng ký học của sinh viên: sinh viên đăng ký vào lớp học từ đó hình thành được thời khóa biểu của sinh viên
- Quản lý điểm sinh viên: dựa vào các môn học mà sinh viên đã đăng ký,
người dùng tiến hành nhập điểm cho sinh viên vào hệ thống
Trang 222 Biểu đồ phân cấp chức năng
Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp chức năng
3 Biểu đồ luồng dữ liệu
3.1 Các ký hiệu của biểu đồ luồng dữ liệu
Hình 2.2: Các ký hiệu của biểu đồ luồng dữ liệu
Trang 233.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Hình 2.3: Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh 3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 2.4: Sơ đồ DFD mức đỉnh
Trang 243.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
3.4.1 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng quản lý sinh viên
Hình 2.5: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý sinh viên
Trang 253.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: đăng ký học
Hình 2.6: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: đăng ký học
3.4.3 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng
Hình 2.7: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: kết quả học tập
Trang 263.4.4 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý thời khóa biểu
Hình 2.8: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: thời khóa biểu
3.4.5 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý thông tin giảng viên
Hình 2.9: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý thông tin giảng viên
Trang 273.4.6 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý danh mục
Hình 2.10: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý danh mục
3.4.7 Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng: quản lý hệ thống
Hình 2.11: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh: quản lý hệ thống
Trang 28CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1 Phân tích thiết kế mức logic chức năng: CẬP NHẬP THÔNG TIN SINH VIÊN
1.1 Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ
Hình 3.1: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật thông tin sinh viên
Trang 291.2 Đặc tả chức năng chi tiết
- Đặc tả chức năng Đăng nhập
Bảng 3.1: Đặc tả chức năng Đăng nhập
Tên chức năng: Đăng nhập
Đầu vào: Tên đăng nhập, Mật khẩu
Đầu ra: Trang người dùng theo đối tượng(sinh viên, giảng viên, quản trị hệ
thống, trợ lý khoa)
Nội dung xử lý:
Bước 1: Người dùng chọn chức năng “Đăng nhập”,
Bước 2: Người dùng nhập thông tin tài khoản và mật khẩu, bấm nút “Đăng nhập”
Bước 3: Hệ thống kiểm tra tài khoản và mật khẩu người dùng đăng nhập, nếu tài khoản và mật khẩu đúng thì chuyển sang bước 4, nếu mật khẩu hoặc tài khoản sai thì quay lại Bước 2
Bước 4: Hệ thống tiến hành xác thực người dùng, nếu là quản trị hệ thống thì chuyền đến bước 5, nếu là sinh viên chuyển đến bước 6, nếu là giảng viên thì chuyển đến bước 7
Bước 5: Hiển thị trang quản trị hệ thống
Bước 6: Hiển thị thông tin cá nhân của sinh viên
Bước 7: Hiển thị thông tin cá nhân của giảng viên
Trang 30- Đặc tả chức năng Thêm mới sinh viên
Bảng 3.2: Đặc tả chức năng: Thêm mới sinh viên
Tên chức năng: Thêm mới sinh viên
Đầu vào: Mã sinh viên, Lớp niên chế, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính,
Điện thoại, Email, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Đầu ra: Mã sinh viên, Lớp niên chế, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Điện
thoại, Email, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Tiền xử lý: Đăng nhập hệ thống
Nội dung xử lý:
Bước 1: Người dùng chọn chức năng “Sinh viên->thêm mới”
Bước 2: Người dùng thực hiện Nhập các thông tin của sinh viên cần thêm Bước 3: Bấm nút đồng ý để ghi lại thông tin của sinh viên mới,
Bước 4: Hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin vừa nhập, nếu đúng thì chuyển sang bước 5, nếu sai quay trở lại bước 2
Bước 5: Hệ thống Ghi dữ liệu sinh viên mới vào CSDL
- Đặc tả chức năng Cập nhập thông tin sinh viên
Bảng 3.3: Đặc tả chức năng Cập nhật thông tin sinh viên
Tên chức năng: Cập nhập thông tin
Trang 31Email, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Tiền xử lý:
Đăng nhập hệ thống
Nội dung xử lý:
Bước 1: Người dùng tiến hành chọn chức năng: Sinh viên -> Tìm kiếm
Bước 2: Người dùng nhập thông tin mã sinh viên hoặc họ tên sinh viên vào ô tìm kiếm để tìm kiếm sinh viên cần chỉnh sửa
Bước 3: Hệ thống hiển thị các danh sách sinh viên tìm được
Bước 4: Người dùng bấm vào nút có biểu tưởng chỉnh sửa ở bên cạnh sinh viên muốn chỉnh sửa thông tin
Bước 5: Người dùng nhập thông tin cần chỉnh sửa cho sinh viên
Bước 6: Bấm nút đồng ý để yêu cầu hệ thống ghi lại thông tin của sinh viên mới được sửa
Bước 7: Hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin vừa nhập, nếu đúng thì chuyển sang bước 8, nếu sai quay trở lại bước 5
Bước 8: Hệ thống Ghi dữ liệu được thay đổi vào CSDL
- Đặc tả chức năng Xóa sinh viên
Bảng 3.4: Đặc tả chức năng Xóa sinh viên
Tên chức năng: Xóa sinh viên
Đầu vào: Mã sinh viên, Lớp niên chế, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Điện
thoại, Email, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Đầu ra: Mã sinh viên, Lớp niên chế, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Điện
thoại, Email, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Trang 32Tiền xử lý: Đăng nhập hệ thống
Nội dung xử lý:
Bước 1: Người dùng lựa chọn chức năng “Sinh viên”
Bước 2: Hệ thống hiển thị danh sách các sinh viên đang có trong hệ thống
Bước 3: Người dùng tiến hành chọn sinh viên cần xóa
Bước 4: Người dùng bấm vào nút xóa của sinh viên cần xóa
Bước 5: Hệ thống đưa ra thông báo xác nhận thực hiện xóa
+ Nếu người dùng chọn đồng ý: chuyển sang bước 6
+ Nếu người dùng không đồng ý: hệ thống quay về hiển thị danh sách các sinh viên
Bước 6: Hệ thống thực hiện xóa sinh viên ra khỏi hệ thống
• Đặc tả chức năng Xem chi tiết sinh viên
Bảng 3.5: Đặc tả chức năng Xem chi tiết sinh viên
Tên chức năng: Xem chi tiết sinh viên
Đầu vào: Mã sinh viên, Họ tên sinh viên
Đầu ra: Mã sinh viên, Lớp niên chế, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Điện
thoại, Email, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Tiền xử lý: Đăng nhập hệ thống
Nội dung xử lý:
Bước 1: Người dùng tiến hành chọn chức năng: Sinh viên -> Tìm kiếm
Bước 2: Người dùng nhập thông tin mã sinh viên hoặc họ tên sinh viên vào ô tìm kiếm
Trang 33Bước 3: Hệ thống hiển thị các danh sách sinh viên tìm được
Bước 4: Người dùng bấm vào nút có biểu tưởng xem chi tiết của sinh viên cần xem
Bước 5: Hệ thống hiển thị thông tin sinh viên
1.3 Xác định thực thể - liên kết
• Thực thể SINH VIÊN:
○ Thuộc tính: Id, Mã sinh viên, Lớp niên chế, Họ đệm, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Điện thoại, Email, Ngừng học, Bảo lưu, họ tên phụ huynh, số điện thoại phụ huynh, số CMND phụ huynh
Trang 34Hình 3.2: Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ cập nhật cài đặt hệ thống
Trang 352.2 Đặc tả chức năng chi tiết
- Đặc tả chức năng Thêm mới người dùng quản trị
Bảng 3.6: Đặc tả chức năng thêm mới người dùng quản trị
Tên chức năng: Thêm mới người dùng quản trị
Đầu vào: Tên đăng nhập, họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, giới tính,
Bước 5: Hệ thống Ghi dữ liệu mới vào CSDL
- Đặc tả chức năng Cập nhật người dùng quản trị
Bảng 3.7: Đặc tả chức năng Cập nhật người dùng quản trị
Tên chức năng: Cập nhật người dùng quản trị
Đầu vào: Tên đăng nhập, họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, giới tính,
email,mật khẩu
Đầu ra: Tên đăng nhập, họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, giới tính,
email, mật khẩu
Tiền xử lý: Đăng nhập hệ thống
Trang 36Bước 3: Người dùng bấm vào nút biểu tưởng xem chi tiết ở bên cạnh
Bước 4: Người dùng bấm vào nút cập nhập thông tin và nhập thông tin cần chỉnh sửa
Bước 5: Bấm nút đồng ý để yêu cầu hệ thống ghi lại thông tin mới được sửa Bước 6: Hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin vừa nhập, nếu đúng thì chuyển sang bước 7, nếu sai quay trở lại bước 4
Bước 7: Hệ thống Ghi dữ liệu được thay đổi vào CSDL
- Đặc tả chức năng Xóa người dùng quản trị
Bảng 3.8: Đặc tả chức năng Xóa người dùng quản trị
Tên chức năng: Xóa người dùng quản trị
Đầu vào: Tên đăng nhập, họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, giới tính,
Trang 37Bước 3: Người dùng tiến hành chọn người dùng cần xóa
Bước 4: Người dùng bấm vào nút xóa của người dùng cần xóa
Bước 5: Hệ thống đưa ra thông báo xác nhận thực hiện xóa
+ Nếu người dùng chọn đồng ý: chuyển sang bước 6
+ Nếu người dùng không đồng ý: quay lại bước 2
Bước 6: Hệ thống thực hiện xóa người dùng ra khỏi hệ thống
- Đặc tả chức năng Thêm mới khóa học
Bảng 3.9: Đặc tả chức năng thêm mới khóa học
Tên chức năng: Thêm mới khóa học
Đầu vào: Tên khóa học, hệ đào tạo, năm bắt đầu, năm kết thúc
Đầu ra: Tên khóa học, hệ đào tạo, năm bắt đầu, năm kết thúc
Trang 38- Đặc tả chức năng Cập nhật khóa học
Bảng 3.10: Đặc tả chức năng Cập nhật khóa học
Tên chức năng: Cập nhật khóa học
Đầu vào: Tên khóa học, hệ đào tạo, năm bắt đầu, năm kết thúc
Đầu ra: Tên khóa học, hệ đào tạo, năm bắt đầu, năm kết thúc
Bước 3: Người dùng bấm vào nút biểu tưởng xem chi tiết ở bên cạnh
Bước 4: Người dùng bấm vào nút cập nhập thông tin và nhập thông tin cần chỉnh sửa
Bước 5: Bấm nút đồng ý để yêu cầu hệ thống ghi lại thông tin mới được sửa Bước 6: Hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin vừa nhập, nếu đúng thì chuyển sang bước 7, nếu sai quay trở lại bước 4
Bước 7: Hệ thống Ghi dữ liệu được thay đổi vào CSDL
- Đặc tả chức năng Xóa khóa học
Bảng 3.11: Đặc tả chức năng Xóa khóa học
Tên chức năng: Xóa khóa học
Đầu vào: Tên khóa học, hệ đào tạo, năm bắt đầu, năm kết thúc
Đầu ra: Tên khóa học, hệ đào tạo, năm bắt đầu, năm kết thúc
Trang 39Tiền xử lý: Đăng nhập hệ thống
Nội dung xử lý:
Bước 1: Người dùng lựa chọn chức năng “Quản lý hệ thống -> khóa học” Bước 2: Hệ thống hiển thị danh sách khóa học đang có trong hệ thống
Bước 3: Người dùng tiến hành chọn khóa học cần xóa
Bước 4: Người dùng bấm vào nút xóa của khóa học cần xóa
Bước 5: Hệ thống đưa ra thông báo xác nhận thực hiện xóa
+ Nếu người dùng chọn đồng ý: chuyển sang bước 6
+ Nếu người dùng không đồng ý: quay lại bước 2
Bước 6: Hệ thống thực hiện xóa khóa học ra khỏi hệ thống
- Đặc tả chức năng Thêm mới hệ đào tạo
Bảng 3.12: Đặc tả chức năng thêm mới hệ đào tạo
Tên chức năng: Thêm mới hệ đào tạo
Đầu vào: Tên hệ đào tạo
Đầu ra: Tên hệ đào tạo
Trang 40- Đặc tả chức năng Cập nhật hệ đào tạo
Bảng 3.13: Đặc tả chức năng Cập nhật hệ đào tạo
Tên chức năng: Cập nhật hệ đào tạo
Đầu vào: Tên hệ đào tạo
Đầu ra: Tên hệ đào tạo
Bước 3: Người dùng bấm vào nút biểu tưởng xem chi tiết ở bên cạnh
Bước 4: Người dùng bấm vào nút cập nhập thông tin và nhập thông tin cần chỉnh sửa
Bước 5: Bấm nút đồng ý để yêu cầu hệ thống ghi lại thông tin mới được sửa Bước 6: Hệ thống tiến hành kiểm tra thông tin vừa nhập, nếu đúng thì chuyển sang bước 7, nếu sai quay trở lại bước 4
Bước 7: Hệ thống Ghi dữ liệu được thay đổi vào CSDL