Nấm Linh Chi dùng làm dược phẩm ở dạng quả thể, nhưng theo nhiều nghiên cứu thì hệ sợi cũng chứa đầy đủ về số lượng và chất lượng các hoạt tính sinh học, dinh dưỡng và hương vị tương tự
Trang 1VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội-2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Sinh học – Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Quang Thái, cùng các cán bộ công tác tại Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ Khoa học
và Công nghệ để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Anh Việt
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ NẤM LINH CHI 3
1.1.1 Đặc tính sinh học [3,4,8] 3
1.1.2 Giá trị của Nấm Linh Chi 4
1.1.2.1 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của nấm Linh Chi (GANODERMA LUCIDUM) [8,9] 4
1.1.2.2 Khả năng chữa bệnh của nấm Linh Chi [9] 7
1.1.3 Kỹ thuật nuôi trồng quả thể 14
1.1.3.1 Nguyên liệu để trồng nấm linh chi [8] 14
1.1.3.2 Phương pháp xử lý nguyên liệu 17
1.1.3.3 Phương pháp thanh trùng 17
1.1.3.4 Phương pháp cấy giống [4,5] 17
1.1.3.5 Phương pháp ươm túi [8] 18
1.1.3.6 Phương pháp chăm sóc, chuẩn bị các điều kiện 19
1.1.4 Xu hướng kỹ thuật sản xuất sinh khối [6,13,15] 19
1.2 TỔNG QUAN VỀ TRÀ TÚI LỌC 21
1.2.1 Quy trình chung 21
1.2.2 Tình hình sản xuất trà túi lọc [10] 22
1.2.2.1 Trên thế giới 22
1.2.2.2 Tại Việt Nam 24
1.2.3 Trà túi lọc nấm dược liệu [14] 25
1.3 Cơ sở khoa học việc sản xuất trà mail kết hợp sinh khối nấm 27
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ GIỐNG NẤM 29
2.2 PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ MALT [2] 30
2.3 PHƯƠNG PHÁP CẤY GIỐNG NẤM VÀO MALT 31
Trang 42.4 NGHIÊN CƯU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT ĐẾN
TRÀ MALT TÚI LỌC KẾT HỢP SINH KHI HỆ SỢI NẤM LINH CHI 31
2.3.1 Ảnh hưởng của độ ẩm Malt 31
2.3.3 Ảnh hưởng của thời gian lên men 32
2.3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy malt 32
2.4 Phương pháp đánh giá cảm quan[1,7] 32
PHẦN 3: KẾT QUẢ 36
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM MALT 36
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ GIỐNG 36
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN Ủ SỢI 37
3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ SẤY MALT 38
3.5 QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT TRÀ MALT TÚI LỌC KẾT HỢP SINH KHỐI HỆ SỢI NẤM LINH CHI 39
PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
4.1 Kết luận 40
4.2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 các thành phần hóa dược tổng quát của nấm Linh chi 5
Bảng 1.2 Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi(G noderma lucidum) 6
Bảng 1.3 Tác dụng dược lí của nấm Linh chi theo sắc màu (Lý Thời Trân, 1590) 8
Bảng 1.4 Hàm lượng các chất có trong mùn cưa 14
Bảng 1.5 Thành phần dinh dưỡng trong cám 15
Bảng 2.1 Sáu mức đánh giá và cho điểm theo TCVN 3215 – 79 [16] 33
Bảng 2.2 Hệ số quan trọng của các chỉ tiêu (TCVN 3218-1993) [17] 34
Bảng 2.3 Bảng điểm và xếp loại sản phẩm (TCVN 3218-1993) 34
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của độ ẩm malt 36
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ giống 36
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thời gian ủ sợi 37
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy malt 38
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình thái giải phẫu thể quả nấm Linh chi [3] 4
Hình 1.2 Sản phẩm trà linh chi túi lọc [14] 26
Hình 1.3 Sản phẩm trà túi lọc Đông Trùng Hạ Thảo [15] 26
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình tạo giống cấp I 29
Trang 7MỞ ĐẦU
Trà là một loại đồ uống rất quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là người Á Đông Trà không chỉ được thưởng thức như một thú vui tao nhã mà còn mang nhiều công dụng cho sức khỏe Ở Việt Nam chè được xem là thức uống không thể thiêu khi tiêp khách hoặc dùng sau mỗi bữa ăn Cuộc sống ngày nay bận rộn, thật khó để chúng ta chuẩn bị cho mình một tách trà theo đúng cách truyền thống Trà túi lọc là một giải pháp được hầu hết mọi người lựa chọn
Trên thị trường hiện nay, trà túi lọc có thể được làm từ lá chè hoặc các loại cây thảo dược, nhìn chung rất phong phú Trong đó, thời gian gần đây phải kể đến các loại trà khá đặc biệt đó là: trà túi lọc nấm dược liệu: mà nấm Linh Chi là một cái tên rất quen thuộc
Quá trình từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch nấm Linh Chi mất khoảng 5-6 tháng Nấm Linh Chi dùng làm dược phẩm ở dạng quả thể, nhưng theo nhiều nghiên cứu thì hệ sợi cũng chứa đầy đủ về số lượng và chất lượng các hoạt tính sinh học, dinh dưỡng và hương vị tương tự như quả thể Nuôi cấy lấy hệ sợi nấm Linh Chi rút ngắn được thời gian, không đòi hòi khắt khe
về điều kiện nhiệt độ như nuôi trồng lấy quả thể, vì nuôi trồng lấy quả thể phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ
Malt là một loại bán thành phẩm nhưng rất giàu chất dinh dưỡng: chứa
16 – 18% các chất thấp phân tử dễ hòa tan, chủ yếu là đường đơn giản, dextrin bậc thấp, các axit amin, các chất khoáng, các nhóm vitamin và đặc biệt là hệ enzim phong phú, chủ yếu là proteaza và amylaza Malt cung cấp toàn bộ lượng glucid (chủ yếu dưới dạng tinh bột) thích hợp để cho nấm linh chi phát triển
Vì vậy chúng tôi tiên hành đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất trà Malt túi lọc kết hợp sinh khối hệ sợi Nấm Linh Chi” với mục tiêu: Xây dựng
Trang 8quy trình công nghệ sản xuất trà malt túi lọc kết hợp sinh khối hệ sợi Linh Chi quy mô nhỏ; cùng với các nội dung sau:
• Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm Malt
• Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ giống
• Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ sợi
• Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy malt
Trang 9PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ NẤM LINH CHI
1.1.1 Đặc tính sinh học [3,4,8]
Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm
lim (Ganodermataceae) Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung
Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ
Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm)
Cuống nấm dài hoặc ngắn, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo, đính bên có hình trụ với đường kính từ 0,5-3cm Lớp vỏ cuống được phủ đều lên mặt tán bằng màu nâu đỏ, nâu đen, bóng và không có lông
Mũ nấm khi non có hình trứng, phát triển thành hình quạt Trên mặt mũ nấm có vân gạch đồng tâm có màu sắc được chuyển từ vàng chanh sang vàng nghệ, vàng nâu, vàng cam rồi đỏ nâu và cuối cùng là màu nâu tím nhẵn bóng như láng một lớp vecni Đường kính của mũ nấm từ 2-15cm, dày từ 0,8-1,2cm, phần đính cuống gồ lên hoặc hơi lõm xuống Khi đến tuổi trưởng thành, nấm sẽ phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm [3], [4]
Trang 10Hình 1.1: Hình thái giải phẫu thể quả nấm Linh chi [3]
Nhiệt độ thích hợp:
Giai đoạn nuôi sợi: 20oC - 30oC
Giai đoạn nuôi quả thể: 22oC - 28oC
Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng
Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc được) Cường độ ánh sáng cân đối từ mọi phía
Độ pH:
Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5 – 7)
Dinh dưỡng:
Sử dụng trực tiếp nguồn xenluloza
1.1.2 Giá trị của Nấm Linh Chi
1.1.2.1 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của nấm Linh Chi
(GANODERMA LUCIDUM) [8,9]
Các phân tích của G-Bing Lin đã chứng minh các thành phần hóa dược
tổng quát của nấm Linh chi như sau:
Trang 11Bảng 1.1 các thành phần hóa dược tổng quát của nấm Linh chi
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế
UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng - sắc ký khí (GC – MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cùng phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất
và dẫn xuất trong nấm Linh chi
Trang 12Bảng 1.2 Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi
(G noderma lucidum) Thành phần hoạt
chất Nhóm chất Hoạt tính dược lý
Loại mô nấm
Kích thích hệ miễn dịch
Trang 13Beta - D – glucans Polysacchari
de
Chống khối u Kích thích hệ miễn dịch
Oleic Acid Acid béo Chống dị ứng Hệ sợi nấm
1.1.2.2 Khả năng chữa bệnh của nấm Linh Chi [9]
Linh chi được dùng như một thượng dược từ khoảng 4000 năm nay ở Trung Quốc Chưa thấy có tư liệu về tác dụng xấu, độc tính của Linh chi (ngoại trừ các nghiên cứu về khả năng tồn tại các dị ứng nguyên trên bề mặt bào tử một số loài Ganoderma – điều rất phổ biến trong nấm)
Linh chi là một loại nấm đặc biệt, Linh chi có tính bình, vị đắng, có tác dụng tăng co bóp cơ tim, tăng tuần hoàn, trị chứng tắc nghẽn, khó chịu, tăng trí lực, kéo dài tuổi thọ
Trang 14Bảng 1.3 Tác dụng dược lí của nấm Linh chi theo sắc màu (Lý Thời
Trân, 1590)
Thanh chi: Còn có
tên là Long chi
Xanh Vị chua, Toàn bình, không độc Chủ trị sáng
gọi là Huyền chi
Đen Mặn, bình, không độc Chủ trị ù tai, lợi khớp,
bảo thần (bảo vệ công năng của hệ thần kinh) ích tinh khí, làm dai gân cốt
cơ thể yếu
Linh chi có công dụng nâng cao thể chất, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể, điều chỉnh cân bằng sinh lý, nâng cao khả năng kháng bệnh, khả
Trang 15năng phục hồi sức khỏe Linh cho có công hiệu phòng trị tốt đối với nhiều loại bệnh, từ ung bướu đến cao huyết áp, mỡ trong máu cao, ứ máu, tắc mạch máu, bệnh mạch vành, chảy máu não, nhồi máu cơ tim; từ bệnh trĩ đến viêm tuyến tiền liệt; từ bệnh suy nhược thần kinh đến bệnh hen suyễn đều có thể dùng Linh chi để phòng ngừa và điều trị bệnh Ngoài ra Linh chi còn có tác dụng làm trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, nâng cao khả năng kháng bệnh
Linh chi chứa khá đầy đủ thành phần khoáng vi lượng mà các khoáng
tố này là nhân tố quan trọng trong rất nhiều phản ứng chống ung thư, dị ứng, chống lão hoá, xơ vữa, chống kết dính tiểu cầu…điều chỉnh dẫn truyền luồng thần kinh Do đó Linh chi được xem như biện pháp phòng trị cơ bản
Theo BS Lương Lễ Hoàng (Cộng hoà liên bang Đức) thì “… Linh chi
có tác dụng gián tiếp theo cơ chế đòn bẩy, thanh lọc cơ thể toàn diện qua chức năng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hoá trong cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành ác tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn nhiễm Một khi hội đủ ba điều kiện trên thì
cơ thể khó bệnh, con người khó già trước tuổi Nếu biết cách áp dụng Linh chi
sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường của thế
kỷ 21…”
Linh chi đóng một vai trò quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc
dù dùng độc vị hay phối hợp với các thảo dược khác
Đối với bệnh ung bướu:
Theo “Linh chi phòng trị bệnh” thì “Linh chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể Linh chi còn giúp cải thiện thể chất của bệnh nhân ung bướu, giảm nhẹ triệu chứng” Đa số bệnh nhân ung bướu sau khi uống Linh chi hoặc bào tử Linh chi triệu chứng giảm thấy rõ, ăn uống và giấc ngủ được cải thiện, các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, tức ngực, đại tiện lỏng đều chuyển biến tốt, khối u bị ức chế, chức năng miễn dịch được phục hồi Tinh thần và
Trang 16thể lực được cải thiện, tuổi thọ kéo dài, một số trường hợp ung bướu được trị lành Dùng Linh chi phối hợp với hoá trị, xạ trị, nâng cao hiệu quả của hoá trị
và xạ trị
Đối với bệnh tim mạch:
Trước đây người ta cho rằng không thể điều trị để giảm xơ vữa Nhưng gần đây, đã có công trình chứng minh được, nếu điều trị tốt sẽ làm giảm kích thước mảng xơ vữa, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm đột tử
Linh chi có công dụng hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu Linh chi có tác dụng làm giảm độ tạo huyết khối của máu và phòng ngừa tắc mạch máu, chủ yếu là nhờ:
• Linh chi có thể làm tăng lượng lipoprotein mật độ cao trong máu, từ
đó dần dần chuyển hoá, hoà tan và đào thải cholesterol mật độ thấp
• Linh chi có thể nâng cao khả năng hoà tan của máu, làm tan các khối tiểu cầu trong máu nhằm ngăn ngừa tạo huyết khối và tắc mạch máu
Linh chi làm giảm nồng độ mỡ trong máu, kể cả loại cholesterol xấu Các thử nghiệm dược lý ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy khi bổ sung Linh chi vào khẩu phần ăn của chuột bị cao huyết áp sẽ làm giảm huyết áp rõ rệt hơn là chuột không bổ sung Linh chi Khi thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy huyết áp trên bệnh nhân điều trị tiến gần đến tiêu chuẩn của WHO cho người cao huyết áp bình thường Ngoài ra còn có sự giảm tổng số cholesterol, và có ý nghĩa ở chổ cholesterol tốt không giảm trong khi các cholesterol xấu giảm đi
Ngày nay nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim mạch chỉ có tác dụng làm giảm thiểu bệnh tình một phần nào chứ không thể điều trị triệt để tận gốc Khi dùng Linh chi phối hợp để điều trị, có tác dụng làm bệnh thuyên giảm đồng thời hiệu quả lại ổn định, là loại thảo dược lý tưởng dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiện nay
Trang 17Đối với bệnh viêm gan:
Bệnh gan là một bệnh khó trị, khi bệnh gan tiến triển thì quá trình tổng hợp, trao đỗi chất trở nên xấu đi; cơ thể người bệnh trở nên suy yếu, đó là lý
do làm cái chết đến nhanh hơn
Linh chi được xem là có hiệu quả đối với gan chủ yếu là do có chứa polysaccharide và các triterpen Germanium có trong Linh chi tác dụng đến chất endorphin là chất do cơ thể tiết ra, giống như morphin, làm giảm đau, dễ chịu nhưng endorphin rất dễ bị phân giải, chính germanium ngăn chặn sự phân giải endorphin, kéo dài cảm giác dễ chịu, giảm đau Ngoài ra Linh chi còn kích thích tiết Interferon, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống virus rất mạnh và tác dụng trực tiếp đến tế bào gan bị tổn hại, ngăn chặn sự phát triển của bệnh gan
Linh chi có tác dụng:
• Tiêu viêm, làm viêm gan thuyên giảm
• Chất triterpen có trong Linh chi làm phục hồi các hoạt động của tế bào gan
Ngoài ra, Linh chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao khả năng phân biệt, sát thương và nuốt chửng virus viêm gan của tế bào miễn dịch (tế bào NK, tế bào T, tế bào B…) nâng cao khả năng tái sinh của tế bào gan, xúc tiến phục hồi tổ chức gan bị tổn thương, phục hồi và nâng cao chức năng gan Do vậy Linh chi điều trị các bệnh viêm gan rất tốt, nhất là viêm gan cấp
Khả năng kháng HIV [9]:
Để khảo sát khả năngkháng HIV của các hợp chất trong nấm
nghiệm kháng virút HIV–1 trên các tế bào lympho T ở người Sự nhân lên của virút được xác định qua hoạt động phiên mã ngược trên bề mặt các tế bào lympho T đã được gây nhiễm HIV – 1 Kết quả cho thấy có sự ức chế mạnh
mẽ hoạt động sinh sản của loại virút này (Gau J.P, 1990; Kim, 1996) Do đó,
Trang 18nhiều quốc giađã đưa Linh chi vào phác đồ điều trị tạm thời, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch và nâng đỡ thể trạng cho các bệnh nhân trong khi AZT, DDI, DDC, còn hiếm và rất đắt Các nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh các hoạt chất từ nấm Linh chi có tác dụng như sau:(Masao Hattori, 2001)
• Ganoderiol F và ganodermanontirol có hoạt tính chống HIV– 1
• Ganoderderic acid B và lucidumol B có tác động ức chế hữu hiệu protease HIV– 1
• Ganodermanondiol và lucidumol A ức chế phát triển tế bào Meth –
A (mousesarcoma) và LLC (mouse lung carcinoma)
Ngoài ra các ganoderma alcohol là lanostane triterpene với nhóm hydroxol (-OH) ở vị trí C25 có khả năng chống HIV– 1, Meth – A và LLC ở chuột
Hiệu quả của Linh chi đối với mệt mỏi mạn tính:
Linh chi phục hồi, làm giảm mỏi mệt, phòng ngừa bệnh Linh chi từ xưa đến nay được trân trọng như thuốc chữa vạn bệnh nhưng ngay cả những người không bệnh, Linh chi cũng hữu dụng Người ta cho rằng việc tích tụ mệt mỏi do căng thẳng giữa mối quan hệ con người với nhau, do công việc,
do môi trường làm phá vỡ sự thăng bằng của tâm hồn và cơ thể là nguyên nhân Muốn điều trị, trước hết phải xem lại nhịp độ sinh hoạt của bản thân và sữa chữa lại, đồng thời việc sử dụng Linh chi cũng góp phần làm cân bằng nhịp sinh học của cơ thể
Linh chi cũng có công dụng dưỡng nhan sắc Một số vật chất tiểu phân
tử loại oligosaccharide có trong Linh chi có thể được cơ thể hấp thụ thông qua biểu bì, có công dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi ở da, trừ khử gốc tự do, tiêu trừ sắc tố nâu tích tụ ở da, từ đó đem lại hiệu quả làm nhuận da, dưỡng nhan sắc Ngày nay có nhiều hãng làm mỹ phẩm từ Linh chi
Trang 19Hiệu quả giảm đường huyết:
Bệnh tiểu đường phát sinh là do tuyến tuỵ bị tổn thương hoặc viêm, hoặc do tuổi già, cơ thể suy nhược, chức năng sinh lý của tuyến tuỵ suy yếu, lượng insulin tiết ra giảm nên gây bệnh Insulin có các chức năng: Thúc đẩy tiến trình oxy hoá glucose trong tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động Kích thích tổng hợp glucose thành glycogen dự trữ trong gan Ức chế glycogen trong gan phân giải thành glucose Ức chế protein, chất béo phân giải thành glucose Nếu Isulin bị giảm, lượng đường huyết trong máu tăng và bị thải ra ngoài theo đường nước tiểu, làm tiểu nhiều Từ đó dẫn đến phải uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất, nhưng vẫn không hết khát Luôn luôn cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng do glucose cung cấp cơ thể không giữ được, lại tiếp tục cảm thấy đói, phải ăn nhưng cơ thể vẫn thấy gầy
ốm vì không hấp thu được glucose, lượng protein và mỡ dự trữ bị huy động
để tạo năng lượng
Linh chi có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tiểu đường Linh chi có thể làm tăng tuần hoàn máu ở tuyến tuỵ tăng lượng isulin tiết ra từ tuỵ Vài triteerpen như ganoderan A, B, C chiết xuất từ Linh chi làm giảm đường huyết mạnh (Hikino et al,1985) tác dụng phụ của những thuốc trị bệnh tiểu đường khi phối hợp với Linh chi được giảm đến mức thấp nhất Bệnh nhân tiểu đường sau khi uống Linh chi, đường niệu, đường huyết đều giảm, thể lực gia tăng
Linh chi trị suy nhược thần kinh:
Linh chi trị suy nhược thần kinh hiệu quả rất rõ rệt, vừa cải thiện giấc ngủ, tăng sự thèm ăn, làm giảm hoặc khỏi chứng nhức đầu, nặng đầu, chống mệt mỏi, giúp phục hồi trí nhớ đồng thời không gây ra phản ứng phụ Linh chi
có tác dụng an thần, giảm đau và chống co thắt cơ trơn Linh chi có tác dụng kháng viêm, có thể giảm viêm mô thần kinh nên cũng có khả năng phục hồi trí nhớ, phần nào có ích trong điều trị bệnh Alzheimer Sự kiện này giải thích việc người xưa dùng Linh chi để phục hồi trí nhớ ở người cao tuổi
Trang 201.1.3 Kỹ thuật nuôi trồng quả thể
1.1.3.1 Nguyên liệu để trồng nấm linh chi [8]
Linh chi là loài nấm phá gỗ mạnh, có khả năng sử dụng trực tiếp nguồn cellulose Do đó, nguyên liệu nào có cellulose thì nấm Linh chi có thể sống và phát triển
Tại Đài Loan, Linh chi được trồng trên gỗ họ Long não để điều trị ung thư, khối u Nhiều nơikhác đã dùng mùn cưa tươi, mùn cưa khô của các loại
gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố Ngoàira có thể trồng Linh chi trên rơm,
rạ, bã mía,…Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giàu phế liệu cellulose đặc biệt là mùn cưa cây cao su, tạo điều kiện cho nghề trồng nấm phát triển mạnh
Bảng 1.4 Hàm lượng các chất có trong mùn cưa
Trang 21Các loại bột cám ngũ cốc, bột bánh dầu được xem là nguồn dinh dưỡng
cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá cao, từ 15 – 20% so với tổng lượng cơ chất Đây là nguồn cung cấp vitamine và đạm hữu cơ quan trọng cho nấm Linh chi– loại nấm đòi hỏi tỷ lệ C/N nhỏ, nhất là trong những giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng (Trịnh Tam Kiệtm, 1983; Lý Kiện, 1992)
Trong sản xuất người ta bổ sung thêm vào cơ chất chủ yếu là đạm và khoáng Tùy từng loại nấm, đạm cho vào phải cân đối với cacbon thì nấm mới phát triển tốt Mối liên hệ giữa nguồn đạm (N) và cacbon (C) được biểu thị bằng tỷ lệ C/N Thường tỷ lệ C/N trong giai đoạn nuôi tơ là 25/1 và trong thời
Trang 22Sơ lược về kĩ thuật làm giống
Meo giống gốc bao gồm tất cả các dạng trung gian, chứa đựng sinh khối của loài nấm dựđịnh nuôi trồng Trong thực tế nhiều khi không có meo giống người ta vẫn thu hái được nấm Nguồn giống như vậy có sẵn trong tự nhiên, bao gồm các bào tử nấm, do gió hoặc côn trùng, kể cả nướcmang đến Giống trong nuôi trồng còn có thể do nguyên liệu sử dụng đã nhiễm sẵn tơ nấm Tuy nhiên cách làm trên thường nặng tính may rủi và dễ dẫn đến thất bại
Kỹ thuật làm meo giống phát triển mạnh sau khi phương pháp nuôi cấy
mô tế bào ra đời Quá trình làm meo giống được thực hiện trong điều kiện vô trùng tương đối nghiêm ngặt, gồm các khâu: tạo giống gốc, chế biến cơ chất dinh dưỡng , cấy chuyền…
a Tạo giống gốc
Nguồn giống để phân lập có thể là tơ nấm, bào tử nấm hoặc mô thịt nấm Hiện nay, người tathường dùng mô thịt nấm hơn vì thao tác dễ làm và đặc tính giống ít bị biến đổi ( nhân vô tính )
Việc phân lập đạt yêu cầu khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất một loại tơ nấm định làm giống, không hiện diện một loài vi sinh vật nào khác
b Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng
• Cung cấp đủ dinh dưỡng cho nấm
• Khôngảnh hưởng đến sinh lí và biến dưỡng của nấm, như pH môi trường, sự tích lũy các chất độc…
• Không làm thay đổi đặc tính nấm như mau già, mau lão hóa…
• Dễ thực hiện và tiện dụng:
Giống thạch để quan sát chọn lựa, meo hạt gíup phân bố nhanh nguồn giống , meo cọng thao tác nhanh trong cấy chuyền , meo giá môi giúp nấm làm quen với nguyên liệu trong môi trường nuôi cấy…
Trang 23c Cấy chuyền– nhân giống:
Quá trình sản xuất meo giống qua rất nhiều giai đoạn , vì vậy phải qua nhiều lần cấy chuyền Mỗi lần cấy chuyền thì số lượng lại tăng lên nên còn đuợc gọi là quá trình nhân giống Thao tác và qui trình thực hiện phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vô trùng Đồng thời ở từng giai đoạn phải thường xuyên kiểm tra giống mọc không bị nhiễm tạp
1.1.3.2 Phương pháp xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị:
• Mùn cưa của các loại gỗ kể trên
• Túi nilon chịu nhiệt
• Bông nút, cổ nút…
• Các phụ gia khác (bột nhẹ,…)
• Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày)
Đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng
Trang 24• Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại… Cấy giống:
• Phương pháp 1:
Cấy giống trên que gỗ Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyênliệu
• Phương pháp 2:
Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu)
Chú ý: Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống
1.1.3.5 Phương pháp ươm túi [8]
Chuẩn bị khu vực ươm: Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30oC
Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống Khoảng cách giữa các túi 2-3cm Giữa các giàn luống có lối
đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục: Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu