TTĐH có yếu tố nghệ thuật

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. TTĐH có yếu tố nghệ thuật

Các bảng biểu hay đồ thị nêu trên dù có nhiều ƣu điểm nhƣng cũng không tránh khỏi hạn chế tạo sự khô cứng cho tác phẩm. Trên các chƣơng trình truyền hình, các dạng trên còn đƣợc cách điệu, có yếu tố nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo của phóng viên thiết kế và bản đài. Các TTĐH mang yếu tố nghệ thuật đƣợc cách điệu, không tuân theo một khuôn mẫu nhất định mà đƣợc thiết kế theo cảm nhận của phóng viên đồ họa hoặc do có sự liên tƣởng giữa các sự vật, hiện tƣợng mà tác phẩm báo chí đề cập tới. Đối với

loại hình ảnh này, công chúng vừa nắm bắt đƣợc thông tin mà còn đƣợc “mãn nhãn” với những thiết kế hấp dẫn, hình ảnh phong phú, giàu cảm xúc thẩm mỹ.

1.4.5. Phƣơng pháp phối hợp giữa hình vẽ đồ họa với các yếu tố khác

Đồ họa kết hợp với màu sắc

Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin cho các đồ họa. Công chúng chính là những ngƣời cảm nhận chính xác cách thể hiện màu sắc của tác giả đồ họa. Tự bản thân màu sắc đã có thông tin. Ví dụ nhƣ khi nói về sự tăng, giảm của các thông tin kinh tế thì ngƣời xem đã tự hiểu rằng màu xanh là xu hƣớng tăng, màu đỏ là xu hƣớng giảm. Việc sử dụng màu và gam màu nào phải tuỳ thuộc vào nội dung thông tin. Nội dung thông tin và màu sắc biểu đạt mâu thuẫn nhau sẽ làm ngƣời xem khó chịu. Nhƣng nếu sử dụng màu và gam màu hợp lý sẽ giúp làm nổi bật đề tài, chủ đề của tác phẩm cũng nhƣ giá trị của thông tin. Màu sắc còn có tác dụng phân vùng, giúp cho công chúng tiện theo dõi và dễ hiểu thông tin hơn nhất là việc sử dụng các màu sắc khác nhau cho các múi của biểu đồ bánh hay các cột của biểu đồ cột, các đƣờng, điểm so sánh của đồ thị...Màu sắc còn có ý nghĩa thẩm mỹ, giúp cho công chúng thấy dễ chịu và thoải mái khi tiếp cận một TTĐH.

Đồ họa kết hợp với ảnh chụp, video

Nhƣ đã trình bày ở trên, TTĐH cũng có nhƣợc điểm là lòng tin của công chúng đối với thông tin đó không cao bằng một đoạn video hay một bức ảnh chụp. Vì thế, để tăng tính thuyết phục cho bài báo, chƣơng trình, TTĐH có thể đƣợc sử dụng kết hợp với một bức ảnh chụp hay một đoạn video. Với hình thức kết hợp ảnh chụp có thể áp dụng đƣợc trên báo in, báo mạng hay truyền hình. Nhƣng trong trƣờng hợp kết hợp với video thì ƣu thế vƣợt trội sẽ thể hiện trên mạng internet và truyền hình bởi tính đa phƣơng tiện của hai loại

truyền thông này. Ảnh chụp hay video sẽ là hình nền để làm nổi bật đồ họa. Hai yếu tố này thƣờng đƣợc kết hợp với đồ thị, bản đồ, biểu đồ. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa cả về hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Nếu không sẽ tạo ra sự rối mắt cho công chúng.

Hình 1.19

Đồ thị kết hợp với video diễn tả mức độ hài lòng của cử tri Hàn Quốc đối với nhiệm kỳ 4 năm làm tổng thống của ông Lee Myung Bak, phát sóng trên bản tin Newsline (Arirang), ngày 23/2/2012.

Trên đây là TTĐH kết hợp với video đƣa tin về một nghiên cứu mức độ hài lòng của cử tri Hàn Quốc trong suốt 4 năm cầm quyền của tổng thống Lee Myung Bak. Đồ thị kết hợp với video là hoạt động của tổng thống Lee khiến công chúng có thể nhanh chóng nhận ra nội dung thông tin. Hình ảnh ông Lee đƣợc đặt làm nền và làm mờ so với TTĐH. Vì thế ngƣời xem có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin mà không ảnh hƣởng tới yếu tố thẩm mỹ của bản tin.

Ngoài ra, một TTĐH có thể có các yếu tố khác nhƣ văn bản, lời bình…Đặc biệt đối với truyền hình, một TTĐH thƣờng đi kèm với một lời giải thích về đồ họa ấy của phát thanh viên hay biên tập viên.

Trong một tác phẩm TTĐH , việc xây dựng bố cục hình ảnh và các yếu tố ngôn ngữ biểu đạt khác đóng vai trò quan trọng, hình ảnh thể hiện nội dung thông tin nhƣng cũng là yếu tố hình thức, thu hút sự chú ý của ngƣời tiếp nhận. Ngoài bố cục, thì yếu tố đƣờng nét chiếm vai trò chủ đạo trong thể hiện tác phẩm đồ hoạ thông tin. Đƣờng nét sẽ góp phần biểu đạt thông tin rõ ràng, rành mạch. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hoà giữa đƣờng nét, màu sắc với hình khối khi thể hiện tác phẩm TTĐH là yếu tố quan trọng tạo ra một bố cục hoàn chỉnh. Hình khối góp phần tạo hình trong tác phẩm đồ họa thông tin. Nó phân định rõ ràng các yếu tố thông tin theo từng cấp độ chính (khối to), phụ (khối vừa), bổ trợ (khối nhỏ). Điều này giúp cho độc giả dễ nhận biết đâu là các thông tin chính, đâu là thông tin phụ của tác phẩm đồ hoạ. Độ đậm nhạt, sáng tối sẽ tạo cho hình ảnh TTĐH có chiều sâu, lớp cảnh xa, gần. Sử dụng hình khối, đƣờng nét, độ đậm nhạt đúng mức sẽ làm nổi bật thông tin đồ họa.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1 với tiêu đề: “ Thông tin đồ họa, một số vấn đề lý luận và thực tế” chúng tôi đã trình bày các mảng chính sau: 1. Một số khái niệm và thuật ngữ; 2. Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa; 3. Đặc điểm và vai trò thông tin đồ họa; 4. Phƣơng pháp thể hiện thông tin đồ họa. Trong các mảng trên chúng tôi tập trung nhiều về thông tin đồ họa. TTĐH là một dạng ngôn ngữ phi văn tự. Nhưng, đó phải là những hình ảnh được vẽ lên và sử dụng trên báo chí để phục vụ cho mục đích truyền tải tin tức, sự kiện hoặc hỗ trợ cho việc thông tin bằng văn tự, hoặc lời nói, âm thanh hiệu quả hơn. Từ khái niệm này, chúng tôi đã tiến hành trình bày đặc điểm, vai trò của thông tin đồ họa: Thông tin đồ họa là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông. Thông tin đồ họa là dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan. Thông tin đồ họa mang tính đa dạng và phổ biến. Thông tin đồ họa có tính hàm ý, ẩn dụ. Dựa vào hình thức tồn tại, ta có thể chia ra làm hai loại

TTĐH, đó là đồ hoạ độc lập và đồ họa minh họa. Theo hình thức biểu đạt, TTĐH có hai loại là đồ họa tĩnh và đồ họa động. Đồ họa truyền hình thƣờng động, mang lại cho ngƣời xem sự trình bày đồ họa thực tế hơn của thông tin. Việc soạn một đồ họa thông tin – đƣa tất cả các mẩu thông tin vào cùng một thiết kế thú vị, có trật tự và nhịp điệu – cũng quan trọng nhƣ viết lời thoại và tạo ra các minh họa chính. Chính vì thế chúng tôi đƣa ra một số phƣơng pháp biểu đạt thông tin đồ họa nhƣ: phƣơng pháp sử dụng các loại biểu đồ, đồ thị; phƣơng pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ; phƣơng pháp sử dụng thông tin đồ họa kết hợp với yếu tố nghệ thuật ; phƣơng pháp phối hợp giữa hình vẽ đồ họa với các yếu tố khác. Ngoài ra, trong truyền thông hiện đại, còn có một dạng thể hiện thông tin nữa là bảng biểu và hộp dữ liệu.

Từ những lý luận về thông tin đồ họa đã trình bày ở trong chƣơng 1, nhìn nhận đƣợc giá trị, vai trò của thông tin đồ họa đối với báo chí nói chung và chƣơng trình truyền hình nói riêng, cũng là cơ sở tiền đề để ngƣời thực hiện luận văn tiếp tục trình bày chƣơng 2 với tiêu đề: Thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong chƣơng trình truyền hình hiện nay. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng TTĐH trên các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc, mà đại diện là chƣơng trình Thời sự 19h VTV1, Bản tin tài chính kinh doanh VTV1 và các chƣơng trình thời sự nƣớc ngoài của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Từ đó để so sánh việc sử dụng TTĐH trong và ngoài nƣớc có gì giống và khác nhau, đặt ra việc đào tạo đội ngũ thiết kế đồ họa.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRONG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY

(Khảo sát các bản tin: Thời sự 19h VTV1, Tài chính kinh doanh VTV1, Newsline (Đài truyền hình NHK), Newlines (kênh Arirang News, Hàn Quốc), Asia Today (kênh Channel NewsAsia, Singapore) từ 1/6/2011 đến 30/6/2012).

2.1. Sơ lƣợc về các sản phẩm báo chí khảo sát

2.1.1. Đài Truyền hình Việt Nam

- Tên gọi: Đài Truyền hình Việt Nam

- Trụ sở chính: Số 43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.

Ngoài ra còn có các chi nhánh ở các địa phƣơng trong cả nƣớc, với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng - VTV Đà Nẵng quản lý Miền Trung và Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho khu vực miền Nam "VTV9". Bên cạnh đó còn có các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế - VTV Huế, Phú Yên - VTV Phú Yên và Cần Thơ - VTV Cần Thơ.

- Chƣơng trình truyền hình phát sóng đầu tiên: Thời sự ngày 7-9-1970. - Lịch sử hình thành:

Truyền hình Việt Nam ra đời là cả một quá trình chuẩn bị công phu và đầy trách nhiệm của những ngƣời lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết với sự nghiệp truyền hình. Có thể điểm lại một số mốc trong lịch sử hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam nhƣ sau:

Ngay từ trƣớc khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam đƣợc tách ra và thành lập đài truyền hình ngày 7 tháng 9 năm 1970.

Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới.

Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài chính thức đƣợc đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam.

Ngày 1 tháng 1 năm 1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh VTV1 và VTV2.

Tháng 2 năm 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phƣơng thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc.

Tháng 4 năm 1995: Bắt đầu phát chƣơng trình VTV3, và chƣơng trình này đƣợc tách thành 1 kênh riêng và đƣợc phát sóng vệ tinh vào tháng 3 năm 1998.

Ngày 27 tháng 4 năm 2000: VTV4 đƣợc chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc.

Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T đƣợc chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.

Ngày 10 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc.

Tháng 10 năm 2004: Mạng DTH đƣợc chính thức khai trƣơng song song với mạng truyền hình cáp và MMDS.

Tháng 12 năm 2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng đƣợc chính thức khai trƣơng trên mạng DTH và Truyền hình cáp.

Từ năm 2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát sóng tại TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp VCTV) và VTV6 - Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc, hàng chục kênh trả tiền và vẫn đang tiếp tục thực hiện lộ trình tăng kênh và số hóa.

VTV1 là kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Chương trình thời sự

chƣơng trình truyền hình đầu tiên đƣợc phát sóng vao ngày 7-9-1970, bắt đầu lúc 19h 30 phút. Mở đầu là hình hiệu bản đồ Việt Nam hình chữ S trên nền trống đồng với dòng chữ Vô tuyến truyền hình Việt Nam. Ngày 27-1-1971, phát sóng chƣơng trình truyền hình đầu tiên cho nhân dân thủ đô Hà Nội xem. Chƣơng trình phát sóng từ 19h đến 22h bao gồm 30 phút thời sự trong và ngoài nƣớc, 30 phút ca nhạc, chƣơng trình phim tài liệu, phim truyện Việt Nam. Sau chƣơng trình này, ngày Mồng Một (28-1) và Mồng Hai Tết, mỗi tuần phát thử nghiệm hai buổi, mỗi buổi 2,5 đến 3h, rồi tiến đến 4 buổi/tuần cho đến ngày 5-7-1976 phát chính thức hàng ngày. Kể từ ngày 25/6/2011 VTV1 phát sóng liên tục 24/24h mỗi ngày. Trong đó, bản tin thời sự đƣợc cập nhật liên tục, thông báo những tin tức quan trọng. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của khán giả truyền hình cả nƣớc, bắt đầu từ tháng 4/2012, VTV đã tăng thêm 4 bản tin thời sự ngắn mỗi ngày, nâng tổng số bản tin Thời sự phát trong ngày lên 19 bản tin, phủ gần hết các đầu mút giờ. Các bản tin này truyền tải những thông tin ngắn gọn, súc tích, cập nhật những thông tin mới nhất đến khán giả truyền hình cả nƣớc thông qua nhiều hình thức.

Chiều ngày 25 tháng 4 năm 2011, Bản tin Tài chính - Kinh doanh hàng ngày đã đƣợc Ban Thời sự (Đài truyền hình Việt Nam) ra mắt tại Hà Nội. Đây là sự đổi mới trên cơ sở kinh nghiệm, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã triển khai bản tin “Việt Nam và các chỉ số” và “Bản tin Tài chính” thời gian qua.

Đƣợc phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 lúc 7h, 12h30 và 21h, không chỉ cập nhật mọi diễn biến mới nhất trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, Bản tin TCKD còn cung cấp góc nhìn đa chiều về những vấn đề nóng của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Với kết cấu nội dung đa dạng, Bản tin TCKD là diễn đàn kinh tế, tài chính phù hợp với mọi thành phần kinh tế. Ban Thời sự Đài

truyền hình Việt Nam cũng đã thiết lập nhiều điểm cầu truyền hình trong nƣớc và quốc tế nhằm tạo điều kiện để mọi đối tƣợng khán giả có thể cung cấp thông tin một cách trực tiếp tới các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ thảo luận ý kiến với những chuyên gia kinh tế hàng đầu. Ngoài ra, Bản tin TCKD còn là nơi cộng hƣởng và tạo ra sức mạnh của tin tức kinh tế nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Những thông tin kinh tế - tài chính đáng chú ý đều đƣợc ghi nhận để giới thiệu tới hàng triệu khán giả truyền hình ngay khi những tờ báo đang rời khỏi nhà in. Với tiêu chí: Bản tin TCKD - thời sự kinh tế - “Không chỉ là hiện tại”, bà Lê Bình, Chủ nhiệm chƣơng trình cho biết: Để có đƣợc bản tin đến với khán giả vào 7h sáng hàng ngày, nhiều biên tập viên phải chuẩn bị từ 3h sáng. Đây cũng là một áp lực nổi bật trong công việc của những ngƣời thực hiện chƣơng trình.

2.1.2. Đài Truyền hình NHK, kênh NHK WORLD

- Tên gọi: NHK, tiếng Nhật là 日本放送協会, Nippon Hōsō Kyōkai, Tên chính thức bằng tiếng Anh: Japan Broadcasting Corporation.

- Trụ sở: Shibuya, Tokyo, Nhật Bản

- Chƣơng trình phát sóng đầu tiên: Ngày 22 tháng 3 năm 1925, Đài Phát Thanh Nhật Bản đã ra mắt chƣơng trình Radio đầu tiên từ đồi Atago, phía Bắc mộ Tokugawa ở công viên Shiba. Chƣơng trình đầu tiên bao gồm các bản nhạc giao hƣởng Beethoven, nhạc cổ điển Nhật Bản và một vở kịch ōyō. Trong cùng năm đó, đài cũng có thực hiện phát sóng ở Osaka và Nagoya.

- Lịch sử hình thành: NHK là một đài phát thanh và truyền hình công cộng nổi tiếng ở Nhật Bản, ra đời năm 1926. NKH là một công ti trực thuộc nhà nƣớc hoạt động nhờ vào những khoản phí thu từ ngƣời xem truyền hình. NHK phát triển các kênh truyền hình của mình theo nhiều hƣớng: một là

truyền hình mặt đất (kênh NHK TV và NHK Giáo Dục), hai là dịch vụ truyền hình vệ tinh và các mạng phát thanh vô tuyến. NHK là đài phát thanh quốc gia duy nhất, độc quyền nắm giữ thị trƣờng phát thanh của toàn Nhật Bản.

Vào tháng 11 năm 1941, Phát Xít Nhật thực hiện quốc hữu hóa toàn bộ

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)