7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Nguyên nhân và bài học
Thông tin đồ họa đã trở nên quen thuộc trên các chƣơng trình truyền hình thế giới. Không chỉ trên truyền hình mà ngay cả trên báo mạng, báo in, thông tin đồ họa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn. Trong khi đó, báo chí nƣớc ta lại chƣa khai phá hết công dụng của mảnh đất này. Có thể là do cả những nhà quản lý báo chí, những ngƣời trực tiếp sản xuất chƣơng trình truyền hình chƣa thực sự nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của TTĐH. Một thực tế là có không ít ngƣời cho rằng đồ họa chỉ là một hình thức minh họa cho bản tin thêm sinh động chứ không phải là cách truyền đạt thông tin. Trong khi đó, truyền thông nƣớc ngoài đã khẳng định, TTĐH là một thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông. Vì vậy, ở nƣớc ta cần nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của TTĐH để từ đó đƣa ra các giải pháp trong việc sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình. Để có thể đánh giá đúng về bản chất và tác dụng của TTĐH trong các chƣơng trình truyền hình cần tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát thăm dò dƣ luận để xem thái độ của công chúng đối với hình thức này để tìm ra những hƣớng đi phù hợp.
Từ việc chƣa thật sự quan tâm đến phƣơng thức biểu đạt thông tin bằng đồ họa nên bản thân nhà đài không chú trọng để phát triển hình thức này trên các chƣơng trình thời sự. Hơn nữa, để có một TTĐH hiệu quả không phải tự nhiên mà có. Thậm chí những bản đồ đơn giản nhất cũng có thể khiến phóng viên đồ họa mất nhiều thời gian, lập kế hoạch. Đặc biệt nếu có nhiều con số hoặc dữ liệu thống kế cần phải phân tích cẩn thận và hiểu biết rõ ràng trƣớc khi quyết định biện pháp trình bày. Phóng viên đồ họa cũng phải chịu nhiều áp lực về thời gian khi tiến hành thiết kế đồ họa sao cho kịp chƣơng trình. Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam phòng đồ họa mới có 7 ngƣời phải
phục vụ cho mọi chuyên mục và bản tin của Thời sự, mà cũng chỉ có 2 nhân viên đƣợc bố trí cho việc làm bản tin từ 15h đến 19h. Với số lƣợng có hạn, trong khi các chƣơng trình của đài thì lại quá nhiều nên tính ra sự phân bố phóng viên đồ họa cho từng chƣơng trình lại bị dàn mỏng. Hơn nữa, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiều sân chơi nên việc đầu tƣ thiết kế vào những sân chơi này khá cao. Đơn cử nhƣ một chƣơng trình “Sao Mai điểm hẹn” cần cả một ê kip đồ họa phục vụ liên tục. Theo đạo diễn Thành Long, Ban Văn nghệ thì chƣơng trình Sao Mai điểm hẹn có đồ họa dựng bằng sân khấu trên màn hình LED 3D nên nhóm làm việc phải túc trực cả ngày. Để thực hiện đƣợc những đồ họa phù hợp, một nhóm thiết kế trẻ cần phải hiểu ý tƣởng của đạo diễn, trên cơ sở đó mới thiết kế và tạo ra các hình ảnh cộng với các hiệu ứng của đồ họa. Nhƣ thế, để thiết kế một đồ họa cần sự đầu tƣ về thời gian, công sức và tiền của mà nhiều ngƣời cho rằng với một tin thời sự thì không cần đến quá mức sự đầu tƣ nhƣ thế. Vì TTĐH chỉ có tác dụng minh họa cho nội dung thông tin.
Thực tế hiện nay, tại nhiều đài truyền hình có họa sỹ thiết kế, dàn dựng tốt nhƣng họ đơn thuần là ngƣời đào tạo trong ngành mỹ thuật, chƣa đƣợc đào tạo căn cơ về mặt báo chí. Và cũng có những nhà báo chuyên nghiệp, có ƣu thế về nghiệp vụ báo chí nhƣng có hạn chế trong kiến thức thẩm mỹ về đồ họa ứng dụng. Vì thế, đội ngũ thực hiện việc thiết kế đồ họa còn chƣa hoàn thiện cũng là một trong những nguyên nhân gây khiếm khuyết trong việc sử dụng các TTĐH hiện nay. Nên chăng, đối với đội ngũ thiết kế đồ họa truyền hình cần phải có trƣờng lớp đào tạo chính quy, bài bản, đồng bộ.
Khoa học công nghệ phát triển, thay đổi theo từng ngày. Phần mềm đồ họa rất đa dạng và phong phú. Vì thế, cần phải có một đội ngũ kỹ thuật viên am hiểu về những phần mềm thiết kế để có thể nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ mới của công nghệ trong việc thiết kế đồ họa.
Tiểu kết chƣơng 2
Nội dung chính của chƣơng 2 mà ngƣời thực hiện luận văn làm là khảo sát việc sử dụng TTĐH trong các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc và thế giới để từ đó đánh giá mức độ sử dụng TTĐH trên các bản tin. Nhìn chung chƣơng trình Thời sự và Bản tin tài chính kinh doanh đều sử dụng hình thức biểu đạt thông tin dƣới dạng đồ họa. Mật độ sử dụng TTĐH ở bản tin thời sự 19h là nhiều nhƣng còn đơn giản và đa số TTĐH đƣợc sử dụng dƣới dạng các hộp dữ liệu thông tin và bảng biểu. Đối với bản tin TCKD, việc sử dụng TTĐH ở dạng hộp dữ liệu này là rất phổ biến, nhất là trong các tin tức liên quan đến lãi suất ngân hàng. Qua việc khảo sát hơn 200 bản tin TCKD cho thấy, 100% các tin tức liên quan đến lãi suất ngân hàng, liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi đều sử dụng hình thức thông tin này. Chƣơng trình thời sự và TCKD cũng sử dụng hình thức biểu đạt bằng đồ thị, biểu đồ. Tuy nhiên số lƣợng tin tức sử dụng TTĐH dƣới dạng biểu đồ, đồ thị là rất ít. Trong nhiều trƣờng hợp TTĐH mang tính chất là yếu tố phụ trợ cho phần văn bản của tin tức.
Đối với nhóm chƣơng trình nƣớc ngoài, TTĐH dƣới dạng hộp dữ liệu và bảng biểu đƣợc sử dụng liên tục và thƣờng xuyên trên cả 3 chƣơng trình thời sự của ba kênh truyền hình trên. Loại hình thông tin này đƣợc dùng nhiều trong chuyên mục thông tin kinh tế. Đối với bản tin Asia Today, biểu đồ, đồ thị không đƣợc khai thác nhiều. Ngƣợc lại, trên bản tin của Newsline của NHK và Arirang, biểu đồ và đồ thị đƣợc sử dụng rất nhiều. Thông tin trên tất cả lĩnh vực của cuộc sống đều đƣợc hai bản tin này “biến tấu” thành những đồ thị cột, đƣờng, tròn… với màu sắc bắt mắt thu hút công chúng. Những đồ họa này không chỉ là những thiết kế tĩnh, đơn giản mà đƣợc thực hiện theo công nghệ 3D, chuyển động. Cũng giống nhƣ Bản tin thời sự VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam, bản đồ, sơ đồ đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trên các
bản tin dự báo thời tiết của NHK, Arirang và Channel NewsAsia. Sử dụng TTĐH dƣới dạng bản đồ là hình thức phổ biến trong các bản tin thời sự của Đài truyền hình NHK, kênh Arirang News và Channel NewsAsia. Thƣờng thì bản đồ đƣợc sử dụng ở đầu tin hay giữa tin để đề cập tới vị trí mà tin tức nhắm tới.
Sau khi khảo sát ngƣời thực hiện luận văn đã tiến hành so sánh giữa hai nhóm kênh trên và thấy các chƣơng trình nƣớc ngoài sử dụng thông tin đồ họa hay hơn, đẹp hơn, nhiều hơn và phong phú hơn các chƣơng trình trong nƣớc. Từ đó, chúng tôi đã rút ra một số ƣu điểm và hạn chế trong việc so sánh giữa hai nhóm kênh trên và xin mạo muội đƣa ra một số bài học. Từ cơ sở này, chúng tôi tiến hành thực hiện chƣơng 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình nƣớc ta hiện nay.
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN TRUYỀN HÌNH NƢỚC TA HIỆN NAY
3.1. Vấn đề đặt ra
Nhƣ đã trình bày ở trên, việc sử dụng TTĐH có nhiều ƣu điểm và lợi thế. Thực tế đã chứng minh, thế giới sử dụng rất nhiều hình thức biểu đạt này. Tuy nhiên ở nƣớc ta, truyền thông đại chúng lại sử dụng tƣơng đối ít. Nguyên nhân là do: Các nhà quản lý báo chí chƣa thực sự quan tâm đến hình thức biểu đạt này; đội ngũ thể hiện thông tin đồ họa của ta còn thiếu và yếu; chi phí cho việc sản xuất một thông tin đồ họa là rất lớn. Theo TS. Bùi Chí Trung ở Trung tâm truyền hình Viettel thì để sản xuất một phút phim thì mất chi phí khoảng 1, 2 triệu nhƣng để sản xuất 30s đồ họa thì chi phí hơn rất nhiều lần. Chính vì vậy, việc sử dụng TTĐH trên các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc cần phải đƣợc cân nhắc và đƣa ra những quyết sách phù hợp. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc khai thác triệt để hình thức biểu đạt thông tin này mà vẫn đảm bảo về mặt thời gian, kinh phí.
3.2. Lựa chọn nội dung thông tin để biểu đạt dƣới dạng đồ họa
Nếu so sánh có thể thấy tần suất xuất hiện TTĐH trong các chƣơng trình truyền hình nƣớc ngoài cao hơn trong nƣớc. Hơn nữa, TTĐH đƣợc sử dụng rất phong phú, đa dạng, phù hợp với nhiều nội dung thông tin. Nên chăng, truyền hình trong nƣớc cũng tăng cƣờng sử dụng TTĐH để thu hút công chúng hơn. Tuy nhiên để TTĐH đƣợc sử dụng hợp lý, trƣớc tiên cần lựa chọn nội dung sự kiện để thể hiện thông tin cho phù hợp. Không phải bất kỳ thông tin nào cũng đƣợc biểu đạt bằng đồ họa. Nếu lựa chọn không phù hợp thì TTĐH không những không thể hiện đƣợc ý đồ của tác giả mà còn mang đến sự phản cảm trong công chúng, gây ra sự khó hiểu về mặt nội dung, làm
hiểu sai, hiểu lệch thông điệp. Những nhà báo hình ảnh phải hiểu đƣợc rằng bản chất của thông tin có trong tay sẽ quyết định loại hình ảnh nào nên đƣợc sử dụng để minh họa dữ liệu một cách phù hợp.
Sử dụng TTĐH để truyền tải nội dung là các thông tin kinh tế, chứng khoán, tài chính như chỉ số tiêu dùng, lạm phát, CPI, … Với một bài viết thể hiện bằng con chữ, ngƣời xem rất ngại nghe các số liệu đƣợc liệt kê, thậm chí khó lòng họ nhớ đƣợc những con số đó. Thay vì bắt ngƣời xem phải căng tai lắng nghe, tiếp nhận một tin tức liệt kê con số, hãy biên tập các số liệu, dữ kiện thành dạng đồ thị để tác phẩm trở nên sinh động hơn. Trong chƣơng trình thời sự VTV1 đã dành hẳn một tiểu mục thông tin kinh tế. Thế nhƣng lƣợng đồ họa đƣợc sử dụng ít, chủ yếu là lời biên tập viên đọc. Ví dụ nhƣ khi tổng cục thống kê thông báo chỉ số tiêu dùng hay lạm phát của từng tháng, thay vì những con số biên tập viên đọc, nên sử dụng đồ thị để ngƣời xem vừa nắm bắt đƣợc thông tin lại vừa so sánh đƣợc chỉ số đó của tháng này với tháng trƣớc, hay với cả quý, cả năm. Hơn nữa, các con số xuất hiện trên màn ảnh cũng sẽ đập ngay vào mắt công chúng. Và nhƣ thế, ngƣời xem cũng cảm thấy ấn tƣợng với thông tin đó.
Sử dụng TTĐH dưới dạng hộp dữ liệu để thông báo các nghị định, nghị quyết, thông tư, thông báo của chính phủ, các cơ quan chức năng. Với việc sử dụng này, công chúng có thể dễ dàng đọc bằng mắt các thông tin và nắm bắt chính xác tránh sự nhầm lẫn.
Sử dụng TTĐH để mô phỏng các địa danh, địa điểm. Thực tế cho thấy không phải bất kỳ ai cũng thuộc lòng các vị trí địa lý trên cả nƣớc để có thể tƣởng tƣợng ra sự kiện đang diễn ra ở đâu, vị trí nào. Về vị trí địa lý, cơ bản nƣớc ta chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam. Không phải ngƣời dân nào ở miền Bắc cũng nắm đƣợc các địa phƣơng ở miền Trung hay miền Nam. Ngƣợc lại, không phải công chúng miền trong nào cũng nắm đƣợc các địa điểm của miền
ngoài. Vì thế đối với các thông tin có liên quan đến những địa danh không phổ biến với đại đa số công chúng, nên chăng cần xem xét, sử dụng các sơ đồ, bản đồ để ngƣời xem dễ hình dung ra sự kiện đƣợc nhắc tới diễn ra ở đâu. Hình thức này đƣợc kênh BBC của Anh sử dụng rất phổ biến. Sau khi biên tập viên dẫn chƣơng trình thông báo thì mở đầu tin thƣờng sẽ là bản đồ đánh dấu địa điểm mà tin tức đề cập đến. Và nhƣ thế, công chúng dễ dàng nắm bắt tin tức diễn ra ở đâu? Điều này cũng đáp ứng cho 1 trong 6 tiêu chí của tin: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Tại sao? Nhƣ thế nào?
Sử dụng TTĐH trong các thông tin có nội dung liên quan tới điều tra xã hội. Đối với các thông tin mang tính chất là điều tra xã hội học nhƣ: sự tín nhiệm của ngƣời dân đối với lãnh đạo nhà nƣớc, điều tra về tỷ lệ học sinh giữa các vùng miền, điều tra về thái độ của công chúng đối với một sự kiện, điều tra phản ứng của công chúng trƣớc một sự kiện mà báo chí đặt ra…thì việc sử dụng TTĐH là một phƣơng pháp biểu đạt thông tin phát huy tác dụng. Từ TTĐH ngƣời sử dụng không chỉ hiểu nội dung thông tin nói đến cái gì mà còn có cơ hội so sánh và đánh giá những sự vật, đại lƣợng liên quan.
Sử dụng TTĐH trong trường hợp nội dung thông tin có sự so sánh, diễn tả một quá trình, diễn giải một sự việc. Bằng việc phát triển một định dạng mang tính đo vẽ địa hình có thứ bậc, cũng nhƣ một phong cách mang tính hình ảnh hơn cho việc trình bày những đƣờng thẳng thời gian, bảng hoặc các loại hình ảnh dựa trên văn bản khác, có thể tạo ra một gói câu chuyện mang tính thu hút về hình ảnh hơn với những đoạn nặng tính văn bản. Bất cứ khi nào phóng viên gặp phải những nội dung trình bày một câu chuyện liên tục, một sự kiện lịch sử hay một loạt các tình huống nối tiếp nhau, một biểu đồ thời gian có thể là cách hiệu quả để cung cấp nhiều ngữ cảnh cho câu chuyện chính.
Sau khi đã quyết định sử dụng hình thức đồ họa để biểu đạt thông tin, phóng viên đồ họa cần cân nhắc và lựa chọn hình thức đồ họa sao cho phù hợp. Không phải bất cứ đồ họa nào cũng phù hợp với tất cả các loại thông tin. Sự nhận định và phân loại của phóng viên đồ họa có ý nghĩa quyết định hiệu quả của hình thức TTĐH đối với tin tức ấy. Theo tác giả Roger C.Paker’s “Chọn một hình thức trình bày thích hợp với thông tin được đưa ra quyết định rất lớn đến sự thành công nội dung mà bạn muốn truyền đạt” [40, Tr.163]. Mỗi hình thức trình bày đều có các kiểu thể hiện phù hợp với từng loại thông tin khác nhau.
3.3.1. Lựa chọn loại hình của TTĐH
Biểu đồ dạng cột thì dễ so sánh, áp dụng cho các số liệu không biểu thị bằng số phần trăm. Cách này có thể cho phép diễn tả các số lẻ. Các cột đồ thị diễn tả các số liệu trên trục tung và trục hoành. Tuy nhiên, khi diễn tả nên quy về số liệu chẵn thì dễ thực hiện hơn.
Biểu đồ hình tròn đƣợc sử dụng để thể hiện thông tin dạng tổng quát. Đồ thị này sử dụng dƣới dạng thức phần trăm của số liệu. Một biểu đồ tròn sẽ trình bày về một cái toàn thể nhƣng vẫn đảm bảo một sự diễn giải chi tiết.
Biểu đồ điểm, đường thƣờng trình bày thông tin bằng sự thay đổi lên xuống tại các điểm mà nó đi qua. Cách làm này tƣơng tự với cách diễn tả đồ thị cột. Chỉ khác là thay các khối diễn tiến sự tăng, giảm các số liệu , dữ kiện bằng đƣờng chỉ mũi tên hoặc các điểm nút đánh dấu số liệu tăng hay giảm.
Không chỉ sử dụng các sơ đồ, bản đồ đơn giản thuần túy để mô phỏng một sự kiện mà còn có thể sử dụng các sơ đồ tổ chức để chỉ ra các mối quan hệ theo cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm. Ví dụ nhƣ để diễn tả một mối quan hệ huyết thống trong dòng họ thì việc sử dụng một sơ đồ tổ chức sẽ thay