Phƣơng pháp thể hiện TTĐH

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 48)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Phƣơng pháp thể hiện TTĐH

Việc soạn một đồ họa thông tin – đƣa tất cả các mẩu thông tin vào cùng một thiết kế thú vị, có trật tự và nhịp điệu – cũng quan trọng nhƣ viết lời thoại và tạo ra các minh họa chính. Trên thực tế, việc thiết kế đồ họa có thể có ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng theo dõi thông tin đƣợc trình bày theo một cách hợp lý và hiệu quả của khán giả. Thiết kế cũng có thể ảnh hƣớng tới mức độ ý nghĩa và hiểu biết của độc giả tiếp thu từ đồ họa. Vì thế, việc hiểu cách làm thế nào để biên soạn, thiết kế một đồ họa thông tin là vô cùng quan trọng với khả năng thành công của một phóng viên đồ họa. Các nguyên tắc thiết kế cơ bản đã đƣợc nghiên cứu và thực hiện kể từ thời của các kiến trúc sƣ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ Hy Lạp và Rome. Các thí nghiệm hình ảnh minh họa trong nghệ thuật đã dẫn đến những nguyên tắc về sau đƣợc áp dụng trong lĩnh vực thiết kế. Trong khi mọi phóng viên đồ họa đều cảm thấy một mức độ tự do sáng tạo khi làm việc thì có những khái niệm nhất định đƣợc thử nghiệm để thực sự đảm bảo tốt cho công việc thiết kế một TTĐH.

1.4.1. Phƣơng pháp sử dụng các loại biểu đồ, đồ thị

Biểu đồ, đồ thị, cùng với sự bắt đầu của học thuyết thống kê và sự thu thập có hệ thống các dữ liệu đƣợc giới thiệu tới toán học trong suốt thế kỷ 18. Là loại hình đồ họa thông tin phức tạp và mang tính minh họa cao nhất, các đồ họa biểu đồ gồm lƣợng lớn các thông tin văn bản và các minh họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tƣợng hoặc ghi chép một chuỗi các sự kiện. Các biểu đồ thƣờng mang tính minh họa cao nên chúng đòi hỏi nhiều

khả năng nghệ thuật đối với phóng viên đồ họa hơn các loại biểu đồ khác. Nói chung, biểu đồ cung cấp cho các nhà báo một cơ hội để đƣa độc giả tới nơi mà cameras và các phóng viên không thể làm đƣợc. Theo tác giả Roger C.Praker “ Tất cả các kiểu đồ thị và biểu đồ đều truyền đạt thông tin theo cách ngắn gọn nhất nhưng cũng ấn tượng nhất, do đó hiệu quả hơn hẳn so với cùng một thông tin nhưng được thiết lập bằng các đoạn văn bản dài” [40, tr.163]. Một số loại biểu đồ và đồ thị thông dụng đƣợc sử dụng nhiều trên các chƣơng trình truyền hình nhƣ sau:

Biểu đồ hình khối tròn, elip (hay còn gọi là đồ thị hình bánh) đƣợc sử dụng để trình bày các phần khác nhau trong cả một khối. Ví dụ hình 1.13

Hình 1.13

Biểu đồ tròn diễn tả tỷ lệ phần trăm khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc năm 2011, phát sóng trên bản tin Newsline (Arirang) ngày 19/1/2012.

Dữ liệu đƣợc trình bày trong biểu đồ tròn phải luôn đƣợc trình bày ở dạng phần trăm bởi vì sự ẩn dụ của hình tròn gắn liền với một giá trị toàn diện 100%, các mảng của biểu đồ hình tròn luôn luôn phải tƣơng đƣơng với phần tổng này. Biểu đồ hình tròn có thể diễn tả theo khối cho sinh động. Nói theo

cách này, có thể nhìn thấy một vài thứ đƣợc chia thành các nhóm khác nhau đại diện cho toàn thể.

Biểu đồ cột, đƣợc sử dụng để so sánh các dữ liệu sử dụng các cột hình chữ nhật để trình bày một giá trị có trong một loạt dữ liệu. Vì các cột có kích thƣớc tƣơng đƣơng với giá trị chúng đại diện, những loại biểu đồ này khiến cho việc so sánh giữa các giá trị khác nhau trở nên dễ dàng. Ngoài ra, chúng có thể thể hiện các xu hƣớng bằng dữ liệu bằng cách thể hiện một biến số bị ảnh hƣởng khi các biến số khác tăng hay giảm. Đối với loại biểu đồ này có thể cho phép diễn tả các số lẻ. Các biểu đồ cột diễn tả số liệu trên trục tung và trục hoành, thậm chí có thể giải thích số liệu rõ thêm trên đỉnh cột để khán giả không cần đối chiếu vào các trục. Các cột diễn tả dữ kiện kết hợp với sự thay đổi độ đậm nhạt, màu sắc, khối để ngƣời xem dễ nhận diện thông tin (Hình 1.14)

Hình 1.14

Biểu đồ cột diễn tả sự tăng giảm của chỉ số HNX Index trong bản tin TCKD VTV1, ngày 18/6/2012.

Biểu đồ điểm, cũng đƣợc gọi là biểu đồ đƣờng thẳng, những loại đồ họa này so sánh hai biến số liên quan tới nhau. Khái niệm biểu đồ điểm xuất

phát từ năm 1637 khi René Descartes vẽ ra “hệ đề các”, một hệ thống gồm các điểm phân ô trên một đồ thị lập từ các đƣờng thẳng giao nhau. Biểu đồ điểm đòi hỏi rằng mỗi biến số phải đƣợc đánh dấu dọc theo trục x và y và chúng đƣợc sử dụng phổ biến nhất để thể hiện sự thay đổi theo thời gian, bắt buộc trục x thể hiện các khoảng thời gian bằng nhau (ví dụ, các ngày của tuần, các tháng của năm, các năm liên tiếp, v.v) và trục y đại diện cho các giá trị tƣơng ứng. Biểu đồ điểm thƣờng trình bày thông tin bằng sự thay đổi (lên, xuống) tại các điểm mà nó đi qua. Biểu đồ điểm thể hiện các giá trị cụ thể của dữ liệu tốt nhất khi bản chất của một biến số này có mối quan hệ trực tiếp với một biến số khác. Chúng thể hiện xu hƣớng trong dữ liệu một cách rõ ràng bằng cách minh họa làm thế nào một biến số lại ảnh hƣởng đến các biến số khác khi tăng hay giảm (Hình 1.15).

Hình 1.15

Biểu đồ điểm thể hiện sự sụt giảm của đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, phát sóng bản tin Newsline (Arirang) ngày 6/6/2012.

Tất cả các kiểu đồ thị và biểu đồ đều truyền đạt thông tin theo cách ngắn gọn nhất nhƣng cũng ấn tƣợng nhất, do đó hiệu quả hơn hẳn so với cùng

một thông tin nhƣng đƣợc thiết lập bằng cách đoạn văn bản dài dòng. Tuy nhiên, cần phải “chọn một hình thức trình bày thích hợp với thông tin được đưa ra quyết định rất lớn đến sự thành công của nội dung muốn truyền đạt” [40, Tr.163]. Bởi mỗi loại biểu đồ, đồ thị đều phù hợp với từng loại tính chất dữ liệu, dữ kiện, số liệu khác nhau. Tuy nhiên, đối với bất cứ biểu đồ nào cũng phải sử dụng tỷ lệ chính xác để truyền đạt thông tin một cách khách quan vì việc sử dụng tỷ lệ sai có thể làm cho công chúng dễ phạm sai lầm khi đi đến kết luận cuối cùng thông qua các thông tin đƣợc thể hiện trên biểu đồ.

1.4.2. Bản đồ, sơ đồ

Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hoá của một phần mặt đất lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Bản đồ đƣợc sử dụng nhằm giúp mọi ngƣời định vị, xác định phƣơng hƣớng về mặt địa lý. Trên báo chí, bản đồ đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các trƣờng hợp thông tin cần giải đáp câu hỏi ở đâu. Nó thƣờng đƣợc dùng trong các tin tức sự kiện nhƣ chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết, địa điểm. Bản đồ sử dụng trên báo chí thƣờng không đƣợc thể hiện đầy đủ chi tiết mà chỉ là những nét phác thảo, rõ ràng, đơn giản mang tính khái quát. Hình thức biểu đạt thông tin dƣới dạng bản đồ đƣợc sử dụng rộng rãi trong các kênh truyền hình, đặc biệt là bản tin dự báo thời tiết. Nhờ có bản đồ, các khu vực đƣợc diễn tả rất rõ ràng, sinh động và ngƣời xem có thể hiểu mình đang ở chỗ nào (Hình 1.16).

Ngoài ra, bản đồ còn đƣợc sử dụng dƣới dạng bản đồ thống kê. Điều này thể hiện rõ trong các cuộc bầu cử của nhiều nƣớc trên thế giới. Từ đó dễ dàng so sánh các đối tƣợng (Hình 1.17)

Bản đồ có thể đƣợc thiết kế tĩnh hoặc động, hai chiều hoặc ba chiều. Bản đồ tĩnh thƣờng đƣợc dùng thuần tuý để định vị nơi xảy ra sự kiện và vị trí này thƣờng đƣợc thể hiện bằng cách đánh dấu X hay chấm màu. Còn bản đồ

động lại thể hiện diễn biến của sự kiện với các chi tiết hình ảnh chuyển động theo các phƣơng hƣớng.

Sơ đồ: Sơ đồ là hình vẽ quy ƣớc, sơ lƣợc nhằm mô tả một thông tin nào đó. Thông tin bằng sơ đồ là sự đơn giản hoá một sự kiện, chi tiết vấn đề nào đó thông qua việc mô hình hoá vì vậy độ chính xác chỉ là tƣơng đối. Tuy nhiên, trên báo chí hình thức này hiệu quả hơn hẳn hình thức thông tin bằng văn tự đối với việc giúp công chúng hình dung ra vấn đề, sự việc. Sơ đồ đƣợc dùng nhiều trong thông tin về chiến sự, quy hoạch đất đai, hạ tầng cơ sở.

Hình 1.16

Bản đồ được dùng trong các tin dự báo thời tiết, phát sóng trên bản tin Thời sự 19h VTV1, mô tả tin áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, ngày 17/6/2012.

Hình 1.17

Bản đồ được sử dụng dưới dạng thống kê diễn tả kết quả kiểm phiếu của 4 đảng tại Hàn Quốc trong cuộc bầu cử Quốc hội, phát sóng trên bản tin Newsline (Arirang) ngày 10/3/2012.

1.4.3. Bảng biểu, hộp dữ liệu

Bảng biểu là cách thể hiện thông tin cơ bản, đơn giản nhất trong số các dạng thức đồ hoạ thông tin. Bảng biểu (table) là cách tổ chức và sắp xếp thông tin theo từng hàng và cột, giúp công chúng nhanh chóng nắm bắt ý chính của chủ đề, cũng nhƣ dễ dàng phân tích các thông tin chi tiết và các mối quan hệ của chúng với nhau. Các bảng biểu và hộp dữ liệu có thể truyền đạt thông tin nhanh chóng và chính xác, vì ta có thể loại bỏ các từ và cụm từ thừa và giúp ngƣời xem chỉ tập trung vào những thông tin quan trọng nhất. Thông tin đƣợc trình bày trong các table sẽ đơn giản và sinh động hơn văn bản nhiều nhƣng vẫn giữ đƣợc nội dung chính.

Đối với truyền hình, bảng biểu, hộp dữ liệu thông tin đƣợc sử dụng triệt để trong các bản tin kinh tế, thƣơng mại. Còn hộp dữ liệu thông tin đƣợc sử dụng nhiều hơn trên truyền hình, nhằm nhấn mạnh thông tin, hay thay cho

hình ảnh video trong các tin mà chỉ có lời đọc của ngƣời dẫn chƣơng trình. Hình thức này làm sinh động hơn thông tin biểu đạt trên màn hình TV, hơn nữa việc vừa nghe, vừa đọc, vừa xem là thể hiện tính chất đa phƣơng tiện, điều này giúp công chúng lƣu nhớ thông tin lâu hơn.

Hình 1.18

Bảng diễn tả 5 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chuyển đổi mục đích hơn một nửa lượng xăng dầu tạm nhập để tiêu thụ trong nội địa thay vì tái xuất sang nước thứ ba theo quy định gây tổn thất cho nền kinh tế, phát sóng trên bản tin Thời sự 19h, VTV1 ngày 6/9/2012.

1.4.4. TTĐH có yếu tố nghệ thuật

Các bảng biểu hay đồ thị nêu trên dù có nhiều ƣu điểm nhƣng cũng không tránh khỏi hạn chế tạo sự khô cứng cho tác phẩm. Trên các chƣơng trình truyền hình, các dạng trên còn đƣợc cách điệu, có yếu tố nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo độc đáo của phóng viên thiết kế và bản đài. Các TTĐH mang yếu tố nghệ thuật đƣợc cách điệu, không tuân theo một khuôn mẫu nhất định mà đƣợc thiết kế theo cảm nhận của phóng viên đồ họa hoặc do có sự liên tƣởng giữa các sự vật, hiện tƣợng mà tác phẩm báo chí đề cập tới. Đối với

loại hình ảnh này, công chúng vừa nắm bắt đƣợc thông tin mà còn đƣợc “mãn nhãn” với những thiết kế hấp dẫn, hình ảnh phong phú, giàu cảm xúc thẩm mỹ.

1.4.5. Phƣơng pháp phối hợp giữa hình vẽ đồ họa với các yếu tố khác

Đồ họa kết hợp với màu sắc

Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin cho các đồ họa. Công chúng chính là những ngƣời cảm nhận chính xác cách thể hiện màu sắc của tác giả đồ họa. Tự bản thân màu sắc đã có thông tin. Ví dụ nhƣ khi nói về sự tăng, giảm của các thông tin kinh tế thì ngƣời xem đã tự hiểu rằng màu xanh là xu hƣớng tăng, màu đỏ là xu hƣớng giảm. Việc sử dụng màu và gam màu nào phải tuỳ thuộc vào nội dung thông tin. Nội dung thông tin và màu sắc biểu đạt mâu thuẫn nhau sẽ làm ngƣời xem khó chịu. Nhƣng nếu sử dụng màu và gam màu hợp lý sẽ giúp làm nổi bật đề tài, chủ đề của tác phẩm cũng nhƣ giá trị của thông tin. Màu sắc còn có tác dụng phân vùng, giúp cho công chúng tiện theo dõi và dễ hiểu thông tin hơn nhất là việc sử dụng các màu sắc khác nhau cho các múi của biểu đồ bánh hay các cột của biểu đồ cột, các đƣờng, điểm so sánh của đồ thị...Màu sắc còn có ý nghĩa thẩm mỹ, giúp cho công chúng thấy dễ chịu và thoải mái khi tiếp cận một TTĐH.

Đồ họa kết hợp với ảnh chụp, video

Nhƣ đã trình bày ở trên, TTĐH cũng có nhƣợc điểm là lòng tin của công chúng đối với thông tin đó không cao bằng một đoạn video hay một bức ảnh chụp. Vì thế, để tăng tính thuyết phục cho bài báo, chƣơng trình, TTĐH có thể đƣợc sử dụng kết hợp với một bức ảnh chụp hay một đoạn video. Với hình thức kết hợp ảnh chụp có thể áp dụng đƣợc trên báo in, báo mạng hay truyền hình. Nhƣng trong trƣờng hợp kết hợp với video thì ƣu thế vƣợt trội sẽ thể hiện trên mạng internet và truyền hình bởi tính đa phƣơng tiện của hai loại

truyền thông này. Ảnh chụp hay video sẽ là hình nền để làm nổi bật đồ họa. Hai yếu tố này thƣờng đƣợc kết hợp với đồ thị, bản đồ, biểu đồ. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa cả về hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Nếu không sẽ tạo ra sự rối mắt cho công chúng.

Hình 1.19

Đồ thị kết hợp với video diễn tả mức độ hài lòng của cử tri Hàn Quốc đối với nhiệm kỳ 4 năm làm tổng thống của ông Lee Myung Bak, phát sóng trên bản tin Newsline (Arirang), ngày 23/2/2012.

Trên đây là TTĐH kết hợp với video đƣa tin về một nghiên cứu mức độ hài lòng của cử tri Hàn Quốc trong suốt 4 năm cầm quyền của tổng thống Lee Myung Bak. Đồ thị kết hợp với video là hoạt động của tổng thống Lee khiến công chúng có thể nhanh chóng nhận ra nội dung thông tin. Hình ảnh ông Lee đƣợc đặt làm nền và làm mờ so với TTĐH. Vì thế ngƣời xem có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin mà không ảnh hƣởng tới yếu tố thẩm mỹ của bản tin.

Ngoài ra, một TTĐH có thể có các yếu tố khác nhƣ văn bản, lời bình…Đặc biệt đối với truyền hình, một TTĐH thƣờng đi kèm với một lời giải thích về đồ họa ấy của phát thanh viên hay biên tập viên.

Trong một tác phẩm TTĐH , việc xây dựng bố cục hình ảnh và các yếu tố ngôn ngữ biểu đạt khác đóng vai trò quan trọng, hình ảnh thể hiện nội dung thông tin nhƣng cũng là yếu tố hình thức, thu hút sự chú ý của ngƣời tiếp nhận. Ngoài bố cục, thì yếu tố đƣờng nét chiếm vai trò chủ đạo trong thể hiện tác phẩm đồ hoạ thông tin. Đƣờng nét sẽ góp phần biểu đạt thông tin rõ ràng, rành mạch. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hoà giữa đƣờng nét, màu sắc với hình khối khi thể hiện tác phẩm TTĐH là yếu tố quan trọng tạo ra một bố cục hoàn chỉnh. Hình khối góp phần tạo hình trong tác phẩm đồ họa thông tin. Nó phân định rõ ràng các yếu tố thông tin theo từng cấp độ chính (khối to), phụ (khối vừa), bổ trợ (khối nhỏ). Điều này giúp cho độc giả dễ nhận biết đâu là các thông tin chính, đâu là thông tin phụ của tác phẩm đồ hoạ. Độ đậm nhạt, sáng tối sẽ tạo cho hình ảnh TTĐH có chiều sâu, lớp cảnh xa, gần. Sử dụng hình khối, đƣờng nét, độ đậm nhạt đúng mức sẽ làm nổi bật thông tin đồ họa.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1 với tiêu đề: “ Thông tin đồ họa, một số vấn đề lý luận

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)