Vai trò của thông tin đồ họa

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Vai trò của thông tin đồ họa

Trong cuốn sách của mình The Visual Display of Quantitative information (Tạm dịch là Minh họa hình ảnh cho thông tin định lượng), Edward Tufte viết: sự xuất sắc của đồ họa là nó mang lại cho người xem số lượng ý tưởng lớn nhất trong thời gian ngắn nhất với ít lượng mực nhất và khoảng không nhỏ nhất. Lời ghi này cũng đƣợc đề cập đến nhƣ “tỷ lệ mực-dữ liệu”. Nói cách khác, các hình ảnh đồ họa tốt nhất là những cái mang lại một tấn thông tin trong một khoảng không hay thời lƣợng nhỏ, tốn ít giấy mực và phim ảnh nhất. Mặc dù khái niệm này có vẻ đơn giản thì nó thực sự đòi hỏi phải suy nghĩ trƣớc là lập kế hoạch để xây dựng một đồ họa hình ảnh hoặc chƣơng trình đồ họa hiệu quả. Hình ảnh đồ họa cần phải đƣợc nghiên cứu toàn diện, minh họa rõ ràng, thành văn mạch lạc và liên quan tới cuộc sống của độc giả.

Còn theo tác giả cuốn “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang”, tác giả Roger C. Parker’s: “Một trong những cách tốt nhất để giúp độc giả có thể hiểu nhanh chóng thông điệp của bạn là thay thế những đoạn văn bản dài và rườm rà bằng các biểu đồ ngắn gọn và dễ hiểu”[40, tr.151]. Việc diễn tả thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh làm cho sự kiện, vấn đề của báo chí đƣợc diễn đạt một cách nhanh gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ gây ấn tƣợng, nhờ đó giúp cho ngƣời xem lƣu nhớ dễ dàng, bền vững. Bởi lẽ, hình ảnh đồ hoạ vừa có vai trò tác động thị giác, vừa có tác dụng giải thích minh họa cho lời nói, văn tự, làm tăng sức thuyết phục của bài báo đối với độc giả nhất là đối với các thông tin mang tính chỉ dẫn, thông tin khoa học.

Khi cần mô tả lại diễn tiến của một sự kiện nào đó thì hình ảnh đồ hoạ tỏ ra hiệu quả hơn hẳn ảnh chụp hoặc video trên phƣơng diện hàm lƣợng thông tin. Bởi mỗi một bức ảnh chụp hoặc một thƣớc phim chỉ có thể diễn đạt đƣợc một chi tiết, một góc cảnh nhất định, tại một thời điểm. Để ảnh chụp và video “kể” đƣợc hết một câu chuyện phải cần rất nhiều bức ảnh hoặc những

trƣờng đoạn video. Trong khi đó, chỉ cần một tác phẩm đồ hoạ là câu chuyện đã có thể đƣợc mô tả trực quan, đầy đủ, chi tiết bởi các tình tiết đƣợc vẽ lại một cách chủ động và đƣợc sắp xếp mang tính biểu tƣợng theo óc tƣ duy, sáng tạo của con ngƣời nên nó có thể chứa đựng và cung cấp cho công chúng lƣợng thông tin đầy đủ và bao quát. Trong cùng một dung lƣợng, đồ họa sẽ cung cấp đƣợc nhiều thông tin hơn là văn bản, hình ảnh chụp hoặc video. Sự khái quát của hình ảnh đồ hoạ giúp thông tin đƣợc thâu tóm ngắn gọn, công chúng dễ hiểu khi tiếp nhận. Đặc biệt, trong các thông tin kinh tế cần mô tả, so sánh các con số thì hình ảnh đồ hoạ có tác dụng hơn hẳn việc dùng văn tự để biểu đạt. Trên thực tế, việc đƣa tin những sự kiện tin tức nổi bật ví dụ nhƣ vụ nổ súng tại trƣờng trung học Columbine (colorado) năm 1999, cái chết bi thảm của những ngƣời nổi tiếng ví nhƣ công nƣơng Diana (1997) hay tổng thống John Kennedy Jr. (1999) hay những thảm hoạ hàng không lớn nhƣ vụ rơi máy bay Airbus A300 (2001) tại New Yorrk hoặc Concorde Jet tại Pari (2000) theo nhiều cách đƣợc thúc đẩy bởi các thiết bị hình ảnh. Việc trình bày các bức ảnh và đồ họa thông tin có thể vừa truyền tải tác động và tầm quan trọng của một câu chuyện, cũng nhƣ tạo đƣợc mức độ cảm xúc nhanh hơn các hình thức kế chuyện khác. Và, đồ họa nói riêng cũng có thể thực hiện chức năng giải thích cho các câu chuyện đòi hỏi bản miêu tả hiệu quả các chi tiết theo từng thời điểm của việc làm thế nào để tiết lộ một sự kiện cụ thể.

TTĐH có tính đa dạng và phổ biến nên việc giúp công chúng hiểu nhanh các thông điệp cũng làm gia tăng vai trò của hình thức thông tin này. Ví dụ, trong bản tin thời sự VTV1 phát sóng 19h ngày 30/8/2012, công bố về việc quản lý thị trƣờng xăng dầu. Đây là biểu đồ cột diễn tả sự tăng giá xăng rất nhanh trong vòng 1 tháng. Qua biểu đồ khán giả truyền hình có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng giá rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn từ ngày 20/7 đến ngày 28/8.

Hình 1.9

TTĐH diễn tả sự tăng giá xăng liên tiếp trong vòng 1 tháng phát sóng trên bản tin thời sự 19h, VTV1 ngày 30/8/2012.

Với biểu đồ này, số tiền tăng trong từng lần cũng đƣợc đƣa ra rất chi tiết. Thay vì phải diễn tả dài dòng, mất nhiều thời lƣợng, biểu đồ thể hiện nội dung rất dễ đọc, dễ quan sát. Kết hợp với lời bình của phát thanh viên đặt câu hỏi về công tác quản lý giá xăng dầu, biểu đồ càng làm sáng tỏ nghi vấn về khả năng có hay không sự gian lận trong việc phân phối xăng dầu và ngƣời tiêu dùng là đối tƣợng thiệt thòi nhất.

Báo chí truyền thông ngày nay nhắc nhiều đến thuyết nhiều “cửa” của Many Dimension. Đó là phƣơng thức thể hiện tác phẩm báo chí dƣới dạng chia bài báo thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần ứng với một nội dung. Theo GS. TS Vũ Quang Hào thì xu hƣớng hiện nay có thể chia bài báo thành 7 “cửa”. Tiêu chí cho việc chia nhỏ này theo nội dung và hình thức sắp xếp để công chúng ít thời gian chỉ cần tìm những thông tin đáp ứng nhu cầu của mình trong từng “cửa”. Hiện nay, trong bản tin Thông tin thị trƣờng của các Đài truyền hình, khán giả có thể dễ dàng nhận thấy là màn hình tivi đã đƣợc chia nhỏ thành nhiều “ô cửa” với

các hình ảnh thông tin khác nhau nhƣ hình ngƣời dẫn chƣơng trình, hình ảnh video, hình ảnh đồ họa, con số… biểu đạt thông tin giá cả hàng hoá, thị trƣờng chứng khoán…

Hình 1.10

Sự phối hợp các yếu tố, trong đó có đồ hoạ để biểu đạt thông tin theo thuyết nhiều “cửa” của Many Dimension sử dụng trong Bản tin TCKD VTV1, Đài THVN, ngày 6/8 /2011 và trong bản tin Newsline (NHK), ngày 10/2/2012.

Thuyết nhiều cửa Many Dimension không chỉ đáp ứng nhu cầu đọc lƣớt, xem lƣớt mà còn đáp ứng khả năng tiếp nhận thông tin một cách chủ động của công chúng, nhất là đối với lĩnh vực truyền hình. Không phải khán giả nào cũng có đủ thời gian để theo dõi từ đầu đến cuối các bản tin hay bài báo. Chính vì thế hình thành một thói quen mà ta thƣờng gọi là “lƣớt tít” hay lƣớt qua đề mục chƣơng trình. Việc lựa chọn mã ngôn ngữ nào để tiếp nhận thông tin cũng phụ thuộc vào ý thích của công chúng, nhƣng thông thƣờng, những thông tin trực quan vẫn có khả năng bắt mắt công chúng hơn là văn tự. Nhƣ vậy, đồ họa thông tin là một “cửa” trong thuyết nhiều “cửa” của Many Dimension và nó có giá trị là một thành tố tạo nên tác phẩm báo chí khi đƣợc tổ chức theo phƣơng pháp mới.

Xét về hình thức, tác giả Hà Huy Phƣợng trong cuốn tổ chức nội dung và thiết kế trình bày báo in đã chỉ ra rằng “thông tin đồ họa là một trong

những yếu tố góp phần làm phong phú các hình thức thông tin báo chí”.[24, tr.97]. Thật vậy, đồ họa có thể là yếu tố minh họa thứ cấp trong một chƣơng trình tin tức hoặc yếu tố minh họa chủ chốt và phụ thuộc vào tầm quan trọng của một đồ họa là nhƣ thế nào trong một trang, nó có thể là một trong những yếu tố đầu tiên một độc giả bị cuốn hút. Tất cả các đồ họa phải đƣợc viết và thiết kế để có thể đứng riêng, bất kể chúng sẽ xuất hiện riêng hay trong một chƣơng trình câu chuyện. Độc giả phải có thể hiểu đƣợc rõ ràng câu chuyện nói gì về cái gì từ một đồ họa. Họ không nên cảm thấy nhầm lẫn hoặc phải hỏi nhiều câu hỏi hơn trƣớc khi họ bắt đầu. Ví dụ hình 1.11

Hình 1.11

TTĐH diễn tả GDP Nhật Bản quý IV/2011 giảm 2,3% so với quý trước đó, phát sóng trên bản tin Newsline (NHK) ngày 13/2/2012.

Nhìn vào biểu đồ khán giả không chỉ biết đƣợc thông số duy nhất là GDP giảm 2,3% trong ba tháng cuối năm 2011 mà còn biết đƣợc các quý trƣớc đó, từ quý III năm 2011, GDP đạt bao nhiêu phần trăm. Qua biểu đồ ngƣời xem còn có thể nhận thấy rằng trong 6 quý liên tiếp thì có tới 4 quý GDP của Nhật Bản sụt giảm mà mạnh nhất là quý I/2011. Nhƣ vậy chỉ cần

một biểu đồ, ngƣời xem đã nắm bắt đƣợc lƣợng thông tin lớn chứ không phải nghe phát thanh viên đọc dài dòng. Một hạn chế của truyền hình là ngƣời xem không thể ngay lập tức kiểm chứng lại thông tin nên nếu cứ đọc những con số liên tục lƣớt qua thì khán giả cũng dễ nhầm lẫn. Do vậy, với việc sử dụng đồ thị minh họa này, khán giả sẽ tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

Đã có thời gian dài, một số thông tin đƣợc phát sóng trên truyền hình là những bản “tin đọc chay”, bản tin chỉ có phát thanh viên đọc đến cả phút đồng hồ. Nhƣng với sự góp mặt của các phần mềm đồ họa, sự đa dạng trong cách thể hiện, ngày nay, số lƣợng “tin đọc chay” đã giảm đi đáng kể và thay vào đó là tin tức đƣợc minh họa. Ví dụ trong bản tin TCKD VTV1 ngày 29/6/2012:

Hình 1.12

Đồ họa biểu đạt sự thống kê số lượng doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng đầu năm 2012, phát sóng trên Bản tin TCKD VTV 1 ngày 29/6/2012.

Mặc dù đây không phải là đồ họa quá phức tạp cầu kỳ nhƣng cũng góp phần làm cho chƣơng trình bớt đi sự đơn điệu, thay thế cho hình ảnh một phát

thanh viên đọc chay. Đồng thời ngƣời xem cũng nắm bắt đƣợc thông tin cốt lõi dễ dàng.

Nhƣ vậy, TTĐH với những đặc điểm và tính ƣu việt của mình, đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến trên các phƣơng tiện truyền thông hiện nay. Nó phổ biến đến độ ở nhiều nƣớc phƣơng Tây, trong hệ thống phân cấp tại hầu hết các cơ quan báo chí sẽ có một bộ phận gọi là “graphics” hoặc “art” department (tạm dịch là bộ phận đồ họa). Thông thƣờng bộ phận này sẽ ở tòa soạn bao gồm các thành viên gọi là “Graphics reporters” (phóng viên đồ họa). Đối với một cơ quan báo chí, đội ngũ này sẽ phụ thuộc vào quy mô của cơ quan báo chí . Còn ở Việt Nam, tuy chƣa thực sự chính thức có chức danh phóng viên đồ họa hay bộ phận đồ họa thì cũng đã có những bộ phận lên ma- két, giàn trang và thiết kế cho tờ báo. Và nhƣ thế ta có thể ngầm hiểu với nhau rằng, dù ở trong hay ngoài nƣớc thì đồ họa là một bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan báo chí.

Mặc dù có nhiều ƣu điểm song TTĐH không phải là không tồn tại hạn chế. Các hạn chế đó là:

Thứ nhất, tính xác thực của thông tin. Rõ ràng là, với một bức ảnh chụp hay một đoạn video clip sẽ thuyết phục công chúng hơn và độ tin cậy sẽ cao hơn một đồ họa do cơ quan báo chí đƣa ra. Hơn nữa, nếu TTĐH thiếu chính xác sẽ tạo ra một thông tin sai tới công chúng. Điều này thể hiện rõ nhất ở khâu sản xuất sản phẩm truyền hình. Một trong những đặc điểm của truyền hình là khán giả thƣờng bị động trong việc tiếp nhận thông tin và không có điều kiện xem kỹ hình ảnh trên màn hình, nhất là những hình ảnh nhỏ, nhiều chú giải bằng văn tự hoặc màn tính biểu tƣợng. Nếu đồ họa không chính xác và dễ hiểu thì nó sẽ phản tác dụng, đƣa tin sai lệch.

Thứ hai, sự tốn kém về mặt thời gian và tiền của để thiết kế một TTĐH.

chí những bản đồ đơn giản nhất cũng có thể khiến phóng viên đồ họa mất rất nhiều thời gian và lập kế hoạch, đặc biệt nếu có nhiều con số hoặc dữ liệu thống kê cần phải phân tích cẩn thận và hiểu biết rõ ràng trƣớc khi quyết định biện pháp trình bày. Ngoài ra, các phóng viên đồ họa thƣờng chịu áp lực từ thời hạn rất khít, đặc biệt là trong những tình huống tin tức nổi bật và không phải lúc nào cũng có thể tạo ra những đồ họa chi tiết cao mang tính minh họa tốt mỗi ngày đƣợc. Hơn nữa, khi biên tập một đồ họa sau khi nó đã đƣợc tạo ra, một nhà biên tập có thể không phải lúc nào cũng biết rằng đồ họa có phạm phải lỗi minh họa hoặc lỗi con số. Trên thực tế, những lỗi này rất khó phát hiện nếu thông tin gốc mà đồ họa đƣợc xây dựng dựa trên không phải lúc nào cũng có sẵn. Riêng cơ cấu thời hạn của hầu hết các phòng tin tức cũng không dành cho việc này một khoảng thời gian cần thiết để xem xét lại tất cả các thông tin đó trong suốt quá trình sao chép – biên tập. Thật vậy, đồ họa có thể dễ dàng bị bóp méo và hệ quả là trở thành gánh nặng của câu chuyện thay vì trở thành một tài sản. Phóng viên đồ họa phải luôn đảm bảo rằng họ hiểu đƣợc thông tin ngay lập tức trƣớc khi cố gắng đƣa nó vào dạng đồ họa để phục vụ ngƣời đọc, và sau đó cần phải chú tâm vào việc phát triển tổ chức thông tin theo cách thúc đẩy sự hiểu biết chứ không phải gây sự nhầm lẫn. Bên cạnh việc chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ về vai trò, tác dụng của sử dụng TTĐH thì đây cũng chính là điều khiến nhiều cơ quan báo chí Việt Nam “ngại” sử dụng TTĐH nhất là trong bối cảnh luôn phải vội vã đảm bảo giờ ra sóng, lên trang theo đúng định kỳ. Chính cách làm thiếu tính chuyên nghiệp đã làm cho các toàn soạn báo đôi khi phải bỏ qua nhiều khâu, phƣơng thức, kỹ năng sáng tạo trong đó có khâu thiết kế TTĐH. Ban Thời sự, Đài THVN, nhân viên thiết kế đồ hoạ chỉ có khoảng thời gian 3 tiếng (từ 16h đến 19h) để chuẩn bị cho toàn bộ khâu lên sóng của bản tin 19h00. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, với rất nhiều công việc cần xử lý, bao

gồm cả phần đồ hoạ, do đó, việc đầu tƣ thiết kế TTĐH nhiều mà vẫn phải đảm bảo sự tinh tế, phong phú, đa dạng là một khó khăn đối với bộ phận tổ chức sản xuất. Để có đƣợc một tác phẩm báo chí kèm minh họa đồng nghĩa với việc thêm một ê kíp thực hiện. Và nhƣ vậy, chi phí cho việc sản xuất một chƣơng trình truyền hình cũng đội lên theo.

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)