7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Đặc điểm của thông tin đồ họa
Thông tin đồ họa là một hoạt động thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông. Để có đƣợc một sản phẩm đồ họa mang thông tin, ngƣời thiết kế phải sử dụng nhiều yếu tố nhƣ văn tự, màu sắc, đƣờng nét, hình khối, độ đậm nhạt, để biểu đạt các sự kiện, vấn đề từ thực tiễn cuộc sống để thể hiện các thông tin, dữ liệu báo chí bằng các sản phẩm có tính thẩm mỹ và nhằm chuyển tải một nội dung hay thông điệp nào đó. Trong bài viết, hình ảnh- một chất liệu đặc biệt của ngôn ngữ báo chí đăng trên tạp chí Ngƣời làm báo tháng 11 năm 2005, Th.S Trần Văn Thƣ đã khẳng định, Thông qua hình ảnh ngƣời viết có thể hoàn toàn chủ động sáng tạo giúp ngƣời đọc tiếp cận với nội dung thông tin mới vừa cụ thể, vừa sâu sắc mà không kém phần cập nhật, hấp dẫn. Tác giả Roger C. Parker’s trong công trình nghiên cứu của mình đã nhận định “Các hình ảnh tự chúng đã có thể mang đến cho người đọc một thông điệp nào đó “ [40, tr.36]. Cũng có quan điểm cho rằng thông tin đồ họa chỉ có tác dụng trang trí để cho tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn. Trên thực tế, đồ họa là một phƣơng thức tạo hình ứng dụng và là một loại nghệ thuật ứng dụng. Mỗi ý tƣởng thiết kế đều mang một thông điệp, đó là thông điệp về cái đẹp.
Để có đƣợc cái đẹp đó, ngƣời phóng viên thiết kế đồ họa sẽ khác với ngƣời phóng viên sử dụng từ ngữ chính để thể hiện thông điệp. Ví dụ, một phóng viên viết, sử dụng ngôn ngữ mô tả và chính xác liên quan tới sự kiện và bối cảnh. Một phóng viên đồ họa, mặt khác, có khả năng độc đáo để thể hiện
chân thực nhất cái gì đã xảy ra và xảy ra nhƣ thế nào. Sơ đồ có thể minh họa các chủ thể trong tác phẩm với các đối tác thực sự của nó. Một hình ảnh minh họa có thể thể hiện chính xác “cái gì đã xảy ra”, “khi nào” và “theo trình tự nào”, “bao nhiêu”, “gần nhƣ thế nào”, “xa nhƣ thế nào” và “làm nhƣ thế nào” theo một cách thực tế hơn từ ngữ. Liệu bạn thích đọc một đoạn văn diễn giải chi tiết các thành phần ngân sách chi ra của hai đảng Saenuri và Democratic United trong cuộc đua vào Quốc hội Hàn Quốc với những con số hay muốn nhìn nó trong một biểu đồ hình bánh (Hình 1.4)? Trong trƣờng hợp này và các trƣờng hợp khác, nếu không có minh họa hình ảnh, các con số có thể trở nên vô nghĩa bởi vì sẽ khó hơn trong việc so sánh chúng với những con số khác. Và đôi khi, một hình ảnh minh họa cũng là một cách hiệu quả về khoảng không để cung cấp thông tin. Nhƣ vậy rõ ràng đồ họa là một nghệ thuật, một cái đẹp mang bản chất thông tin.
Hình 1.4
Biểu đồ hình bánh thể hiện kế hoạch của hai đảng Saenuri và Democratic United tại Hàn Quốc sẽ chi ngân sách cho những dịch vụ xã hội
nếu được bầu vào Quốc hội phát sóng trên bản tin Newsline kênh Arirang ngày 23/2/2012.
Thông tin đồ họa là dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan. Ngôn ngữ báo chí là cách thức thể hiện nội dung của tác phẩm báo chí để ngƣời đọc tiếp nhận đƣợc. Ngôn ngữ báo chí gồm hai loại ngôn ngữ là ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phi văn tự. Trong đó ngôn ngữ phi văn tự là loại ngôn ngữ đặc biệt, không dùng lời văn để biểu hiện nội dung mà dùng các ký hiệu, bảng biểu, hình ảnh.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “thông tin phi văn tự” xuất hiện lần đầu tiên năm 1988 để gọi chung những thông tin trên báo chí không đăng tải dƣới dạng văn tự mà là dạng đồ hình nhƣ: hình ảnh (động, tĩnh), tranh minh họa, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ. Không giống nhƣ quay phim và chụp hình chỉ sao chép lại sự kiện, thông tin đồ họa là sản phẩm của sự sáng tạo, thể hiện cái nhìn trực quan của ngƣời thiết kế ra nó. Yếu tố này đòi hỏi ngƣời làm đồ họa không chỉ có chuyên môn báo chí mà phải có cả tố chất kỹ mỹ thuật.
Thông tin đồ họa mang tính đa dạng và phổ biến. Bản chất của con ngƣời là luôn muốn mọi việc đƣợc thoải mái. Vì lý do này, các nhà báo phải không ngừng suy nghĩ tới trách nhiệm tƣ vấn cho tất cả mọi công chúng để đảm bảo rằng sự đa dạng của công chúng đƣợc trình bày đầy đủ. Vì thế việc nghiên cứu công chúng để có thể đƣa ra những hình thức thông tin đồ họa phù hợp với công chúng là việc làm cần thiết. Thông tin đồ họa phải đảm bảo đƣợc tính đa dạng và phổ biến. Thông tin đồ họa phải dễ hiểu để đa số công chúng có thể tiếp nhận và giải mã dễ dàng. Ví dụ, thông thƣờng một tin thời sự sẽ kéo dài khoảng 45s đến 1 phút 30s. Ngoài thông tin đồ họa, tin còn dành
thời lƣợng cho các yếu tố khác. Vì thế đồ họa phải phổ biến, dễ hiểu thì công chúng mới có thể tiếp cận. Không giống với báo in, ngƣời đọc có thể lật lại xem nhƣng với truyền hình, điều đó khó khăn hơn vì công chúng ngay lập tức không thể chủ động trong việc này.
Công chúng tiếp nhận TTĐH bằng thị giác. Theo tác giả Jennifer George – Palilonis, sự kết hợp giữa lời nói và hình ảnh trong một câu chuyện có tác động quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của ngƣời đọc, khiến họ chú tâm và thậm chí đảm bảo rằng họ giữ lại thông tin lâu hơn khi câu chuyện đƣợc đƣa ra dƣới hình thức lời kể. Đồ họa thông tin thƣờng thúc đẩy nhiều sự động não hơn bởi vì chúng hấp dẫn với cả hai bán cầu hình ảnh và nhận thức. Điều này ở các thông tin văn tự vẫn bị lệ thuộc vào việc giải mã thông tin, ngƣời đọc phải biết chữ mới đọc đƣợc văn bản. Nhƣ vậy, không chỉ xoá bỏ rào cản ngôn ngữ mà TTĐH còn có thể dễ dàng đƣợc tiếp nhận bởi mọi đối tƣợng công chúng.
Thông tin đồ họa có tính hàm ý, ẩn dụ. Thật vậy đối với mỗi thông tin đồ họa đều hàm ẩn một nội dung nào đó. Nhìn vào đồ họa công chúng không chỉ tiếp nhận đƣợc thông tin mà qua đó còn có sự đối chiếu, so sánh. Tính hàm ẩn của TTĐH đƣợc thể hiện rõ qua biểu đồ, sơ đồ, bản đồ (Hình 1.5)
Hình 1.5
TTĐH biểu đạt tỷ lệ thái độ của người dân Nhật đối với việc tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Ohi phát sóng ngày 13/3/2012 trên bản tin Newsline (NHK).
Ví dụ hình 1.5, thông qua điều tra của đài NHK về việc ngƣời dân có đồng ý tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân hay không? Thông qua biểu đồ, nhà chức trách không chỉ biết ý kiến của ngƣời dân mà còn có thể so sánh tỷ lệ của nhóm ngƣời này và nhóm ngƣời kia để từ đó đƣa ra những quyết định phù hợp với ngƣời dân.
Dựa vào hình thức tồn tại, ta có thể chia ra làm hai loại TTĐH, đó là đồ hoạ độc lập và đồ họa minh họa.
Đồ họa độc lập là các hình vẽ biểu đạt thông tin, có thể đứng riêng rẽ, có giá trị nhƣ một tin tức hoàn chỉnh đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện truyền thông. Với dạng đồ họa này, công chúng chỉ cần nhìn mà không cần phải có các yếu tố phụ trợ khác giải thích. Ƣu điểm của dạng đồ họa này giúp ngƣời xem có thể tiết kiệm thời gian và tòa soạn báo in có thể tiết kiệm đƣợc diện tích trang báo còn đài truyền hình có thể tiết kiệm đƣợc thời lƣợng phát sóng mà vẫn cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng. Việc thể hiện dạng thức đồ hoạ này phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là ý tƣởng nội dung và kỹ thuật biểu đạt, trong đó hình ảnh đồ hoạ chiếm chủ đạo, văn tự hoặc yếu tố hình ảnh chụp hoặc âm thanh (audio), hình ảnh video chỉ chiếm số ít. Các tờ báo in, báo mạng, truyền hình có thể xây dựng các chuyên mục và thể hiện bằng dạng thức đồ hoạ độc lập. Chẳng hạn trong bản tin thời sự Asia Today đƣa tin về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Trung Quốc năm 2011.
Với biểu đồ hình 1.6 công chúng đã có thể hiểu đƣợc rằng năm 2011 FDI của Trung Quốc đã tăng lên 9,7% trị giá 116 triệu đô la. Và đây cũng chính là thông tin cốt lõi của tin tức. Đồ họa này đã đáp ứng đƣợc yêu cầu
cung cấp thông tin của báo chí: Ai? Ở đâu? Cái gì? Khi nào? Nhƣ thế nào? Báo giới phƣơng Tây gần nhƣ đã công nhận đây là một thể loại và đã định danh bằng thuật ngữ “Newsgraphic”. Do đó, nó hoàn toàn có thể đứng độc lập nhƣ các thể loại khác trên mặt báo.
Hình 1.6
TTĐH thể hiện số tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2011 trị giá 116 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2010, phát sóng trên bản tin Asia Today ngày 18/1/2012.
Đồ họa minh hoạ là các hình vẽ đi kèm để lý giải và chú thích thêm cho bài viết, tác phẩm truyền hình. Khác với đồ họa độc lập, những đồ họa này không thể đứng riêng lẻ, vì nhƣ thế sẽ khó cho việc hiểu nội dung thông tin của chƣơng trình. Cùng với văn bản, lời thoại, đồ họa dạng này tồn tại nhƣ một phần của bàn tin và đƣợc tác giả xây dựng ngay từ khi có ý tƣởng thực hiện bản tin, sao cho logic và hợp lý. Ví dụ nhƣ khi công bố về hệ thống làm lạnh lò phản ứng số 1 nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Ngoài việc dùng lời phát thanh viên đọc về các thông số kỹ thuật, phƣơng pháp thực hiện và mô tả lại cách sử dụng hệ thống này, một hình vẽ minh họa đã đƣợc đƣa ra
để công chúng dễ hiểu và dễ nhận biết hơn. Theo nhƣ cách gọi của phƣơng Tây thì đây có thể hiểu là minh họa hoạt họa (animation).
Hình 1.7
TTĐH diễn tả nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát lò phản số 1 nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nhật Bản, phát sóng trên bản tin Newsline
(NHK) ngày 6/6/2012.
Theo hình thức biểu đạt, TTĐH có hai loại là đồ họa tĩnh và đồ họa động. Đồ hoạ tĩnh là những hình vẽ đƣợc thể hiện ở dạng hình ảnh tĩnh, theo thể thức hình ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều. Đồ họa động là đồ họa trình diễn có sự chuyển động của các thành tố cấu tạo nên đồ hoạ, đặc biệt, bằng các yếu tố kỹ thuật, kỹ sảo, ngƣời thiết kế có thể xây dựng một đồ hoạ chuyển động sống động nhƣ hình ảnh video. Trong lĩnh vực báo chí-truyền thông, đồ họa động đƣợc các đài truyền hình, báo mạng điện tử, điện ảnh, quảng cáo khai thác sử dụng rất hiệu quả. Hình ảnh đồ họa động thƣờng mang lại một sự miêu tả thật hơn về việc một điều gì đó đã xảy ra hoặc đƣợc kỳ vọng sẽ xảy ra nhƣ thế nào. Hình động cho phép chúng ta thực sự thể hiện một sự tăng hay giảm. Nó mang lại cho chúng ta cơ hội để vừa tách riêng từng bƣớc trong một quá trình vừa minh họa một tiến trình trong thời gian thực tế. Cuối cùng, hình ảnh động tăng cƣờng khả năng truyền tải hành động
trong một câu chuyện khiến nó thu hút hơn, gây ấn tƣợng hơn và trực tiếp hơn một hình ảnh in tĩnh. Tuy nhiên, tạo ra một đồ họa minh họa động hiệu quả thƣờng tốn nhiều thời gian và cần nhiều sự hiểu biết về phần mềm hơn là tạo ra những đồ họa minh họa tĩnh.
Đồ họa truyền hình thƣờng động, mang lại cho ngƣời xem sự trình bày đồ họa thực tế hơn của thông tin. Ngoài ra, do sự phát triển của phần mềm minh họa 3D, đồ họa truyền hình thƣờng đƣợc minh họa với một mức kết cấu và mức độ sâu sắc giúp mang lại chất lƣợng minh họa thực tế tốt hơn. Ngoài ra, tiềm năng kết hợp đồ họa truyền hình với các phần mềm âm thanh, video clips khiến cho đồ họa truyền hình trở nên hấp dẫn và thu hút.
Hình 1.8
TTĐH Đồ họa diễn tả Việt Nam liên tục bị đánh tụt xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn phát sóng trên Thời sự 19h VTV1 ngày 17/6/2012.
Trên đây là đồ họa biểu diễn Việt Nam liên tiếp bị đánh tụt vị trí xếp hạng thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn trên thế giới trong bốn năm từ năm 2009 đến năm 2011. Đầu tiên là các con số ứng với vị trí từng năm nhƣng sau đó đồ họa đã chuyển động quay đầu đi xuống theo chiều hƣớng ngƣợc lại. Tiếp đó là sự làm rõ vị trí thứ nhất năm 2008 đã không còn và đến năm 2012 Việt Nam đã bị loại ra khỏi danh sách 30 thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn trên thế giới. Bản tin đã sử dụng đồ họa động tạo sự hấp dẫn, tránh nhàm chán cho khán giả xem truyền hình.