So sánh việc sử dụng thông tin đồ họa giữa nhóm chƣơng trình trong

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 103)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. So sánh việc sử dụng thông tin đồ họa giữa nhóm chƣơng trình trong

trong nƣớc và nhóm chƣơng trình nƣớc ngoài.

Thông qua việc khảo sát các bản tin Thời sự 19h và TCKD phát sóng trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, Newsline (kênh NHK và Arirang News) và Asia Today, kênh Channel NewsAsia, ngƣời thực hiện luận văn nhận thấy các bản tin trên đều có bố cục giống nhau theo trình tự: tin

chính trị, xã hội trong nƣớc, tin kinh tế, tin quốc tế và cuối cùng là tin dự báo thời tiết. Về vấn đề sử dụng TTĐH giữa nhóm chƣơng trình trong nƣớc so với nhóm chƣơng trình nƣớc ngoài có nhiều ƣu điểm và cũng còn tồn tại một số hạn chế.

2.3.1. Ƣu điểm và hạn chế

Về ưu điểm: So với thế giới truyền hình nƣớc ta ra đời tƣơng đối muộn nhƣng lại đƣợc thừa hƣởng một nền khoa học công nghệ hiện đại nên chúng ta cũng đã nắm bắt đƣợc nhiều thành quả của truyền hình thế giới.

Các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc đã kế thừa và phát huy một số cách thể hiện TTĐH trên một số bản tin: thông tin dự báo thời tiết, thông tin về kinh tế, tài chính, kinh doanh. Việc vận dụng hình thức TTĐH giúp cho đài truyền hình tiết kiệm đƣợc thời lƣợng phát sóng mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đến khán giả một cách chính xác và kịp thời. Về phía công chúng, thông qua các đồ họa có thể tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ hiểu mà lại tốn ít công sức nhất.

Sử dụng TTĐH trong các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc khiến chƣơng trình trở nên sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh thì đa dạng và phong phú. Nhờ có các TTĐH mà hiện trạng “đọc chay” của ngƣời dẫn chƣơng trình đã không còn nhiều nữa. Đặc biệt đối với các thông tƣ, nghị quyết, nghị định, điều luật, thông báo …mà Chính phủ, Nhà nƣớc, các cơ quan Bộ ngành trƣớc đây thƣờng do biên tập viên đọc chay thì nay đã đƣợc thay thế bằng các hộp thông tin dữ liệu khiến công chúng không bị nhàm khi cứ chăm chăm nhìn vào màn ảnh nhỏ với một phát thanh viên cúi đầu đọc hàng loạt thông báo.

Việc áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra kỹ xảo, các hiệu ứng của đồ họa cũng tạo cho đồ họa trở nên hấp dẫn. Đồ họa đƣợc thiết kế với những sắc màu, độ đậm nhạt của chữ số khiến cho khán giả hiểu ngay đƣợc thông tin cốt lõi mà tin tức hƣớng tới.

Một ƣu điểm không thể phủ nhận là việc áp dụng TTĐH dƣới dạng bản đồ trong các tin dự báo thời tiết của chƣơng trình thời sự VTV1. Để có đƣợc những bản tin thời tiết cập nhật thời sự và chính xác, êkip thực hiện chƣơng trình gồm 20 ngƣời phải thực hiện rất nhiều công đoạn để kịp giờ lên sóng. Đầu tiên là việc xử lý số liệu do Trung tâm dự báo Khí tƣợng Thủy văn Trung ƣơng gửi sang rồi cùng nhau phân tích các thông số và cách thức truyền tải thông tin. Các biên tập viên sẽ đảm nhiệm viết kịch bản, giải thích các hiện tƣợng tự nhiên và “mềm hóa” những con số khô khan. Cùng lúc đó các thông tin sẽ đƣợc xử lý đồ họa cho phù hợp từ việc mô phỏng bằng đồ họa lại diễn biến của các hình thế thời tiết, cho tới việc chuẩn bị từng con số, bảng biểu đẹp, có ý nghĩa, ấn tƣợng. Chị Mai Ngọc Lan, phụ trách đồ họa cho biết: trƣớc đây, để minh họa các biên tập viên phải cắt từng hình nhỏ rồi dán lên phông. Việc này vừa mất thời gian, hình lại đơn điệu, đôi khi chỉ là những ký hiệu “chết”. Hiện, tất cả đã đƣợc cải thiện nhờ một hệ thống công nghệ dự báo thời tiết nhập khẩu từ Mỹ về. Hệ thống này bao gồm các phần mềm chuyên ngành, các thiết bị cung cấp hình ảnh mây vệ tinh, số liệu... Tuy nhiên, ngƣời làm đồ họa phải tạo ra các bảng biểu, hình ảnh để minh họa. Ví dụ, khu vực Hà Nội có mƣa, thì phải có hình ảnh đặc trƣng của Hà Nội nhƣ Tháp Rùa, Hồ Gƣơm cùng vài hạt mƣa rơi rơi... “Thông tin thời tiết biển đổi liên tục các hình ảnh cũng phải thay đổi theo. Hình ảnh bản tin này không đƣợc lặp lại ở các bản tin khác. Vì thế, đây cũng là một thách thức đối với ngƣời làm công tác thiết kế đồ họa của tin thời tiết. Không những thế, các MC dẫn chƣơng trình thời tiết cũng phải đƣợc đào tạo trong 14 đến 16 tháng để có thể thích ứng với công việc này. Nhƣ vậy, nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ kết hợp với tài năng, sự sáng tạo của họa sỹ thiết kế đồ họa, công chúng đƣợc xem một bản tin thời tiết với những sắc thái mới, lôi cuốn ngƣời

xem với những thông tin chính xác, phong cách thể hiện sinh động, tạo ấn tƣợng sâu sắc đối với khán giả truyền hình.

Tựu chung lại, ƣu điểm của TTĐH mang lại cho các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc là sự phong phú về hình ảnh thể hiện, sự đa dạng về màu sắc, tiết kiệm đƣợc thời lƣợng mà vẫn thông tin một cách chính xác đến công chúng màn ảnh nhỏ.

Việc vận dụng hình thức TTĐH của các chƣơng trình truyền hình trong nƣớc mặc dù có nhiều ƣu điểm nhƣng vẫn tồn tại nhiều hạn chế so với các chƣơng trình truyền hình nƣớc ngoài:

Hạn chế: về hình thức thể hiện: Mặc dù số lƣợng sử dụng TTĐH trong các bản tin thời sự 19h và TCKD là rất nhiều nhƣng hầu hết TTĐH lại đƣợc trình bày dƣới dạng các hộp dữ liệu. Hơn 200 TTĐH đƣợc sử dụng nhƣng chỉ có khoảng 15 đồ họa đƣợc thể hiện dƣới dạng đồ thị, biểu đồ và sơ đồ. Các hộp dữ liệu này trong từng bản tin lại giống nhau đều là chữ màu trắng trên nền xanh, các số liệu thì màu vàng. Việc sử dụng một loại thiết kế nhƣ vậy sẽ tạo ra sự nhàm chán đối với thị giác của độc giả. Hơn nữa, trong nhiều chƣơng trình thời sự, các hộp dữ liệu này đƣợc sử dụng nhiều lần trong một bản tin. Mỗi bản tin lại có đến 3 hoặc 4 hộp dữ liệu. Nhƣ vậy, xét chung trong một chƣơng trình thời sự, điều này sẽ tạo ra sự tẻ nhạt về thiết kế, hình ảnh nghèo nàn không sinh động hấp dẫn.

Lƣợng TTĐH dƣới dạng đồ thị và biểu đồ có sử dụng nhƣng rất ít. Hơn nữa các đồ họa này lại đƣợc thiết kế đơn điệu, màu sắc cũng không đẹp. So với các biểu đồ và đồ thị sử dụng trên kênh NHK và Arirang thì các biểu đồ này rõ ràng là kém hấp dẫn. Ví dụ nếu so sánh cùng là biểu đồ cột hình 2.13 phát sóng trên VTV1 với hình 2.27 phát sóng trên NHK thì rõ ràng hình ảnh, màu sắc và đƣờng nét của hình 2.27 hấp dẫn thị giác của công chúng hơn. Nhìn vào hình 2.27 công chúng còn thấy đƣợc chiều sâu của hình ảnh 3D,

nhƣng đối với hình 2.13 thì chỉ có các cột với màu sắc mờ nhạt, không phải là hình ảnh 3D.

Trên thực tế, có rất nhiều tin tức nếu truyền đạt bằng đồ họa sẽ đạt đƣợc hiệu quả truyền thông cao hơn so với việc sử dụng văn bản. Chẳng hạn các tin về chỉ số CPI hàng tháng, doanh số bán hàng, kết quả các cuộc thanh tra kiểm tra của cơ quan chức năng, tỷ lệ thất nghiệp, mô hình hoạt động của một doanh nghiệp, tổ chức… Tuy nhiên, các chƣơng trình trong nƣớc lại bỏ lỡ, không tận dụng triệt để hình thức thông tin này. Chƣơng trình thời sự Newsline (NHK) Nhật Bản lại khai thác rất hiệu quả hình thức này. Ví dụ hình 1. 11. TTĐH biểu đạt tỷ lệ phần trăm GDP của Nhật Bản quý IV/2011. Rõ ràng, việc sử dụng đồ thị ở đây không chỉ khiến ngƣời xem tiếp nhận đƣợc thông tin cốt lõi là tỷ lệ phần trăm GDP của Nhật Bản trong quý IV/2011 mà còn có thể so sánh với quý III, quý IV năm 2010 và quý I, II, III năm 2011. Cách làm này vừa không tốn nhiều thời lƣợng để ngƣời dẫn chƣơng trình đọc các số liệu, so sánh giữa các quý mà tự công chúng sẽ đảm nhiệm việc đó. Ngƣợc lại, khi công bố về các chỉ số hàng tháng, hàng quý trên thời sự VTV1 hay bản tin TCKD, bản tin chỉ sử dụng lời của biên tập viên đọc những con số dài, khó nhớ. May chăng, chỉ có một số ít chƣơng trình sử dụng TTĐH dƣới dạng hộp dữ liệu. Công chúng sẽ ấn tƣợng với những con số trên hộp dữ liệu thông tin.

Ngoài tin dự báo thời tiết, trên các bản tin của thời sự 19h và TCKD gần nhƣ không sử dụng TTĐH ở dạng bản đồ. Trên NHK, Arirang hay Channel NewsAsia, bản đồ đƣợc sử dụng để minh họa cho vị trí tin nói tới nhƣng thời sự 19h và TCKD lại không sử dụng phƣơng pháp biểu đạt này.

TTĐH của các chƣơng trình trong nƣớc vẫn còn cứng nhắc, chƣa mềm dẻo và linh hoạt nhƣ một số đài trên thế giới đang khai thác và sử dụng.

Màu sắc của TTĐH của chƣơng trình trong nƣớc không hấp dẫn và bắt mắt bằng màu sắc của TTĐH mà các đài nƣớc ngoài sử dụng. Nhìn lại các đồ họa ở trên, ta sẽ nhận ra sự tẻ nhạt và đơn điệu của các đồ họa trong nƣớc, chỉ xoay quanh các màu: xanh, trắng, vàng, đỏ. Trong nhiều trƣờng hợp, cách phối màu của các đồ họa sau lặp lại của đồ họa trƣớc. Nhƣng đối với các đồ họa của chƣơng trình nƣớc ngoài, màu sắc phong phú, rực rỡ, màu nào cũng có. Dù vậy, các đồ họa riêng biệt không hề lặp lại màu sắc của nhau. Màu đƣợc sử dụng thƣờng là tông nổi, sáng, tác động trực tiếp đến thị giác của ngƣời xem. Tuy sử dụng những gam màu sáng cạnh nhau nhƣng những đồ họa này không hề làm rối mắt ngƣời xem bởi cách đƣờng nét sắc sảo, có chiều sâu của đồ họa.

Ngƣời thực hiện luận văn đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 350 đối tƣợng khác nhau: sinh viên, cán bộ, công nhân, phóng viên, kỹ thuật viên ở đài truyền hình… nhận đƣợc kết quả nhƣ sau: 100% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời có xem các bản tin thời sự phát sóng 19h của VTV1, 80% số ngƣời có xem bản tin TCKD phát sóng trên VTV1. 30% số ngƣời đƣợc hỏi xem chƣơng trình Newsline của NHK, 25% theo dõi Newsline của Arirang. Thế nhƣng có đến 90% số ngƣời trả lời khẳng định TTĐH trong bản tin thời sự 19h VTV1 là ít và không hấp dẫn, cần phải tăng cƣờng sử dụng TTĐH để chƣơng trình thêm sinh động, 70% số ngƣời trả lời bản tin TCKD có sử dụng TTĐH nhƣng cũng không hấp dẫn và đơn điệu. Ngƣợc lại 90% số ngƣời xem Newsline của NHK và Arirang lại đánh giá cao các đồ họa của hai kênh này. Hầu hết họ cho rằng hai kênh này sử dụng nhiều TTĐH. Các TTĐH lại phong phú đa dạng về hình thức sử dụng và đẹp mắt. Nội dung thông tin cũng đầy đủ.

TTĐH trên các chƣơng trình trong nƣớc còn một hạn chế khác nữa là thành phần văn bản (text) của đồ họa. Trong một số trƣờng hợp, đồ họa có tít

không rõ ràng. Nếu đứng độc lập, chắc chắn ngƣời theo dõi sẽ không hiểu nội dung của đồ họa ấy. Ví dụ hình 1.9, hình 1.18 đồ họa hoàn toàn không có tít. Cũng tồn tại đồ họa có tít nhƣng không rõ ràng khiến ngƣời xem khó tiếp nhận thông tin khi mà không theo dõi tin ấy từ đầu. Chẳng hạn hình 2.13 có tít “Chỉ số tồn kho các tháng”. Nếu chỉ nhìn vào đồ họa này, ngƣời xem sẽ thắc mắc “của cái gì”. Ngƣợc lại, tít của các đồ họa nƣớc ngoài luôn đƣợc chú trọng. Đồ họa nào cũng có tít. Thậm chí tít đƣợc đánh với cỡ chữ lớn hơn so với các thành phần văn bản khác của đồ họa. Tít thƣờng đƣợc đặt ở chính giữa, phía bên trên hoặc bên dƣới của đồ họa.

TTĐH dƣới dạng đồ thị và biểu đồ của các chƣơng trình trong nƣớc vẫn còn có những chi tiết không cần thiết. Chỉ nên sử dụng các ký hiệu thực sự cần thiết để truyền đạt hoặc giải thích mà ngƣời thông tin muốn nhấn mạnh. Ví dụ so sánh hình 2.13 và hình 2.26. Cả hai tin đều lựa chọn phƣơng thức biểu đạt bằng đồ thị dạng cột nhƣng hình 2.13 đã tồn tại những chi tiết văn bản thừa. Nội dung chính của thông tin là nói về chỉ số tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tháng 6. Nhƣng nhìn vào đó, các cột đều giống nhau, có chú thích ở trên đỉnh cột nên ngay lập tức khi nhìn đồ họa, công chúng sẽ không nắm bắt đƣợc tin tức nhấn mạnh tháng nào. Ngƣợc lại, tại hình 2.26, tác giả đã giảm bớt đi chi tiết thừa bằng cách: loại bỏ những con số chen chúc nhau trên đỉnh cột mà đƣa sang bên trục tung để ngƣời xem tự theo dõi. Riêng tại cột 2011, con số 9,2% đƣợc viết rất to, nổi bật và là số duy nhất có trên đỉnh cột. Điều này hƣớng ngay mắt của công chúng khi tiếp cận với đồ họa và hiểu ngay đƣợc nội dung cốt lõi của thông tin là tỷ lệ GDP của Trung Quốc năm 2011 là 9,2%.

Có thể thấy một điều rằng, do thừa hƣởng thành tựu của khoa học công nghệ nên truyền hình thế giới nói chung và truyền hình nƣớc ta nói riêng đều có những công cụ đắc lực để bản tin trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Tuy

nhiên so với thế giới, TTĐH trong các chƣơng trình truyền hình của ta vẫn còn chƣa đuổi kịp về cả số lƣợng và chất lƣợng.

2.3.2. Nguyên nhân và bài học

Thông tin đồ họa đã trở nên quen thuộc trên các chƣơng trình truyền hình thế giới. Không chỉ trên truyền hình mà ngay cả trên báo mạng, báo in, thông tin đồ họa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn. Trong khi đó, báo chí nƣớc ta lại chƣa khai phá hết công dụng của mảnh đất này. Có thể là do cả những nhà quản lý báo chí, những ngƣời trực tiếp sản xuất chƣơng trình truyền hình chƣa thực sự nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của TTĐH. Một thực tế là có không ít ngƣời cho rằng đồ họa chỉ là một hình thức minh họa cho bản tin thêm sinh động chứ không phải là cách truyền đạt thông tin. Trong khi đó, truyền thông nƣớc ngoài đã khẳng định, TTĐH là một thiết kế thẩm mỹ mang bản chất truyền thông. Vì vậy, ở nƣớc ta cần nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của TTĐH để từ đó đƣa ra các giải pháp trong việc sử dụng thông tin đồ họa trên các chƣơng trình truyền hình. Để có thể đánh giá đúng về bản chất và tác dụng của TTĐH trong các chƣơng trình truyền hình cần tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát thăm dò dƣ luận để xem thái độ của công chúng đối với hình thức này để tìm ra những hƣớng đi phù hợp.

Từ việc chƣa thật sự quan tâm đến phƣơng thức biểu đạt thông tin bằng đồ họa nên bản thân nhà đài không chú trọng để phát triển hình thức này trên các chƣơng trình thời sự. Hơn nữa, để có một TTĐH hiệu quả không phải tự nhiên mà có. Thậm chí những bản đồ đơn giản nhất cũng có thể khiến phóng viên đồ họa mất nhiều thời gian, lập kế hoạch. Đặc biệt nếu có nhiều con số hoặc dữ liệu thống kế cần phải phân tích cẩn thận và hiểu biết rõ ràng trƣớc khi quyết định biện pháp trình bày. Phóng viên đồ họa cũng phải chịu nhiều áp lực về thời gian khi tiến hành thiết kế đồ họa sao cho kịp chƣơng trình. Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam phòng đồ họa mới có 7 ngƣời phải

phục vụ cho mọi chuyên mục và bản tin của Thời sự, mà cũng chỉ có 2 nhân viên đƣợc bố trí cho việc làm bản tin từ 15h đến 19h. Với số lƣợng có hạn, trong khi các chƣơng trình của đài thì lại quá nhiều nên tính ra sự phân bố phóng viên đồ họa cho từng chƣơng trình lại bị dàn mỏng. Hơn nữa, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiều sân chơi nên việc đầu tƣ thiết kế vào những

Một phần của tài liệu Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)