1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 của cơ sở y tế nghệ an

117 191 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Qua kết quả kiểm tra việc sử dụng thuốc một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tỷ lệ thuốc sử dụng theo kết quả đấu thầu tập trung thấp hơn nhiều so với kết quả lựa chọn

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG TÀI

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÚNG

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG TÀI

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÚNG

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Người thực hiện

Nguyễn Trọng Tài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của rất nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè

Trước tiên, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các Thầy, các Cô Bộ môn Quản lý và kinh tế dược của Trường Đại học Dược Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương

cô giáo đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, các bạn đồng nghiệp và những người thân đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để tôi có yên tâm học tập, vững vàng trong suốt thời gian hoàn thành luận văn

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Người thực hiện

Nguyễn Trọng Tài

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I TỔNG QUAN 2

1.1 Tổng quan mua thuốc tập trung và mua thuốc tập trung cấp địa phương 2

1.1.1 Mua sắm tập trung 2

1.1.2 Mua thuốc tập trung: 3

1.1.3 Mua thuốc tập trung cấp địa phương 3

1.2 Danh mục thuốc trúng thầu trong đấu thầu tập trung cấp địa phương 9

1.2.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý 9

1.2.2 Cơ cấu thuố c theo Go ́ i thầu và nhóm tiêu chí kỹ thuật: 10

1.2.3 Cơ cấu thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước 11

1.3 Danh mục thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh 12

1.3.1 Tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng/ giá trị thuốc trúng thầu 12

1.3 2 Sử dụng thuốc sản xuất trong nước 13

1.3.3 Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn 14

1.3.4 Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần 16

1.3.5 Cơ cấu đường dùng thuốc trong danh mu ̣c thuốc sử dụng 17

1.4 Vài nét về Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hê ̣ thống y tế của tỉnh Nghệ An và công tác đấu thầu cung ứng thuố c ta ̣i tỉnh Nghê ̣ An 18

1.4.1.Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An 18

1.4.2 Hê ̣ thống y tế tỉnh Nghê ̣ An 18

1.4.3 Công ta ́ c tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bê ̣nh công lâ ̣p trên đi ̣a bàn tỉnh Nghê ̣ An 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu: 23

2.3.1 Các biến số nghiên cứu 23

Trang 6

2.3.2 Thiết kế nghiên cứu 25

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu, cách thức xử lý và phân tích dữ liệu 25

2.3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 28

2 4.1 Xử lý số liệu 28

2.4.2 Phân tích số liệu 28

2.4.3.Cách tính các kết quả: 29

Chuơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Phân tích cơ cấu Danh mu ̣c thuốc trúng thầu của các cơ sở khám chữa bệnh trong kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2015 37

3.1.1.Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý 37

3.1.2.Cơ cấu thuốc tân dược theo phân hạng bệnh viện được sử dụng 39

3.1.3 Cơ cấu thuố c theo Go ́ i thầu và nhóm tiêu chí kỹ thuật 40

3.1.4.Cơ cấu nguồn gốc, xuất xứ thuốc trúng thầu 41

3.1.5.Cơ cấu thuốc theo đường dùng 43

3.1.6.Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc 43

3.1.7.Cơ cấu thuốc phải hội chẩn 44

3.1.8 Cơ cấu thuốc theo thành phần 45

3.2 So sánh cơ cấu Danh mục sử dụng với Danh mu ̣c thuốc trúng thầu 46

3.2.1 Tỷ lệ thuốc sử dụng so với kết quả trúng thầu 46

3.2.2.Tỷ lệ % mặt hàng thuốc dự trù nhưng không sử dụng 49

3.2.3 Cơ cấu danh mu ̣c mặt hàng không sử dụng 53

3.2.4 Tỷ lệ % danh mục, số đơn vi ̣, giá trị những mặt hàng sử dụng vượt Số lượng quy định so với kết quả trúng thầu 55

3.2.5 Cơ cấu danh mu ̣c thuốc sử dụng vượt quá số lượng 58

3.2.6 Tỷ lệ sử dụng những mặt hàng thuố c thiết yếu 59

3.2.7 Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước 62

3.2.8 Ty ̉ lê ̣ sử dụng của các nhóm dược lý có giá tri ̣ sử dụng lớn 65

3.2.9 Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh 65

Trang 7

Chương 4 BÀN LUẬN 69

4.1 Cơ cấu Danh mục thuốc trúng thầu 69

4.1.1 Cơ cấu thuốc theo nhóm dược lý: 69

4.1.2 Cơ cấu thuốc theo phân hạng bệnh viện được sử dụng 72

4.1.3 Cơ cấu thuố c theo Go ́ i thầu và nhóm tiêu chí kỹ thuật 72

4.1.4.Cơ cấu nguồn gốc, xuất xứ thuốc trúng thầu 74

4.1.5.Cơ cấu thuốc theo đường dùng 76

4.1.6.Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc 77

4.1.7.Cơ cấu thuốc phải hội chẩn: 77

4.1.8 Cơ cấu thuốc theo thành phần 77

4.2 So sánh cơ cấu Danh mục sử dụng với Danh mu ̣c thuốc trúng thầu 77

4.2.1 Tỷ lệ % giá trị, Số lượng thuốc sử dụng so với kết quả trúng thầu 77

4.2.2.Tỷ lệ % mặt hàng thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng 80

4.2.3 Cơ cấu danh mu ̣c thuốc trúng thầu không sử dụng 82

4.2.4 Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi ̣, giá trị những mặt hàng sử dụng quá Số lượng quy định 82

4.2.5 Cơ cấu danh mu ̣c thuốc sử dụng vượt quá số lượng quy đi ̣nh 84

4.2.6 Tỷ lệ sử dụng những mặt hàng thuốc thiết yếu 84

4.2.7 Tỷ lệ sử dụng những mặt hàng thuố c sản xuất trong nước: 86

4.2.8 Ty ̉ lê ̣ sử dụng của các nhóm dược lý có giá tri ̣ sử dụng lớn 87

4.2.9 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh: 88

4.3 Hạn chế của luận văn: 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

1 Cơ cáu thuốc trúng thầu 90

2 Kết quả sử dụng thuốc 91

KIẾN NGHỊ 93

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

International Children ' s Emergency Fund

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

Organization

Tổ chức Y tế thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý của 14 Sở

Bảng 2.3 Mẫu thu thập dữ liệu bổ sung để đánh giá kết quả sử

dụng so với kết quả trún thầu

26

Bảng 2.4 tổng hợp dữ liệu sử dụng của từng cơ sở khám chữa

bệnh

27

Bảng 3.6 Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo phân hạng bệnh viện

Bảng 3.12 Tỷ lệ % thuốc trúng thầu thuốc phải hội chẩn, thuốc

không phải hội chẩn

44

Bảng 3.13 Tỷ lệ % thuốc trúng thầu thuốc phải hội chẩn, thuốc

không phải hội chẩn

45

Bảng 3.14 Tỷ lệ % thuốc trúng thầu theo Số lượng thành phần hoạt

chất trong thuốc

45

Bảng 3.15 Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi ̣, giá trị thuốc sử dụng so

với kết quả trúng thầu

46

Bảng 3.16 Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi ̣, giá trị thuốc dự trù

nhưng không sử dụng

50

Bảng 3.17 Tỷ lê ̣ mă ̣t hàng không sử du ̣ng có sản phẩm tương tự

trong danh mục sử du ̣ng

53

Trang 10

Bảng 3.18 Cơ cấu danh mu ̣c không trúng thầu theo gói/nhóm tiêu

chí kỹ thuâ ̣t

54

Bảng 3.19 Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi ̣, giá trị thuốc sử dụng

vượt Số lươ ̣ng quy định

55

Bảng 3.20 Tỷ lệ % khoản mục, số đơn vi ̣, giá trị thuốc sử dụng

vượt Số lươ ̣ng quy định

55

Bảng 3.21 Cơ cấu mă ̣t hàng sử du ̣ng vượt quá số lượng theo số

mặt hàng tương tự trong danh mu ̣c trúng thầu

59

Bảng 3.22 Cơ cấu mă ̣t hàng sử du ̣ng vượt quá số lượng quy đi ̣nh

theo số mặt hàng tương đương bào chế trong danh mu ̣c thuố c không sử du ̣ng

59

Bảng 3.23 Tỷ lệ% khoản mục, Số lượng, giá trị sử dụng những

mặt hàng thuố c thiết yếu

59

Bảng 3.24 Tỷ lệ% DM, SL,GT sử dụng những mặt hàng thuố c nội 62 Bảng 3.25 Tỷ Tỷ lê ̣ sử du ̣ng của các nhóm dược lý có giá tri ̣ sử

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.2 Tỷ lê ̣ sử du ̣ng thuố c sản xuất trong nước ta ̣i các cơ sở

khám chữa bê ̣nh các tuyến theo báo cáo đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”

13

Hình 1.3 Chi phí từng nhóm thuốc bảo hiểm y tế trong tổng chi

phí thuốc bảo hiểm y tế của 6 tỉnh năm 2014

15

Hình 1.4 Chi phí từng nhóm thuốc bảo hiểm y tế trong tổng chi

phí thuốc bảo hiểm y tế của 6 tỉnh năm 2015

15

Hình 3.5 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng so

với kết quả trúng thầu của các bệnh viện tuyến huyện

47

Hình 3.6 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng so

với kết quả trúng thầu của các bệnh viện tư nhân

48

Hình 3.7 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc dự trù

nhưng không sử dụng của các bệnh viện tuyến tỉnh

49

Hình 3.8 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc trún thầu

nhưng không sử dụng của các bệnh viện tuyến huyện

51

Hình 3.9 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc trúng thầu

nhưng không sử dụng của các bệnh viện tư nhân

51

Hình 3.10 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

quá Số lượng của các bệnh viện tuyến tỉnh

52

Hình 3.11 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

quá Số lượng của các bệnh viện tuyến huyện

56

Hình 3.12 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

quá Số lượng của các bệnh viện tư nhân

57

Hình 3.13 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc thiết yếu sử

dụng của các bệnh viện tuyến tỉnh

58

Hình 3.14 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc thiết yếu sử

dụng của các bệnh viện tuyến huyện

60

Hình 3.15 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc thiết yếu sử

dụng của các bệnh viện tư nhân

61

Trang 12

TT TÊN BẢNG TRANG

Hình 3.16 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

thuốc sản xuất trong nước của các bệnh viện tuyến tỉnh

61

Hình 3.17 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

thuốc sản xuất trong nước của các bệnh viện tuyến huyện

63

Hình 3.18 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng

thuốc sản xuất trong nước của các bệnh viện tư nhân

64

Hình 3.19 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

thuốc kháng sinh của các bệnh viện tuyến tỉnh

64

Hình 3.20 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

thuốc kháng sinh của các bệnh viện tuyến huyện

67

Hình 3.21 Tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử dụng

thuốc kháng sinh của các bệnh viện tư nhân

67

Hình 3.22 Biểu đồ tỷ lệ % khoản mục, giá trị, Số lượng thuốc sử

dụng thuốc kháng sinh của các bệnh viện tư nhân

68

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Một trong những mục tiêu trọng tâm của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 là đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế và thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh của nhân dân [12] Để đạt được mục tiêu này tại các cơ sở khám chữa bệnh cần xây dựng danh mu ̣c và thực hiện tốt việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, kinh tế

Theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT, Số lươ ̣ng thuốc mua theo kết quả đấu thầu tập trung không được thấp hơn 80%, đồng thời không được cao hơn 120% kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt Hiện nay việc mua thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều thực hiện thông qua đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Qua kết quả kiểm tra việc sử dụng thuốc một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tỷ lệ thuốc sử dụng theo kết quả đấu thầu tập trung thấp hơn nhiều so với kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, trong khi có nhiều thuốc Số lượng thuốc trúng thầu không đủ đáp ứng nhu cầu điều trị

Với mong muốn tìm hiểu kết quả đấu thầu thuốc của tỉnh Nghê ̣ An theo quy đi ̣nh hiê ̣n hành và thực trạng sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung,

từ đó tìm hiểu được ưu nhươ ̣c điểm của công tác tổ chức đấu thầu tâ ̣p trung theo quy đi ̣nh hiê ̣n hành được thể hiê ̣n trên kết quả trúng thầu của tỉnh Nghê ̣ An, tôi

tiến hành đề tài : “Phân tích Danh mu ̣c thuốc trúng thầu năm 2015 của Sở Y

tế Nghệ An” được thực hiện với các mục tiêu:

1 Phân tích cơ cấu Danh mục thuốc trúng thầu năm của Sở Y tế Nghệ An

2 Phân ti ́ch kết quả sử dụng Danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 Sở Y tế Nghệ An

Trang 14

Chương I TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan mua thuốc tập trung và mua thuốc tập trung cấp địa

- Mua sắm tập trung được thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

+ Đơn vị mua sắm tập trung tập hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể, thỏa thuận đó gọi là Thỏa thuận khung Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm Căn cứ vào Thỏa

Trang 15

thuận khung đơn vị có nhu cầu mua sắm trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn cung cấp hàng hóa, dịch vụ

1.1.2 Mua thuốc tập trung:

Mua thuốc tập trung là hình thức mua sắm tập trung đối với thuốc thông qua đấu thầu rộng rãi trong nước Mua thuốc tập trung được thực hiện ở cấp quốc gia và cấp địa phương [24]

Việc tổ chức thực hiện mua thuốc tập trung được thực hiện bởi đơn vị mua thuốc tập trung Đơn vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc, lập và trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu được lựa chọn, trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; công bố kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung để các cơ sở y tế làm căn cứ hoàn thiện, ký hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn Căn cứ vào thỏa thuận khung và kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức mua sắm theo nhu cầu và quy định liên quan [8] Đơn vị mua thuốc tập trung chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn

Mua thuốc tập trung được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, trong quá trình tổ chức đánh giá dự thầu sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với từng thuốc (là một phần của gói thầu, cách thức thực hiện:việc mua thuốc tập trung được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung)

1.1.3 Mua thuốc tập trung cấp địa phương

a) Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chức năng nhiệm vụ, quy chế tổ chức và hoạt động của Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương Hiện nay,việc thành lập đơn vị đấu thầu tập trung cấp địa phương tại các tỉnh có 02 kiểu mô hình điển hình: ở một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa

…thành lập một đơn vị đấu thầu tập trung cấp địa phương, thành phần bao gồm

Trang 16

Sở Y tế, BHXH tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính đại diện các đơn vị khám chữa bệnh…, đơn vị sử dụng con dấu của Sở Y tế Một số tỉnh khác, UBND tỉnh giao cho một đơn vị làm công việc của đơn vị đấu thầu tập trung Ví

dụ như Hải Phòng thì giao cho Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, một số tỉnh giao cho Trung tâm mua sắm công hoặc một bệnh viện trên địa bàn…

b) Quy trình mua thuốc tập trung cấp địa phương:

+ Căn cứ trên Danh mục 106 thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương do

Bộ Y tế ban hành tại Thông tư 09/2016/TT-BYT ngày 5/5/2016 về việc ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung, Danh mu ̣c thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của địa phương Sở Y tế đề xuất bổ sung để xây dựng Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương của tỉnh mình

+ Căn cứ trên Danh mu ̣c đấu thầu tập trung cấp địa phương của tỉnh, Đơn

vị mua thuốc tập trung có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc, lập và trình Sở Y tế thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

tổ chức lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung với các nhà thầu được lựa chọn, trình Sở Y tế thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; công bố kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung trên Website Sở Y tế để các cơ sở y tế làm căn cứ hoàn thiện, ký hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn Căn cứ vào thỏa thuận khung và kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức mua sắm theo nhu cầu và quy định liên quan

Trang 17

Đơn vị khám chữa

bệnh

Đơn vị mua thuốc tập trung địa phương

Người/cơ quan có thẩm quyền

Nhà thầu

Hình 1.1 Quy trình đấu thầu tập trung cấp địa phương [8]

c) Lịch sử quá trình tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa phương

Thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung

Xây dựng HSMT

Thẩm định, phê duyệt HSMT

Phát hành HSMT

Mua HSMT, chuẩn bị và nộp HSDT

Tiếp nhận HSDT, đóng

mở thầu và tổ chức đánh giá

hồ sơ dự thầu,

Thương thảo hợp đồng

Trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Thông báo, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Ký thỏa thuận khung

Ký hợp đồng

mua thuốc

Trang 18

- Đấu thầu tập trung bắt đầu có từ sau khi liên Bộ Y tế và Bộ tài Chính ban hành Thông tư liên tịch 20/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 về việc hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập Trong thời kỳ này có một số tỉnh đã tổ chức mua sắm tập trung cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn, ví dụ như Nghệ An đã tổ chức mua sắm tập trung theo hình thức chào hàng cạnh tranh vào quý 4 năm 2005

- Trước khi ban hành Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liên Bộ Y tế và Bộ tài Chính về việc ban hành hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập có 03 hình thức đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh:

+ Đấu thầu tập trung: Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung những loại thuốc

có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có Số lượng lớn cho tất cả các cơ

sở y tế công lập thuộc địa phương Các cơ sở y tế công lập ở địa phương căn cứ vào kết quả đấu thầu này để ký hợp đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu

+ Đấu thầu đại diện: Sở Y tế chỉ đạo một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu mua thuốc ngay trong quí I hàng năm Các đơn vị còn lại thuộc địa bàn tỉnh hoặc áp dụng kết quả đấu thầu để ký hợp đồng mua thuốc với nhà thầu đã trúng thầu hoặc tự tổ chức đấu thầu nhưng giá trúng thầu không được vượt giá trúng thầu của bệnh viện đa khoa do Sở Y tế chỉ định tổ chức đấu thầu Đối với các cơ sở y tế công lập thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì giá cung ứng thuốc chưa bao gồm các chi phí vận chuyển hợp lý

+ Đấu thầu mua sắm đơn lẻ: Sở Y tế giao cho các cơ sở y tế công lập tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc theo nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị Giá trúng thầu không được cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt và giá bán lẻ phổ biến trên thị trường cùng thời điểm đấu thầu của các mặt hàng thuốc

Trang 19

Danh mục thuốc đấu thầu tập trung giai đoạn này được tổng hợp, xây dựng theo nhu cầu của tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, trong thời kỳ này chưa có quy định về việc Số lượng thuốc sử dụng tối đa không được vượt quá 120% đơn vi ̣ thuốc thuốc trúng thầu được phê duyệt, do đó trong quá trình xây dựng Danh mục không có quy định chặt chẽ về Số lươ ̣ng thuốc mời thầu, Danh mục thuốc trúng thầu không có phê duyệt chi tiết Số lươ ̣ng trúng thầu được phân bố, các cơ sở khám chữa bệnh chỉ căn cứ vào giá trúng thầu và

tổ chức mua sắm theo nhu cầu thực tế của đơn vị mình, hoàn toàn không có sự ràng buộc về Số lượng mua và Số lươ ̣ng thuốc trúng thầu được phê duyệt

.- Đấu thầu tập trung theo Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC 19/01/2012 của liên Bộ Y tế và Bộ tài Chính về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong cơ sở y tế có một số thay đổi Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 23 Thông tư này, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng không được vượt quá 120 Số lươ ̣ng thuốc trúng thầu phê duyệt Do đó giai đoạn này việc xây dựng Danh mu ̣c đấu thầu tập trung khó khăn hơn vì các đơn vị khám chữa bệnh phải lập kế hoạch sát với nhu cầu thực tế hơn, Số lươ ̣ng của mỗi một mặt hàng đều có chi tiết phân bố Số lươ ̣ng cho từng cơ sở khám chữa bệnh

- Theo quy định Luật đấu thầu 43/2013/QH13, Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung Ngày 5/5/2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 09/2016/TT-BYT về danh mu ̣c thuốc đấu thầu, thuốc đấu thầu tập trung, thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá Theo đó Bộ y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương gồm 106 mặt hàng và có quy định thêm “Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung vào Danh

mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương các mặt hàng thuốc không thuộc Danh mục này để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc”

Trang 20

d) Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương

- Khái niệm

Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương là danh sách các thuốc dùng để mua sắm cho các cơ các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn một tỉnh thông qua đấu thầu tập trung Căn cứ Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm

cả các cơ sở y tế của trung ương trên địa bàn tham gia mua thuốc tập trung tại địa phương) xây dựng nhu cầu sử dụng thuốc theo quy định và gửi về Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa phương để xây dựng kế hoạch, tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương

Thực hiện theo Luật đấu thầu 43/2013/QH13, Bộ Y tế đã xây dựng Danh

mục gồm 106 thuốc đấu thầu tập trung cấp tỉnh dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí sau:

+ Nguyên tắc :

Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương phải đảm bảo việc đáp ứng các thuốc cần mua sắm với Số lươ ̣ng lớn hoặc được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Tiêu chí:

Các mặt hàng thuốc đưa vào Danh mu ̣c thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

* Thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu;

* Thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu;

* Thuốc có nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà sản xuất;

* Thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị và Số lượng ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố;

* Thuốc được sử dụng ở nhiều cơ sở, tuyến điều trị tại địa phương

Trang 21

1.2 Danh mu ̣c thuốc trúng thầu trong đấu thầu tập trung cấp địa phương

1.2.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý

Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở Y tế được công bố trên Website của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế [15] , trong số các thuốc tân dược trúng thầu có 07 nhóm dược lý chiếm khoảng 80% về giá trị và khoản mục : các thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (chiếm 27,18% về giá trị, 22,42% về khoản mục); thuốc tim mạch (chiếm 16,09% về giá trị, 22,42% về khoản mục); thuốc điều trị Ung thư và điều hòa miễn dịch (chiếm 12,77% về giá trị, 4,71% về khoản mục); thuốc đường tiêu hóa 7,69% (7,69% về giá trị, 9,33%

về khoản mục); Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết (7,42 % về giá trị, 7,63% về khoản mục); thuốc giảm đau, hạ sốt- chống viêm không steroid – thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp (5,94% về giá trị, 7,45% về khoản mục); thuốc tác dụng đối với máu (4,03% về giá trị, 2,84% về khoản mục); nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất là thuốc thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Theo kết quả nghiên của Nguyễn Thanh Tùng trong đề tài “Phân tích kết quả thuố c trúng thầu ta ̣i Sở Y tế tỉnh Nam Đi ̣nh năm 2015”, 06 nhóm thuốc nêu trên cũng là những thuốc có giá tri ̣ trúng thầu lớn nhất

Bảng 1.1 Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm dược lý của 14 Sở Y tế [15]

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không

steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

khuẩn

Trang 22

TT Nhóm dược lý % về giá trị % về khoản mục

18 Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống

nội tiết

22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau

đẻ, chống đẻ non

26 Dung dịch điều chỉnh nước, điê ̣n giải, cân

bằng acid-base và các dung dịch tiêm

truyền khác

Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở Y tế được công bố trên Website của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế [15]:

Gó i thầu số 1- cung ứng thuốc theo tên generic chiếm tỷ trọng lớn nhất (62

% về giá trị, 82% về khoản mục); Gói thầu số 2- Cung ứng thuốc biê ̣t dược chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 (13% về khoản mục, 35% về giá trị), Gói thầu số 3- Cung ứng thuốc đông y thuốc từ dược dược liê ̣u chiểm tỷ lệ thấp nhất ( 3% về giá trị, 5% về khoản mục)

Trong Gói thầu chiếm tỷ trọng lớn nhất Gói số 1- cung ưng thuố c theo tên Genneric: Nhóm 3- Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn

Trang 23

WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ lớn nhất (23% về giá trị, 39% về khoản mục) ; Nhóm 1-Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham gia ICH và Australia xếp thứ 2 (chiếm 21% về giá trị, 20% về khoản mục); Nhóm 2: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH và Australia xếp thứ 3 (Chiếm 10% về giá trị, 11% về khoản mục), tiếp theo là Nhóm 5: Thuốc không đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4 (chiếm 5% về giá trị, 10% về khoản mục); Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế công bố chiếm tỷ trọng thấp nhất (4% về giá trị, 3% về khoản mục)

Theo kết quả nghiên cứu đề tài “phân tích kết quả đấu thầu Sở Y tế Hà Nô ̣i năm 2015” của tác giả Nguyễn Thi ̣ Hồng Nhung , gói thầu cung ứng thuốc generic có giá tri ̣ trúng thầu lớn nhất, gấp 1,8 lần gói thầu cung ứng thuố c biê ̣t dươ ̣c, gấp 18 lần gói thầu cung ứng thuốc đông y, thuốc từ dược liê ̣u [21]

1.2.3 Cơ cấu thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước

Theo kết quả trúng thầu năm 2015 của 14 Sở Y tế được công bố trên Website của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế [15], thuốc sản xuất trong nước có số mặt hàng trúng thầu cao nhưng giá trị trúng thầu thấp hơn so với thuốc nhập khẩu (thuốc sản xuất trong nước chiếm 52% về khoản mục trúng thầu, nhưng chỉ chiếm 32% giá trị trúng thầu)

Theo kết quả nghiên cứu của Ninh Thị Như Quỳnh trong đề tài “Khảo sát thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng năm 2013”, tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm 47,2% về khoản mục, 24,6% về giá trị[22] Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Phân tích kết quả đấu thầu Sở Y tế Hà Nô ̣i năm 2015” của tác giả Nguyễn Thi ̣ Hồng Nhung , thuốc sản xuất trong nước chiếm 37,6% khoản mu ̣c thuố c trúng thầu, 18,16% về giá tri ̣ [21] Trong kết quả trú ng thầu cúa Sở Y tế Nam Đi ̣nh năm 2015, thuố c sản xuất trong nước chiếm 58,3% về khoản mu ̣c, 45,2% về giá tri ̣) [20]

Trang 24

Trong thuố c nhập khẩu trúng thầu, các thuốc sản xuất ta ̣i các nước G7 chiếm tỷ tro ̣ng lớn về giá tri ̣ cũng như danh mu ̣c trúng thầu Ở các nước còn la ̣i thuố c Ấn Độ là nước có nhiều thuốc trúng thầu và giá tri ̣, chủ yếu trúng thầu ở nhó m 2 Trong danh mu ̣c trúng thầu Sở Y tế Hà Nô ̣i năm 2015, trong 10 nước

có số mă ̣t hàng và giá tri ̣ trúng thầu lớn nhất thì có 05 nước thuô ̣c G7, Ấn đô ̣ có số khoản mu ̣c trúng thầu nhiều thứ 2[21] Trong kết quả đấu thầu thuốc 2015

củ a Sở Y tế Nam Đi ̣nh, trong 05 nước có số mă ̣t hàng và giá tri ̣ trúng thầu lớn nhất gồ m Pháp (chiếm 16% về khoản mu ̣c, 18,6% về giá tri ̣), Ấn Đô ̣ (chiếm 19,3% về danh mục, 13,6% về giá tri ̣), Đức (16,3% về khoản mu ̣c, 10% về giá tri ̣), Italy 5,3% về khoản mu ̣c, 5,8% về tỷ lê ̣) [20]

1.3.1 Tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng/ giá trị thuốc trúng thầu

Theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BYT hướng dẫn về đấu thầu thuốc trong các cơ sở Y tế, Số lươ ̣ng thuốc sử dụng phải không vượt quá 120% kết quả đấu thầu phê duyệt và không thấp hơn 80% đơn vi ̣ thuốc thuốc lập kế hoạch ban đầu Theo một số kết quả nghiên cứu về đấu thầu đã công bố thì rất ít các cơ sở đảm bảo được các thuốc trúng thầu được sử dụng theo đúng quy định nêu trên

Theo kế quả đề tài “ Đánh giá kết quả đấu thầu mua thuốc của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 và 2013” của tác giả Bùi Văn Đạm, tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng/giá trị thuốc trúng thầu năm 2012 đạt 42,6%, năm 2013 gói generic chỉ đạt 21,9% [10]

Theo kết quả đề tài cứu “Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở Y tế tỉnh Yên Bái năm 2014” của Tác giả Lê Thanh Tùng, giá trị sử dụng năm 20l3 đạt tỷ

lệ đến 96,44% so với giá trị thuốc trúng thầu, giá trị sử dụng năm 20l4 chỉ đạt 65,21% [18]

Theo kết quả đề tài “So sánh kết quả đấu thầu thuốc theo Thông tư 01 và Thông tư 10 trong 2 năm 2013-2014 tại Sở Y tế Đà Nẵng” của Tác giả Trần Thị Thu Lan, giá trị sử dụng của cả 3 gói thầu đều cao hơn so với giá trị trúng thầu

Trang 25

Đặc biệt, các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Đà Nẵng đã sử dụng thuốc sản xuất trong nước với tỷ lệ rất cao (gần gấp đôi giá trị trúng thầu) Điểm đáng chú ý là

số danh mu ̣c thuốc trúng thầu với Số lươ ̣ng từ 2 đến 50 đơn vị (viên / lọ / ống) chiếm tỷ lệ rất cao 38% (380/1.000) Trong có có đến 275 (trên tổng số 380 thuốc) có tỷ lệ sử dụng / trúng thầu lớn hơn 10.000% [29]

1.3 2 Sử dụng thuốc sản xuất trong nước

Hiện nay, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng 50% nhu cầu thuốc Theo số liệu của đề án người Viê ̣t dùng thuốc Viê ̣t, tỷ lê ̣ tiền thuốc sản xuất trong nước ta ̣i các cơ sở khám chữa bê ̣nh chiếm khoảng 38% [5]

Hình 1.2 Tỷ lê ̣ sử du ̣ng thuố c sản xuất trong nước ta ̣i các cơ sở khám chữa

bệnh [5]

Theo kết quả báo cáo tại hội nghị tổng kết giai đoạn 1 (2012-2016) đề án

“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/5,

tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các BV tuyến tỉnh đạt 35,4%, tăng 1,5% so với thời điểm trước khi triển khai Đề án Đặc biệt tại tuyến huyện, tỷ lệ sử dụng thuốc

sản xuất trong nước tăng gần 8% so với năm 2010, lên 69,4% Trong khi tại các

cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện có tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tăng thì

tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại BV tuyến TW rất thấp khoảng hơn 10% và có xu hướng giảm dần Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ này là 11,57%; năm 2014 là 11,31% và

Trang 26

đến năm 2015 chỉ còn 10,02% Nhiều BV lớn sử dụng dưới 6% thuốc nội (năm 2015): BV Phụ sản TƯ (3,14%); BV K (3,3%); Bạch Mai (3,97%); BV Việt Đức (5,87%); BV Tai mũi họng TƯ (5,63%)…[27]

Theo kết quả nghiên cứu tác giả Phạm Lương Sơn trong đề tài “Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc Bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam”, trong tỷ lê ̣ sử du ̣ng thuốc sản xuất trong nước năm 2010 chiếm 42,5% [23]

Nhìn chung, tỷ lê ̣ % về giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước thấp hơn thuốc nhập khẩu và có xu hướng giảm ở các bê ̣nh viê ̣n tuyến trên Mô ̣t trong những lý do phần lớn thuốc sản xuất trong nước là các thuốc đơn giản, thông thường, có sự sản xuất trùng lă ̣p về hoa ̣t chất Tính Đến tháng 6/2014, thuốc nhập khẩu có 11.000 số đăng ký tương đương với gần 1.000 hoạt chất, trong khi thuốc sản xuất trong nước có 12.000 số đăng ký nhưng lại chỉ của 520 hoạt chất Trung bình cứ 1 hoạt chất có 23 số đăng ký Rất nhiều hoạt chất có trên 100 số đăng ký, như: Paracetamol 783 số đăng ký; Clorpheniramin 280 số đăng ký, Cefixim191 số đăng ký… Có đến 260 tên thuốc cùng hoạt chất hạ nhiệt, giảm đau; 223 tên thuốc cùng là vitamin hoặc thuốc bổ [1]: Các doanh nghiê ̣p sản xuất trong nướ c đang hướng đến viê ̣c sản xuất giá rẻ để ca ̣nh tranh về giá dẫn đến viê ̣c thuốc sản xuất trong nước khó nâng cao chất lượng

1.3.3 Các nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn

Theo khảo sát đánh giá về tình hình sử dụng thuốc của 6 tỉnh Hà Nam, Phú Thọ, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Đắk Lắk, Cần Thơ năm 2014-2015, trong tổng chi phí thuốc bảo hiểm y tế sử dụng nhóm kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2014 chiếm 55,19%, năm 2015 chiếm 58,44%) Nhóm tiếp theo là Vitamin và khoáng chất (năm 2014 chiếm 6,55%, năm 2015 chiếm 5,98%) Nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 là thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (năm 2014 chiếm 4,23%, năm 2015 chiếm 4,11%) Nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ 4 là thuốc ung thư, chống thải ghép (năm 2014 chiếm 2,72%, năm 2016 chiếm 2,6%) [31]

Trang 27

Hình 1.3 Chi phí từng nhóm thuốc bảo hiểm y tế trong tổng chi phí thuốc bảo

hiểm y tế của 6 tỉnh năm 2014 [31]

Hình 1.4 Chi phí từng nhóm thuốc bảo hiểm y tế trong tổng chi phí thuốc bảo

hiểm y tế của 6 tỉnh năm 2015[31]

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện Danh mu ̣c thuốc tại một số bệnh viện đa khoa” của tác giả Vũ Thị Thu Hương, các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc

Trang 28

tim mạch và thuốc tiêu hóa là những nhóm thuốc có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất [32]

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thi ̣ Hương trong đề tài “Phân

tích danh mu ̣c thuốc bảo hiểm Y tế sử du ̣ng ta ̣i các cơ sở khám chữa bê ̣nh trên

đi ̣a bàn tỉnh Nam Đi ̣nh năm 2014”, các nhóm thuốc tân dược có giá tri ̣ trúng thầu lớ n nhất gồ m: thuố c điều tri ̣ ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (27%), thuố c tim mạch (22%), Hormon và các thuốc tác đô ̣ng vào hê ̣ nô ̣i tiết (21%), tổng 03 nhó m này chiếm 70 giá tri ̣ thuốc trúng thầu [28]

Theo kết quả nghiên cứu tác giả Phạm Lương Sơn trong đề tài “Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc Bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam”, trong các thuốc tân dược thanh toán bảo hiểm y tế, 07 nhó m lớn nhất chiếm gần 80% tổng giá tri ̣ chi trả cho thuốc tân dươ ̣c, bao gồ m thuố c điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (34,59%), thuốc tim ma ̣ch (10,17%), thuốc đường tiêu hóa (9,35%), điều trị ung thư, miễn dịch (8,97%), giảm đau, hạ sốt, chống viêm (7,1%), thuốc tác dụng đối với máu (5,19%), Hormon và các thuố c tác đô ̣ng vào hê ̣ nô ̣i tiết (4,36%), [23]

Theo báo cáo của BHXH Năm 2010 quỹ bảo hiểm y tế chi trả 12.772 tỷ đồng tiền thuốc, năm 2011 lên tới gần 15 nghìn tỷ đồng Trong đó kháng sinh chiếm tỷ lệ chi phí đến 46% [2] Nhìn chung nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất ta ̣i các cơ sở khám chữa bê ̣nh vẫn là nhóm thuốc thuốc điều tri ̣ ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Trên thế giớ i, nhóm thuốc này cũng là nhóm có tỷ tro ̣ng giá tri ̣ sử du ̣ng lớn nhất, ví du ̣: Tại Đức sử dụng kháng sinh của 41539 bệnh nhân của 132 bệnh viện năm 2011 thì tỷ lệ chỉ định kháng sinh 25,5% /tổng tiền thuốc; trong đó kháng sinh được chỉ định nhiều nhất là cefuroxime (14,3%), ciprofloxacin (9,8%) và ceftriaxon (7,5%) [40] Tại Lesotho các bệnh nhân điều trị năm 2011 của 6 bệnh viện thì chi phí kháng sinh chiếm 69,1%/tổng chi phí các loại thuốc [37]

1.3.4 Cơ cấu sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần

Việc sử dụng thuốc đơn thành phần bao giờ cũng an toàn hơn so với thuốc đa thành phần vì tương tác thuốc là hiện tươ ̣ng xảy ra khi dùng đồng

Trang 29

thời 2 hoặc nhiều thuốc Tỷ lệ tương tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lươ ̣ng thuốc phối hợp [16]

Theo kết quả phân tích cơ cấu thuốc đơn thành phần – đa thành phần trong Danh mục thuốc sử dụng của các bệnh viện đa khoa các tuyến năm

2009, số khoản mục thuốc và giá trị sử dụng thuốc của đơn thành phần chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 86%, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ khoảng hơn 13% Tuy tỷ lệ này giữa các tuyến bệnh viện không giống nhau, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [32]

Trong kết quả nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc năm 2015 tại bệnh viện 19-8 Bộ Công An” của tác giả Ngô Văn Dũng, Thuốc đơn thành phần sử dụng tại bệnh viện 19-8 năm 2015 chiếm 93% về khoản mục, 95% về giá trị[19]

Nhìn chung, thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu là thuốc đơn thành phần

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thi ̣ Hương trong đề tài

“Phân tích danh mu ̣c thuốc bảo hiểm Y tế sử du ̣ng ta ̣i các cơ sở khám chữa

bệnh trên đi ̣a bàn tỉnh Nam Đi ̣nh năm 2014”, trong danh mu ̣c thuốc tân dươ ̣c sử du ̣ng, thuốc đơn thành phần chiếm 7% về giá tri ̣ và khoản mu ̣c sử

dụng, thuố c đa thành phần chiếm 93% về giá tri ̣ và khoản mu ̣c sử du ̣ng[28]

Việc lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh phải căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm [4]

Theo kết quả phân tích cơ cấu thuốc các dạng của một bệnh viện đa khoa các tuyến năm 2009 cho thấy thuốc tiêm truyền chiếm 63,2 ± 5,7% về khoản mục, 57,2 ± 9,1% về giá trị; thuốc uống chiếm 29,9 ± 5,2% về khoản

Trang 30

mục, 38,3 ± 9,7% về giá trị; các dạng thuốc khác 6,7 ± 1,9% về khoản mục, 4,5 ± 1,6% về giá trị [32]

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thi ̣ Hương trong đề tài

“Phân tích danh mu ̣c thuốc bảo hiểm Y tế sử du ̣ng ta ̣i các cơ sở khám chữa

bệnh trên đi ̣a bàn tỉnh Nam Đi ̣nh năm 2014”, trong danh mu ̣c thuốc tân dươ ̣c sử du ̣ng, thuốc uống chiếm 62% giá tri ̣ sử du ̣ng, 46% khoản mu ̣c sử

dụng, thuố c tiêm chiếm 35% giá tri ̣ sử du ̣ng, 38% khoản mu ̣c sử du ̣ng 28]

1.4 Va ̀i nét về Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hê ̣ thống y tế của tỉnh Nghệ An và công tác đấu thầu cung ứng thuốc ta ̣i tỉnh Nghê ̣ An

1.4.1.Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An

Nghệ An thuộc trung tâm vùng Bắc Trung bộ, với 16.490,68 km2 đứng đầu các tỉnh, thành trong nước về diện tích tự nhiên Dân số, trên ba triệu người, đứng thứ 4 sau thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hoá

Về vị trí địa lý: Nghệ An nằm trải dài theo hướng Tây-Bắc, Đông-Nam; có toạ độ từ 103052’30”-105048’20” kinh độ Đông, 18033’08” đến 19059’52” vĩ

độ Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay, Hủa Phăn thuộc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, chung đường biên giới dài 419,5 km; phía Đông giáp biển Đông, với bờ biển dài 82 km Địa hình đa dạng; có đủ miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; là nơi giao nhau giữa khí hậu gió mùa chí tuyến Bắc và gió mùa xích đạo phía Nam Phía Tây có dãy Trường Sơn; phía Đông có biển, nên khí hậu có phần khác biệt hơn nhiều nơi trong nước Từ tháng 4 đến tháng 8 có gió Tây-Nam thổi qua rừng núi phía Tây ra biển mang theo hơi nóng và khô Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau thường có gió mùa Đông Bắc, mưa dầm gió rét

Sở Y tế Nghệ An là cơ quan quản lý Nhà nước về y tế của UBND tỉnh và tổ chức các hoạt động sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Sở Y tế chịu sự lãnh đạo trực

Trang 31

tiếp toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp

vụ của Bộ y tế Trụ sở chính ta ̣i địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - TP Vinh - Nghệ An

Các cơ quan trực thuô ̣c Sở Y tế Nghê ̣ An gồm có: Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, 12 Bệnh viện tuyến tỉnh, 17 Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố, thị xã, 11 Trung tâm y tế tuyến tỉnh, 21 Trung tâm tế huyện, thành phố, thị xã, 480 Trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc các Trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã, 21 Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình và 01 Trung tâm Dịch vụ Dân số Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh [26]

Tổng số cán bộ toàn ngành (tính riêng hệ công lập có đến tháng 11/2014): 9.575 người, gồm: Tuyến tỉnh có 2937 người; tuyến huyện có 3.506 người; tuyến xã có 3.132 người (Bao gồm cả cán bộ chuyên trách dân số xã) Trong tổng số 9.575 người: Bác sỹ 1.586 người (Tiến sỹ và Bác sĩ chuyên khoa II: 46 người; Thạc sỹ và Bác sĩ chuyên khoa 1: 413 người; Bác sỹ: 1.127 người); Dược

sĩ đại học: 77 người (Dược sỹ chuyên khoa II: 01 người; Dược sỹ chuyên khoa I:

26 người; Dược sỹ đại học: 50 người); Điều dưỡng, Hộ sinh: 3.934 người; Kỹ thuật viên Y: 342 người; Y sỹ, Dược sỹ trung học: 2.149 người; Cán bộ khác 1.159 người [26]

- Trước khi ban hành Thông tư liên tịch 20/2005/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An tự tổ chức mua sắm theo nhu cầu thực tế tại đơn

vị mình mà không thông qua đấu thầu

- Năm 2005 bắt đầu tổ chức mua sắm thuốc, hóa chất vật tư y tế thông qua đấu thầu dưới hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Năm 2007 đến 2008 việc

tổ chức đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được tổ chức theo khu vực, bao gồm:

Trang 32

Khu vực đồng bằng bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Vinh và vùng phụ cận Trong khu vực này tổ chức đấu thầu tập trung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An

Khu vực tuyến đường 07 gồm các cơ sở khám chữa bệnh trên tuyến đường quốc lộ 07 Trong khu vực này đấu thầu tập trung tại bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam tỉnh Nghệ An

Khu vực tuyến đường 48 gồm các cơ sở khám chữa bệnh trên tuyến đường quốc lộ 48 Trong khu vực này đấu thầu tập trung tại bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc tỉnh Nghệ An

- Từ năm 2009 việc mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao cho các

cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện theo chủ trương sau:

Tổ chứ c đấu thầu mua thuố c, dươ ̣c liê ̣u, hóa chất vâ ̣t tư y tế tiêu hao theo

hình thức đấu thầu tâ ̣p trung ta ̣i Sở Y tế Nghê ̣ An Kết quả đấu thầu đươ ̣c áp

dụng cho tất cả các đơn vi ̣ khám chữa bê ̣nh công lâ ̣p và ngoài công lâ ̣p có hợp đồng khám chữa bê ̣nh bảo hiểm Y tế với bảo hiểm xã hô ̣i tỉnh Nghê ̣ An Thời gian áp du ̣ng 12 tháng kể từ ngày phê duyê ̣t kết quả lựa cho ̣n nhà thầu

Đố i với thuốc, dược liê ̣u, hóa chất, vâ ̣t tư y tế tiêu hao ngoài danh mu ̣c lựa chọn nhà thầu tâ ̣p trung ta ̣i Sở Y tế, thuốc có trong danh mu ̣c kế hoa ̣ch lựa cho ̣n nhà thầu nhưng không trúng thầu Các đơn vi ̣ khám chữa bê ̣nh tổ chức thực hiê ̣n theo quy đi ̣nh hiê ̣n hành

Theo đó hầu hết thuốc sử du ̣ng ta ̣i các cơ sở khám chữa bê ̣nh trên đi ̣a bàn

tỉnh Nghê ̣ An đươ ̣c mua sắm thông qua đấu thầu tâ ̣p trung ta ̣i Sở Y tế Quy trình tổ chứ c đấu thầu tâ ̣p trung đươ ̣c thực hiê ̣n theo mô hình chung của đấu thầu tâ ̣p trung cấp tỉnh

1.5 Ti ́nh cấp thiết của đề tài

Đấu thầu mua thuố c tâ ̣p trung của các tỉnh đã được thực hiê ̣n từ sau khi liên

Bộ Y tế và Bộ tài Chính ban hành Thông tư liên tịch 20/2005/TTLT-BYT-BTC

Trang 33

ngày 27/7/2005 về việc hướng dẫn đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập, tuy nhiên gia đoạn này các quy đi ̣nh về mua thuốc tâ ̣p trung còn chưa đầy đủ, chi tiết, đồng bô ̣ do đó mỗi tỉnh làm mô ̣t kiểu, không có quy chuẩn, quy trình chung, các cơ sở căn cứ vào giá trúng thầu do Sở Y tế thực hiê ̣n để tổ chức mua sắ m mà không có quy đi ̣nh cu ̣ thể liên quan đến số lươ ̣ng mua bán giữa cơ

sở khám chữa bê ̣nh và nhà thầu trúng thầu Nói cách khác, viê ̣c mua bán giữa cơ

sở khám chữa bê ̣nh và nhà thầu trúng thầu trong đấu thầu tâ ̣p trung thực hiê ̣n

theo đơn giá

Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BYT-BTC 19/01/2012 của liên Bộ Y tế

và Bộ tài Chính về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong cơ sở y tế quy đi ̣nh số lượng thuố c đươ ̣c mua không quá 120% số lượng trúng thầu được phê duyê ̣t; Thông tư số 11/2016/TT-BYT của Bô ̣ Y tế về viê ̣c quy định đấu thầu thuốc tại

cơ sở y tế công lập quy đi ̣nh số lươ ̣ng thuốc sử du ̣ng theo kết quả đấu thầu tâ ̣p trung không đươ ̣c thấp hơn 80% số lươ ̣ng trúng thầu được phê duyê ̣t; đồng thời trong thông tư này cũng đưa ra quy trình cu ̣ thể đối với đấu thầu tâ ̣p trung ta ̣i các

tỉnh, trong đó quy đi ̣nh rõ trách nhiê ̣m của Sở Y tế, khái niê ̣m, chức năng, nhiê ̣m

vụ của Đơn vi mua thuốc tâ ̣p trung cấp đi ̣a phương

Nhìn chung, các quy đi ̣nh về mua sắ m thuố c tâ ̣p trung cấp đi ̣a phương ngày càng cu ̣ thể, chi tiết, đồ ng bô ̣ và chă ̣t chẽ hơn Tuy nhiên, trong giai đoa ̣n đầu thư ̣c hiê ̣n các đơn vi ̣ có liên quan đến mua sắm tâ ̣p trung cấp đi ̣a phương tỏ ra lúng túng trong quá trình thích nghi với quy đi ̣nh mới, đă ̣c biê ̣t

là các cơ sở khám chữa bê ̣nh trong viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch mua sắm để đảm bảo tỷ

lệ mua theo đúng quy đi ̣nh từ 80 đến 120% số lươ ̣ng thuố c trúng thầu được phê duyệt Trong mô ̣t số đề tài nghiên cứu về đấu thầu gần đây có đề câ ̣p đến vấn đề nêu trên, tuy nhiên, chưa có mô ̣t đề tài nào nghiên cứu cu ̣ thể, chi tiết về những bất câ ̣p trong viê ̣c thực hiê ̣n kết quả mua sắ m tâ ̣p trung cấp đi ̣a phương Do đó viê ̣c nghiên tiến hành thực hiê ̣n đề tài là cần thiết, để từ đó đưa ra mô ̣t bức tranh tương đối đầy đủ đối với viê ̣c thực hiê ̣n mua sắm tâ ̣p trung cấp đi ̣a phương hiê ̣n nay nhằ m phát hiê ̣n, tìm ra nguyên nhân của

Trang 34

những bất câ ̣p trong quá trình thực hiê ̣n mua sắm theo kết quả đấu thầu tâ ̣p trung, giú p cho nhà quản lý có những điều chỉnh cần thiết để hoàn thiê ̣n công

tác tổ chức đấu thầu thuố c tâ ̣p trung ở các đi ̣a phương

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An;

Danh mục thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 – 12/2016

Địa điểm nghiên cứu: Sở Y tế Nghệ An

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu

Phân loại

lươ ̣ng, giá tri ̣ thuốc

trúng thầu theo phân

hạng bệnh viện

Tổng số khoản mục, số lươ ̣ng, giá tri ̣ các thuố c trúng thầu theo cách phân loại hạng bệnh viện được phép sử dụng quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT

Phân loại

lươ ̣ng, giá tri ̣ thuốc

theo nhóm tiêu chí

kỹ thuật

Tổng khoản mục, số lươ ̣ng, giá

tri ̣ thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật của từng gói thầu đươ ̣c quy

đi ̣nh ta ̣i Thông tư liên ti ̣ch số

01/2012/TTLT-BTC-BYTBYT ngày 11/5/2016 của Bô ̣ Y tế

Phân loại

Phân loại

Trang 36

TT Tên biến Đi ̣nh nghĩa biến Phân loa biến ̣i

Phân loại

Phân loại

Phân loại

lươ ̣ng, giá tri ̣ thuốc

trúng thầu phải hội

chẩn khi sử dụng

Số khoản mục, số lươ ̣ng, giá tri ̣ thuốc phải hội chẩn khi sử dụng (thuốc có đánh dấu * trong Khoản mục thuốc ban hành kèm theo thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế)

Phân loại

Phân loại

Là số khoản mục, số lươ ̣ng, giá

tri ̣ thuốc trúng thầu có dự trù Số

lươ ̣ng ban đầu (đã được phê duyệt Số lươ ̣ng trong kết quả thầu) nhưng không sử dụng

Phân loại

lươ ̣ng, giá tri ̣ thuốc

sử dụng vượt Số

lươ ̣ng quy định

Là số khoản mục, số lượng, giá

tri ̣ thuốc sử vượt quá 120% đơn

vi ̣ thuố c thuốc trúng thầu đã được phê duyệt

Phân loại

13 Khoản mục, số Tổng số khoản mục, số lượng, Phân loa ̣i

Trang 37

TT Tên biến Đi ̣nh nghĩa biến Phân loa biến ̣i

lươ ̣ng, giá tri ̣ thuốc

Phân loại

2.3.2 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang: Phân tích cơ cấu khoản mục thuốc trúng thầu năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An, kết quả sử dụng thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu, cách thức xử lý và phân tích dữ liệu

2.3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

khám chữa bệnh công lập trong kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2015

+ Nguồn thu thập số liệu: Kết quả lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu tập

trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2014-2015 (Phụ lục 2)

+ Công cụ thu thập số liệu: Trên cơ sở file kết quả trúng thầu (Phụ lục 2)bổ

sung thêm một số cột nội dung, sau khi bổ sung đầy đủ thông tin dữ liệu của cột mới bổ sung, sử dung lệnh exel trên bảng tổng kết quả mới để tính toán các dữ liệu cần thu thập

Trang 38

Bảng 2.3 Mẫu thu thập dữ liệu bổ sung trong dữ liệu kết quả trúng thầu

Seduxen 5mg

Thành phần hoặc hoạt

chất

Atropin sulfat

Bupivacain hydroclorid

Cơ sở sản xuất - Nước

sản xuất HD Pharma - Việt Nam

Troikaa Pharmaceuticals ltd - India

Gedeon Richter Plc Hungary

Trang 39

- Mục tiêu 2 của đề tài: So sánh cơ cấu Danh mu ̣c thuốc trúng thầu trong kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2015 với Danh mu ̣c thuốc sử dụng của các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh

+ Nguồn thu thập số liệu:

Kết quả lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Nghệ An năm 2014-2015(Phụ lục 2)

Báo cáo Số lượng thuốc sử dụng theo kết quả đấu thầu năm 2014-2015

của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Phụ lục 3, Phụ lục 4),

+ Công cụ thu thập số liệu:

Trên cơ sở số liệu sử dụng, số liệu trúng thầu tại phụ lục 3, phụ lục 4, ghép số liệu của 2 bảng phụ lục, sau đó tính toán bổ sung một số nội dung sau:

Bảng 2.4 Mẫu thu thập dữ liệu bổ sung để đánh giá kết quả sử dụng so với kết quả trúng thầu

quả trúng thầu và số liệu sử dụng

Trang 40

Trên cơ sở bảng dữ liệu đã hoàn thiện, sử dung lệnh trong exel tính toán

số liệu cho từng cơ sở khám chữa bệnh các nội dung sau, và từ đó tính toán được các số liệu cần thiết

Bảng 2.5 Mẫu tổng hợp dữ liệu sử dụng của từng cơ sở khám chữa bệnh

Số lượng trúng thầu phê duyệt 272

Sử dụng quá Số lươ ̣ng quy định 48

Giá trị tiền thuốc thuộc danh mục

thuốc thiết yếu

1.481.773.717 Giá trị thuốc thiết yếu trúng thầu 3.993.924.340

Giá trị sử dụng thuốc trong nước 5.019.722.866

Giá trị trúng thầu thuốc trong nước 8.132.343.950

2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2 4.1 Xử lý số liệu

+ Dữ liệu kết quả trúng thầu có sẵn dưới dạng file excel,

+ Dữ liệu sử dụng các đơn vị báo cáo theo mẫu quy định gửi về Sở Y tế,

có kiểm tra lại, nếu nghi ngờ ghi sai, không phù hợp trực tiếp liên hệ với đơn vị báo cáo làm rõ, nếu có sai sót chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu trên file excel

2.4.2 Phân tích số liệu

+ Số liệu được phân tích bằng phần mềm excel 2010

+ Trình bày số liệu dưới dạng tỷ lệ %

Ngày đăng: 22/03/2018, 12:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w