1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

16 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 93 KB

Nội dung

SKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢSKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ

Trang 1

Đề tài: “GIÚP HỌC SINH LỚP 4, 5 VIẾT ĐÚNG

CHÍNH TẢ”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy Việc rèn viết đúng chính tả chưa được chú trọng.

Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết sai chính tả là một tình trạng đáng báo động Chữ viết hiện nay của người việt là chữ viết ghi lại theo phát âm Phân môn chính tả là một phân môn

có tầm quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ Vì vậy, muốn viết đúng chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát.

Trong các năm học qua, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp

4, 5 tôi nhận thấy việc viết chính tả của học sinh rất khó khăn, học sinh viết sai lỗi rất nhiều Qua các kì kiểm tra chất lượng đầu năm đều thể hiện điều đó Vậy làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả, câu hỏi đó luôn luôn đặt ra trong đầu óc tôi và đã thôi thúc tôi tìm giải pháp rèn viết đúng cho học sinh

Sau khi tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu cách viết của học sinh cùng với sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy , tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện

Trang 2

đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 4, 5”.

PHẦN II: NỘI DUNG

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Như chúng ta đã biết văn hóa là chìa khóa mở đầu cho việc phát triển tri thức văn hóa ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội Để hòa nhập với thời đại mới chất lượng học sinh ngày một nâng cao Vì vậy mỗi giáo viên phải

có trình độ nhất định, nên việc học tập giáo dục học sinh cũng như việc giúp học sinh 4,5 viết đúng chính tả trong nhà trường đang là vấn đề cấp bách mà chúng ta cần phải quan tâm

Chính tả là phân môn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học Chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một

số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.

2 THỰC TRẠNG

- Một số em chưa chịu khó học tập Chữ viết không đúng cỡ chữ, kiểu chữ.

- Trao đổi với các em thì biết rằng các em không nhớ quy tắc chính tả cơ bản.

- Khảo sát việc viết chính tả của học sinh qua kết quả thi chất lượng đầu năm đối với lớp 4A của tôi như sau:

5/31 16.1%

7/31 22.6%

13/31 42%

6/31 19.3%

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy việc viết chính tả của học sinh quá yếu, chiếm

Trang 3

gần 1/5 của lớp (có đến 6 em chiếm tỉ lệ 19.3%) Từ đó, tôi xác định cần phải rèn cho học sinh cách viết đúng chính tả Và việc làm đầu tiên là phải xác định trọng điểm chính tả cần dạy trong lớp Trong số bài viết đó, tôi đã lọc ra những bài điểm yếu tìm những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, cụ thể như sau:

*Về dấu thanh điệu:

Tiếng việt có 6 thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến.

Ví dụ: sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành, lẩn lộn,

* Về âm đầu:

Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm dầu như: l/n (đi nàm, no nắng ), g/gh (gê sợ, gi nhớ ), c/k (céo co ), ch/tr (cây che, chiến chanh ), ng/ngh (ngỉ ngơi, nge nhạc ), s/x (xa mạc, sung phong )

Trong các lỗi này, lỗi về s/x, ch/tr đối với lớp tôi là phổ biến hơn cả.

* Về âm cuối:

Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần như: an/ang ( cây bàn, bàng bạc ), ât/âc (chấc phát, nổi bậc ), ên/ênh (nhẹ tên, bên vực ), at/ac (mặn chác, khát nước ), ăt/ăc (khuôn mặt, giặc quần áo ),

* Về viết hoa danh từ riêng:

Học sinh thường hay mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ tên người, tên địa

lý, tên riêng nước ngoài, nhất là học sinh yếu, nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang viết chính tả thì khó có thể viết đúng được.

3 BIỆN PHÁP:

Biện pháp 1: Luyện phát âm:

- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho đúng, rõ để học sinh dễ phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào, chữ ghi thế ấy

- Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được

Trang 4

thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong các tiết học khác.

- Với những học sinh đọc yếu thì thường viết chính tả sai nhiều Trong giờ Tập đọc, tôi rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc sai Sau đó, giáo viên giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và viết đoạn đó vào vở Hôm sau, học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 10 phút truy bài đầu giờ.

- Với những HS có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp , giáo viên lưu

ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh yếu viết đúng chính tả.

Biện pháp 2: Phân tích, so sánh:

- Song song với việc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả.

Ví dụ: Khi viết tiếng “khát” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “khác”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:

- Khát: Kh + at + thanh sắc

- Khác: Kh + ac + thanh sắc

So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “khát” có vần “at”, tiếng “khác” có vần “ac” Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.

Biện pháp 3: Giải nghĩa từ:

- Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ Muốn viết đúng chính tả thì học sinh phải hiểu nghĩa của từ chính xác.Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, nhưng

nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.

- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu vì nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ.

Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên

* Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả

Trang 5

đặc điểm: chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.

* Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên (VD: Mẹ đang chiên cá), hoặc giải thích bằng định nghĩa: chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức

ăn vào dầu, mỡ sôi.

- Đặc biệt, với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa của từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.

Biện pháp 4: Ghi nhớ mẹo luật chính tả:

Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối nhiều từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách hữu hiệu.

Có rất nhiều mẹo luật chính tả, nhưng đối với học sinh lớp 5, giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ một số mẹo luật chính tả đơn giản như:

-Viết âm đầu gh khi sau nó là i, ia, iê, ê, e (Ví dụ: ghi, ghế, ), viết g

trong các trường hợp còn lại (Ví dụ: gà, gọn, ).

- Viết âm đầu ngh khi sau nó là i, ia, iê, ê, e (Ví dụ: nghĩ, nghề, ), viết ng

trong các trường hợp còn lại (Ví dụ: người, ngành, ngắm, ).

- Viết âm đầu k khi sau nó là i, ia, iê, ê, e (Ví dụ: kiến kẻ, ) Viết q khi sau nó là âm đệm u (Ví dụ: quả, quyết, quẻ, quê, ), viết c trong những trường

hợp còn lại (Ví dụ: cá, con, câm, cười, ).

- Viết i đối với các âm bắt đầu bằng h, k, l, m, t (Ví dụ: kĩ luật, hi sinh, tỉ

mỉ, ).

- Luật hài thanh: ngang/sắc/hỏi - huyền/ngã/nặng:

Để khắc phục trường hợp lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã, trong các từ láy tiếng Việt, nếu một trong hai tiếng mang thanh huyền hoặc thanh nặng thì tiếng còn lại mang thanh ngã, nếu một trong hai tiếng mang thanh không(thanh ngang) hoặc thanh sắt thì tiếng còn lại mang thanh hỏi Để ghi nhớ điều này, học sinh chỉ cần thuộc câu thơ lục bát sau:

“ Chị Huyền mang nặng ngã đau Anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành”.

Trang 6

Ví dụ: đẹp đẽ, vồn vã, vất vả,

PHÂN BIỆT S/X

- Viết sai do không phân biệt s/x, có thể sử dụng:

+ - x kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các tiếng

có âm đệm (trừ các trường hợp: soát, sột soạt, (sờ ) soạng VD: xuề xoà, xoay

xở, xoen xoét, xoắn,…

- Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hay x VD: san sát, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng, sáng sủa, sừng sững, sụt sịt,… ; xanh xao, xào xạc, xấp xỉ, xao xuyến, xăm xắp, xoàng xỉnh, xí xoá,….

- Từ láy bộ phận vần thường là chữ x VD: loà xoà, lao xao, lộn xộn, bờm xờm, xoi mói, xích mích,…(trừ các trường hợp: cục súc, đồ sộ, sáng láng, lụp xụp -lụp sụp).

- Về nghĩa:

+ Tên thức ăn thường viết với x VD: xôi, xúc xích, lạp xưởng, xa xíu.

+ Tên các con vật, các loài cây thường viết s VD: sẻ, sóc, sói, sên, sam; sung, sim, sắn, sâm, sồi, sấu, sậy, sen…

+ Những từ chỉ hơi đi ra viết với x VD: xì, xổ, xỉu, xọp, xẹp.

+ Những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết s VD: sụt, sụp, sẩy chân, kém sút.

+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s VD: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, song.

* Cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc

viết nhiều.

PHÂN BIỆT TR/CH

- ch kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các tiếng

âm đệm VD: choáng mắt, loắt choắt, choai choai,

- Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là ch hay tr Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch những từ láy phụ âm đầu tr rất ít: có nghĩa là trơ: trơ tráo, trơ trẽn, trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trâng tráo, trợn trạo, trừng trộ;

Trang 7

hay có nghĩa là chậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trù trừ, trúc trắc, trục trặc và khoảng 10 từ: trối trăng, trà trộn, tròn trịa, trai tráng, trầm trồ (trằm trồ), trăn trở, trằn trọc, tròn trặn, trong

trẻo, trắng trẻo.

- Từ láy bộ phận vần thường là chữ ch (trừ 4 trường hợp: tróc lóc, trẹt lét, trót lọt,

trụi lũi) VD: chán ngán, cheo leo, chênh vênh, lã chã,…

- Về nghĩa:

+ Những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng ch VD: cha,chú, cháu, chị, chồng, hàng,

chắt, chút, chít.

+ Những từ chỉ đồ dùng trong nhà viết bằng ch VD: chai, chạn, chén, chõ, chõng,

chiếu, chăn, chày, chảo, chậu, chổi, chuồng, chum, chĩnh…

+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết bằng ch VD: chẳng, chăng, chưa, chớ, chả,…

+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng tr VD; trên, trong, trước + Những từ âm đầu đồng nghĩa với âm đầu th, t thì viết bằng ch; gi và các âm đầu khác thì viết bằng tr VD: thọc chọc, thun – chun , chữ tự, chùa tự, tải -chở; tiếp - chắp, thị - chợ; giai – trai, giăng – trăng, giầu - trầu, giồng - trồng, giối giăng - trối trăng, giáo giở - tráo trở, giề môi - trề môi; lánh – tránh, leo – trèo, đúng- trúng,…

+ Những tiếng trong từ Hán - Việt mang thanh nặng và thanh huyền viết bằng

tr VD: trịnh trọng, truyền thống, lập trường,…

PHÂN BIỆT R/D/GI; V/D

- Gi và r không kết hợp với âm đầu vần (âm đệm), nếu có âm đầu vần thì luôn luôn viết với d (VD: duy trì, duyệt binh, doạ nạt, doanh nghiệp,…).

- Những tiếng trong từ Hán - Việt mang thanh ngã, thanh nặng thì viết d, mang thanh hỏi, thanh sắc thì viết gi (VD: giản dị, giáo dục,…).

- Trong từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu l thì tiếng thứ hai có phụ

Trang 8

âm đầu d (VD: lò dò, lim dim,…).

- Từ láy âm mô tả âm thanh tiếng động, mô tả từng mức độ của sj rung động ở những cung bậc khác nhau đều viết r (VD: rì rào, rả rích - rạo rực, rập rình, rón rén…).

PHÂN BIỆT IÊU/IU/ƯU

- Một số từ viết với iu có nét nghĩa cong lại, không phẳng: líu (lưỡi), khíu (trán), địu (con), ỉu xìu Ngoại lệ: chịu (đựng).

- Từ láy có tiếng chứa vần iu: hẩm hiu, hắt hiu, đìu hiu, chắt chiu, ngượng nghịu,

khẳng khiu, phụng phịu, thiu thiu, kĩu kịt, dịu dàng, hiu hiu, ỉu xìu, liu điu.

- Từ Hán Việt có yếu tố viết với ưu, không viết với iu: hưu trí, nghiên cứu, tra cứu, sưu tập, lưu lạc, trừu tượng, bưu cục, kì cựu, trường cửu,…

- Từ Hán Việt có yếu tố viết với iêu: chi tiêu, mĩ miều, trọng yếu, biểu cảm, diễu hành, kì diệu, điều độ, hiếu hỉ, nhãn hiệu, giới thiệu, cổ phiếu,…

PHÂN BIỆT IÊU/ƯƠU/ƯU

* Ở phương ngữ miền Bắc thường phát âm ươu thành iêu Ở phương ngữ miền Nam thường phát âm ươu thành ưu.

- Số lượng từ tiếng Việt viết với vần ươu: bướu, hươu, rượu, khướu, tườu (con khỉ), (đầu bò, đầu) bướu.

- Không có yếu tố Hán Việt nào viết với ươu

QUY TẮC VIẾT HOA TÊN NGƯỜI

- Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng Riêng tên người một

số dân tộc trong nước nếu được phiên âm thì chỉ viết hoa chữ cái đầ ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

VD: Trần Quốc Toản - Kơ-pa Kơ-lơng,….

- Tên người nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi

bộ phận của tên , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

VD: Tô-mat Ê-đi-xơn,….

Riêng những tên người nước ngoài được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa

Trang 9

như tên người Việt Nam VD: Lí Bạch,…

QUY TẮC VIẾT HOA ĐỊA DANH

-> Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện,… của Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng VD: Hải Phòng,…

Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

VD: Y-a-li, Đăm-Bri, Pắc-bó,…

-> Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện,… của nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối VD: Mê-kông, Ki-ép, Vôn-ga,…

Riêng những tên được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa như tên địa danh Việt Nam VD: Trung Quốc, Ấn Độ…

QUY TẮC VIẾT HOA TÊN CÁC HUÂN CHƯƠNG, DANH HIỆU, GIẢI THƯỞNG

- Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi

bộ phận tạo thành tên đó: Huân chương Lao động, Quả bóng Vàng,…

QUY TẮC VIẾT HOA TÊN CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI

Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức…được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận

tạo thành tên đó

VD: Đảng / Cộng sản / Việt Nam

Đoàn / Thanh niên / Cộng sản / Hồ Chí Minh.

Đội / Thiếu niên /Tiền phong / Hồ Chí Minh.

Trường / Tiểu học / số 2 Phổ Khánh.

Bộ / Giáo dục / và Đào tạo (và là quan hệ từ nên không viết hoa).

QUY TẮC VIẾT HOA TRONG PHÉP ĐẶT CÂU, VIẾT HOA TỎ THÁI ĐỘ

Trang 10

KÍNH TRỌNG, VIẾT HOA TÊN RIÊNG CỦA CÁC SỰ VẬT KHÁC.

+ Trong phép đặt câu, chữ cái đầu câu, chữ cái đầu dòng thơ, chữ cái đầu bài viết, chương mục đều phải viết hoa.

+ Một số DTC và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ quý trọng

đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị VD: Tổ quốc, Cách mạng, Thủ tướng, Chủ tịch, Giám đốc,…

+ Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người VD: cô Đậu nành, anh Dưa hấu, Gà mái mơ, chú Mướp.

VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

- Tên các năm âm lịch viết hoa cả 2 tiếng.

- Tên các ngày tiết và ngày tết viết hoa tiếng thứ nhất: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Nguyên đán.

- Từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa: cách mạng tháng Tám, cách mạng tháng Mười.

- Tên gọi một số thời kì lịch sử lâu dài hoặc các phong trào có ý nghĩa quan trọng thì viết hoa chữ cái đầu của tên đó: thời kì Phục Hưng, phong trào Cần vương, phong trào Đông du.

- Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật học:

họ Kim giao, lớp Nhện, cây họ Đậu, họ Dâu tằm.

- Viết hoa chữ cái đầu tiếng thứ nhất của tên các niên đại địa chất: đại Cổ sinh,

kỉ Các bon.

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái bằng tiếng Việt hoặc tiếng Hán - Việt viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Nho giáo, Hồi giáo.

* Với tiết tự học, tôi cho HS chơi trò chơi: Vui học Tiếng Việt: Tổ chức

cho học sinh chơi trò chơi Ghép chữ, Tìm nhanh, Ai nhanh, ai đúng

Chẳng hạn, cho học sinh đọc nhanh và đọc đúng những bài thơ có phụ âm đầu l/n

Ngày đăng: 19/03/2018, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w