ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU TUẤN ANH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯU TUẤN ANH
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC
Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN
HÀ NỘI – 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên TS Nguyễn Thị Xuân Sơn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật Quốc tế cùng thầy cô của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo kiến thức, kỹ năng trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn tại Khoa Luật
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô
Học viên
Lưu Tuấn Anh
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công ước quốc tế về bảo vệ người lao
động di trú và thành viên gia đình của họ
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử chống lại phụ nữ
Tổ chức Lao động Quốc tế
ICRMW
CEDAW
ILO
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 9
1.1 Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 9
1.1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ 9
1.1.2 Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 12
1.1.3 Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 13
1.2 Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 14
1.2.1 Khái niệm lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 14
1.2.2 Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 14
1.2.3 Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của lao động nữ 17 1.2.4 Đặc điểm một số quốc gia tập trung lao động nữ Việt Nam đi làm việc 18 1.2.5 Sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 22
Chương 2 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI 26
2.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài 26
2.1.1 Khái quát pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ di trú 26
2.1.2 Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú 29
Trang 62.1.3 Nội dung một số Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ lao động nữ di trú 32 2.1.4 Pháp luật của một số quốc gia tiếp nhận lao động nữ Việt Nam 45 2.2 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài 48 2.2.1 Lịch sử bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài trong pháp luật Việt Nam 48 2.2.2 Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài 51 2.2.3 Đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 61
Chương 3 : THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 70
3.1 Thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 70 3.1.1 Giai đoạn trước khi lao động nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc 70 3.1.2 Giai đoạn lao động nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài 74 3.1.3 Giai đoạn lao động nữ Việt Nam trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng 78 3.2 Một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 79 3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 79 3.2.2 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 84
KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay còn gọi là xuất khẩu lao động, là một hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, nhằm phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang rơi vào tình tr ạng thiếu lao đô ̣ng hoă ̣c giá nhân công tại chỗ quá cao Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động này được bắt đầu dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD [15], một khoản tiền lớn tại thời điểm đó Hoạt động này không chỉ góp phần giảm bớt
số người thất nghiệp trong nước mà còn giúp người lao động được tiếp cận với công nghệ mới, gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng lớn, giúp cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ đất nước gặp khó khăn Từ năm 1991, sau khi đổi mới cơ chế, hoạt động xuất khẩu lao động đã phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ Hiện nay, 3 quốc gia tại khu vực Đông Bắc Á bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 nước đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận người lao động Việt Nam và dự kiến trong tương lai gần, đây vẫn là những thị trường trọng điểm đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, có khoảng 80.000-100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, trong
đó có khoảng 30 -35% là nữ và tỷ lệ này ngày càng gia tăng theo thời
Trang 8gian[17] Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài thường làm các ngành nghề gắn chặt với nữ giới như giúp việc trong các gia đình, chăm sóc người già trong các viện dưỡng lão, công nhân điện tử, công nhân dệt may Việc bảo
vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là quản lý, bảo vệ lao động nữ vì đây là đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích, nhất là khi đi làm việc ở nước ngoài Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này thì có thể thấy các nhà làm luật mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chứ chưa có sự quan tâm một cách sâu sắc đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là đối với lao động nữ Đây là một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn đến trên thực tế, lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài thường phải đối mặt với những vấn đề như quấy rối
và xâm phạm tình dục, lừa đảo và buôn người, bóc lột lao động, các quyền lợi tối thiểu không được bảo đảm… Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Bộ luật lao động 2012 cũng như nhiều nghị định thông tư liên quan vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế và dường như chưa đủ khả năng để giải quyết, khắc phục triệt để khiến cho những vấn đề khó khăn đã tồn tại trong nhiều năm qua, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực này cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao động nữ Trong năm 2017, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành
kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, có thể thấy các nhà lập pháp của Việt Nam
đã nhận rõ những vướng mắc, khó khăn sau 10 năm ban hành, thực hiện Luật
Trang 9này và những đòi hỏi cấp thiết trong việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định không còn phù hợp với thực tiễn
Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và từ đó, có những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là việc làm rất cấp thiết hiện nay Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài
“Pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” để làm Luận văn thạc sĩ cho mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trang 103 Tính mới và những đóng góp của đề tài
* Tính mới:
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với sự phát triển trong nhiều năm gần đây cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, luật gia cũng như toàn thể cộng đồng Do vậy, ở Việt Nam thời gian qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến lĩnh vực này Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập một cách tổng quát đến hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này chứ chưa có nhiều
đề tài nghiên cứu riêng và sâu sắc về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và nghiên cứu nội dung một số Công ước tiêu biểu về lao động di trú, Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá của tác giả về hiệu quả thực thi của pháp luật Việt Nam vàmức độ hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo đảm quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
* Đóng góp của đề tài:
- Đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động
nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trang 114 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật quốc tế về lao động di trú và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực trạng hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế mà chủ yếu là một số Công ước của Liên Hợp Quốc
và ILO liên quan đến bảo vệ quyền của lao động nữ di trú;pháp luật Việt Nam
và thực trạng, trong đótập trung chủ yếu ở những quy định cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
5 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật liên quan, tiêu biểu như:
- Luận văn thạc sỹ luật học (2010), “Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, của Lô Thị Phương Châm - học viên chuyên ngành
Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã đưa ra những nghiên cứu cơ sở lý luận của việc bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của tiến trình
di cư và đưa ra các biện pháp hoàn thiện
- Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “Bảo vệ quyền và lợi ích của người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước hữu quan”, của Hoàng Kim Khuyên - học viên chuyên
ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã thành công trong việc phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản trong tư pháp quốc tế
Trang 12về bảo vệ quyền và lợi ích của của người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thực trạng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật của Đài Loan, Hàn Quốc và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện
- Luận văn thạc sỹ luật học (2013), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài”, của Hà Thị Nguyệt Quế -
học viên chuyên ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn chủ yếu nghiên hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về bảo
vệ lao động nữ; một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bảo vệ phụ nữ, lao động nữ; hoạt động quản lý nhà nước về lao động; đề tài tập trung vào một số quyền của lao động nữ cần có cơ chế bảo vệ kịp thời như bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, chế độ chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động
- Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam”, của Bùi Thị Hòa – học viên chuyên ngành Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đề cập đồng thời pháp luật về quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ góc
độ pháp luật về lao động di trú, đưa ra những nhận xét, đánh giá của tác giả về mức độ hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo đảm quyền của người lao động di trú
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, “Lao động di trú trong pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011
Cuốn sách này bao gồm một số bài viết, công trình nghiên cứu của các giảng viên của Khoa Luật và một số chuyên gia bên ngoài về những vấn đề liên quan đến lao động di trú như xu hướng lao động di trú toàn cầu, khuôn khổ pháp lý quốc tế về lao động di trú, bảo vệ lao động di trú ở khu vực Đông Nam Á, tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam
Trang 13- Trung tâm Quyền con người – Quyền công dân thuộc Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), “Bảo đảm
quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2013 Cuốn sách đã đánh giá những thành tựu cũng như những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động, đặc biệt chương VII đã đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền của người lao động di trú trong pháp luật lao động Việt Nam
6 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
- Pháp luật Việt Nam và thực trạng về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực trạng hiện nay
- Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền của lao động nữ di trú
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh
7 Kết cấu của luận văn
Trang 14Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn bao gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng
Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động
nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và một số giải pháp nhằm bảo
vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở
NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
1.1 Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ
Thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài” được sử dụng chính thức lần đầu tiên trong Nghị định số
370/HĐBT ngày 09/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Sau đó, Bộ luật lao động năm 1994 được ban hành đã sử dụng thuật ngữ “đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” và được sử dụng phổ
biến trong các văn bản pháp luật của Việt Nam
Hiện nay trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, hai thuật ngữ chính thức được sử dụng song song là
“đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” và
“xuất khẩu lao động” Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng 2006 và các văn bản hướng dẫn, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hiểu
là hoạt động cá nhân tự đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc
là hoạt động được tiến hành bởi các doanh nghiệp, tổ chức nhằm đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trên cơ sở sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam Kết quả của hoạt động này là các quan hệ lao động được hình thành giữa người lao động Việt Nam và doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài là người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động giữa các bên
Trang 16Về việc sử dụng thuật ngữ “xuất khẩu lao động”, trong một số văn bản
pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài đã sử dụng thuật ngữ này để thay thế cho thuật ngữ “đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” Mặc dù về mặt bản
chất, sức lao động cũng được xem như một loại hàng hóa, tuy nhiên đây không phải là một loại hàng hóa thông thường mà đó là tài sản vô hình tồn tại bên trong người lao động và gắn liền với nhân thân, vì thế nên việc dùng cụm
từ “xuất khẩu” có hàm ý coi sức lao động như một loại hàng hóa thông
thường có thể vận chuyển được dường như chưa phù hợp Hơn nữa, cả cụm từ
“xuất khẩu lao động” rất dễ gây hiểu lầm rằng người lao động chính là hàng
hóa có thể xuất khẩu được Vì vậy, có lẽ trong các văn bản pháp luật chỉ nên
sử dụng thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng” để có thể phù hợp và làm rõ bản chất của hoạt động này
Ở cấp độ quốc tế, thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn kiện
pháp lý quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia khác là “lao động di cư” hoặc “lao động di trú” (migrant workers) Hai khái niệm “di trú” và “di cư” không có sự phân biệt rõ ràng, đều được dịch từ thuật ngữ “Migrant worker”
nhưng khi dịch sang tiếng Việt có hai cách dịch khác nhau Điều 2 của Công ước quốc tế về bảo vệ người lao động di trú và thành viên gia đình của họ
(ICRMW) định nghĩa: Người lao động di trú là một người đã, đang và sẽ làm
một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân Có thể hiểu thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng người lao động từ
nước này sang nước khác làm việc trong một thời gian nhất định, những người lao động di trú thường không có ý định ở lại lâu dài tại quốc gia hoặc vùng nơi họ làm việc và thuật ngữ này không bao hàm người lao động đến làm việc ở một nơi khác vẫn thuộc nước mà người đó là công dân bởi người lao động di chuyển để làm việc trong phạm vi một quốc gia là vấn đề mang
Trang 17tính nội bộ của quốc gia đó nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Công
ước “Lao động di trú” mang tính đa dạng, bao gồm cả hình thức đi làm việc
ở nước ngoài một cách hợp pháp thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp,
tổ chức và hình thức bất hợp pháp như vượt biên bằng đường bộ, đường thủy
ra nước ngoài làm việc hoặc đi du lịch để tìm cách trốn ở lại Trong phạm vi
của luận văn này, thuật ngữ “lao động di trú” và “lao động nữ di trú” (women migrant workers) cũng được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “lao động đi làm
việc ở nước ngoài” và “lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài” trong một số
tình huống nhất định
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một quy trình gồm nhiều giai đoạn, nhiều chủ thể khác nhau tham gia bao gồm: a) Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; b) Doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ; c)
Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động
Trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì hoạt động dịch vụ do các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện
là chủ yếu Hoạt động này bắt đầu từ khi chủ thể làm dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài tiến hành các hoạt động tuyển dụng lao động Việt Nam để giới thiệu cho các đối tác nước ngoài đang có nhu cầu sử dụng lao động Sau,
đó chủ thể làm dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài sẽ tổ chức các hoạt động đào tạo hoặc dạy nghề cho người lao động để họ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết Đồng thời, chủ thể làm dịch vụ đưa lao động đi nước ngoài cũng phải tiến hành các thủ tục cần thiết để người lao động có thể xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động Cuối cùng, sau khi người lao động đã chấm dứt việc thực hiện hợp đồng lao động tại nước ngoài thì họ sẽ quay trở về Việt Nam
Trang 181.1.2 Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Thứ nhất, quan hệ phát sinh trong hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài là một loại quan hệ phát sinh trong lĩnh vực lao động, vì vậy nó được điều chỉnh bởi pháp luật lao động Bên cạnh đó, hoạt động này còn chịu sự điều chỉnh của luật dân sự (về hợp đồng, bảo lãnh, tiền
ký quỹ, ), luật hành chính (về vấn đề xuất, nhập cảnh, xử lý vi phạm hành chính), luật hình sự (đối với các vi phạm hình sự), luật tố tụng dân sự (đối với vấn đề giải quyết tranh chấp),
Thứ hai, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài là một hoạt động mang tính chất kinh tế - xã hội Trước hết, đây là một hoạt động mang tính chất kinh tế vì đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vấn đề lao động của nước phái cử cũng như nước tiếp nhận lao động, làm tăng nguồn ngoại tệ và mang đến nhiều lợi ích kinh tế khác, hoạt động này chịu sự điều tiết và ảnh hưởng của các quy luật kinh tế thị trường Đồng thời hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng là hoạt động liên quan trực tiếp đến người lao động nên cũng gắn liền với cuộc sống của họ Do vậy, các chính sách của pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải kết hợp với chính sách xã hội để có thể bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
Thứ ba, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài không thể tách rời lợi ích của Nhà nước Trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì lợi ích của người lao động chính
là các khoản thu nhập, còn đối với các doanh nghiệp là khoản thu được từ các hoạt động dịch vụ Ngoài lợi ích trực tiếp đối với người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì lợi ích của Nhà nước
Trang 19cũng cần được tính đến, thể hiện ở khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về nước cũng như thuế thu nhập Vì vậy nên các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cần phải đảm bảo sự hợp lý và hài hòa về lợi ích giữa các bên
1.1.3 Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Đối với người lao động, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cho chính bản thân người lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân
và gia đình của họ, thu nhập của lao động làm việc ở nước ngoài thường cao hơn nhiều lần so với lao động bình thường trong nước, số tiền tiết kiệm được sau vài năm làm việc là một con số không nhỏ
Đối với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đây là một hoạt động kinh doanh thuần tuý nên lợi ích mà họ đạt được là các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này
Đối với Nhà nước và xã hội, hoạt động đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn ngoại tệ quốc gia và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam
có nguồn lao động dồi dào và trẻ Việc thực hiện chính sách đưa người lao động ra nước ngoài làm việc sẽ tạo cơ hội để sử dụng số lao động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho người lao động; đồng thời góp phần làm tăng thu nhập quốc gia Lượng kiều hối của Việt Nam năm 2016 là hơn 13 tỷ đô la Mỹ, chiếm 6,7% GDP Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 11 trong tổng số các quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất, là một trong những quốc gia có thu nhập lớn
từ xuất khẩu lao động [39]
Ngoài ra, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng lao động Khi đi làm việc
Trang 20ở nước ngoài, người lao động được trang bị một khối lượng kiến thức học vấn
và ngoại ngữ cơ bản Khi được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp của họ ngày càng được nâng cao Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc, trình độ ngoại ngữ và vốn hiểu biết của người lao động được nâng cao vượt bậc
1.2 Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.2.1 Khái niệm lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể
về lao động nữ Việt Nam nói chung và lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng Xét dưới góc độ sinh học, lao động nữ có thể hiểu là người lao động có “giới tính nữ”, sự khác biệt về giới là đặc điểm riêng biệt nhất để phân biệt lao động nữ và lao động nam Xét về mặt pháp lý,
Bộ luật lao động 2012 quy định “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở
lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương
và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”, như vậy pháp
luật Việt Nam quy định người lao động chỉ cần đủ 15 tuổi trở lên, tuy nhiên quy định về độ tuổi tại các nước tiếp nhận người lao động là khác nhau, đa số đều quy định phải đủ 18 tuổi trở lên Khoản 1, Điều 3, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 quy định người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “là công dân Việt
Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này”, từ đó có thể định nghĩa lao động nữ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: Lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, mang giới tính
nữ, từ đủ 15 tuổi trở lên (hoặc nhiều hơn theo quy định của nước tiếp nhận lao
Trang 21động), cư trú tại Việt Nam, có khả năng lao động, có đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài và được trả lương, chịu sự quản lý của người sử dụng lao động và các bên liên quan
1.2.2 Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Lao động nữ chiếm khoảng một phần ba tổng số lao động Việt Nam ở nước ngoài
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong 3 năm 2014-2016, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài xấp xỉ
350 nghìn người Riêng năm 2016 đã có 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong đó, có 46.029 là lao động nữ, chiếm 36,45% tổng
số lao động[24]
Tuổi, học vấn và cơ cấu ngành nghề
Tài liệu tóm tắt của Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc năm
2010 về quyền con người của phụ nữ trong khu vực ASEAN cho biết đa số lao động nữ di cư thường còn trẻ và nghèo, tuổi từ 20-39 khi di cư [18] Về trình độ văn hóa, lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông và thường làm các ngành nghề gắn chặt với nữ giới như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, công nhân điện tử, công nhân may,…Đa phần lao động nữ đều có học vấn không cao, không được tham gia các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về nghề nghiệp và thiếu kiến thức về pháp luật, lao động nữ có trình độ chuyên môn cao chỉ chiếm số lượng rất nhỏ
Thị trường lao động chủ yếu là các nước châu Á có thu nhập trung bình
Lao động nữ Việt Nam đi làm việc chủ yếu ở 3 thị trường trọng điểm là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc Ngoài ra còn một nước khác như Ma-lai-xi-
Trang 22a, A-rập Xê-út, Lào,… Thu nhập của người lao động ở các thị trường này mặc
dù ổn định nhưng chỉ ở mức trung bình, không cao như thu nhập ở một số nước như Ô-xtơ-rây-li-a hay CHLB Đức
Bảng 1: Tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài/vùng
lãnh thổ bên ngoài và mức thu nhập trung bình hàng tháng năm 2014 [8]
Lương trung bình (USD/tháng)
Thu nhập khác trung bình (USD/tháng)
Trang 231.2.3 Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của lao động nữ
Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức được quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau [4; Điều 6]:
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
- Hợp đồng cá nhân
Ngoài ra, thực tế hiện nay còn một hình thức với tên gọi mới là tu nghiệp sinh hay thực tập sinh Đây thực chất cũng là một hình thức người lao
Trang 24động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ nhưng khác biệt ở chỗ đây là chương trình đào đạo do chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc viện trợ giúp đỡ để tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, tuy nhiên chương trình này rất khắt khe trong việc tuyển chọn người lao động, yêu cầu cao về ngoại ngữ và những quy định nghiêm ngặt khi làm việc
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được chủ yếu thoả thuận trong ba loại hợp đồng cơ bản sau đây [4; Điều 3]:
- Hợp đồng cung ứng lao động giữa doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người sử dụng lao động
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động Việt Nam
- Hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động
1.2.4 Đặc điểm một số quốc gia tập trung lao động nữ Việt Nam đi làm việc
3 quốc gia Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay là 3 thị trường trọng điểm, nơi có nhiều lao động nữ Việt Nam làm việc nhất Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước trong năm 2016, trên tổng số 126.296 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có 68.244 người lao động
đi làm việc ở Đài Loan, 39.938 người lao động đi làm việc ở Nhật Bản và 8.482 người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc [24]
Lý do 3 quốc gia trên trở thành thị trường trọng điểm đối với lao động Việt Nam là vì những sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý gần và thu nhập trung bình, ổn định
1.2.4.1 Đài Loan
Trang 25Đài Loan là một hòn đảo cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Quốc khoảng 160 km Đài Loan được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Phi-líp-pin 350 km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc Đài Loan có diện tích 35.883 km2, dân số tính đến năm 2011 ước tính khoảng 23,2 triệu người, ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tâp quán của người Việt Nam, thời gian tính theo cả dương lịch và âm lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu
Lao động nữ Việt Nam làm việc tại Đài Loan chủ yếu làm giúp việc trong các gia đình hay làm hộ lý, điều dưỡng viên tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người bệnh So với các thị trường lao động khác,
tỷ lệ lao động nữ Việt Nam làm việc ở thị trường Đài Loan đông nhất và tình trạng làm việc ổn định hơn vì mức thu nhập khá, chi phí sinh hoạt rẻ, thị trường lao động Đài Loan có yêu cầu tuyển chọn không khắt khe như một số thị trường khác, ngay cả lao động phổ thông chưa có tay nghề vẫn có rất nhiều cơ hội được đi lao động Đặc biệt với những lao động có tay nghề, cơ hội đi làm việc gần như là 100% Trung bình lao động từ khi nhập học đến thời điểm xuất cảnh chỉ vào khoảng 2 đến 4 tháng, thậm chí nhanh hơn
Từ ngày 01/07/2015, mức lương cơ bản của người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c tại Đài Loan sẽ được tăng lên 20.008 đài tệ/tháng (khoảng 14 triệu đồng), chưa tính làm thêm Song song với việc tăng lương cơ bản thì mức phí BHYT
và BHLĐ cho người lao đô ̣ng làm viê ̣c ta ̣i Đài Loan cũng được tăng theo Với những chính sách tăng lương cơ bản và tăng mức phí đóng BHYT , BHLĐ giúp cải thiện đời sống cho người lao động, Đài Loan vẫn là thị trường hấp
dẫn và thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều lao động Việt Nam [19]
Trang 261.2.4.2 Hàn Quốc
Hàn Quốc hay Đại Hàn Dân Quốc là một quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên trong khu vực Đông Bắc Á (phía nam vĩ tuyến 38), phía bắc tiếp giáp với CHDCND Triều Tiên, phía Đông giáp biển Đông (còn gọi là biển Nhật Bản), phía Nam và phía Tây giáp với biển Hoàng Hải Ngôn ngữ chính và là duy nhất của Hàn Quốc là tiếng Hàn Quốc hay còn gọi là tiếng Triều Tiên, sử dụng chữ viết Hangul Diện tích Hàn Quốc là 100.032 km2 , dân số là hơn 48,58 triệu người và là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 3 trên thế giới, Hàn Quốc có 8 tỉnh và 7 thành phố, thủ đô là Seoul
Trước năm 2004, lao động Việt Nam sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh thông qua một số doanh nghiệp dịch vụ Năm 2004, theo Luật cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài của Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận về đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận, người lao động chỉ phải chịu chi phí khoảng 700 USD trước khi đi Người lao động phải vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn; Sau đó được làm hồ sơ dự tuyển để chủ sử dụng lựa chọn
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, đã có gần 40 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc [8] Lao động nữ Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong các nhà máy công nghiệp (khoảng 87%), số còn lại làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và thủy sản Người lao động làm việc tại Hàn Quốc có điều kiện bảo đảm, việc làm ổn định và thu nhập cao, bình quân khoảng hơn 1.000 USD/tháng [20]
1.2.4.3 Nhật Bản
Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska Nhật Bản có diện tích khoảng 377.829 km², là một quốc gia nhỏ hẹp, chiều dài từ Bắc tới Nam khoảng 3.500km, do địa hình nhiều đồi núi nên Nhật Bản chỉ có rất ít đất có
Trang 27thể dùng để trồng trọt Năm 2012, Nhật Bản có khoảng 127,37 triệu dân Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Nhật
Với đặc điểm về dân số già, thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động trẻ trong nhiều ngành nghề lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, hộ lý – điều dưỡng viên…Nhật Bản đang là thị trường lao động lý tưởng số 1 cho lao động Việt Nam Lao động tại Nhật Bản đem đến nhiều yếu tố thuận lợi như thu nhập cao, mức lương cơ bản trung bình của lao động Việt Nam tại Nhật
từ khoảng 20-40 triệu đồng/tháng, bên cạnh đó là chế độ bảo hiểm - an sinh
xã hội tốt Tuy nhiên, điều kiện tuyển chọn là rất khắt khe, trung bình một lao động muốn đi làm việt tại Nhật phải trải qua thi tuyển ngoại ngữ cùng tay nghề, thời gian từ lúc học ngoại ngữ đến lúc xuất cảnh vào khoảng 8 đến
10 tháng
Việt Nam chính thức đưa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật Bản từ năm 1992 trong khuôn khổ bản ghi nhớ về “Chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) Thông qua Chương trình này, Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nghề nhằm giúp thanh niên Việt Nam nâng cao tay nghề, tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại để khi trở về nước góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước
Bên cạnh quan hệ hợp tác với JITCO, từ cuối năm 2005, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký Bản Thỏa thuận với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM JAPAN) Thực tập sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản theo chương trình này hầu như không phải đóng các chi phí trước khi xuất cảnh, ngoại trừ các khoản chi phí khám sức khoẻ, lệ phí làm hộ chiếu và visa, chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo trước phái cử Ngoài ra, từ năm
2012, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Trang 28(VJEPA), hai Bên đã thống nhất triển khai Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản Việt Nam là nước thứ ba, sau Phillipines và Indonesia, chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản - quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế [21]
1.2.5 Sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Trước tiên, cần phải làm rõ nội dung về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài trước khi lí giải tại sao phải bảo vệ những quyền đó
Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài là những người lao động di trú,
vì vậy họ có tư cách được hưởng những quyền của người lao động di trú Quyền của người lao động di trú vừa mang những đặc tính chung của quyền con người và những đặc điểm đặc thù của người lao động di trú, đó là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của người lao động di trú được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật của mỗi quốc gia và trong nhiều văn kiện pháp lý quốc
tế như Hiến chương Liên hợp quốc; Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966; Công ước ILO số 97, 143; Công ước ICRMW;…Các Công ước này đề cập đến những quyền của người lao động di trú, từ những quyền cơ bản như quyền sống, quyền lao động, quyền được giáo dục cho đến những quyền mang tính đặc thù của người lao động di trú như quyền không bị tịch thu các giấy tờ tùy thân; quyền yêu cầu sự bảo vệ và trợ giúp của cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan ngoại giao của nước mình tại nước sở tại; …Ngoài ra, các quyền này cũng được ghi nhận trong những điều ước song phương, đa phương và khu vực khác nhau
Bên cạnh việc được hưởng các quyền với tư cách là người lao động di trú, lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài còn được hưởng các quyền con
Trang 29người với tư cách là phụ nữ - nhóm đông nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương Từ các nguồn tài liệu khác nhau về quyền con người, có thể hiểu rằng khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương gồm những nhóm, cộng đồng có
vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác [14; tr.24] Đối với những lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài thì nguy cơ này còn trở nên cao hơn so với những lao động ở trong nước do phải sống và làm việc trong môi trường khác biệt Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài phải đối mặt với hai hình thức phân biệt đối xử, đó là sự phân biệt đối xử như một người không phải là công dân của quốc gia nơi họ làm việc và sự phân biệt đối xử như là một phụ nữ [30].Quyền con người của phụ nữ cũng được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác nhau Lời nói đầu của Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 đã khẳng định sự bình đẳng về các quyền giữa nam và nữ, nguyên tắc bình đẳng nam nữ cũng được khẳng định trong cả hai điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người năm 1966, một số công ước tiêu biểu khác ghi nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ như Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957, đặc biệt Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 1979 (CEDAW) đề ra những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc thụ hưởng các quyền con người mà họ đã được thừa nhận trong những điều ước quốc tế trước đó
Như vậy, có thể nhận định rằng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài
có các quyền và lợi ích hợp pháp được thừa nhận và bảo vệ không chỉ bởi pháp luật của mỗi quốc gia mà còn bởi pháp luật quốc tế, đặc biệt là các
Trang 30quyền con người của nhóm chủ thể này Đối với lao động nữ Việt Nam, đi làm việc ở nước ngoài sẽ mang lại nhiều thuận lợi về mặt kinh tế Phần lớn lao động nữ xuất thân từ nông thôn và làm nông nghiệp, do vậy cơ hội được
đi làm việc ở nước ngoài sẽ góp phần cải thiện rất lớn kinh tế của bản thân cũng như gia đình người lao động Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền con người cơ bản của lao động nữ Danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của lao động nữ làm việc ở nước ngoài luôn đặt dưới nguy cơ có thể bị xâm phạm Có thể nói, việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là hết sức cần thiết vì một số
lý do sau:
- Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do đặc thù công việc thường phải làm đơn lẻ như giúp việc trong các gia đình hay hộ lý, y tá chăm sóc người bệnh tại các viện dưỡng lão cũng như đặc thù về thể chất hạn chế trong khả năng tự bảo vệ bản thân so với lao động nam giới nên lao động nữ nhiều khả năng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các hình thức khác nhau của ngược đãi và lạm dụng hơn so với nam giới (ví dụ như bạo lực tại nơi làm việc, hạn chế tự do đi lại, điều kiện sống không tốt, xâm hại tình dục)
- Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài có ít cơ hội làm việc hơn so với lao động nam giới, chủ yếu là làm các công việc yêu cầu tay nghề thấp và mức thu nhập cũng không cao như giúp việc gia đình, hộ lý
- Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cùng một lúc chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau gồm các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước người lao động đến làm việc, ngoài ra còn có các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam, nước tiếp nhận lao động
là thành viên Tuy nhiên, các điều kiện liên quan đến những quyền lợi trực tiếp cho lao động nữ trong một thời gian dài sinh sống và làm việc ở nước
Trang 31ngoài như thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương thì lại không thuộc phạm
vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam Đây có thể nói là điểm khác biệt đặc thù của việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài so với việc bảo
vệ người lao động làm việc trong nước Nhà nước có thể dễ dàng sử dụng tối
đa quyền lực của mình để bảo vệ người lao động làm việc ở trong nước mỗi khi quyền lợi chính đáng của họ bị xâm phạm Do vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia nên hầu như quốc gia gửi lao động chỉ làm tốt việc bảo vệ lao động của mình trong giai đoạn chuẩn bị trước khi ra nước ngoài còn khi người lao động đang làm việc ở nước ngoài thì việc bảo vệ tương đối khó khăn và phức tạp
- Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài là góp phần tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, khẳng định vai trò của quản lý nhà nước, duy trì mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các quốc gia tiếp nhận lao động, bảo vệ nền kinh tế Việt Nam, bảo hộ công dân Việt Nam
Trang 32Chương 2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
2.1 Pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài
2.1.1 Khái quát pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ di trú
Kể từ cuối thế kỷ XX, do sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa, tình trạng di
cư lao động từ nước này sang nước khác để làm việc hay còn gọi là tình trạng
di trú lao động đã xảy ra và trở thành một vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) vào năm 2015, có khoảng 244 triệu người đang làm việc ở nước ngoài trên tổng số 7,3 tỉ người, chiếm khoảng 3,3 % tổng dân số thế giới [33] Toàn cầu hoá đã góp phần làm tăng lượng lao động di cư từ các nước có cơ hội kinh tế hạn chế để lấp đầy khoảng trống ở các quốc gia có nguồn cung lao động suy giảm Mặc dù toàn cầu hóa có thể thúc đẩy thương mại và đầu tư, nhưng nó không tạo ra một môi trường được bảo vệ về an ninh, kinh tế, xã hội và thể chất của những người lao động nhập cư Điều này thậm chí còn rõ ràng hơn khi đề cập đến những lao động nhập cư là nữ, với một số lượng đang gia tăng, chiếm khoảng 48% tổng số lao động di trú trên thế giới vào năm 2015 [36; page 7]
Lao động nữ chiếm khoảng một nửa trong số 244 triệu người di cư trên toàn thế giới [38; page 1].Bằng cách tạo ra các cơ hội kinh tế mới, di cư có thể thúc đẩy sự độc lập về kinh tế và địa vị cho những người lao động nữ Nhiều nghiên cứu cho thấy lao động nữ di trú đóng góp vào sự phát triển của
cả hai nước, nước gửi và nước nhận tiền gửi về từ thu nhập của họ, lượng kiều hối này chiếm khoảng 10% GDP ở một số quốc gia Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới vào năm 2016, lượng kiều hối ước tính trên toàn thế giới là 575
tỷ đô la Mỹ [39] Những khoản đầu tư bằng tiền này được sử dụng cho thực
Trang 33phẩm, nhà ở, giáo dục và dịch vụ y tế cùng với những kỹ năng thu được sau khi trở về nước, có thể góp phần đáng kể vào việc giảm nghèo và các mục tiêu phát triển đất nước
Tuy nhiên, khi mà di cư có thể mang lại việc làm và cơ hội mới, thì nó cũng đồng thời gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho lao động nữ di trú, từ việc bị bóc lột cho đến xâm hại tình dục Phụ nữ di cư khác biệt với nam giới; từ những quyết định di cư, tuyển dụng của họ, đến các lĩnh vực mà họ đang làm việc, rủi ro họ phải đối mặt Lao động nữ di trú có xu hướng tập trung vào các ngành nghề đặc thù liên quan đến phụ nữ, nhiều lao động nữ tham gia vào các công việc không ổn định trong sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ và chiếm đến 80% ngành chăm sóc, bao gồm chăm sóc người cao tuổi và các công việc liên quan khác trong gia đình [31; page 3] Lao động nữ di trú thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội, các biện pháp bảo vệ bởi pháp luật và có thể bị lạm dụng, ngược đãi Một số ví dụ về hành động ngược đãi bao gồm: không được trả lương, khấu trừ tiền lương, bị kiểm soát hoặc hạn chế quyền tự do đi lại, thu hộ chiếu và các tài liệu nhận dạng khác, làm việc
cả tuần mà không có ngày nghỉ, điều kiện sống nghèo nàn không đủ thực phẩm và nước, xâm phạm tính toàn vẹn về thể chất và tinh thần như hăm dọa, nhục mạ, đánh đập và tồi tệ nhất là rơi vào tình trạng nô lệ tình dục [28]
ILO là thành viên duy nhất của Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ theo hiến chương thành lập trong việc bảo vệ người lao động di trú [29] Nhiệm vụ này
đã được tái khẳng định bởi Tuyên bố Philadelphia năm 1944 và Tuyên bố năm 1998 về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc Kể từ khi thành lập năm 1919, ILO đã đi tiên phong trong các công ước quốc tế về cả chính sách di cư và bảo vệ lao động di trú Tất cả bốn lĩnh vực của ILO bao gồm tiêu chuẩn, việc làm, bảo trợ xã hội và đối thoại xã hội đều nhằm đảm bảo công việc đàng hoàng cho tất cả mọi người ILO đã áp dụng cách tiếp cận dựa
Trang 34trên quyền đối với di dân lao động và chủ động thúc đẩy đối thoại xã hội trong chính sách di cư lao động liên quan đến chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động Điều ước có thể coi là đầu tiên về lĩnh vực này của ILO là Công ước di trú vì việc làm, được thông qua tại Kỳ họp thứ 25 ngày 8/6/1939 của ILO, sau đó được sửa đổi bằng Công ước về lao động di trú (Công ước số 97 năm 1949) Tuy nhiên, Công ước này mới chỉ đề cập đến những người lao động di trú một cách chung nhất chứ chưa chú ý đến những quyền riêng của lao động nữ di trú Công ước số 97 yêu cầu các quốc gia thành viên phải đối xử với những người lao động di trú một cách bình đẳng như những người lao động là công dân của nước mình Sau đó, 2 điều ước được ILO thông qua là Công ước số 100 về trả lương bình đẳng vào năm
1951 và Công ước số 111 về kỳ thị trong việc làm và nghề nghiệp đã có những khía cạnh liên quan đến bảo vệ quyền lợi riêng của lao động nữ như đảm bảo nguyên tắc trả lương bình đẳng cho người lao động nam và nữ khi
họ làm những việc có giá trị tương đương với nhau hay xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới tính trong việc làm, nghề nghiệp
Bên cạnh ILO, một số tổ chức quốc tế khác cũng đã thông qua những văn kiện pháp lý điều chỉnh vấn đề bảo vệ lao động nữ di trú Liên Hợp Quốc
đã có 2 điều ước rất quan trọng trong vấn đề này, đó là Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ năm 1990 và đặc biệt là Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ CEDAW năm 1979 cùng với Khuyến nghị chung số 26 của Ủy ban CEDAW, trong đó khẳng định quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ nói chung và lao động nữ di trú nói riêng
Đến nay, đã có hàng trăm văn kiện pháp lý được thông qua về vấn đề lao động di trú, dưới đây là một số văn kiện do Liên Hợp Quốc và ILO thông qua
có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ di trú:
Trang 35- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948
- Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) và Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR)
- Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965 (ICERD)
- Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ 1979 (CEDAW)
- Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ 1990
- Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em 2000
- Công ước ILO: số 97 về di trú tìm việc làm (sửa đổi) 1949, số 100 về trả lương bình đẳng 1951, số 111 về kỳ thị trong việc làm và nghề nghiệp, số
143 về người lao động di trú 1975;
Nội dung của các văn kiện pháp lý trên chủ yếu tập trung vào việc xác lập các quyền (ví dụ như quyền bình đẳng về việc làm và lao động, quyền được tiếp cận dịch vụ y tế,…) và thúc đẩy bảo vệ lao động nữ di trú khỏi sự phân biệt đối xử và ngược đãi
2.1.2 Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú
Trong số các văn kiện của ILO, bên cạnh Công ước số 97 và và Công ước số 143 về lao động di trú nói chung, còn có hai Công ước là Công ước số
100 năm 1951 về Trả lương bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau và Công ước số 111 năm 1958 về Kỳ thị trong Việc làm và Nghề nghiệp đã đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Đây là 2 công ước thuộc 8 Công ước cơ bản của ILO, thể hiện quan điểm của các quốc gia thành viên về những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản nhất trong
Trang 36quan hệ lao động mà các quốc gia thành viên cần tuân thủ, có thể sử dụng như
là một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ di trú
2.1.2.1 Công ước số 97 về Người lao động di trú năm 1939(Việt Nam chưa phê chuẩn)
Các quốc gia thành viên của Công ước có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc di trú để lao động bằng cách thiết lập và duy trì sự giúp đỡ và dịch vụ thông tin miễn phí cho những người lao động di cư cũng như có biện pháp chống lại những tuyên truyền sai lầm về vấn đề di trú và xuất nhập cảnh Công ước cũng quy định về những dịch vụ y tế thích hợp cho người lao động
di cư và sự chuyển giao tiền thu nhập cũng như tiền tiết kiệm của họ Công ước đưa ra một nguyên tắc quan trọng, đó là trong một số lĩnh vực như điều kiện làm việc, quyền tự do thành lập hội và an sinh xã hội thì các quốc gia phải đối xử với người lao động di trú không kém thuận lợi hơn cách đối xử với người lao động là công dân của quốc gia đó
2.1.2.2 Công ước số 143 về Người lao động di trú (Việt Nam chưa phê
chuẩn)
Công ước đưa ra các biện pháp phòng chống việc di cư lén lút và bất hợp pháp đồng thời khẳng định nghĩa vụ bảo vệ các quyền con người cơ bản của tất cả mọi người lao động di trú Công ước quy định quốc gia thành viên phải bảo đảm bằng luật pháp trong lãnh thổ của họ sự bình đẳng giữa những người lao đông di trú hợp pháp và những người lao động là công dân của quốc gia đó, để cho người lao động di trú hợp pháp được bình đẳng về cơ hội
và về cách đối xử trong lãnh vực việc làm và nghề nghiệp, an sinh xã hội, công đoàn, các quyền văn hóa, và các quyền tự do của cá nhân cũng như của tập thể những người lao động di cư hoặc thân nhân của họ
2.1.2.3 Công ước số 100 năm 1951 về Trả lương bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau (Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 7/10/1997)
Trang 37Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 7/10/1997 Công ước
số 100 của ILO đề nghị các quốc gia thành viên phải bảo đảm việc áp dụng nguyên tắc trả lương bình đẳng cho người lao động nam và nữ khi họ làm những việc có giá trị tương đương với nhau Danh từ "trả lương" được hiểu theo nghĩa rộng là tiền lương hoặc tiền thù lao bình thường, cơ bản hoặc tối thiểu, và tất cả mọi phụ phí mà người chủ sử dụng lao động trả trực tiếp hay gián tiếp, dù bằng tiền mặt hay bằng hiện vật phát sinh từ việc làm của người lao động
Nguyên tắc cơ bản của Công ước được ghi nhận ở Điều 2, theo đó các nước thành viên phải áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau
Để đảm bảo nguyên tắc trên được thực thi trên thực tế, Công ước nêu
rõ các hình thức áp dụng gồm: a) bằng pháp luật hoặc pháp quy; b) hoặc bằng mọi cơ chế ấn định việc trả công đã được thiết lập hay công nhận theo pháp luật; c) hoặc bằng các thỏa ước tập thể mà người sử dụng lao động và người lao động đã cùng nhau ký kết; d) hoặc bằng sự kết hợp những loại biện pháp đó
Tuy nhiên, Công ước chỉ quy định các nước thành viên sẽ tùy nghi cộng tác với các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động để thực hiện có hiệu quả những quy định của Công ước Do vậy mà mức độ ràng buộc của Công ước không cao, không mang tính bắt buộc phải hành động với các quốc gia thành viên
2.1.2.4 Công ước số 111 năm 1958 về Kỳ thị trong Việc làm và Nghề nghiệp (Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 7/10/1997)
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 7/10/1997 Công ước
đòi hỏi các quốc gia thành viên khi đã tham gia công ước phải theo đuổi chính
Trang 38sách nhằm tăng cường sự bình đẳng về cơ hội và xoá bỏ sự phân biệt đối xử
về giới tính trong việc làm, nghề nghiệp đối với người lao động
Theo Công ước, các quốc gia thành viên tham gia Công ước phải áp dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện và thực tiễn của nước mình nhằm đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội và chế độ đãi ngộ liên quan đến nghề nghiệp
và việc làm trên cơ sở xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử có liên quan
“Phân biệt đối xử” trong việc làm và nghề nghiệp theo Công ước được
hiểu là:
- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm, nghề nghiệp
- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử mà nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động (nếu có) và của các tổ chức thích hợp khác
Theo điều 3 Công ước, các quốc gia thành viên tham gia Công ước còn phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm quy định trong luật và thực hiện các chương trình giáo dục nhằm đảm bảo việc tuân thủ và sự tôn trọng sự bình đẳng về nghề nghiệp và việc làm
2.1.3 Nội dung một số Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ lao động nữ
di trú
2.1.3.1 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ 1990 (Việt Nam chưa tham gia Công ước)
a Lịch sử hình thành Công ước
Trang 39Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ là một trong những điều ước quan trọng nhất về bảo vệ quyền của người lao động di trú Ý tưởng về việc soạn thảo một công ước quốc tế về người lao động di trú được bắt đầu từ đề xuất của Hội nghị thế giới lần thứ nhất về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự phân biệt đối xử về chủng tộc tại Geneva năm 1978 Đề xuất này sau đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 33/163 của Đại hội đồng về các biện pháp để thúc đẩy các quyền con người và nhân phẩm cho lao động di cư Sau đó, Nhóm công tác mở về soạn thảo công ước do Mexico chủ trì được thành lập năm 1980 Sau 10 năm chuẩn bị, Công ước được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18/12/1990 theo Nghị quyết 45/158 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 Tính đến ngày 31/5/2017, đã có 51 quốc gia là thành viên của Công ước này (Việt Nam chưa tham gia)
b Mục đích và các nguyên tắc cơ bản của Công ước
Công ước ICRMW đã xây dựng các chuẩn mực bắt buộc về đối xử, công việc, quyền của những người lao động di cư nhằm chấm dứt tình trạng bóc lột đối với những người lao động di cư vẫn thường xảy ra từ trước đến nay Thông qua Công ước này, quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình được đề cập một cách sâu sắc và đầy đủ từ các quyền về dân sự, chính trị, lao động, kinh tế, xã hội văn hóa cho đến các quyền mang tính chất đặc trưng của người lao động di cư Công ước đã có một số nội dung quan trọng liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của lao động di trú nói chung
và lao động nữ di trú nói riêng
Điều 1 và Điều 7 của Công ước nêu rõ, việc áp dụng Công ước cũng như việc tôn trọng và đảm bảo các quyền được ghi nhận trong Công ước cần dựa trên nguyên tắc không có sự phân biệt nào về giới tính, chủng tộc, màu
da, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm
Trang 40khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, lứa tuổi, thành phần kinh tế, tài sản, tình trạng hôn nhân, nơi sinh hoặc những vấn đề khác Nguyên tắc này
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người lao động di trú vì họ là những người phải sống ở một quốc gia khác, trong một môi trường và xã hội khác, có nhiều sự biệt về ngôn ngữ, văn hóa,…do đó có nguy cơ dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối với lao động nữ
c Nội dung cơ bản của Công ước
Công ước đã đưa ra định nghĩa về “người lao động di trú” (migrant worker) tại Điều 2, theo đó, “người lao động di trú” được hiểu là những người “ đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia
mà người đó không phải là công dân” Định nghĩa này cụ thể hóa và bổ sung
một định nghĩa trước đó về người lao động di trú được đề cập trong Công ước
số 97 của ILO năm 1949 Theo Điều 11 Công ước số 97 của ILO, thuật ngữ người di trú vì việc làm được hiểu là một người di cư từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm việc làm, bao gồm bất kỳ người nào được tuyển dụng một cách lâu dài như là một người di trú vì việc làm Khái niệm này không bao hàm: (a) Những lao động qua lại ở các vùng biên giới; (b) Những nghệ sĩ và người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời gian ngắn; và (c) Các thủy thủ Như vậy, so với định nghĩa này, định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ mang tính chất cụ thể hơn, vì đã nêu ra 8 dạng người lao động di trú và 6 dạng người không được coi là lao động di trú [10; tr.32]
Công ước đã đề ra 3 nguyên tắc chỉ đạo bao gồm nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc các quyền được
áp dụng trong suốt quá trình di cư lao động Trong đó, nguyên tắc không phân biệt đối xử có thể coi là nguyên tắc có ý nghĩa lớn nhất đối với việc bảo vệ