1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng-Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Luật

124 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐẶNG PHƢỚC TÂM BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐẶNG PHƢỚC TÂM BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thu Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 7 1.1. Khái niệm ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng và bảo vệ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 7 1.1.1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 7 1.1.2. Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng . 14 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động đi làm việc nƣớc ngoài theo hợp đồng 17 1.2.1. Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm phát huy nhân tố con người, thể hiện tinh thần nhân đạo và đảm bảo công bằng xã hội 17 1.2.2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là lực lượng có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội chung của toàn cầu. 18 1.2.3. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro 19 1.3. Pháp luật về bảo vệ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 20 1.3.1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 20 1.3.2. Nội dung và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 21 1.4. Lƣợc sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 26 1.4.1. Giai đoạn năm 1980 – 1994 26 1.4.2. Giai đoạn năm 1994-2006 28 1.4.3. Từ năm 2006 đến nay 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 32 2.1. Nội dung bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 32 2.1.1. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 32 2.1.2. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 56 2.1.3. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam sau khi làm việc ở nước ngoài 79 2.2. Biện pháp bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 81 2.2.1. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài 81 2.2.2. Biện pháp bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài 85 2.2.3. Biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài 87 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 89 3.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 89 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 92 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 92 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 102 KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng và phân bố lao động theo nhu cầu thị trường đã trở thành hiện tượng tự nhiên, mang tính toàn cầu và tuân thủ quy luật kinh tế - dòng lao động sống sẽ chuyển dịch tới bất kỳ nơi nào mà ở đó có mức thù lao cao hơn. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm người lao động gửi về nước hơn 1,6 - 2 tỷ USD [40] và họ đang ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xã hội. Vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng vì đó mà được Đảng và nhà nước ta quan tâm rất nhiều. Công tác bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên thực tế vẫn còn vướng nhiều hạn chế, bất cập và tồn tại nhiều điểm nóng như tình trạng người lao động bị lừa đảo xuất khẩu lao động, bị thu phí dịch vụ, tiền môi giới quá cao so với quy định, không được giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu hoặc giáo dục định hướng không đến nơi đến chốn, công việc, thời gian, tiền lương lao động không đúng như trong hợp đồng, tình trạng lao động không có việc làm hay tình trạng người lao động bị chủ đánh đập, chửi bới, lăng mạ, bị xâm hại tình dục… Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hệ thống quy định pháp luật hiện hành của nước ta còn nhiều sơ hở, chưa phù hợp với thực tiễn, người lao động thiếu hiểu biết pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc nước ngoài cố tình làm trái quy định pháp 2 luật, việc quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh. Từ trước đến nay ít thấy có một tác phẩm nào nghiên cứu toàn diện vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bởi vậy có thể nói việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về vấn đề này là điều rất cần thiết không chỉ nhằm giúp đỡ những người lao động Việt Nam “yếu thế” đang làm việc nước ngoài mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đảm bảo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Từ những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài: “Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng- Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu chung về vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng ta không thể không tìm hiểu tác phẩm Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam của Khoa Luật, ĐHQGHN Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người & Quyền Công Dân, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội 2011. Tác phẩm tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của các giảng viên Khoa Luật và một số chuyên gia bên ngoài của về vấn đề bảo vệ lao động di trú nói chung và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói riêng: TS. Lê Thị Hoài Thu , “Pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”; Đặng Nguyên Anh, “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”; Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn , “Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”; GS.TS Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao, “Khuân khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”, Vũ Công Giao - Lã Khánh 3 Tùng “Bảo vệ người lao động di trú ở Khu vực Đông Nam Á”, Phạm Hồng Thái - Vũ Công Giao “Khuôn Khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”. Với tính chất là cơ quan chủ quản và quản lý chuyên ngành về vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này: Báo cáo tình hình cho vay đi XKLĐ tại các quốc gia ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông, 2011; Báo cáo tình hình lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia, 2009; Hội Thảo Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhiều tác giả đã quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển Xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế Quốc tế”, 2010 - Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế - Luật; Khoá luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam” , năm 2010 tác giả: Vũ Thị Vân; Khóa luận tốt nghiệp: “Xuất khẩu lao động Việt Nam- thực trạng và triển vọng 2010”, năm 2003 tác giả: Lê Văn Tùng, Các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam, phản ánh thực trạng quy định pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đưa ra được rất nhiều biện pháp hoàn thiện pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như chúng ta đã biết thì xuất khẩu lao động là một đề tài nóng, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều bài viết, bài bình luận về vấn đề này, tuy nhiên đến nay số lượng các công trình nghiên cứu toàn diện, 4 sâu sắc vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng theo từng giai đoạn của tiến trình di cư rất ít. Vì vậy việc lựa chọn đề tài này là khá mới mẻ, vừa có giá trị lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn như một sự bổ sung cần thiết và khoa học Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn - Mục đích: Khái quát pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong từng giai đoạn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để từ đó tìm ra các vướng mắc, bất cập để đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. - Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của Luận văn là: + Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Khái niệm người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, lược sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. + Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của tiến trình di cư, đã có những bước tiến bộ gì và đang còn những tồn tại nào. + Đưa ra các biện pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và các kiến [...]... người lao động đi làm việc nước ngoài hơn Theo pháp luật Việt Nam, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các đi u kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Khoản 1 Đi u 3 Luật Người lao động Việt Nam đi. .. lý luận về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 1.1 Khái niệm ngƣời lao động. .. các nhà luật gia Việt Nam đã phân loại người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo 4 hình thức hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...nghị về việc thực hiện pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 4 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng kết hợp những quan đi m cơ bản của Đảng và Nhà nước ta cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động nói chung và bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng và quan... chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân Việc phân loại người lao động đi làm việc ở nước ngoài dựa vào hình thức và đối tượng ký kết hợp đồng trên chủ yếu... ngoài theo hợp đồng ra sao 1.1.1 Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Có nhiều thuật ngữ để chỉ những người lao động ra nước ngoài làm việc như người lao động di trú”, lao động di cư”, người di trú vì việc làm , người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” và theo thời gian, 7 các quan đi m của các tổ chức quốc tế, của các quốc gia về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. .. được hưởng là như nhau, cơ chế bảo vệ họ là giống nhau Nhằm tiến gần hơn với quan niệm Liên Hợp quốc và đạt được mục đích 12 quản lý và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chúng ta có thể định nghĩa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) ... toàn diện và chi tiết về mặt nội dung và biện pháp bảo vệ Bởi vậy việc phân tích các nội dung cần bảo vệ và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới đây cũng xuất phát từ các quy định của Công ước 22 1.1.1.1 Nội dung bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các... các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc 5 Phạm vi nghiên cứu của Luận văn Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của quá trình đi làm việc ở nước ngoài; các kiến... hoàn thiện quy định pháp luật và các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Cách tiếp cận của đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu lập pháp và hành pháp về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là . và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp. vệ ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 7 1.1.1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 7 1.1.2. Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn Anh, Tình hình tội phạm lừa đảo thông qua hợp đồng xuất khẩu lao động thời gian qua, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, cập nhật ngày 23/05/2013 23:14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Anh, "Tình hình tội phạm lừa đảo thông qua hợp đồng xuất khẩu lao động thời gian qua
2. Đặng Nguyên Anh (2011), “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.77-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Nguyên Anh (2011), “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, "Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 2011
3. Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn (2011), “Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.97-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn (2011), “Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”, "Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam
Tác giả: Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn
Năm: 2011
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BKHDT-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2014 hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện nghèo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (2014), "Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BKHDT-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2014 hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện nghèo
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Năm: 2014
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư 21/2007 TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ- CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), "Thông tư 21/2007 TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2007
6. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch 16/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4 tháng 9 năm 2007 quy định cụ thể về tiên môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính (2007), "Thông tư liên tịch 16/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4 tháng 9 năm 2007 quy định cụ thể về tiên môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tác giả: Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
Năm: 2007
7. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2013), Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2013), "Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính
Năm: 2013
8. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2008), "Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính
Năm: 2008
9. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH Ngày 12/8/2008 về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), "Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH Ngày 12/8/2008 về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2008
10. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), "Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2013
13. Huệ Chi, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hoạt động chưa hiệu quả, Báo An ninh Thủ đô online, cập nhật ngày: 09/09/2010 05:59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huệ Chi, "Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hoạt động chưa hiệu quả
14. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2002"), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
15. Chính phủ (2007), Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2007), "Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2013), "Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
18. Cục Quản lý lao động ngoài nước (2013), Công văn số 5251/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc giảm mức chi phí đối với người lao động ngoài nước đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Quản lý lao động ngoài nước (2013), "Công văn số 5251/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 về việc giảm mức chi phí đối với người lao động ngoài nước đi làm việc ở nước ngoài
Tác giả: Cục Quản lý lao động ngoài nước
Năm: 2013
19. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2011), “Khuân khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.24-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao (2011), “Khuân khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”, "Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao
Năm: 2011
20. Ngân Hà, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về kiều hối, Trang thông tin điện tử về Di cư, cập nhật ngày 11/03/2013 11:08 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân Hà, "Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về kiều hối
21. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 về việc ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng Bộ trưởng (1991), "Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 về việc ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Tác giả: Hội đồng Bộ trưởng
Năm: 1991
22. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Những điều cần biết về người lao động di trú, NXB Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Luật gia Việt Nam (2008), "Những điều cần biết về người lao động di trú
Tác giả: Hội Luật gia Việt Nam
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
24. Phan Long, Xuất khẩu lao động: “Cò” lừa, doanh nghiệp cũng lừa, Báo Đầu tư điện tử, cập nhật ngày 22/08/2013 09:02 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Long, "Xuất khẩu lao động: “Cò” lừa, doanh nghiệp cũng lừa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w