ở nước ngoài theo hợp đồng
Phù hợp với các quy chuẩn quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng rất đặc biệt quan tâm và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Theo đó pháp luật Việt Nam chú trọng các nội dung:
- Bảo vệ việc làm, thu nhập và các chế độ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm và thu nhập là mục tiêu và cũng là động lực để người lao động chấp nhận rời xa gia đình, quê hương, tổ quốc để đạt được, vậy nên bảo vệ việc làm và thu nhập là nội dung bảo vệ đầu tiên trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài.
Pháp luật luôn bảo đảm cho người lao động quyền hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; quyền được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; quyền được gia hạn hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động nếu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ hoặc với tổ chức sự nghiệp (Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Đây là nội dung bảo vệ cơ bản nhất đối với một người lao động. Tuy nhiên việc bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhà nước ta thực hiện gián tiếp thông qua cơ chế giám sát thực hiện hợp đồng của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở
57
nước ngoài. Nếu có bất kể vấn đề gì xảy ra, trước tiên và chủ yếu là yêu cầu các cá nhân, tổ chức này phải thực hiện việc đàm phán với đối tác nước ngoài yêu cầu thực hiện nghiêm túc các vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
- Trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của các cá nhân, tổ chức liên quan.
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trách nhiệm quản lý và bảo vệ của các cá nhân, tổ chức có liên quan càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Công tác bảo vệ người lao động trong giai đoạn này khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước vì vấn đề chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên không vì thế mà pháp luật Việt Nam bỏ quên nội dung này mà ngược lại pháp luật càng đề cao và quy định chặt chẽ hơn nữa cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của các cá nhân, tổ chức liên quan. Trước tiên là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vì đây là nhóm chủ thể có tính quyết định chủ yếu đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích của người lao động được thực hiện trên thực tế.
Tuy mỗi một hình thức hợp đồng có những nét đặc thù khác nhau và do những cá nhân, tổ chức khác nhau thực hiện song cùng vì một mục tiêu bảo vệ người lao động nên doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, tổ chức sự nghiệp đều phải có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã cam kết với người lao động; Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng,
58
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại mình gây ra, Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài,... (Điều 27, 30, 33 38, 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp vượt ra ngoài khả năng giải quyết của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, để bảo vệ người lao động cần một sức mạnh lớn hơn từ quyền lực của nhà nước. Quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một phần không thể thiếu trong nội dung bảo vệ này. Theo đó pháp luật quy định:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm: Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quyền và lợi ích người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức và thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; tổ chức Ban Quản lý lao động trực thuộc Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài ở những nước, khu vực có nhiều lao động Việt Nam; Quy định, hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của nhà nước cho cơ quan quản lý nhà nước; Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 8 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).
59
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm: Chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các công tác sau: bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước sở tại phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên, phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước sở tại (Điều 9 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).
Bộ Công an có trách nhiệm: Phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều tra, xử lý đối với những trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật; Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trong việc tiếp nhận người lao động Việt Nam bị phía nước tiếp nhận lao động trục xuất hoặc bị buộc về nước; Khởi tố, điều tra đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Điều 10 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước quản lý người lao động của địa phương làm việc ở nước ngoài; Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; Kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp tại địa phương; Báo cáo định kỳ, đột xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương (Điều 14 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8
60 năm 2007).
Các cơ quan, tổ chức quyết định thành lập doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan người lao động do doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý đưa đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản; Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý người lao động làm các ngành nghề đặc thù thuộc lĩnh vực do Bộ, ngành Trung ương quản lý (Điều 15 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).
Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm: Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp Việt Nam tại nước ngoài trong việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động; Báo cáo và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam; Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và cơ quan, tổ chức của nước sở tại để đưa người lao động vi phạm về nước (khoản 1, 5,6,7 Điều 71 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật
61
về thanh tra.(Điều 72 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng)
Thực tế thực hiện trách nhiệm bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân thời gian qua đã được triển khai tích cực. Ví dụ: Đầu tháng 4/2013 làn sóng đòi về nước trước hạn của các công nhân xây dựng ở Libya lan rộng, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang có lao động làm việc ở thị trường này đều vô cùng lo lắng. Nắm bắt được tình hình đó, Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao) đã vào cuộc và điều tra được nguyên nhân là do căng thẳng giữa những người lao động và chủ sử dụng lao động, việc thanh toán chậm lương, tiền làm thêm giờ, điều kiện sinh hoạt khó khăn; thiếu sự cảm thông giữa người lao động với chủ sử dụng lao động, một phần khác do ngân sách 2013 của Libya mới được Quốc hội thông qua ngày 19/3/2013. Nhận thấy nhiều vấn đề bất lợi mà người lao động ở Libya đang gặp phải, Cục quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo sát sao doanh nghiệp cố gắng giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động. Một số doanh nghiệp đã cử cán bộ phụ trách sang Libya làm việc với cả người lao động và chủ sử dụng, vừa yêu cầu chủ sử dụng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán thu nhập cho người lao động, vừa giải thích cho người lao động hiểu đây là rủi ro bất khả kháng và có sự cảm thông với chủ sử dụng. Những lao động không còn nguyện vọng làm việc ở Libya đã được các doanh nghiệp hỗ trợ đặt vé máy bay cho lao động về nước và nỗ lực hết sức để đáp ứng nguyện vọng và quyền lợi khác của người lao động.[27]
Các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực hết sức song thực tế còn rất nhiều người lao động không được bảo về một cách thỏa đáng vì người lao động cả tin vào những kẻ lừa đảo xuất khẩu lao động như vụ việc hơn 50 lao động nữ bị Trần Thị Phương (sinh năm 1982, ngụ xã Hải Quang, huyện Hải Hậu - Nam Định) đưa sang Malaysia làm giúp việc nhà trái phép. Nhiều
62
người lao động bị chủ sử dụng đưa đến bỏ trước cổng Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia trong tình cảnh không tiền, không giấy tờ tùy thân. [28]
Công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài của nhiều doanh nghiệp thực hiện cũng chưa thường xuyên hoặc còn mang tính chiếu lệ. Các thông tin về thị trường lao động ngoài nước, về bên tiếp nhận lao động và về bản thân người lao động ở nước ngoài chưa đầy đủ làm cho việc bảo vệ người lao động đang làm việc ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được khiến cho không ít người lao động bị lợi dụng, bóc lột, xâm hại, đặc biệt là đối với lao động nữ. Không chỉ vậy, nhiều trường hợp khi những người lao động này cầu cứu đến Công ty môi giới thì thay vì làm việc, đàm phán với chủ sử dụng để giải quyết quyền lợi cho người lao động thì công ty môi giới lại giải quyết theo hướng không chịu được thì bỏ, làm cho chủ mới, thực trạng này đang diễn ra khá phổ biến ở Đài Loan, và đang là thách thức lớn đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các doanh nghiệp.
Giống như giai đoạn trước khi đi làm làm việc ở nước ngoài, trong giai đoạn đang làm việc ở nước ngoài người lao động Việt Nam cũng chưa nhận được sự quan tâm và bảo vệ thỏa đáng của Công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Sự hợp tác giữa Công đoàn Việt Nam với Công đoàn các nước tiếp nhận lao động Việt Nam còn yếu và mờ nhạt. Trong quá trình quản lý lao động ở nước ngoài, việc lập Công đoàn hoặc bổ nhiệm người đại diện lao động trong tập thể lao động ở mỗi xí nghiệp ngoài nước để bảo vệ quyền lợi cho người lao động hầu như chưa có.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện là những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Người lao động có thể thực hiện quyền này ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình di cư, song có lẽ trong
63
thời gian làm việc ở nước ngoài là giai đoạn thường xuyên phát sinh nhất những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi có liên quan đến người lao động, nguyên nhân là do ở giai đoạn này người lao động có thể cân đo đong đếm được những chi phí mà họ phải bỏ ra và những quyền lợi mà họ đang nhận có tương xứng không, những “hứa hẹn”, cam kết trước đó của doanh nghiệp trong các bản hợp đồng có được thực hiện một cách nghiêp túc không.
Khi phát hiện ra có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xâm phạm đến quyền và lợi ích của bản thân, người khác hoặc của nhà nước, người lao động dù đang ở nước ngoài