Từ năm 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng-Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Luật (Trang 35)

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc pháp điển hóa các quy bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng, ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi

30

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 29/11/2006.

Trên cơ sở Luật nói trên, Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện như: Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/09/2007 quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 18, 19, 20 năm 2007 về vấn đề bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;...

Đặc biệt, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình hỗ trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế cho Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007. Các thông tư mới hướng dẫn Luật và Nghị định cũng được ban hành như: Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động, Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2013 quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung tiếp tục thực hiện mục tiêu bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý chặt chẽ hoạt động đưa

31

người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó pháp luật càng ngày càng mở rộng các quyền lợi mà người lao động được hưởng, giới hạn các đòi hỏi mà các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có liên quan và quy định xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài,...

Những thành tựu trong công tác hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này đã tỏ rõ sự quan tâm mạnh mẽ của Nhà nước ta trong việc đánh giá vai trò của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và tính cấp thiết phải bảo vệ nhóm đối tượng này, đồng thời tạo ra được khung pháp lý bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tương đối đầy đủ, chặt chẽ, mở ra cơ hội làm giàu, con đường tìm kiếm việc làm an toàn cho nhiều người lao động nghèo Việt Nam.

32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

2.1. Nội dung bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

Bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với triết lí người lao động là kẻ yếu trong quan hệ lao động, trên thị trường lao động và lực lượng lao động xã hội là nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia. Trong đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng cần quan tâm đặc biệt [35, tr118]. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong việc bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng-Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Luật (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)