Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việ cở

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng-Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Luật (Trang 87)

chung, dưới luật cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào, các chính sách chỉ mang tính khuyến khích và cũng không có biện pháp chế tài nếu các chủ thể hữu quan không thực hiện trách nhiệm nên nhìn chung tính hiệu quả không cao.

2.2. Biện pháp bảo vệ ngƣời lao động Việt Nam trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng nƣớc ngoài theo hợp đồng

Tương ứng với các nội dung cần bảo vệ pháp luật Việt Nam cũng đã quy định các biện pháp bảo vệ người lao động vừa phù hợp với các quy chuẩn quốc tế vừa mang tính đặc thù của một quốc gia gửi lao động.

2.2.1. Biện pháp bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài nước ngoài

- Quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trong bối cảnh kinh tế đất nước hoạt động xuất khẩu lao động càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng người lao động Việt Nam đi ra nước ngoài làm việc mỗi năm một tăng lên đáng kể thì luật hóa các quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là biện pháp đầu tiên để bảo vệ người lao động. Pháp luật cần phải ghi nhận cả quyền chung và quyền lợi đặc biệt mà nhà nước dành cho công dân Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài. Nhờ biện pháp này mà người lao động có cơ sở pháp lý để chủ động bảo vệ mình trước khi đi làm việc ở nước ngoài, yêu cầu các cá nhân, tổ chức khác không được phép xâm phạm, đồng thời giúp các doanh nghiệp, cá nhân tự giới hạn hành vi được phép của mình trong hoạt động đưa

82

người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan nhà nước đối chiếu, xác định vi phạm của cá nhân và tổ chức. Luật hóa các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn thể hiện sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trong vấn đề bảo vệ lao động di trú. Có thể coi biện pháp này là tiền đề cho việc hình thành nhiều biện pháp bảo vệ khác.

- Quy định các điều kiện đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và giới hạn quyền “đòi hỏi” của các chủ thể có liên quan đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Việc quy định cụ thể các điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài và giới hạn quyền “đòi hỏi” của các chủ thể có liên quan đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một cách để bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một biện pháp bắt buộc phải có vì đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một lĩnh vực hoạt động có điều kiện. Không nên hiểu các điều kiện quy định đối với người lao động là giới hạn quyền của họ mà phải coi như đây là một đảm bảo tối thiểu để người lao động có thể chủ động bảo vệ mình trước tiên khi đi làm việc ở nước ngoài trước khi có sự can thiệp, bảo vệ của các chủ thể khác. Không chỉ vậy, những quy định này còn bảo đảm cơ hội ngang nhau cho tất cả người lao động có nhu cầu, phòng ngừa việc đòi hỏi quá đáng từ các nhà dịch vụ nhằm “vòi vĩnh” người lao động, phòng ngừa hiện tượng lừa đảo người lao động.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Quyền và lợi ích của một chủ thể luôn gắn liền và chỉ được bảo đảm thực hiện bởi nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể khác, ngay khi bắt đầu tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài, các quyền và lợi ích của người lao động đã phát sinh, vậy nên pháp luật sử dụng biện pháp này để bảo vệ họ, hướng các hoạt động có liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi

83

làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân được diễn ra một cách có tổ chức, hợp pháp và dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước.

Trách nhiệm bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài thuộc về cả các cá nhân tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của cả phía nhà nước. Các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân phải có trách nhiệm tư vấn, tuyển chọn, đào tạo và hỗ trợ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, thực hiện việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc đúng quy trình, thủ tục đã quy định pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải tiến hành kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong nước có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài để sàng lọc, loại bỏ những mối đe dọa, những nguy cơ có thể xảy ra đối với người lao động khi họ làm việc ở nước ngoài sau này. Biện pháp này giúp người lao động an tâm, tự tin hơn khi lên đường ra nước ngoài làm việc, giảm thiểu khả năng bị biến thành lao động bất hợp pháp khi đi làm việc ở nước ngoài.

- Triển khai và thực hiện sâu rộng các chương trình hỗ trợ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam còn bảo vệ người lao động bằng cách hỗ trợ họ, hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục, về mặt tài chính, thông tin, ... thông qua cả hai phương thức hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp. Sự hỗ trợ này giúp người lao động từ chưa đủ khả năng đến đủ khả năng đi làm việc ở nước ngoài, từ tâm lý e ngại, dè dặt đến tâm lý mạnh dạn, tự tin đi làm việc ở nước ngoài để tăng thu nhập. Sở dĩ pháp luật Việt Nam lại coi triển khai và thực hiện sâu rộng các chương trình hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một biện pháp bảo vệ họ trước khi xuất cảnh là vì xuất phát từ lý luận người lao động đi làm việc ở nước ngoài là những người yếu thế nhất trong quan hệ lao động có nguy cơ phải chịu nhiều rủi ro, bất trắc nhất khi đến

84

và làm việc ở một quốc gia mà họ không phải là công dân, nhưng cũng chính họ lại là những người yêu lao động, có khát vọng vượt khó, thoát nghèo nhất. Bởi thế họ là những người cần được xã hội tôn vinh, nâng đỡ.

Những năm qua, nhà nước ta đã áp dụng biện pháp này một cách thường xuyên để bảo vệ người lao động. Tuy nhiên thực tế biện pháp này vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để đến tất cả những người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhiều người lao động không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan nhà nước.

- Tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các quốc gia tiếp nhận lao động

Mặc dù nhiều lao động Việt Nam vẫn đang làm việc ở nhiều quốc gia mà Việt Nam chưa ký các hiệp định song phương về hợp tác lao động song đây là biện pháp bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài không thể không thực hiện. Biện pháp này là cơ sở hình thành hành lang pháp lý quốc tế để Việt Nam tiến hành các hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Biện pháp này được áp dụng trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ đạt được hiệu quả bảo vệ người lao động cao hơn rất nhiều. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam dễ tiến hành các hoạt động bảo vệ công dân của mình trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài.

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực đàm phán, ký kết các hiệp định song phương, đa phương về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là biện pháp có ý ngĩa vô cùng quan trọng giúp cơ quan nhà nước Việt Nam thực hiện trách nhiệm bảo vệ công dân mình tại quốc gia tiếp nhận được thuận lợi. Từ năm 1992, Việt Nam đã ký rất nhiều Thỏa thuận và Biên bản ghi nhớ về hợp tác lao động với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [11]. Trong đó phải kể đến một số thỏa thuận quan trọng với các quốc

85

gia: Liên Bang Nga; Lào; Séc, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật, Slovakia, UAE, Ca-na-da.

Các Thỏa thuận hợp tác lao động này được ký kết dựa trên cơ sở Công ước quốc tế về bảo vệ lao động di trú của Liên Hợp Quốc và ILO. Nhờ có những thỏa thuận này mà cả phía Việt Nam và quốc gia tiếp nhận có cơ sở giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động Việt Nam ở nước ngoài, người lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia ký thỏa thuận hợp tác với Việt Nam yên tâm sinh sống và làm việc.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng-Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS. Luật (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)