1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước hữu quan

136 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Trước tình hình này, với Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có hiệu lực vào năm 2007 và các văn bản hướng dẫn được ban hành, hệ thống pháp luật

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HOÀNG KIM KHUYÊN

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC HỮU QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

HOÀNG KIM KHUYÊN

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC HỮU QUAN

Chuyên ngành : Luâ ̣t Quốc tế

Mã số : 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trung Tín

Hà Nội - 2011

Trang 3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỔ

Số hiệu,

Sơ đồ 2.1 Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới 37

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Bảng 2.1 Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường 38

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mu ̣c các sơ đồ

Danh mu ̣c các bảng

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG TƯ

Trang 4

PHÁP QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN V À LỢI ÍCH CỦA

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoa ̣t đô ̣ng đưa người lao động đi

1.1.1 Lịch sử của quá trình xuất khẩu lao động ở Viê ̣t Nam 7 1.1.2 Quan niệm về bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam

1.1.2.1 Thuật ngữ xuất khẩu lao động 13 1.1.2.2 Thuật ngữ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở

1.2 Pháp luật quốc tế về bảo vệ người lao động di cư 21 1.3 Xung đô ̣t pháp luâ ̣t trong viê ̣c di chuyển lực lượng lao đô ̣ng từ nước

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT

VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT CỦA ĐÀI LOAN , HÀN QUỐC

VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006

2.2 Chính sách, pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hoạt động xuất khẩu

2.3 Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở

nước ngoài theo pháp luâ ̣t của Đài Loan và Hàn Quốc 48 2.3.1 Pháp luật của Đài Loan 48 2.3.2 Pháp luật của Hàn Quốc 57 2.4 Các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động đi làm

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỀ BẢO VỆ

Trang 5

QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng về bảo vệ quyền và lợi ích

của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 100

DANH MU ̣C CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP PHÉP XUẤT

KHẨU LAO ĐỘNG

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

129

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời đa ̣i toàn cầu hóa không chỉ đặc trưng bởi tự do hóa thương mại , dịch vụ, đầu tư và vốn , mà còn bởi phong trào xuyên quốc gia của người dân

để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn và có cơ hội việc làm nhi ều hơn Vì vậy, người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến, tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước thì xuất và nhập khẩu lao động giản đơn hay lao động chân tay, lao động phổ thông là hiện tượng không còn mới trong gian đoạn hiện nay

Trên thế giới hiê ̣n ta ̣i , có hai loại lao động di cư cơ bản: di cư từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi biên giới của một quốc gia và di cư từ quốc gia này đến quốc gia khác Trong phạm vi luâ ̣n văn chỉ đề cập đến vấn đề lao

đô ̣ng di cư từ quốc gia này tới quốc gia khác , với viê ̣c tâ ̣p trung nghiên cứu

sâu trong lĩnh vực bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đ ộng di cư, nhất là

đối với lao động Viê ̣t Nam khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài , còn những vấn đề về

quản lý người lao đô ̣ng ; các thủ tục ký kết hợp đồng liên qua n tới viê ̣c người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài ; quy trình tuyển cho ̣n lao đô ̣ng ; đào ta ̣o và dạy nghề cho người lao động chỉ được xem xét gián tiếp , bởi những hoa ̣t

đô ̣ng này có mối liên quan và tác đô ̣ng tới hoa ̣t đô ̣n g bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao động di cư

Không riêng gì Viê ̣t Nam mà các nước trên thế giới đều coi hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu lao đô ̣ng là hoa ̣t đô ̣ng mũi nho ̣n trong chiến lược giải quyết viê ̣c

làm cho người lao động , tạo nguồn thu nhập , nâng cao tay nghề cho chính người lao đô ̣ng và tăng quỹ ngân sách nhà nước Các năm vừa qua là những

Trang 7

năm hoạt động xuất khẩu lao động liên tục chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu Trong nửa đầu năm 2009, các nước tiếp nhận lao động nước ngoài vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng làm nhu cầu lao động giảm đi, một bộ phận đáng kể lao động mất việc làm, nhiều nước áp dụng chính sách bảo hộ lao động trong nước, thực hiện các biện pháp hạn chế nhận lao động nước ngoài, có một số nước tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực Vì vậy công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong những năm qua không chỉ ở các nước mà ở nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu nhận lao động mới giảm rõ rệt; đồng thời nhiều lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài không có giờ làm thêm, một bộ phận thiếu việc làm, thu nhập giảm nhiều so với thời kỳ trước Trong bối cảnh

đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định thị trường xuất khẩu lao động, tiếp tục đưa lao động mới

đi, chuẩn bị các điều kiện để đẩy mạnh đưa lao động đi khi nhu cầu lao động thế giới tăng lên; đồng thời tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài trong điều kiện không thuận lợi như trước kia Kết quả là tình hình người lao động Viê ̣t Nam làm việc ở nước ngoài vẫn tương đối ổn định, vẫn đưa được số lượng lao động tương đối lớn

đi làm việc ở nước ngoài Bên cạnh đó, cũng có tồn tại nhiều trường hợp tạo

ra làn sóng phản đối dữ dội từ nhiều phía về việc đưa người Việt Nam ra nước ngoài cũng như nhập khẩu lao động phổ thông từ phía bên ngoài vào trong nước Trước tình hình này, với Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có hiệu lực vào năm 2007 và các văn bản hướng dẫn được ban hành, hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhìn chung đã đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt

Trang 8

động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Nhưng so với chính sách về xuất nhập khẩu lao động của một

số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước UAE … thì chính sách của chúng ta chưa thực sự đảm bảo về quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi ra nước ngoài Trên thực tế vẫn có những vi phạm về ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng có nhiều điều khoản gây bất lợi cho người lao động, hợp đồng có nội dung không phù hợp với hợp đồng cung ứng lao động được ký kết giữa đơn vị ở trong nước được phép đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài với bên nước ngoài về tiền lương, thời giờ nghỉ ngơi, tiền làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, …Chính vì lẽ

đó mà tác giả đã mạnh dạn chọn “Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một

số nước hữu quan” là đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu lao động , nhưng chủ yếu các bài viết, đề tài nghiên cứu đó

xem xét dưới khía ca ̣nh kinh tế như : Nguyễn Lương Trào (1993): Mở rộng và

nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài -

Luận án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và

cơ chế xuất khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận án tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay -

Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị; Nguyễn Văn Tiến (2002): Đổi mới cơ chế

quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - thực trạng và giải pháp - Luận văn

thạc sĩ quản lý kinh tế; Nguyễn Phúc Khanh (2004): Xuất khẩu lao động với

chương trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp - Đề tài khoa học

Trang 9

cấp Bộ Ngoài ra còn có một số sách, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,

các bài nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí viết về vấn đề này như cuốn Xuất

khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiê ̣m và bài học – TS

Nguyễn Thi ̣ Hồng Bích , Trung tâm nghiên cứu quốc tế Viện Khoa học xã hội

vùng Nam Bộ chủ biên, năm 2007; Nâng cao hiê ̣u quả quản lý xuất khẩu lao

động của các doanh nghiê ̣p trong điều kiê ̣n hiê ̣n nay – TS Trần Thi ̣ Thu , Đa ̣i

học Kinh tế quốc dân chủ biên , năm 2006; Bài viết Nâng cao chất lượng dịch

vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam ở nước ngoài –

Phan Huy Đường , Tạp chí Kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số

143, tháng 5/2009; Đề tài nghiên cứu Quản lý nhà nước về xuất khẩ u lao

động ở Viê ̣t Nam (QK.08.03) do PGS.TS Phan Huy Đường làm chủ nhiê ̣m từ

tháng 04/2008 đến tháng 04/2010 Dưới góc đô ̣ pháp lý, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đến pháp luâ ̣t quốc tế , pháp luật của một số nước là Hàn Q uốc và Đài Loan trong viê ̣c điều chỉnh về quan hê ̣ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài nói chung trong đó có lao động Việt Nam sẽ và đang làm việc tại các quốc gia này Các công trình k hoa học trên đã cho thấy những vấn đề lý luâ ̣n và thực tiễn của chính sách xuất khẩu lao

đô ̣ng trên thế giới nói chung và ở Viê ̣t Nam nói riêng Tuy nhiên , chưa có công trình nào nghiên cứu về khía cạnh Luật quốc tế trong việ c “Bảo vệ

quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước hữu quan”

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản

lý, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở một

số nước, đặc biệt là nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lấy đó làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho

Trang 10

việc xây dựng nội dung pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Luận văn có mục đích đề xuất

hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài cũng như hoạt động tiếp nhận lao động nước ngoài vào Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên luận văn cần làm rõ các nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đặc biệt là việc bảo vệ quyền lợi của người lao động

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài ở một số nước và ở Việt Nam Từ đó, luận văn làm rõ những điểm hạn chế và những nguyên nhân của những han chế đó để có thể đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực điều chỉnh của các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động

có yếu tố nước ngoài này

4 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn này tập trung nghiên cứu pháp luật của Việt Nam , pháp luật của Đài Loan, Hàn Quốc và pháp luật quốc tế về việc bảo vệ quyền và lợi ích người lao động đi ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, trong đó có lao động Việt Nam Luận văn không đề cập tất cả các vấn đề về nội dung của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà chỉ nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Trên cơ sở đánh giá thực trạng của điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước

Trang 11

giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của điều chỉnh pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới

5 Phương pha ́ p nghiên cứu đề tài

Viê ̣c nghiên cứu , đánh giá các vấn đề trong luâ ̣n văn dựa trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Ngoài ra , tác giả còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích , tổng hợp , so sánh, điều tra , khảo sát kết hợp giữa lý luâ ̣n với thực tiễn

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản trong Tư pháp quốc tế về bảo

vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chương 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật của Việt Nam và pháp luâ ̣t

của Đài Loan , Hàn Quốc về bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao

chất lượng về bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trang 12

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VỀ

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoa ̣t đô ̣ng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

1.1.1 Lịch sử của quá trình xuất khẩu lao động ơ ̉ Viê ̣t Nam

Ở Việt Nam , toàn bộ quá trình xuất khẩu lao đô ̣ng cho đến nay có thể phần thành ba thời kỳ : 1) thời kỳ 1980 – 1991; 2) thời kỳ 1991 – 2006; 3) thời

kỳ 2006 – nay Với mỗi thời kỳ có những đă ̣c điểm khác nhau căn bản kể cả về chủ trương , đường lối lẫn hì nh thức tổ chức quản lý và thực hiê ̣n Có thể nêu vắn tắt như sau :

1) Thơ ̀ i kỳ 1980 – 1991:

Cuối những năm 70 và đầu 80 thế kỷ trước, kinh tế Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ vì thiếu nguyên liệu và kế hoạch do cấp trên giao đã không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất

Xã viên các hợp tác xã nông nghiệp làm ăn chểnh mảng vì có làm nhiều thì lương thực được chia cũng không tăng Nợ nần sau chiến tranh không thể không trả Lại thêm hai cuộc chiến tranh biên giới khiến nền kinh tế đất nước càng kiệt quệ Trước tình hình đó, về chủ trương và chính sách Đảng ta đã chủ trương đưa lao động Việt Nam ra làm việc tại các nước XHCN ở Liên Xô

và Đông Âu [24]

Trong thời kỳ từ 1980 đến 1991, Đảng và Nhà nước coi hoa ̣t đô ̣ng đưa lao

đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài làm viê ̣c là “hợp tác lao đô ̣ng” , với hai văn bản quy đi ̣nh là Nghi ̣ quyết 362 – CP ngày 29/11/1980 của Hội đồng Chính phủ quy đi ̣nh về hơ ̣p tác lao đô ̣ng với các nước x ã hội chủ nghĩa và Quyết định số

263 - CT ngày 24/7/1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cử chuyên

Trang 13

gia sang giúp các nước châu Phi , Trung Đông Mục tiêu của sự hợp tác lao

đô ̣ng là đào ta ̣o đô ̣i ngũ lao đô ̣ng có tay n ghề cao, có tác phong làm việc công nghiê ̣p, có kinh nghiệm quản lý tiên tiến đề phục vụ công cuộc kiến thiết đất nước trong giai đoa ̣n về sau Vì thế, lúc đó đối tượng được đưa đi lao động chủ yếu là những người trong biên chế Nhà nước (cơ quan , lực lượng vũ trang, xí nghiệp nhà nước ) theo các Hiê ̣p đi ̣nh về hơ ̣p tác lao đô ̣ng do Nhà nước Viê ̣t Nam ký kết với các nước Đông Âu năm 1980 và Liên Xô vào năm

1981 Việc tuyển cho ̣n và đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài được thực hiê ̣n bởi mô ̣t hê ̣ thống tổ chức thống nhất và chă ̣t chẽ từ Trung ương tới

đi ̣a phương Về cách thức quản lý và tổ chức thực hiê ̣n , người lao đô ̣ng được đưa đi lao đô ̣ng ở nước ngoài làm v iê ̣c không phải nô ̣p khoản phí nào cho tổ chức xuất khẩu lao đô ̣ng , được bao cấp toàn bô ̣ , được ho ̣c tiếng và đào ta ̣o nghề trong mô ̣t thời ha ̣n nhất đi ̣nh tùy thuô ̣c vào kỹ năng và tay nghề của từng người lao đô ̣ng Về kết quả : Tính từ năm 1980 đến 1989, Việt Nam đã đưa 244.186 lao động và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa lao động sang Liên Xô, Bungari, Tiệp Khắc và Cộng hoà dân chủ Đức Bên cạnh hoạt động đưa người đi lao động, Việt Nam cũng đã ký kết về hợp tác chuyên gia trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp… với một số quốc gia châu Phi như Angiêri, Ănggôla, Cônggô Trong thời kỳ đó tổng cộng đã có 72.000 lượt chuyên gia sang các quốc gia này làm việc với mức lương khá cao Theo thống kê của Bộ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i , từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá rúp và tiền đồng Việt Nam) và hơn 300 triệu USD [29]

2)Thơ ̀ i kỳ 1991 đến 2006:

Từ năm 1991 đến 1998, Việt Nam đã có 55 doanh nghiệp nhà nước được cấp phép Năm 1991 cũng là thời điểm đáng ghi nhớ khi chúng ta sử

Trang 14

dụng cụm từ “thất nghiệp” thay cho "chưa có việc làm" và “xuất khẩu lao động” thay cho “hợp tác lao động”

Thị trường được nhắm đến đầu tiên là một số nước ở Trung Đông, đặc biệt là Irắc Bên cạnh đó là các quốc gia đang phát triển như Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Côét rất cần công nhân xây dựng Năm 1992, các hợp đồng xuất khẩu thuyền viên cũng ký kết với Đài Loan, Hàn Quốc Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động và sự gia tăng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nên số lượng lao động và chuyên gia tăng dần hằng năm Nếu năm 1991 mới chỉ đưa được 1.022 lao động ra nước ngoài thì đến năm

2000 đã tăng lên 31.000 và năm 2003 là 75.000 người

Thời kỳ này, với mức thu nhập (kể cả làm thêm) vào khoảng 400 USD/tháng, lao động Việt Nam đã chuyển về nước khoảng 500 triệu USD Các ngành nghề cũng mở rộng trong đó các công ty còn đưa cả người giúp việc gia đình sang Đài Loan

Thời kỳ này , hoạt động xuất khẩu lao động đ ã được Đảng và Nhà nước ta

chính thức coi là một trong những chiến lược phát triển lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Trong Báo cáo Chính tri ̣ ta ̣i Đa ̣i hô ̣i

Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã k hẳng đi ̣nh là phải khuyến khích mọi thành

phần kinh tế , mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề , tạo nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động [6]

Tiếp đó , Bô ̣ chính tri ̣ đã ra C hỉ thị số 41 – CT/TW về xuất khẩu lao đô ̣ng ,

trong đó khẳng đi ̣nh “ cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì

xuất khẩu lao động và chuyên gia là là một chiến lược quan trọng , lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đại hóa đất nước Để thể chế hóa đường lối

của Đảng về đổi mới chính sách , cơ chế xuất khẩu lao đô ̣ng và chuyên gia trong điều kiê ̣n mới , Hô ̣i đồng Bô ̣ trưởng đã ban hành Nghi ̣ đi ̣nh 370/HĐBT

Trang 15

ngày 20/9/1991 về xuất khẩu lao đô ̣ng và chuyên gia Đặc biệt trong giai đoạn này Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ Luật Lao động 1994, trong đó ghi nhâ ̣n 03 Điều về lao đô ̣ng đi làm vi ệc ở nước ngoài là Điều 134, Điều 135 và Điều 184 về quản lý lao đô ̣ng khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành như : Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ; Quyết định 179/2000/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế tạm thời về cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Quyết định 440/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động đi lam việc có thời hạn ở nước ngoài; Quyết định 373/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 440/2001/QĐ-NHNN ngày 17/4/2001 về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Nghị định 81/2003/NĐ-

CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Thông tư 22/2003/TT-BLĐTBXH của

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam ở nước ngoài Việc liê ̣t kê các văn bản pháp lý và quy đi ̣nh trên đây chứng tỏ hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu lao đô ̣ng đã thực sự được Đảng , Nhà nước v à các cơ quan ban ngành quan tâm tương đối sát sao , tạo sự thông thoáng về

Trang 16

mă ̣t thủ tục cho các doanh nghiê ̣p xuất khẩu lao đô ̣ng đồng thời quan tâm hơn tới quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng Qua đây, các cơ quan nhà nước cũng nhâ ̣n thấy trách nhiê ̣m của mình phải coi tro ̣ng công tác thi ̣ trường , mở cửa thi ̣ trường lao đô ̣ng quốc tế , quyền và lợi ích của người đi làm viê ̣c ở nước ngoài

để làm cho hoạt động xuất khẩu lao động thực sự là một chiế n lươ ̣c và được quan tâm thích đáng hơn nữa , góp phần nâng cao chính sách của Đảng và Nhà

nước được thực thi và hoàn thiê ̣n cho phù hợp với điều kiê ̣n , tình hình mới

3) Thơ ̀ i kỳ từ 2006 đến nay:

Hiê ̣n nay , không thể phủ nhâ ̣n vai trò của sự hô ̣i nhâ ̣p quốc tế và toàn cầu hóa, điều này đã đem la ̣i không những cơ hô ̣i cho các quốc gia mà còn ta ̣o

ra những thách thức mới để quốc gia hô ̣i nhâ ̣p Trong đó không ít những ngành, lĩnh vực mà quốc gia phải đặt lên bàn để suy ngẫm và giải quyết – hoạt động xuất khẩu lao động là một điển hình Bởi trong tình hình mới , xét về mă ̣t “ cầu” lao đô ̣ng của thế giới trong giai đoa ̣ n này thì sự ca ̣nh tranh , kén chọn lao động giữa các quốc gia trở lên khó khăn hơn bao giờ hết , ngay cả những nước mới cách đây không lâu chỉ có hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu lao đô ̣ng mà giờ đây ho ̣ còn đòi hỏi nhâ ̣p khẩu lao đô ̣ng nh ưng phải là sự nhâ ̣p khẩu với các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe Do vâ ̣y, trong các chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước thì vẫn coi hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu lao đô ̣ng là hoa ̣t

đô ̣ng mũi nho ̣n trong lĩnh vực lao đô ̣ng và việc làm của cả nước Sự ra đời và bắt đầu có hiê ̣u lực của Luâ ̣t người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã đánh dấu sự trưởng thành về hành lan g pháp lý cho hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu lao

đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài , hơn nữa quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam cũng được quan tâm và bảo vê ̣ rõ ràng hơn trước thông qua các văn bản pháp lý như : Nghị đị nh 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy đi ̣nh chi tiết và hướng dẫn thi hành mô ̣t số điều của Luâ ̣t người

Trang 17

lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng ; Nghị định 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ Quy địn h xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Thông tư Số: 21/2007/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết đi ̣nh số 144/2007/QĐ-TTg Về việc thành lập , quản lý và sử dụng Quỹ

hỗ trợ việc làm ngoài nước ngày 31/8/2007 của Thủ tướng chính phủ ; Thông

tư liên tịch số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA - VKSNDTC TANDTC của

Bộ Lao Động - Thương Binh & Xã Hội - Bộ Công An - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao - Tòa Án Nhân Dân Tối Cao hướ ng dẫn viê ̣c truy cứu tr ách nhiê ̣m hình sự người có hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t trong lĩnh vực xuất khẩu lao đô ̣ng ở nước ngoài ; Thông tư liên ti ̣ch số : 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng

bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc

ở nước ngoài; Thông tư liên ti ̣ch số 16/2007/TTLT- BLĐTBXH-BTC Quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 04/9/2007; Quyết đi ̣nh số : 61/2008/QĐ-LĐTBXH Về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường; Công văn số 118/QLLĐNN-QLLĐ, ngày 23-01-2009 của Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn giải quyết quyền lợi của người lao động về nước trước thời hạn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới Vấn đề bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c ở nước ngoài được Đảng và Nhà nước , các cấp , các ngành quan tâm thông qua việc ban hà nh chính sách hỗ trợ đã rất khó khăn do phải căn cứ vào tình hình kinh tế của đất nước , nhu cầu người lao đô ̣ng , chính sách, quan điểm của nước tiếp nhâ ̣n lao đô ̣ng cho nên viê ̣c tổ chức thực hiê ̣n đúng đường lối , chủ trương này trên thực tế cần phải quán triệt thực hiện

Trang 18

nghiêm túc và triê ̣t để , đảm bảo không những quyền và lợi ích của chính người lao đô ̣ng được bảo vê ̣ mà gia đình ho ̣ , xã hội được đảm bảo về mặt tinh thần và hiê ̣u quả thự c thi chính sách Hiện tại, đã có hơn 400.000 người lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc , nhiều địa chỉ xuất khẩu lao động mới trong đó là các thị trường có nhiều tiềm năng như Libi, Ả rập Xê Út, Pháp, Canađa, Anh và Hy Lạp với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau Và Đài Loan hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với lao động Việt Nam từ trước tới nay (trong sáu tháng đầu năm 2010 với 12.939

người - theo Cục quản lý lao đô ̣ng ngoài nước )

Tóm lại , đi làm việc ở nước ngoài không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân và gia đình họ mà còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội Nhờ những số tiền tích cóp, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng nên doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào sự phát triển của đất nước Không chỉ có vậy, xuất khẩu lao động còn giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cung cách quản lý hiện đại, rèn luyện tác phong công nghiệp để biến họ thành lao động có chất lượng Vì vậy xuất khẩu lao động hiện được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả kinh tế và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược của nước ta mà Đảng đã nhìn ra từ khi kinh tế nước nhà còn khó khăn

1.1.2 Quan niệm về bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

1.1.2.1 Thuật ngữ xuất khẩu lao động

Để hiểu bản chất của viê ̣c bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng , trước hết cần xem xét đến mô ̣t số các vấn đề xung quanh đến thuâ ̣t ngữ xuất khẩu lao đô ̣ng Sự ra đời của thuâ ̣t ngữ liên quan đến viê ̣c đưa người lao đô ̣ng

Trang 19

đi làm viê ̣c vượt biên giới quốc gia mìn h được pháp luâ ̣t quốc tế và pháp luâ ̣t quốc gia ghi nhâ ̣n ở từng thời điểm khác nhau là không giống nhau , và thực tế ghi nhâ ̣n cũng là khác nhau

Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động làm thuê

di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích kiếm việc làm để sống Khi ra khỏi một nước, người đó được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của người đó được goi là sức lao động xuất khẩu Khi đến một nước khác, người lao động

đó được gọi là người nhập cư và do đó sức lao động của người đó được gọi là sức lao động nhập khẩu Người xuất cư này trở về tổ quốc mình được gọi là người tái nhập cư Đại lượng tuyệt đối của tổng số người nhập cư và xuất cư gọi là khối lượng di cư lao động, còn hiệu số của nhập và xuất là sai ngạch di

cư Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, sức lao động cũng biến thành hàng hóa, tuy rằng đó là một thứ hàng hóa đặc biệt, cho nên nó cũng là đối tượng của các quan hệ mua và bán Nếu hành vi mua, bán này diễn ra trên thị trường thế giới thì được gọi là xuất nhập khẩu sức lao động

Người lao động di trú (theo Điều 2, Công ước quốc tế về bảo vệ quyền

của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ 1990 (Được thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/1990 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc) để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc

có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân, cụ thể

họ phải chứng minh rằng mình phải có giấy tờ hoặc hợp pháp khi họ được phép vào, ở lại và tham gia làm một công việc được trả lương tại quốc gia nơi

có việc làm theo pháp luật quốc gia đó và theo những hiệp định quốc tế mà quốc gia đó là thành viên Trong đó, Điều 3 của Công ước cũng chỉ rõ những đối tượng sau đây sẽ không được coi là người lao động di trú như:

(a) Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi các cơ quan và tổ chức quốc tế, hoặc những người được cử hoặc được tuyển dụng bởi một nước sang một nước

Trang 20

khác để thực hiện các chức năng chính thức mà việc tuyển dụng người đó và địa vị của người đó được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế chung hoặc các hiệp định hay công ước quốc tế cụ thể

(b) Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi một nước hoặc người thay mặt cho nước đó ở nước ngoài tham gia các chương trình phát triển và các chương trình hợp tác khác mà việc tiếp nhận và địa vị của người đó được điều chỉnh theo thỏa thuận với quốc gia nơi có việc làm quốc gia nơi có việc làm và theo thỏa thuận này, người đó không được coi là người lao động di trú;

(c) Những người sống thường trú ở một nước không phải quốc gia xuất xứ để làm việc như những nhà đầu tư;

ước được quy định trong pháp luật của quốc gia liên quan, hoặc các văn kiện quốc tế đang có hiệu lực đối với quốc gia thành viên liên quan;

(e) Sinh viên và học viên;

(f) Những người đi biển hay người làm việc trên các công trình trên biển không được nhận vào để cư trú và tham gia vào một công việc có hưởng trả lương ở quốc gia nơi có việc làm

Di cư đối với lao động (lao động di cư) là người di cư từ nước này sang

nước khác để có việc làm , sở hữu đối với tài khoản của mình và bao gồm bất

kỳ người nào thường xuyên thừa nhận là một di dân đối với việc làm (Điều 11 Công ước số 97 - 1949) Như vâ ̣y , bất cư sự di chuyển nào của người lao

đô ̣ng từ nước này sang nước khác để làm việc đều được gọi chung là lao động

di cư, không phân biê ̣t đối tươ ̣ng tham gia Với cách hiểu như vâ ̣y , thuâ ̣t ngữ lao động di cư chỉ phán ánh biểu hiê ̣n bề ngoài sự di chuyển của người lao

đô ̣ng đi là m viê ̣c ở nước ngoài theo bất kỳ hình thức nào , chưa thể hiê ̣n được bản chất của nó là quá trình mua bán sức lao động giữa người lao động và

người thuê lao đô ̣ng Và sự hiểu ngầm của người lao động là sự di dân đối

Trang 21

với viê ̣c làm – sẽ không phân biệt các trường hợp di chuyển hợp pháp và sự di chuyển bất hơ ̣p pháp của người lao đô ̣ng Theo đó, Công ước không áp dụng đối với:

(A) lao động giáp biên giới;

(B) nhập cảnh ngắn hạn các thành viên của các ngành nghề tự do và nghệ sĩ; (C) thủy thủ

Ở Việt Nam , liên quan đến sự di chuyển của người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c

ở nước ngoài có một s ố quan niệm , thuâ ̣t ngữ được sử dụng ở các thời kỳ khác nhau như : hơ ̣p tác quốc tế về lao đô ̣ng , xuất khẩu lao đô ̣ng , đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c có thời ha ̣n ở nước ngoài

Hợp tác quốc tế về lao động đã được nhắ c đến thông qua Nghi ̣ quyết

362 ngày 19/11/1980 của Hội đồng Chính phủ về “hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN” và tiếp theo đó được ghi nhâ ̣n ta ̣i Chỉ thi ̣ số 108 ngày 30/6/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về hợp tác lao động ngoài nước [25]

Hơ ̣p tác quốc tế về lao đô ̣ng bao gồm các hoa ̣t đô ̣ng : đưa người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam sang nước khác làm viê ̣c , cung cấp lao đô ̣ng cho nước ngoài sử dụng ngay trong nước và tiếp nhâ ̣n lao đô ̣ng nước ngoài vào Việt Nam làm viê ̣c Nhưng thực tế lúc đó chủ yếu là Viê ̣t Nam thực hiê ̣n cung cấp lao đô ̣ng đáp ứng nhu cầu lao động bị thiếu hụt ở các nước tiếp nhận , được thể hiê ̣n dưới hình thức Nhà nước tuyển chọn và trực tiếp đưa l ao đô ̣ng ra nước ngoài nhằm mục đích đào tạo , nâng cao tay nghề ở các nước tiếp nhâ ̣n trên tinh thần giúp đỡ, hợp tác hữu nghi ̣, chưa chú tro ̣ng đến mục đích kinh tế như hiê ̣n nay Vì

vâ ̣y, hơ ̣p tác quốc tế chỉ được sử dụng với nghĩa hẹp , phù hợp với cơ chế quản

lý kinh tế kế hoạch , tâ ̣p trung từ những năm 1980 và không thể hiện được bản chất của hoa ̣t đô ̣ng này là sự trao đổi , mua bán hàng hóa sức lao đô ̣ng trên cơ sở ngang giá và cân bằng lợi ích của các bên tham gia

Trang 22

Xuất khẩu lao động (dưới góc độ kinh tế ) là một hình thức đặc thù của

xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài Nói cách khác, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là

người lao động đi làm việc ở nước ngoài) theo Luật người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10

số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7

năm 2007, theo Khoản 1 Điều 3 quy định: Người lao động đi làm việc ở nước

ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài)

là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này Trước khi có Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu lao động Theo đó, Bộ luật lao động (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) đã

dành Mục V quy định về “Lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại

Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam” và Mục Va về “Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài” Trong mục Va đã dành 6 điều quy

định về các hoạt động như hoạt động Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp,

cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật của nước sở tại và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ; quy định về các hình thức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt

Trang 23

động xuất khẩu lao động, người lao động đi làm việc ở nước ngoài Nhưng nhìn chung có nhược điểm sau đây:

Một là, không đưa ra tên gọi thống nhất cho thuật ngữ dùng để chỉ hoạt

động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Theo đó, luật

đã đưa ra ba thuật ngữ: doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (khoản 1, Điều 35), doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (khoản 3, Điều 35), người lao động đi làm việc ở nước ngoài

(khoản 1, Điều 135a)

Hai là, không đưa ra khái niệm cho ba thuật ngữ trên Tuy nhiên, tại

khoản 2, Điều 134 đã chỉ ra các điều kiện để một lao động Việt Nam được đi

làm việc ở nước ngoài như sau: “ Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có

khả năng lao động, tự nguyện và có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu của bên nước ngoài thì được đi làm việc ở nước ngoài” Trong khi đó, Luật người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và văn bản hướng dẫn thi hành không ghi nhận điều kiện về độ tuổi của người lao động Việt Nam khi muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất khẩu lao động: Theo giáo trình Luật Lao động cơ bản của Đại học

Cần Thơ do Ths Diệp Thành Nguyên chủ biên tháng 2/2009, thì xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc

có thời hạn ở nước ngoài Hay nói cách kh ác, xuất khẩu lao đô ̣ng được hiểu như là công viê ̣c đưa người lao đô ̣ng từ mô ̣t nước đi lao đô ̣ng ta ̣i nước có nhu

cầu thuê mướn, sử dụng lao đô ̣ng Lao động xuất khẩu – đề cập đến người lao

đô ̣ng của mô ̣t nước có đô ̣ tuổi , sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau được đưa đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t nước đó

Trang 24

Tóm lại , “xuất khẩu lao động” dù được ghi nhận dưới các hình thức

nào nhưng bản chất của hoạt động xuất khẩu lao đô ̣ng đó là có sự trao đổi sức lao đô ̣ng và sự trao đổi này mang tính chất quốc tế

1.1.2.2 Thuật ngữ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hiê ̣n nay, trong tất cả các Công ước quốc tế , pháp luâ ̣t của các quốc gia

trên thế giới chưa đưa ra được đi ̣nh nghĩa cho thuâ ̣t ngữ “ bảo vệ quyền và lợi

ích cho người lao động di cư hay người lao động đi làm việc ở nước ngoài”

mà người đọc có thể cảm nhận thông qua các kênh thông tin khác nhau khi

mô ̣t quốc gia nào đó công nhâ ̣n viê ̣c bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao

đô ̣ng từ nước khác tới Theo pháp luật quốc tế , dù là Công ước do Liên hợp quốc thông qua hay Tổ chức lao đô ̣ng quốc tế ghi nhâ ̣n k hi nói tới người lao

đô ̣ng di cư thì các quốc gia tiếp nhâ ̣n lao đô ̣ng cũng như quốc gia có người lao đô ̣ng xuất khẩu cần :

1) là phải ghi nhận các quyền cơ bản của quyền con người , không phân biệt đối xử về quốc tịch , chủng tộc, tôn giáo hay giới tính đối với những người nhập cư hợp pháp trong lãnh thổ của mình và đối xử không kém thuận lợi hơn như đối với các công dân của nước mình

2) là phải công khai : các thông tin về chính sách quốc gia, pháp luật và các quy định liên quan đến di cư và nhập cư; thông tin về các quy định đặc biệt liên quan đến di cư về việc làm và các điều kiện làm việc và sinh kế của người di cư về việc làm; thông tin liên quan đến thỏa thuận chung và sự sắp xếp đặc biệt về những vấn đề xoay quanh quyề n và lợi ích của các bên trong quan hê ̣ trao đổi sức lao đô ̣ng vượt biên được ký kết bởi các thành viên

Theo pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và pháp luật Viê ̣t Nam nói riêng để bảo vê ̣ quyền và lợi ích cho người lao đô ̣ng di cư thì pháp luâ ̣t cũng không đưa ra được đi ̣nh nghĩa cho thuâ ̣t ngữ này mà thông qua viê ̣c

Trang 25

ghi nhâ ̣n mô ̣t số quy đi ̣nh như chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài ; các hình thức đi làm việc ở nước ngoài; các hành vi bị nghiêm cấm ; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiê ̣p , tổ chức sự nghiê ̣p đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài ; quyền và nghĩa vụ của người lao

đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài Ở nước ta, bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở trong hay ngoài nước là một trong những

nguyên tắc cơ bản của pháp luâ ̣t lao đô ̣ng song hành cùng với những nguyên tắc mang tính chất đă ̣c thù của quan hê ̣ lao đô ̣ng ở nước ta, mô ̣t phần cũng do Đảng và Nhà nước đã chú tro ̣ng triển khai công tác xuất khẩu lao đô ̣ng ngay từ những thâ ̣p niên 1980, coi xuất khẩu lao đô ̣ng là mô ̣t hướng lâu dài trong chiến lươ ̣c phát triển kinh tế – xã hội của đ ất nước, xuất phát từ những lợi ích

mà hoạt động này mang lại cho xã hội , cho chính người lao đô ̣ng và cho gia đình của ho ̣ Khi người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài được đảm bảo tốt về quyền và lợi ích cũng có nghĩ a là trước đó chúng ta phải giải quyết tốt đươ ̣c các khâu ký kết hợp đồng liên quan đến viê ̣c người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c

ở nước ngoài , khâu tuyển cho ̣n lao đô ̣ng , dạy nghề , ngoại ngữ , bồi dưỡng nghiê ̣p vụ, kiến thức cần thi ết cho người lao động , thực hiê ̣n tốt các chế đô ̣ , chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Như vâ ̣y , theo tác giả bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng đi làm việc ở nước ngoài dưới góc độ p háp lý , trước hết là tổng hợp các quy

đi ̣nh của pháp luâ ̣t điều chỉnh về quan hê ̣ lao đô ̣ng có yếu tố nước ngoài nhằm đảm bảo cho các bên tham gia quan hê ̣ được hài hòa về lợi ích và bình đẳng về đi ̣a vi ̣

Dấu hiê ̣u nhâ ̣n biết về hoa ̣t đô ̣ng bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng

đi làm viê ̣c ở nước ngoài là :

- Có sự điều chỉnh , bảo vệ của pháp luật quốc tế , hệ thống pháp luâ ̣t (chủ yếu

là pháp luật về lao động ) hai quốc gia trở lên,

Trang 26

- Có dịch chuyển lao động từ quốc gia này tới quốc gia khác ,

- Có sự tham gia quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động ,

- Ngườ i lao đô ̣ng đươ ̣c tham gia vào tất cả các khâu của hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu lao đô ̣ng,

- Quyền và lơ ̣i ích của người lao đô ̣ng khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài đươ ̣c bảo

vê ̣

1.2 Pháp luật quốc tế về bảo vệ người lao động di cư

Thực tế cho thấy, lao động di cư đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu lao động cụ thể vào sự giải quyết việc làm cho người lao động của nước xuất khẩu và cung cấp lao động cho nước tiếp nhận lao động

Như chúng ta đã biết , quyền con người nói chung, quyền của người lao động di cư nói riêng được ghi nhận trong các Công ước quốc tế do Liên hợp quốc và tổ chức lao động quốc tế ILO thông qua như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công

bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948; Công Ước Quốc Tế về những quyền Dân

Sự và Chính Trị (1966 ); Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội 1966; Công ước về Lao động di trú (số 97), Công ước về Người di trú trong môi trường bị lạm dụng và việc thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội và trong đối xử với người lao động tri trú (số 143); Khuyến nghị về nhập cư lao động (số 86); Khuyến nghị về người lao động di trú (số 151); Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc (số 29) năm 1930; Công ước về xoá

bỏ lao động cưỡng bức (số 105) năm 1957; Công ước về bảo vệ tiền lương (số 95) năm 1949; Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau (số 100) năm 1951 Nhưng liệu lao động di cư có được đối xử công bằng trong nền kinh tế

Trang 27

toàn cầu, liệu quyền và lợi ích của người lao động di cư đã được các quốc gia gửi và nhận lao động đề cập như là trọng tâm của các chính sách kinh tế và phát triển trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu lao động? Sau đây là những tiêu chuẩn cụ thể được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về lao động:

Một là, Công ƣớc do Liên hợp quốc thông qua

Điều 8 của "Công ƣớc Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị 1966" qui định:

1 Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn

bán nô lệ đều bị cấm chỉ

2 Không ai có thể bị bắt làm nô dịch

a Không ai có thể bị cưỡng bách lao động

b Khoản 3 (a) nói trên không được áp dụng tại các quốc gia trong đó luật pháp cho phép toà án có thẩm quyền tuyên án tù khổ sai

c Trong phạm vi khoản này, không được coi là "lao động cưỡng bách":

i Ngoài trường hợp nêu ở khoản (b) trên đây, những công tác hay dịch

vụ mà các tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ chiếu theo một bản án hợp pháp của toà án, hay phải làm trong thời gian được phóng thích có điều kiện

ii Nghiã vụ quân sự, hay nghiã vụ quốc gia áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghiã vụ quân sự vì lý do lương tâm iii Nghiã vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe doạ đời sống hay sự an lạc của cộng đồng

iv Những nghiã vụ dân sự thông thường

Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội 1966 có 4 điều quy định nhƣ sau:

Điều 6: 1) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho

mọi người quyền làm việc và cam kết sẽ ban hành những biện pháp để

Trang 28

bảo đảm quyền này Quyền làm việc bao gồm quyền co cơ hội sinh sống nhờ công việc, quyền tự do nhận việc hay lựa chọn việc làm

2) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này sẽ ban hành những biện pháp để thực thi đầy đủ quyền làm việc, như những chương trình huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật và hướng nghiệp, những chính sách và kỹ thuật để phát triển đều đặn về kinh tế, xã hội và văn hoá, cùng sự toàn dụng nhân công vào việc sản xuất trong điều kiện những quyền tự do chính trị và kinh tế căn bản của con người được bảo đảm

Điều 7: Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận cho mọi

người quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt với những bảo đảm sau đây:

a) Về việc trả lương cho các công nhân, tối thiểu phải có:

i) Tiền lương tương xứng và công bằng cho các công việc có giá trị ngang nhau không phân biệt đối xử Đặc biệt phụ nữ được bảo đảm

có những điều kiện làm việc tương xứng như nam giới, làm việc ngang nhau được trả lương ngang nhau

ii) Một mức sống xứng đáng cho bản thân và gia đình phù hợp với những điều khoản của Công Ước này

b) Có điều kiện làm việc an toàn và không hại đến sức khoẻ

c) Có cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi người và chỉ căn cứ vào thâm niên và khả năng

d) Có quyền nghỉ ngơi và giải trí; được ấn định hợp lý số giờ làm việc,

kể cả những ngày nghỉ định kỳ có trả lương và những ngày nghỉ lễ có trả lương

Điều 8: 1) Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm:

a) Quyền tự do thành lập nghiệp đoàn và tham gia nghiệp đoàn (theo nội quy và điều lệ), để bảo vệ và gia tăng quyền lợi kinh tế và xã hội của

Trang 29

mình Sự hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu sinh hoạt trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hay sự hành xử quyền tự do của người khác

b) Quyền của các nghiệp đoàn được kết hợp thành các tổng liên đoàn quốc gia, và từ đó thành lập hay gia nhập các tổ chức tổng liên đoàn quốc tế

c) Các nghiệp đoàn được quyền tự do hoạt động và chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vi nhu cầu sinh hoạt trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hay sự hành xử quyền tự do của những người khác

d) Quyền đình công được hành xử theo luật quốc gia

2) Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử những quyền này của các giới quân nhân, cảnh sát và công chức quốc gia

3) Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội được ban hành những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế

Điều 9: Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận quyền của

mọi người được hưởng an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội

Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ 1990 (Được thông qua theo Nghị quyết A/RES/45/158 ngày 18/12/199 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Điều 43 quy

định:

1 Người lao động di trú được đối xử bình đẳng như công dân của quốc gia nơi có việc làm liên quan đến:

Trang 30

(a) quyền tiếp cận các tổ chức và dịch vụ giáo dục, theo các yêu cầu và các quy định khác của tổ chức và dịch vụ giáo dục liên quan;

(b) quyền tiếp cận các dịch vụ hướng nghiệp và việc làm;

(c) quyền tiếp cận các cơ sở và tổ chức đào tạo và tái đào tạo nghề;

(d) quyền có nhà ở, kể cả quyền sử dụng các chương trình nhà ở và xã hội, và được bảo vệ khỏi việc bóc lột liên quan đến tiền thuê nhà;

(e) quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội và y tế, miễn là đáp ứng các yêu cầu tham gia vào những chương trình này;

(f) quyền tham gia các hợp tác xã và doanh nghiệp tự quản mà không làm thay đổi địa vị di cư của mình và tuân theo các quy tắc và quy định của các tổ chức liên quan;

(g) quyền tiếp cận và tham gia đời sống văn hóa

Như vâ ̣y , Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, viết tắt tiếng Anh là CESCR, và Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị, viết tắt tiếng Anh là CCPR, được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 Việt Nam gia nhập 2 Công ước này ngày 24/9/1982 đã khẳng đi ̣nh đươ ̣c sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người lao đô ̣ng cả nước Cả ba Công ước trên đều khẳng định chân lý bất di bất dịch rằng việc công nhận những phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới Và trong lĩnh vực lao động , quyền đươ ̣c lao

đô ̣ng, quyền đươ ̣c làm viê ̣c , quyền được đi la ̣i , cư trú của người lao đô ̣ng phải được đảm bảo như quyền tự nhiên của con người

Hai là, Công ước do tổ chức lao động quốc tế ILO thông qua

Trang 31

Quyền của người lao động di cư một lần nữa được đề cập một cách sâu sắc và trực tiếp hơn thông qua hai công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là Công ước số 97 (1949) và Công ước số 143 (1975) về lao động di cư Hai công ước này khẳng định người lao động di cư được đối xử bình đẳng với người lao động bản địa, được hưởng các điều kiện lao động; các chế độ về an sinh xã hội, về giáo dục Tuy nhiên, phạm vi của hai công ước chỉ áp dụng đối với bản thân người lao động di cư hợp pháp Trong khi đó, như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa làm cho biên giới của các quốc gia trở nên rộng hơn nhưng không phải người lao động di cư nào cũng đi qua biên giới ấy một cách hợp pháp Ngoài ra, mục đích chung của phần lớn người lao động di cư là vì lý do kinh tế, sự di cư của người lao động phần lớn liên quan đến kinh tế của bản thân và của gia đình Cùng với những biến động của quá trình di cư, gia đình người lao động di cư cũng sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng, các thành viên trong gia đình họ cũng cần được bảo vệ - Công ước quốc tế về quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình năm 1990 (Công ước 1990) đã ra đời

Theo Công ước 143 “Tất cả các thành viên của Công ước khi có người nước ngoài nhập cư , đă ̣c biê ̣t là người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài thì quốc gia phải có nghĩa vụ tôn tro ̣ng các quyền cơ bản của con người đối với tất cả các lao động nhập cư”

Theo Công ước 97 “Các tiêu chuẩn ghi nhận trong các Công ước được áp dụng cho mọi người lao động, kể cả người làm việc ngoài lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ, và trong nhiều trường hợp, áp dụng cho cả những lao động đang trong tình trạng bất hợp pháp về cư trú Theo đó, quốc gia có người nước khác qua sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của mình chịu trách nhiệm

về an sinh của những người này, cũng như đối với công dân của chính mình Chính quyền nước ấy phải chắc chắn rằng các lao động đến từ nước khác

Trang 32

được đối xử đúng đắn, quyền lợi của họ được tôn trọng và an toàn xã hội của

họ được đảm bảo

Như vâ ̣y, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO có 2 Công ước về xuất khẩu lao động, là Công ước 97 và Công ước 143 Ngoài ra là một qui ước rộng lớn hơn, gọi là Công ước Quốc tế 1990 Công ước này qui định quyền lợi của những lao động ra nước ngoài làm việc cũng như quyền lợi của gia đình họ Các Công ước này, có giá trị quốc tế, đặt ra những tiêu chuẩn tối thiểu cho

các quốc gia ký kết về vấn đề xuất khẩu lao động Các Công ước này là Hiến

chương Quốc tế về vấn đề di dân toàn cầu, gồm các qui định như căn bản về

sự an toàn và điều kiện sức khoẻ của công nhân, mức lương tối thiểu và số giờ làm việc tối đa, bảo vệ quyền lợi nữ công nhân thời kỳ sinh sản, luật về bình đẳng giới và chống kỳ thị Và như chúng ta đã biết , ILO được thành lập trên

cơ sở ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu nhân đạo (cải thiện điều kiện làm việc của người lao động); mục tiêu chính trị (đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người sẽ tạo bình ổn xã hội); và mục tiêu kinh tế Các Công ước và Khuyến nghị của ILO được coi là cơ sở của Bộ luật lao động quốc tế, đã cụ thể hóa và quy đi ̣nh cụ thể hơn về nghĩa vụ pháp lý của quốc gia nước sở tại trong việc đảm bảo về mọi mặt cho n gười lao đô ̣ng từ quốc gia khác tới dù là di cư lao đô ̣ng hợp pháp hay bất hợp pháp Điều này chứng tỏ không có sự phân biệt về địa vị cũng như ngành nghề làm việc

Ở Việt Nam , Chính phủ đã xây dựng các Bộ luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Dân sự, Hình sự nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động Các chính sách và các Bộ Luật được Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời cũng là để tương thích với các tiêu chuẩn lao động qui định trong các Công ước (CW) của ILO

mà Việt Nam là thành viên Đến nay (2008), Việt Nam đã phê chuẩn 18/187 Công ước của ILO, trong đó có 5/8 CW cơ bản gồm: CW số 100 về trả công

Trang 33

bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau;

CW số 111 về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc; CW số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc và CW số 182 về cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, và CW 29 về chống lao động cưỡng bức

1.3 Xung đô ̣t pháp luâ ̣t trong viê ̣c di chuyển lực lươ ̣ng lao đô ̣ng từ nước này tới nước khác

Không giống như thời chiến , thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p quốc tế và toàn cầu hóa đã đem la ̣i không ít những rắc rối , khó khăn trong vấn đề gi ải quyết lực lượng lao đô ̣ng nhâ ̣p cư , nhất là những người nhâ ̣p cư trái phép bởi nền kinh tế dễ làm ăn của quốc gia này đã góp phần thu hút họ Điều này đã ta ̣o ra mô ̣t thực tế là những người ở trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng hay dưới đô ̣ tuổi lao đô ̣ng đã đến nước sở ta ̣i đề nhâ ̣p cư rồi lao đô ̣ng ta ̣i đó Tuy nhiên, trong pha ̣m vi của đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết đối với những người lao đô ̣ng di cư hợp pháp từ nước này sang nước khác khi quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng bị xâm phạm , cũng như pháp luâ ̣t nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh về quan hê ̣ hợp đồng lao đô ̣ng người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở n ước ngoài với chủ sử dụng lao động c ủa nước tiếp nhâ ̣n lao đô ̣ng (tức giữa cá nhân và pháp nhân của các quốc gia với nhau trong quan hê ̣ lao đô ̣ng )

Một là, điều chỉnh vấn đề xác lập hợp đồng cung ứng lao động

Ở các nước trên thế giới, hợp đồng cung ứng lao đô ̣ng còn được hiểu là

hơ ̣p đồng hơ ̣p tác lao đô ̣ng Hợp đồng hợp tác lao đô ̣ng là hợp đồng được ký kết giữa hai chủ thể là các doanh nghiê ̣p được phép hoa ̣t đô ̣ng ngành nghề dịch vụ xuấ t, nhâ ̣p khẩu lao đô ̣ng , đươ ̣c cơ quan nhà nước có thẩm quyền của

hai nước cấp giấy phép hoa ̣t đô ̣ng và quản lý

Trang 34

Theo pháp luâ ̣t của Viê ̣t Nam , Hợp đồng cung ứng lao đô ̣ng có thể đươ ̣c hiểu là sự thỏa thuâ ̣n bằng văn bản giữa hai chủ thể , mô ̣t bên là doanh nghiê ̣p, đơn vi ̣, tổ chức được Nhà nước Viê ̣t Nam cấp phép hoa ̣t đô ̣ng di ̣ch vụ đưa người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hợp đồng với bên nước ngoài (là doanh nghiệp , tổ chức, đơn vi ̣ được cơ quan có thẩm quyền cấp phé p đươ ̣c tiếp nhâ ̣n lao đô ̣ng ) hay còn go ̣i là chủ thuê (chủ sử dụng lao động ) về các điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận lao động

đi làm viê ̣c ở nước ngoài Vâ ̣y, các quy đi ̣nh xung quanh hợp đồng cung ứng lao đô ̣ng như quyền và nghĩa vụ của các bên , giải quyết tranh chấp về hợp đồng cung ứng lao đô ̣ng sẽ do hê ̣ thống pháp luâ ̣t của nước nào điều chỉnh ?

Chẳng ha ̣n như vụ tranh chấp liên quan đến xuất khẩu lao động giữa Tổng công ty VINACONEX và Công ty BMI của Cộng hoà liên bang Đức trong viê ̣c giải quyết tiền gửi cho người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam , diễn biến của vụ việc này như sau : Năm 2005, Vinaconex ký hợp đồng dịch vụ cung cấp lao động cho Công ty BMI của Đức làm việc tại Libya trong dự án xây dựng do BMI nhận thầu thi công Theo hợp đồng đã ký, 130 lao động của Vinaconex

đã sang làm việc tại Libya Trong 6 tháng làm việc đầu tiên, BMI đều đặn gửi tiền lương của lao động về tài khoản của Vinanconex để Tổng công ty này thực hiện việc chuyển tiền cho gia đình của từng người lao động tại Việt Nam Sau đó, do chủ đầu tư tại Libya gặp khó khăn về tài chính nên đã không thanh toán tiền công trình cho BMI và BMI đã không chuyển tiền lương cho lao động Việt Nam trong nhiều tháng tiếp theo Vinaconex đã kiên trì liên lạc, thuyết phục BMI thanh toán lương cho người lao động, song BMI không thiện chí thực hiện Vinaconex đã thuê một công ty đòi nợ tại Đức để trực tiếp đến BMI làm việc với giám đốc yêu cầu chuyển tiền lương của người lao động cho Vinaconex, tuy nhiên việc đòi nợ trực tiếp này cũng không có kết quả Năm 2006, Vinaconex buộc phải đưa toàn bộ 130 lao động về nước, với

Trang 35

số tiền lương BMI còn nợ lên tới 247.000 USD Để đảm bảo lợi ích của người lao động, Vinaconex đã tiến hành thủ tục để khởi kiện BMI tại cơ quan trọng tài đã được quy định tại hợp đồng dịch vụ cung ứng lao động đã ký Tại điều khoản về giải quyết tranh chấp Vinaconex ký với BMI ghi “ nếu phát sinh tranh chấp giữa 2 bên mà không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ được giải quyết tại trọng tài quốc tế Việt Nam” Vinaconex đã liên hệ với Bộ tư pháp đề nghị làm rõ tên tổ chức trọng tài trong hợp đồng trong mối liên hệ với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Sau khi xem xét và đối chiếu với danh sách các tổ chức trọng tài tại Việt Nam mà Bộ đang quản lý,

Bộ tư pháp có công văn trả lời “ Trọng tài quốc tế Việt Nam “ chính là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC Sau khi nhận được văn bản này, Vinaconex đã nộp toàn bộ hồ sơ khởi kiện đến VIAC VIAC đã nhiều lần liên

hệ, gửi tài liệu cho BMI nhưng công ty này vẫn cố tình không trả lời [34] Như vâ ̣y , khi đã lựa cho ̣n Tro ̣ng tài quốc tế Viê ̣t Nam (hê ̣ thuô ̣c luâ ̣t do các bên lựa cho ̣n ) thì đương nhiên hệ t hống pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam sẽ được áp dụng

để giải quyết vụ việc trên

Theo quy đi ̣nh của Điều 17 Luâ ̣t Người lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đi làm viê ̣c

ở nước ngoài quy định về hợp đồng cung ứng lao động , hơ ̣p đồng đưa người lao đô ̣ng đi l àm việc ở nước ngoài thì hai loại hợp đồng này khi xác lập phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động Khi có tranh chấp sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuâ ̣n đã ký giữa các bên

và quy định của pháp luật Việt Nam , pháp luật của nước tiếp nhận lao động , Điều ước quốc tế mà Viê ̣t Nam là thành viên , thỏa thuận quốc tế mà Bộ , cơ quan ngang bô ̣ , cơ quan thuô ̣c Chính phủ ký kết với bên nước ngoài Như

vâ ̣y, khi có tranh chấp xoay quanh hợp đồng cung ứng lao đô ̣ng thì sẽ áp dụng các hệ thuộc sau : hê ̣ thuô ̣c luâ ̣t do các bên lựa cho ̣n (được ghi nhâ ̣n trong văn

Trang 36

bản ký kết giữa các bên ), pháp luật Việt Nam , pháp luật nước tiếp nhận lao

đô ̣ng, Điều ước quốc tế

Hai là, điều chỉnh vấn đề quyền và lợi ích của người lao động khi làm viê ̣c ở quốc gia sở tại

Khi người lao đô ̣ng sang quốc gia nước sở ta ̣i làm viê ̣c thì luâ ̣t pháp của quốc gia nước sở ta ̣i t hường quy đi ̣nh mô ̣t cách cụ thể và rõ ràng về quyền , nghĩa vụ và lợi ích của người lao động nước ngoài khi đến làm việc trên lãnh thổ của mình Về mă ̣t pháp lý , người lao đô ̣ng khi đi làm viê ̣c ở nước ngoài theo hơ ̣p đồng lao đô ̣ng ho ̣ phải được quốc gia nước sở ta ̣i áp dụng các chế đô ̣ đãi ngô ̣ dựa trên các nguyên tắ c cơ bản của luâ ̣t quốc tế trong đó có hai nguyên tắc chính là nguyên tắc tâ ̣n tâm , thiê ̣n chí thực hiê ̣n các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda ) và nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác Tuy nhiên, khi ngườ i lao đô ̣ng nước ngoài để đươ ̣c lao đô ̣ng ở nước sở ta ̣i , người nước ngoài phải hô ̣i tụ các tiêu chuẩn lao đô ̣ng theo quy đi ̣nh của nước sở ta ̣ i Tức quyền và nghĩa vụ của người lao đô ̣ng sẽ chi ̣u sự chi phối của luâ ̣t nơi lao

đô ̣ng (là luật của nước mà ở đó có hành vi lao động được diễn ra ) Ví dụ ở Đài Loan , chính quyền của ho ̣ rất quan tâm đến người lao động Việt Na m, thường xuyên tư vấn, hỗ trợ pháp lý và giúp đỡ về mọi mặt cho công dân Việt Nam mới đến Đài Loan lao động để họ yên tâm làm việc tốt, bảo đảm đúng những cam kết theo hợp đồng lao động đã được ký kết Đặc biệt, pháp luật Đài Loan quy định rất rõ về quyền lợi được hưởng của người lao động trong thời gian làm việc có thời hạn tại Đài Loan như: Tiền lương do hai bên chủ thuê và người lao động tự thương lượng định đoạt Nếu được thuê làm ở các đơn vị sự nghiệp phù hợp áp dụng theo Luật Lao động tiêu chuẩn của Đài Loan, thì tiền lương không đuợc thấp hơn mức lương căn bản theo Hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên chủ thuê và người lao động Nếu được thuê làm

ở các đơn vị sự nghiệp phù hợp áp dụng theo Luật Lao động tiêu chuẩn của

Trang 37

Đài Loan, thời gian làm việc bình thường hằng ngày không được vượt quá 8 tiếng đồng hồ Khi làm thêm giờ, phải thực hiện theo qui định của Luật đó Người làm việc liên tục 4 tiếng đồng hồ, ít nhất phải có 30 phút nghỉ ngơi Nhưng đối với những người lao động làm việc theo chế độ luân phiên đổi ca hoặc các công việc có tính liên tục hoặc tính khẩn cấp, chủ thuê phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho người lao động trong thời gian làm việc Nếu được thuê làm ở các đơn vị sự nghiệp phù hợp áp dụng theo Luật Lao động tiêu chuẩn của Đài Loan, cứ 7 ngày làm việc thì ít nhất phải có một ngày nghỉ Các ngày lễ kỷ niệm, ngày quốc tế lao động và các ngày được nghỉ theo qui định của cơ quan chủ quản đều được nghỉ, gọi là ngày nghỉ lễ, nhưng phải do hai bên chủ thuê và người lao động thương lượng điều chỉnh ngày nghỉ lễ Đối với những người lao động làm việc liên tục một thời gian nhất định cho cùng một chủ thuê hoặc cùng một đơn vị sự nghiệp, hằng năm sẽ có ngày nghỉ phép đặc biệt theo qui định điều 38 trong Luật Lao động tiêu chuẩn của Đài Loan Tiền lương của các ngày nghỉ theo qui định và các ngày lễ kể trên

do chủ thuê chi trả Ngoài ra, việc nghỉ phép do đám cưới, đám tang, có việc riêng, bị đau ốm hoặc nghỉ phép công do tai nạn, do bị bệnh, thì thực hiện theo qui tắc xin nghỉ phép của người lao động Tất cả lao động nước ngoài được cấp thẻ cư trú ngoại kiều, đều phải tham gia việc mua bảo hiểm y tế toàn dân Nộp tiền bảo hiểm y tế toàn dân hằng tháng thì được hưởng quyền lợi y

tế toàn dân

Trong thời gian làm việc tại Đài Loan, nếu có tranh chấp về mặt quyền lợi lao động, thì có thể trực tiếp tìm đến Cơ quan chủ quản hành chính lao động của chính quyền, nơi người lao động làm việc để xin giúp điều đình dàn xếp giải quyết hoặc gọi điện thoại miễn phí của Ủy ban lao động Đài Loan dành riêng cho lao động nước ngoài để khiếu nại Khi xảy ra tranh chấp giữa người lao động với các cơ sở kinh doanh về sản phẩm hoặc phục vụ, người tiêu dùng có

Trang 38

thể khiếu nại với doanh nghiệp, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trung tâm phục vụ người tiêu dùng, các chi nhánh trung tâm trực thuộc, hoặc gọi điện thoại theo số 1950 ở bất cứ đâu tại Đài Loan Ngoài ra, người lao động cũng có thể truy cập vào trang web bảo vệ người tiêu dùng toàn dân của Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng (www.cpc.gov.tw) để tìm hiểu thông tin mới nhất về các án lệ tranh chấp về tiêu dùng

Theo qui định tại điều 73 và điều 74 của “Luật dịch vụ việc làm”, lao động nước ngoài liên tục bỏ làm, mất liên lạc 3 ngày sẽ bị huỷ bỏ giấy phép thuê lao động, và phải xuất cảnh khỏi Đài Loan theo thời hạn qui định, không được phép làm việc tại Đài Loan nữa Lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn sẽ bị xử phạt từ 3.000 Đài tệ đến 15.000 Đài tệ Lao động nước ngoài bỏ trốn sẽ bị truy bắt vào bất cứ lúc nào và trục xuất về nước, đồng thời không được quay lại Đài Loan làm việc với bất kỳ lý do gì Nếu người lao động có sự nghi ngại quyền lợi của mình bị xâm hại trái phép trong thời gian làm việc tại Đài Loan, thì cần tìm đến Ủy ban lao động để được hỗ trợ Nếu bỏ trốn bất hợp pháp, lẩn trốn để làm việc trá hình ở bất cứ nơi nào, người lao động rất dễ bị chủ thuê hoặc công ty môi giới bất hợp pháp khống chế, bị lợi dụng, bị bóc lột và bị ức hiếp

Tóm lại , hoạt động xuất khẩu lao động r a nước ngoài của Viê ̣t Nam

đươ ̣c đánh dấu từ c uối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước , theo đó Đảng ta đã chủ trương đưa lao đô ̣ng Viê ̣t Nam ra làm viê ̣c ta ̣i các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu Tuy nhiên, trong thời gian này chúng ta không sử dụng cụm từ “xuất khẩu lao đô ̣ng ” mà thay bằng “hợp tác lao đô ̣ng với nước ngoài ” với Hiê ̣p đi ̣nh được ký kết đầu tiên là Hiê ̣p đi ̣nh

hơ ̣p tác lao đô ̣ng với nước ngoài được ký kết với Liên Xô năm 1980 Và ngay trong năm này , nhiều công nhân đang làm viê ̣c ta ̣i các nhà máy , xí nghiệp ở các tỉnh, thành trên cả nước đang làm viê ̣c trong các lĩnh vực : cơ khí, dê ̣t may,

Trang 39

da giày đã lên đường sang các nước cô ̣ng hò a thuô ̣c Liên bang Xô viết làm viê ̣c Đây là bước đô ̣t phá khởi đầu tốt đe ̣p cho các hiê ̣p đi ̣nh cấp nhà nước tiếp theo đươ ̣c ký với các nước khác như Cô ̣ng hòa dân chủ Đức , Tiê ̣p Khắc

và Bungari trong những năm về sau Cho đến ng ày nay, dưới góc đô ̣ kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu lao đô ̣ng cả nước hiện có khoảng trên 50.000 lao

đô ̣ng đang làm viê ̣c ta ̣i 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề các loa ̣i khác nhau

Hiê ̣n nay, trong tất cả các Công ước quốc tế , pháp luật của các quốc gia trên

thế giới chưa đưa ra được đi ̣nh nghĩa cho thuâ ̣t ngữ “ bảo vệ quyền và lợi ích

cho người lao động di cư hay người lao động đi làm viê ̣c ở nước ngoài” mà

người đo ̣c có thể cảm nhận thông qua các kênh thông tin khác nhau khi một quốc gia nào đó công nhâ ̣n viê ̣c bảo vê ̣ quyền và lợi ích của người lao đô ̣ng từ nước khác tới Do vâ ̣y, để người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài được bảo vệ về quyền và lợi ích thì theo pháp luật quốc tế , dù là Công ước do Liên

hơ ̣p quốc thông qua hay Tổ chức lao đô ̣ng quốc tế ghi nhâ ̣n khi nói tới người lao đô ̣ng di cư thì các quốc gia tiếp nhâ ̣n lao đô ̣ng cũng như quốc gia có

người lao động xuất khẩu cần :

1) là phải ghi nhận các quyền cơ bản của quyền con người , không phân biệt đối xử về quốc tịch , chủng tộc , tôn giáo hay giới tính đối với những người nhập cư hợp pháp trong lãnh thổ của mình và đối xử không kém thuận lợi hơn như đối vớ i các công dân của nước mình

2) là phải công khai : các thông tin về chính sách quốc gia, pháp luật và các quy định liên quan đến di cư và nhập cư; thông tin về các quy định đặc biệt liên quan đến di cư về việc làm và các điều kiện làm việc và sinh kế của người di cư về việc làm; thông tin liên quan đến thỏa thuận chung và sự sắp xếp đặc biệt về những vấn đề xoay quanh quyền và lợi ích của các bên trong quan hê ̣ trao đổi sức lao đô ̣ng vượt biên được ký kết bởi các thành viên Chỉ

Trang 40

khi đó người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nước ngoài mới được đảm bảo thực sự , nhưng đó là trên lý thuyết còn trên thực tế các quyền đó của người lao đô ̣ng

có được đảm bảo thực sự hay không còn phụ thuộc vào nhân tố con người và nhân tố thực thi chính sách dành cho ho ̣ Khi người lao đô ̣ng ra nước ngoài làm việc thì sự cần thiết đầu tiên là họ phải được đảm bảo , bảo vệ về quyền và

lơ ̣i ích khi làm viê ̣c ở quốc gia nước sở ta ̣i Để điều chỉnh về hoạt động này thì pháp luật quốc tế , pháp luật quốc gia nước sở tại cũng như pháp luật của nước mà người lao đô ̣ng mang quốc ti ̣ch cùng tham gia bảo vê ̣ ho ̣

Luâ ̣t pháp của quốc gia nước sở ta ̣i thường quy đi ̣nh m ột cách cụ thể quyền và nghĩa vụ lao đô ̣ng của người nước ngoài cư trú , làm việc ở quốc gia mình Tuy nhiên, cũng có một số ngành nghề , lĩnh vực lao động mà người lao

đô ̣ng nước ngoài không được phép làm viê ̣c vì lý do q uốc phòng, an ninh của quốc gia nước sở ta ̣i Khi nói đến xung đô ̣t pháp luâ ̣t trong viê ̣c điều chỉnh quyền và nghĩa vụ lao đô ̣ng cho người lao đô ̣ng là người nước ngoài , thì các nước khác nhau sẽ áp dụng các hê ̣ thuô ̣c khác nh au Chẳng hạn , theo luâ ̣t pháp của một số nước như Cộng hòa Pháp , Cô ̣ng hòa Liên bang Đức , Italya, Áo thì quyền và nghĩa vụ , lơ ̣i ích của người nước ngoài sẽ chi ̣u sư chi phối bởi luâ ̣t nơi lao đô ̣ng (luâ ̣t của nước mà ở đó có hành vi lao động được diễn ra) Ở các nước Đông Âu , việc xác đi ̣nh quyền và nghĩa vụ , lợi ích cho người lao đô ̣ng là người nước ngoài được ưu tiên áp dụng luâ ̣t lựa cho ̣n (luâ ̣t do các bên là bên lao đô ̣ng và bên thuê lao đ ộng thỏa thuận khi xác lập hợp đồng ) [1] Và khi nói tới xung đột pháp luật trong việc di chuyển lực lượng lao động từ nước này tới nước khác thì vấn đề giải quyết xung đô ̣t pháp luâ ̣t khi quyền

và lợi ích của người lao đô ̣ng bi ̣ xâm pha ̣m sẽ xảy ra trong các trường hợp đó là: trong vấn đề về xác lâ ̣p hợp đồng cung ứng lao đô ̣ng và trong viê ̣c điều chỉnh vấn đề quyền và lợi ích khi người lao động làm việc ở quốc gia nước sở tại

Ngày đăng: 25/03/2015, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Nông Quốc Bình (2007), Giáo trình Tư pháp quốc tế , tr.294-297, NXB Tƣ pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tư pháp quốc tế
Tác giả: TS. Nông Quốc Bình
Nhà XB: NXB Tƣ pháp
Năm: 2007
2. B ộ Lao động – Thương binh và Xã hô ̣i (2007), Thông tư số 21/2007/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và 29 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và 29 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007
Tác giả: B ộ Lao động – Thương binh và Xã hô ̣i
Năm: 2007
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
4. C ục quản lý lao động ngoài nước , Bô ̣ Lao đô ̣ng - Thương binh và Xã hô ̣i , Thông báo số 2240/ QLLĐNN-QLLĐ ngày 10 tháng 12 năm 2010 , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 2240/ QLLĐNN-QLLĐ ngày 10 tháng 12 năm 2010
5. C ục quản lý lao động ngoài nước , Bô ̣ Lao đô ̣ng - Thương binh và Xã hô ̣i , Thông báo số 133/QLLĐNN-QLLĐ ngày 25 tháng 01 năm 2011 , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 133/QLLĐNN-QLLĐ ngày 25 tháng 01 năm 2011
6. Đảng Cộng sản Việt Nam , văn kiê ̣n Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , tr.114-115, NXB Chi ́nh tri ̣ Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiê ̣n Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: NXB Chính tri ̣ Quốc gia
7.ThS. Đa ̀o Mô ̣ng Điê ̣p, Khoa Luâ ̣t, Đa ̣i ho ̣c Huế (2011), "Hướng đi mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại tỉnh Thừa Thiên - Huế trong năm 2011” , Tạp chí Cộng sản, số 5 (221) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng đi mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại tỉnh Thừa Thiên - Huế trong năm 2011
Tác giả: ThS. Đa ̀o Mô ̣ng Điê ̣p, Khoa Luâ ̣t, Đa ̣i ho ̣c Huế
Năm: 2011
11. Vũ Thị Mai (2007), “Phát triển thị trường lao động Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (9), tr. 73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thị trường lao động Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực”, "Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
Tác giả: Vũ Thị Mai
Năm: 2007
12. Diê ̣p Thành Nguyên (2009), Giáo trình Luật lao động cơ bản, Đa ̣i ho ̣c Cần Thơ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật lao động cơ bản
Tác giả: Diê ̣p Thành Nguyên
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2009
13. Quốc hô ̣i (2006), Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Tác giả: Quốc hô ̣i
Năm: 2006
14. Nguyễn Thi ̣ Hoa Tâm (2005), "Tìm hiểu các quy định về cấp giấy phép của hoạt động xuất khẩu lao động" Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các quy định về cấp giấy phép của hoạt động xuất khẩu lao động
Tác giả: Nguyễn Thi ̣ Hoa Tâm
Năm: 2005
15. TS. Bùi Ngọc Thanh (2010), “Hơ ̣p tác quốc tế về lao đô ̣ng : tình hình xƣa , bài học nay”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 17 (209) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác quốc tế về lao đô ̣ng : tình hình xƣa , bài học nay”, "Tạp chí Cộng sản điện tử
Tác giả: TS. Bùi Ngọc Thanh
Năm: 2010
23. Nguyễn Lương Trào (2007), “Giải pháp nâng cao chất lươ ̣ng lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đáp ứng yêu cầu của thi ̣ trường lao đô ̣ng quốc tế”, Người lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lươ ̣ng lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đáp ứng yêu cầu của thi ̣ trường lao đô ̣ng quốc tế”
Tác giả: Nguyễn Lương Trào
Năm: 2007
24. T rung tâm nghiên cƣ́u quốc tế và khu vƣ̣c , Viê ̣n khoa ho ̣c xã hô ̣i vùng Nam bô ̣, Viê ̣n Khoa ho ̣c xã hô ̣i Viê ̣t Nam (2007), Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiê ̣m và bài học, tr.203-204, NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiê ̣m và bài học
Tác giả: T rung tâm nghiên cƣ́u quốc tế và khu vƣ̣c , Viê ̣n khoa ho ̣c xã hô ̣i vùng Nam bô ̣, Viê ̣n Khoa ho ̣c xã hô ̣i Viê ̣t Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hô ̣i
Năm: 2007
25. Phạm Công T rƣ́ (2009), “ Mô ̣t số vấn đề xung quanh thuâ ̣t ngƣ̃ xuất khẩu lao đô ̣ng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2), tr.53-60.Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô ̣t số vấn đề xung quanh thuâ ̣t ngƣ̃ xuất khẩu lao đô ̣ng”, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Phạm Công T rƣ́
Năm: 2009
8. Liên hơ ̣p quốc (1966), Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) Khác
9. Liên hơ ̣p quốc (1966), Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) Khác
16. Tổ chức lao động quốc tế , Công ước ILO (số 97) về việc Di cư để Làm việc [ILO Migration for Employment Convention (Revised) (No. 97)] Khác
17. Tổ chức lao động quốc tế , Công ước ILO (số 143) về Người Lao động Di cư [ILO Migrant Workers (Supplementary Provisions) Convention (No. 143)] Khác
18. Tổ chức lao động quốc tế (1930), Công ước ILO (số 29) về Cưỡng bách Lao động [ILO Forced Labour Convention (No. 29)] Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w