LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰ
Trang 11 Em xin chân thành cảm ơn T.s Vũ Thị Uyên trong thời gian qua đãnhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp em hoàn thành bài luận văn này.
2 Em xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bác, các chú trong phòngHành chính và Nhân lực thuộc Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mạiVinaconex đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu thập tài liệu cần thiết chobài luận văn này, cũng như sự kèm cặp, chỉ bảo trong quá trình thực tập làmviệc tại Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex.
Trang 2Tên em là: Phạm Văn Tuyên Lớp: QTNL 46A
Khoa: Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lựcTrường: Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Cơ sở thực tập: Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex
Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: “Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao
động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực vàThương mại Vinaconex”.
Em xin cam đoan trước Hội đồng kỷ luật của Trường, của Khoa rằng, bàiluận văn này là kết quả làm việc nghiêm túc của bản thân em, không sao chéptừ bất kỳ tài liệu nào Tất cả các tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo Nếusai sự thật, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội ngày 3/6/2008
Ký tên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO LAOĐỘNG XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX 3
1.1 Xuất khẩu lao động 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân loại xuất khẩu lao động: 5
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động: 6
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế: 7
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động: 9
1.2 Tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động 14
1.2.1 Khái niệm, vai trò của tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động 14
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động đi XKLĐ 15
1.2.3 Các phương pháp tuyển dụng lao động đi XKLĐ 17
1.2.4 Quá trình tuyển dụng lao động đi XKLĐ 19
1.3 Đào tạo lao động đi XKLĐ 20
1.3.1 Khái niệm, vai trò của đào tạo lao động đi XKLĐ 20
Vai trò: 20
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo lao động đi XKLĐ 22
1.3.3 Các phương pháp đào tạo lao động đi XKLĐ 23
1.3.4 Các nội dung chính cần đào tạo cho người lao động đi XKLĐ 23
1.4 Sự cần thiết phải cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex .24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC
Trang 42.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 38
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhân lực Và Thương mại Vinaconex trong các năm 2005,2006 và 2007 và quý I/2008 40
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex 43
2.2.1 Thực trạng công tác tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài củaCông ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex 44
2.2.2 Thực trạng công tác đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex 62
2.2.3 Đánh giá chung về công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩuđi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex 77
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI TIẾN CÔNG TÁCTUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚCNGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX 79
3.1 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 79
3.1.1 Phương hướng phát triển chung của Công ty trong n ăm 2008 79
3.1.2 Phương hướng hành động cụ thể: 81
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty 83
3.2.1 Đối với công tác tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài: 83
3.2.2 Đối với công tác đào tạo lao động đi XKLĐ 87
3.2.3.Kiến nghị đối với các bên có liên quan 95
KẾT LUẬN 98PHỤ LỤC
Trang 5Bảng 2.1: Thực hiện các chỉ tiêu SXKD năm 2005, 2006 và 2007 của Công
ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex 40
Bảng 2.2: Bảng so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex qua các năm 2005, 2006 và 2007 40
Bảng 2.3: Kế hoạch SXKD của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex trong năm 2008 và kết quả thực hiện SXKD của Công tytrong Quý I/ 2008 42
Bảng 2.4: Các trường đào tạo nghề triển khai liên kết 49
Bảng 2.5 : Tỷ lệ lao động được tuyển dụng đã được đào tạo trước tại các năm 2005, 2006, 2007 51
Bảng 2.6: Tỷ lệ lao động đạt yêu cầu 55
Bảng 2.7: Số lao động đã đưa đi trong các năm 2005, 2006 và 2007 56
Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng trong các năm 2005, 2006và 2007 57
Bảng 2.9: Bảng số lượng lao động đi XKLĐ quý I năm 2008 58
Bảng 2.10: Chương trình đào tạo nghề hàn khóa học 12 tháng 66
Bảng 2.11: Số lao động được cấp chứng chỉ đào tạo trong các năm 2005, 2006 và 2007 70
Bảng 2.12: Số chuyên gia kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài trong các năm 2005, 2006 và 2007 76
Bảng 3.1: Số lao động liên kết đào tạo với các trường đào tạo nghề 86
Bảng 3.2: Các đối tác nước ngoài đã liên kết đào tạo 89
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty 39
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu lao động là hoạt động đã được quan tâm từ khá lâu ở ViệtNam, nhưng vai trò quan trọng của nó chỉ thực sự được Đảng, Nhà nước taquan tâm đầu tư trong những năm trở lại đây, nhất là khi quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ Đảng và Nhà nước ta coi hoạt độngxuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế-xã hội quan trọng góp phần phát triểnnguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ taynghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cườnghợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới.
Có một thực tế đối với nguồn lao động Việt Nam có nhu cầu sang nướcngoài làm việc là nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là nông dân trình độhọc vấn còn thấp, chuyên môn tay nghề chưa có hoặc chưa vững, trong khitrình độ ngoại ngữ lại hạn chế, thiếu thông tin, nên công tác tuyển dụng vàđào tạo nguồn lao động này cho đảm bảo yêu cầu chất lượng mà phía đối tácnước ngoài yêu cầu là rất khó khăn, gặp nhiều thách thức Bên cạnh đó sự hạnchế về nguồn lực,sự thiếu đầu tư cho công tác tuyển dụng và đào tạo lao độngcho XKLĐ từ phía các công ty kinh doanh XKLĐ cũng là nguyên nhân dẫnđến sự thiếu hiệu quả trong kinh doanh XKLĐ
Để đi sâu nghiên cứu về công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuấtkhẩu đi làm việc ở nước ngoài, tôi đã chọn luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
“ Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làmviệc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mạiVinaconex”
Mục đích nghiên cứu: Khái quát một số vấn đề cơ sở lý luận về công
tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài Đồngthời đánh giá một số thực trạng nổi cộm trong công tác tuyển dụng và đào tạolao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực
Trang 7và Thương mại Vinaconex Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiếncông tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoàicủa Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex, và một số kiếnnghị đối với các bên có liên quan.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất
khẩu đi làm việc ở nước ngoài.
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu sâu các vấn đề trong công tác
tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Côngty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex Số liệu thông tin chủ yếu lấytừ năm 2005 trở lại đây.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê: Có dựa trên những thống kê hàng năm của Côngty Cổ phần Nhân lực và Thương mại, qua đó thống kê số liệu theo nội dungđề tài của mình.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những số liệu thống kê đưa ranhững đánh giá, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm 10 câu hỏi được gửi đến 40người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất
khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mạiVinaconex.
Chương 2: Thực trạng của công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất
khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mạiVinaconex
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải tiến công tác tuyển
dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổphần Nhân lực và Thương mại Vinaconex.
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠOLAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI CỦACÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX
1.1 Xuất khẩu lao động
1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu lao động xét về mặt kinh tế là một loại hình xuất khẩu dịch vụcung cấp một loại hàng hóa đặc biệt là sức lao động Nó chứa đựng đầy đủ tínhchất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt này: hoạt động của con người, tổng quancác mối quan hệ xã hội Giá cả của sức lao động phụ thuộc phụ thuộc vào chấtlượng lao động, trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghề đượcđào tạo, khả năng giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất cá nhân , khả nănghội nhập, giao lưu với các nền văn hóa khác Giá cả sức lao động cũng phụ thuộcrất lớn vào nhu cầu của nước nhập khẩu lao động.
Để làm rõ về xuất khẩu lao động cần làm rõ một số khái niệm liên quan:
* Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người Lao độngchính là quá trình kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sảnphẩm phục vụ nhu cầu con người.Nó là yếu tố quyết định cho mọi hoạt độngkinh tế xã hội.
* Sức lao động: Nó là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong
quá trình tạo ra của cải xã hội Nó phản ánh khả năng lao động của conngười, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội Trongnền kinh tế hàng hóa thì sức lao động là một hàng hóa đặc biệt Ngoài nhữnggiá trị và giá trị sử dụng như những hàng hóa thông thường thì nó còn có cácgiá trị khác về tư duy, tinh thần Thông qua thị trường lao động, hàng hóa sứclao động được xác định giá cả Hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật
Trang 9cung-cầu của thị trường Khi mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giácả sức lao động ( biểu hiện bằng tiền công ) sẽ thấp, ngược lại khi mức cungthấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động , giá cả sức lao động sẽ cao hơn.
* Thị trường lao động: Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu cầu sử
dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trườnglao đông Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phảithông qua thị trường lao động Về mặt thuật ngữ, "Thị trưòng lao đông" thựcchất phải được hiểu là "Thị trường sức lao động" để phù hợp với khái niệm củatổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế,nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán,trao đổi và thuê mướn sức lao động Trên thị trường lao động, mối quan hệ đượcthiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động.Qua đó, cung-cầu về lao đọng ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiềncông lao động cũng ảnh hưởng tới cung - cầu lao động.
Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủyếu dựa vào quan hệ cung - cầu lao động Nó chịu sự tác động, điều tiết củacác quy luật kinh tế thị trường Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việcnhập khẩu lao động từ đo cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chấtlượng lao động hợp lý Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càngnhiều lao động càng tốt Do vậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếmđựơc ưu thế trên thị trường lao động, bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tưđể được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng,cơ cấu và chất lượng lao động cao.
Thị trường lao động nước ta hiện nay tuy đã hình thành song phạm vicòn nhỏ hẹp Để phù hợp với sự phát triển quá nhanh của nguồn lao độngtrước hết thị trường lao động phải được mở rộng cả trong và ngoài nước, đồngthời tạo điều kiện cho người lao động có quyền bình đẳng, tự do tìm việc làm,thuê mướn lao động theo pháp luật.
Trang 10* Xuất khẩu lao động:
Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào về xuấtkhẩu lao động Vì vậy, chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động thông qua
khái niệm của tổ chức lao động quốc tế ( ILO) như sau: Xuất khẩu lao động là
hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho mộtquốc gia trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hượp phápquy định được sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động.
1.1.2 Phân loại xuất khẩu lao động:
◘ Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi:
+ Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việcđã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ranước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ rathời gian và chi phí để tiến hành đào tạo nữa.
+ Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làmviệc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả Loại lao động này thích hợp vớinhững công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nướcngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sửdụng.
◘ Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động:
+ Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật caosang các nước đang phát triển để thu ngoại tệ Trường hợp này không phải làchảy máu chất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích Việc đầu tư nhằmmột phần thu lại kinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm,một phần khác lớn hơn là phát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, côngnhân kỹ thuật bậc cao ở nước ngoài v.v để thu ngoại tệ.
+ Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trunghoặc bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ,
Trang 11giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước.
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động thực tế đem lại lợi ích thiết thực cho cả người laođộng và phía Nhà nước Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã khôngngừng đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao độngcó cơ hội đi làm việc ở nước ngoài Hiện nay có một số hình thức xuất khẩulao động sau:
◘ Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao độngtheo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài:
Đối tác nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, đưa ra những yêu cầucụ thể về số lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính Các doanh nghiệp, tổchức kinh tế của Việt Nam sau khi nhận được đơn đặt hàng của bên nướcngoài sẽ tiến hành sơ tuyển dựa trên những tiêu chí có sẵn Để đảm bảo đúngyêu cầu của mình, bên nước ngoài thực hiện kiểm tra lại một lần nữa trướckhi lao động sang làm việc.
◘ Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán côngtrình hoặc đầu tư ở nước ngoài.
Bên nước ngoài đặt hàng các công trình xây dựng cho các doanh nghiệpViệt Nam nhận thầu, nhận khoán, do vậy phải đưa đi đồng bộ các đối tượnglao động gồm có kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao động trực tiếp sangnước ngoài làm việc Sau khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứt hợp đồngđối với người lao động, vì thế xuất khẩu lao động theo hình thức khoán khốilượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao động dễ bị chánnản, không tận tâm với công việc.
◘ Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kếtvới người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cánhân):
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối
Trang 12tượng lao động đa dạng tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc.Có những yêu cầu của người nước ngoài đòi hỏi người có trình độ kỹ thuật,kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm tổ chức quản lý, cũng có những yêu cầuchỉ cần người lao động có trình độ giản đơn.
Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài, hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ởViệt Nam Thông qua các tổ chức kinh tế của ta, người lao động được cungứng cho các tổ chức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức:
- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.- Các khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế:
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốcgia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển Hoạt động này đem lạilợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu laođộng và bản thân người lao động.
1.1.4.1 Xét trên góc độ vĩ mô:
◘ Với nước xuất khẩu lao động:
Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là cáclĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.
+ Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động
kinh tế Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập chongười lao động Có thẻ nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọngtrong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiếnlược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêucủa Đảng và Nhà nước ta đặt ra tới năm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo Kinhnghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao động là một giải pháp khắcphục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao.
Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn
Trang 13thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốctế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa nước phát triển và nướcđang phát triển.
Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quantrọng cho đất nước.
+ Về xã hội: Đối với một nước hơn 82 triệu dân, với trên một nửa là số người
trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% vàsố thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu laođộng là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa Trongmấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trêndưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng trên 400 nghìn người Việt Namđang làm việc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ
Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hộido thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động,học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoàitrang bị
+ Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứnglao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ramối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Cung cấp cho nhau những thông tin quantrọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm haibên cùng có lợi Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộngthông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệhợp tác khác.
◘ Với nước nhập khẩu lao động:
+ Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấpđủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm
Trang 14năng của đất nước Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có laođộng, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung cáchquản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước
+ Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu laođộng đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tạinước tiếp nhận lao động.
1.1.4.2 Xét trên góc độ vi mô:
◘ Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:
+ Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanhnghiệp tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tụctập quán của nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.
+ Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quảvào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phầnthoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩavụ với ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đólà tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đãký.Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũngnhư sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.
◘ Với bản thân người lao động:
+ Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đóinghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.
+ Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹtrình độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động:
Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để
Trang 15đạt được hiệu quả đó (Hiệu quả H= kết quả - chi phí) Có hai loại hiệu quả
là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt đượcvề mặt kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội Đây làkhái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụthể thì việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh
vực xuất khẩu lao động này Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất
khẩu lao động
1.1.5.1 Lợi ích kinh tế đạt được
◘ Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm:
Công thức tính:
L = Lc + Lx - LnTrong đó:
L : Số lao động được giải quyết việc làm trong năm
Lc : Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục
Lx : Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm
Ln : Số lao động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm
Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm quacủa công tác xuất khẩu lao động Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vựcnày đối với việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã khôngphải bỏ vốn đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọnglao động của đất nước (mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những ngườilao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp).
◘ Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao động:
Công thức tính:
Trang 16P =∑ Yj ( j = 1 đến n)
Yj = Xij Kj
Trong đó:
P : Mức thu của nhà nước
Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trườngn : Số thị trường đưa lao động sang
j : Nước đưa lao động sang
K : Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ướcX : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng
Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu laođộng Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa tolớn Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần đượckhuyến khích “ Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạođiều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cungứng tàu biển, dịch vụ hàng không, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa laođộng đi làm việc ở nước ngoài là những hình thức thích hợp với hàng triệungười lao động dư thừa hiện nay Khả năng hợp tác lao động với nước ngoàicủa nước ta là rất lớn, nếu chúng ta biết tổ chức và khai thác hết những tiềmnăng đó trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thu đựơc nguồn ngoại tệ đángkể thúc đẩy sản xuất phát triển.”
◘ Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chính phủ:
Công thức tính:
Mtk = mdt L
Trang 17Trong đó:
Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm
mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mớiL : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài
Chỉ tiêu cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làmviệc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tưcho giải quyết việc làm.
◘ Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về:
Công thức tính:
G =∑ Hj
( j = 1 đến n)Hj =∑ hij NjTrong đó:
G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về
H : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem vềh : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem vềN : Số người gửi hàng hoá về trong năm
i : Biến số người
j : Biến số thị trường
Chỉ tiêu cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phầnvào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăngthêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất.
◘ Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thunhập quốc dân:
Công thức tính:
Q =∑ (Pj + Vij) kj ( j = 1 đến n)
Trang 18Trong đó:
Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu
nhập quốc dân
P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động
V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp k : Tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
i : Biến số người
j : Biến số nước sử dụng lao động
Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài đượctính vào thu nhập quốc dân.
Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có mộtsố chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề đượcđào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người laođộng song nói chung còn ở mức thấp Một số khía cạnh khác như việc dunhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sốngtiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộquốc tế phản ánh hiệu quả về mặt xã hội.
1.1.5.2 Chi phí bỏ ra:
Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phícho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lýcác công việc sau khi đưa người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạtcho nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng
Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do laođộng gây ra ở nước ngoài Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắcphục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp.
Trang 191.2 Tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động
1.2.1 Khái niệm, vai trò của tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động
Khái niệm: Tuyển dụng lao động đi XKLĐ là quá trình thu hút, tìm
kiếm và tuyển chọn những người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài để đưa họ sang nước ngoài làm việc thông qua hợp đồng được kí kết giữa các bên có liên quan.
Các bên có liên quan ở đây bao gồm: Doanh nghiệp XKLĐ; người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê lao động Việt Nam Nhà nước, Chính phủ chủ yếu đóng vai trò tạo cơ chế,hành lang pháp lý cho công tác XKLĐ.
◘ Tuyển dụng lao động đi XKLĐ bao gồm:
+Tuyển mộ lao động đi XKLĐ Đây được coi là quá trình đầu tiên của
công tác tuyển dụng Ở quá trình tuyển mộ, vấn đề quảng bá, tìm kiếm, thuhút nguồn lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được đặt lên hàngđầu Mỗi công ty XKLĐ sẽ có các phương thức tuyển mộ nguồn lao động cónhu cầu đi làm việc ở nước ngoài khác nhau.
+Tuyển chọn lao động đi XKLĐ Đây là quá trình có vai trò quyết định
đến chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài Thông qua quá trìnhtuyển chọn lao động đi XKLĐ công ty XKLĐ sẽ sàng lọc, đánh giá và tuyểnchọn được những người lao động có đầy đủ năng lực, trình độ, phẩm chấttheo yêu cầu của đối tác nước bạn nhập khẩu lao động Việt Nam.
Vai trò:
◘ Đối với công ty XKLĐ:
+Là hoạt động có vai trò quan trọng đến sự thành công trong kinh doanh XKLĐ của công ty, đến uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.
+Nếu tuyển dụng được nguồn lao động đi XKLĐ phù hợp với yêu cầu của phía đối tác nước ngoài (là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức nước
Trang 20ngoài) sẽ giúp công ty giảm bớt được chi phí cho đào tạo, giáo dục định hướng, cũng như các rủi ro khác
◘ Đối với người lao động đi XKLĐ:
+ Công tác tuyển dụng nếu được làm tốt sẽ giúp người lao động có nhucầu đi XKLĐ có đầy đủ thông tin, nhanh chóng, chính xác về công tác XKLĐcủa công ty XKLĐ Qua đó giúp người lao động có nhu cầu đi XKLĐ giảmthiểu được các chi phí tìm kiếm, tìm hiểu , đi lại, , tránh được sự lừa gạt củacác công ty “ma”
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động đi XKLĐ
◘ Nguồn lao động cần tuyển dụng đi XKLĐ: Đây là tập hợp những
người có nhu cầu, và mong muốn được đi làm việc ở nước ngoài.
+ Khả năng cập nhật, tìm kiếm thông tin XKLĐ của người lao động cónhu cầu đi XKLĐ Theo khảo sát của Chính phủ thì có đến 96% lao động điXKLĐ là nông dân Họ là những người xuất thân nghèo khó, ít được đầu tưhọc tập nên trình độ tay nghề, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp thu còn rấthạn chế Vì vậy mặc dù họ có nhu cầu đi XKLĐ thật sự, nhưng cũng là ngườithiếu thông tin, hiểu biết về các công ty XKLĐ Phần lớn người lao độngkhông biết tiếp cận với cơ quan nào, đơn vị nào để làm thủ tục đi lao động ởnước ngoài Cộng với tâm lý nôn nóng,muốn được đi làm ngay với thu nhậpcao nên không ít người lao động rất dễ bị cò mồi và những tổ chức, cá nhânkhông có chức năng XKLĐ lợi dụng để lừa đào Đây chính là vấn đề còn nangiải gây ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển dụng lao động đi XKLĐ, cũng nhưuy tín của các công ty XKLĐ kinh doanh chính đáng.
+ Sự xa cách về vị trí địa lý giữa cơ sở tuyển dụng lao động đi XKLĐvà nơi người lao động có nhu cầu đi XKLĐ sinh sống Đã có rất nhiều công tyXKLĐ muốn mở rộng nguồn lao động đi XKLĐ của mình ra các địa phương,các vùng, miền rộng lớn hơn nhưng vì vị trí địa lý, giao thông và khả năngchi phí tài chính có hạn nên không thể thực hiện được Đã có nhiều người lao
Trang 21động có nhu cầu đi XKLĐ muốn được sự giúp đỡ của một công ty XKLĐnhưng lại không thể vì chi phí đi lại đến công ty đó lại quá sức họ
◘ Năng lực của cán bộ phụ trách công tác tuyển dụng lao động điXKLĐ Người cán bộ làm công tác này ngoài yếu tố chuyên môn thì sự tâm
huyết cũng được rất coi trọng Những công ty XKLĐ có những cán bộ cóchuyên môn tuyển dụng lao động đi XKLĐ rất giỏi nhưng lại thiếu tâm huyếtvới nghề, dùng năng lực của mình để lừa gạt người lao động, chiếm đoạt tiềncủa họ thì sớm muộn uy tín, cũng như năng lực cạnh tranh về XKLĐ của họtrên thị trường cũng thui chột, mai một Người cán bộ tuyển dụng lao động điXKLĐ nếu thực sự tâm huyết phải là người biết tuyển dụng đúngngười(người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất theo yêu cầu của nước nhậpkhẩu lao động), không lợi dụng để bớt xén, lừa lọc, chiếm đoạt tiền của ngườilao động đi XKLĐ.
+ Năng lực nhạy bén trong quảng bá, tìm kiếm thu hút nguồn lao độngcó nhu cầu đi XKLĐ của cán bộ tuyển dụng lao động đi XKLĐ Hiện nay cóquá nhiều cách để các công ty XKLĐ quảng bá, tìm kiếm, thu hút nhữngngười lao động có nhu cầu đi XKLĐ Tuy nhiên áp dụng như thế nào, vàothời điểm nào , với những đối tượng lao động nào, ở đâu? lại còn tùy thuộcvào năng lực của cán bộ tuyển dụng lao động đi XKLĐ
+ Năng lực phỏng vấn, định hướng cho người lao động đi XKLĐ Biếtcách tiếp cận, gần gũi với người lao động, giải quyết tốt những nghi vấn, thắcmắc của họ về những vấn đề liên quan đến XKLĐ, định hướng cho họ phảilàm gì, hành trang gì khi đi XKLĐ là một trong những cách tốt nhất gây dựnglòng tin của người lao động đi XKLĐ đối với công ty XKLĐ.
◘ Sự cạnh tranh của các công ty XKLĐ khác Hiện nay cả nước có đến cả
trăm công ty lớn nhỏ kinh doanh về XKLĐ Đó là chưa kể đến các cục, sở làmcông tác XKLĐ ở các địa phương Vì vậy mà mức độ cạnh tranh về XKLĐ, đặcbiệt là cạnh tranh về tìm và tạo nguồn lao động đi XKLĐ là rất mạnh mẽ.
Trang 22◘ Cơ chế, chính sách về XKLĐ của Nhà nước, Chính phủ Cho đến
nay đã có nhiều cơ chế, chính sách, luật về XKLĐ được ban hành Và điều đóđã gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tuyển dụng lao động đi XKLĐ củacác công ty XKLĐ.
◘ Những đòi hỏi, yêu cầu từ phía đối tác nước ngoài.Với từng đối tác
nước ngoài, và ở từng thời điểm thì họ lại có những yêu cầu khác nhau vềchất lượng người lao động Việt Nam như thế nào Có nước nhập khẩu laođộng chỉ đòi hỏi lao động Việt Nam có trình độ phổ thông, nhưng cũng cónhững nước đòi hỏi người lao động Việt Nam phải có bằng cấp, trình độ cao,ngoại ngữ tốt Nếu như trước kia hầu hết các nước nhập khẩu lao động đềumuốn thuê một số lượng lớn lao động Việt Nam có trình độ phổ thông, hoặcchưa qua đào tạo thì nay hầu hết các nước này lại chỉ muốn thuê lao độngViệt Nam có trình độ.
1.2.3 Các phương pháp tuyển dụng lao động đi XKLĐ
◘ Phương pháp tuyển dụng trực tiếp: Công ty XKLĐ tự mình tuyển
dụng lấy nguồn lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài mà không quatrung gian.
+ Phương pháp tuyển dụng trực tiếp tại công ty: Người lao động trực tiếpđến công ty phỏng vấn, nộp hồ sơ, làm thủ tục XKLĐ Phương pháp này cóưu điểm là có thể sàng lọc và tuyển chọn được nguồn lao động có độ tin cậycao vì cán bộ tuyển dụng là người của Công ty, giảm thiểu được chi phí khikhông phải qua trung gian, giúp người lao động tránh được các tình trạng còmồi, lừa gạt tiền của Nhược điểm của phương pháp này là gây tốn chi phícho người lao động về đi lại, thủ tục,
+ Phương pháp cử cán bộ tuyển dụng của công ty trực tiếp về các địaphương để tuyển dụng nguồn lao động theo yêu cầu Dưới sự giúp đỡ của các
Trang 23Cục, Sở lao động, các cơ quan chức năng ở các địa phương , công ty sẽ mởcác buổi gặp mặt người lao động ở địa phương để tiến hành các thủ tục cầnthiết cho công tác tuyển dụng lao động xuất khẩu Thực chất của phương phápnày là việc vận dụng mô hình liên kết XKLĐ giữa doanh nghiệp XKLĐ (nhàtuyển dụng)-Địa phương-Người lao động Phương pháp này có ưư điểm làgiúp công ty tuyển dụng được nguồn lao động xuất khẩu theo yêu cầu có độtin cậy cao, ngày càng giúp công ty XKLĐ nâng cao uy tín, năng lực trongcông tác tuyển dụng lao động xuất khẩu Nhưng nhược điểm của phươngpháp này là tốn nhiều thời gian, chi phí về đi lại, về hoa hồng cho các cơ quanchức năng, cục, sở ở các địa phương.
◘ Phương pháp tuyển dụng gián tiếp: Công ty XKLĐ tuyển dụng lấy
nguồn lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thông qua trung gian.Trung gian ở đây có thể là các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường, cáctrung tâm dạy nghề
+ Phương pháp tuyển dụng thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm Ưuđiểm của phương pháp này là có thể tuyển dụng được nguồn lao động đápứng được yêu cầu của phía đối tác nước ngoài một cách nhanh chóng cao.Tuynhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều chi phí hoa hồng chocác trung tâm giới thiệu việc làm, trong khi mức độ tin cậy về năng lực, trìnhđộ của người lao động lại chưa rõ ràng.
+ Phương pháp tuyển dụng thông qua các trường, các trung tâm dạy nghề,đạo tạo nghề Ưu điểm của phương pháp này là có thể tuyển dụng được nguồnlao động đã được đảm bảo tin cậy về trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệpvụ, do vậy giúp công ty XKLĐ giảm được chi phí đào tạo cho người laođộng Nhược điểm của phương pháp này là nhiều khi phải tốn nhiều thời gianvì quá trình đào tạo nghề của người lao động ở các trường, trung tâm dạynghề có thể ngắn hạn, dài hạn.
Trang 241.2.4 Quá trình tuyển dụng lao động đi XKLĐ
Dựa vào những yêu cầu của nước nhập khẩu lao động, công ty XKLĐ sẽđặt ra các tiêu chuẩn tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài Các tiêuchuẩn tuyển dụng xác định những yêu cầu về tuổi, giới tính, tình trạng sứckhỏe, trình độ tay nghề, ngoại ngữ.
Tuyển dụng lao động đi XKLĐ bao gồm tuyển mộ và tuyển chọn laođộng đi XKLĐ, vì vậy nó bao gồm một số bước thông thường sau:
◘ Quảng bá, thu hút người lao động có nhu cầu đi XKLĐ Có nhiều
phương thức để quảng bá, thu hút như thông qua các phương tiện thông tin đạichúng như báo, đài, ti vi hay qua mạng intẻnet, Hiện nay có một cách rất hữuhiệu được nhiều công ty XKLĐ áp dụng và cũng được nhà nước rất khuyếnkhích , đó chính là “ mô hình liên kết 3 nhà” là: Nhà tuyển dụng lao động XKLĐ( công ty XKLĐ ) - Địa phương - Người lao động Đây là mô hình vừa có thếgiúp công ty XKLĐ dễ dàng tiếp cận hơn với người lao động có nhu cầu điXKLĐ ở các địa phương, vừa giúp các cơ quan, chức năng địa phương có liênquan quản lý tốt nguồn lao động đi XKLĐ, tạo công ăn, việc làm cho họ , khắcphục được các hiện tượng cò mội, môi giới, lừa đảo người lao động, đồng thờivừa có thế giúp người lao động được tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc làmthủ tục hành chính và vay vốn, giảm thiểu nhiều chi phí
◘ Tiếp đón ban đầu và định hướng sơ bộ Những người lao động có nhu
cầu đi XKLĐ muốn đến công ty để làm thủ tục đi XKLĐ sẽ được cán bộ củacông ty XKLĐ tiếp đón và có những định hướng cho họ về những hành tranhmà họ cần phải có như hồ sơ cá nhân, văn bằng, chứng chỉ, visa,.hay khoảnchi phí họ phải đóng , thời gian nộp hồ sơ,
◘ Khám sức khỏe Lao động trước khi nộp hồ sơ phải được đi khám sức
khỏe, và phải có giấy chứng nhận của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe.
Trang 25◘ Thu nhận hồ sơ Những lao động đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe nộp
hồ sơ đến công ty XKLĐ.
◘ Sàng lọc qua hồ sơ cá nhân của người lao động Hồ sơ cá nhân bao
gồm nhiều khoản mục như về danh tính, tình trạng sức khỏe, tuổi, giới tính,bằng cấp, trình độ, nghiệp vụ, Thông qua những hồ sơ này cán bộ tuyểndụng của công ty sẽ tiến hành loại bỏ, chọn lọc những hồ sơ đáp ứng nhu cầu.
◘ Tiếp nhận Sau khi một người trải qua đầy đủ các bước trên sẽ được
tiếp nhận để tiếp tục làm các thủ tục khác trước khi được đi XKLĐ
Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày lao động dự tuyển, Công ty sẽ thông báokết quả công khai cho người lao động Sau 6 tháng kể từ ngày người lao độngtrúng tuyển, nếu Công ty không thể đưa được người lao động đi làm việc ởnước ngoài thì Công ty sẽ có thông báo rõ lý do cho người lao động.
1.3 Đào tạo lao động đi XKLĐ
1.3.1 Khái niệm, vai trò của đào tạo lao động đi XKLĐ
Khái niệm:
Đào tạo lao động đi XKLĐ: là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức,trình độ chuyên môn và những định hướng nhất định cho người lao độngnhằm giúp họ có thể thích nghi và làm việc ở môi trường lao động nướcngoài.
Chất lượng của người lao động đi XKLĐ được thể hiện ở trình độ, taynghề, tác phong, ý thức kỷ luật, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp thu, hòanhập với văn hóa nước bạn,
Vai trò:
◘ Đối với công ty XKLĐ:
+ Giúp công ty có được những người lao động đi XKLĐ có chất lượng đápứng được yêu cầu của phía đối tác nước ngoài Hiện nay chất lượng người lao
Trang 26động đi XKLĐ được coi là nhân tố quyết định đến năng lực, đến uy tín và khảnăng cạnh tranh của các công ty XKLĐ Công tác đào tạo, giáo dục địnhhướng nếu được làm tốt sẽ giúp công ty XKLĐ có được những bước pháttriển bền vững hơn, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà các nước nhậpkhẩu lao động ngày càng có nhu cầu cao hơn về lao động Việt Nam có trìnhđộ cao hơn, tác phong, ý thức kỷ luật tốt hơn, hòa nhập văn hóa tốt hơn, giaotiếp tốt hơn.
+ Giúp công ty giảm thiểu được rủi ro về tình trạng người lao động ViệtNam bỏ trốn về nước, tự phá bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, qua đó gìn gĩưvà nâng cao uy tín về XKLĐ đối với trong và ngoài nước Nếu đào tạo hờihợt, qua loa cho người lao động, không giáo dục định hướng một cách tốtnhất cho họ những hành trang cần thiết khi làm việc ở nước ngoài thì sẽ xảyra tình trạng người lao động không đủ trình độ, năng lực để làm việc ở nướcngoài, hay thiếu ý thức bỏ trốn ra ngoài , Đây là điều không một công tyXKLĐ nào mong muốn.
◘ Đối với người lao động đi XKLĐ:
+ Giúp người lao động đi XKLĐ nâng cao được trình độ, năng lực bảnthân, qua đó giúp họ có cơ hội được làm công việc có thu nhập cao bên côngty nước ngoài
+ Giúp người lao động sau khi về nước có thể có đủ trình độ, năng lựcđể tìm kiếm việc làm Sau thời gian làm việc ở bên nước ngoài trở về nướcngười lao động có thể tự tin hơn vì bản thân họ đã có được một số vốn trìnhđộ, kiến thức nhất định để có thể tìm kiếm được việc làm ở trong nước.
◘ Đối với Xã hội:
+ Giúp xã hội giảm bớt gánh nặng về giải quyết việc làm, nâng cao trìnhđộ, tay nghề cho người lao động.
Trang 271.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo lao động đi XKLĐ
◘ Trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếpthu của người lao động có nhu cầu đi XKLĐ Nếu những người lao động
có khả năng tiếp thu tốt, cần cù học tập, có ý thức kỷ luật cao, đã có một ítkinh nghiệm, thì việc giảng dạy, đào tạo, giáo dục định hướng cho họ sẽthuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm thiểu được nhiều chi phí cho cả người laođộng và cả phía cơ sở đào tạo.
◘ Khả năng tài chính của người lao động Đại đa số những người lao
động đi XKLĐ đều là những người nông dân nghèo Để được đi làm việc ởnước ngoài, họ phải vay vốn ngân hàng.Họ đều có tâm lý nóng vội muốnđược đi làm việc ở nước ngoài nhanh với thu nhập cao, nhưng cũng khó đủchi phí để tham gia vào các khóa đào tạo dài hạn mà chủ yếu là tham gia vàocác khóa đào tạo ngắn hạn Vì vậy buộc các cơ sở đào tạo phải xây dựng cáchthức đào tạo theo các khóa ngắn hạn là chủ yếu.
◘ Năng lực trình độ của các cán bộ đào tạo, giảng dạy trong các
trường, cơ sở đào tạo nghề Khi mà những học viên chủ yếu là những người
nông dân với trình độ dân trí thâp, khả năng tiếp thu hạn chế, lại chưa qua đàotạo thì chỉ có những cán bộ đào tạo, giảng dạy có năng lực thật sự mới vựcdậy được họ, đào tạo họ thành những người lao động có đủ năng lực làm việcở nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài
◘ Phương pháp, giáo trình giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất của cơsở đào tạo Một hạn chế hiện nay là ở Việt Nam có rất ít các cơ sở đào tạo,
các trường dạy nghề có trang bị đầy đủ, hiện đại về cơ sở vật chất, máy móc,trang thiết bị, giáo trình giảng dạy, Chính điều đó đã làm hạn chế khả năngđào tạo lao động đi XKLĐ của Việt Nam.
◘ Yêu cầu về chất lượng người lao động đi XKLĐ cần đào tạo mà phíađối tác nước ngoài đưa ra Đối với từng đối tác, ở từng thời kỳ khác nhau thì
họ lại có những yêu cầu về chất lượng lao động Việt Nam khác nhau Điều đó
Trang 28buộc các công ty XKLĐ phải điều chỉnh công tác đào tạo cho phù hợp vớiyêu cầu của họ.
1.3.3 Các phương pháp đào tạo lao động đi XKLĐ
◘ Phương pháp đào tạo trực tiếp: Công ty XKLĐ tự xây dựng cơ sở
đào tạo và trực tiếp đưa cán bộ của công ty đào tạo, giảng dạy Nhược điểmcủa phương pháp này là tốn một khoản chi phí lớn cho việc xây dựng trường,lớp, trang thiết bị cho đào tạo, thuê giảng viên Nhưng về lâu dài thì phươngpháp này lại có ưu điểm rất lớn, đó là có thể cho ra lò một nguồn lao động cóchất lượng đào tạo với độ tin cậy rất cao vì nó được kiểm định bởi chínhCông ty, đồng thời giảm thiểu được nhiều chi phí nếu phải đào tạo thông quatrung gian.
◘ Phương pháp đào tạo gián tiếp: Thông qua một số trường, cơ sở đào
tạo bên ngoài Ưu điểm của phương pháp này là có thể đáp ứng được nguồnlao động đã qua đào tạo theo yêu cầu gấp của đối tác nước ngoài, đồng thờigiúp công ty XKLĐ không phải tốn thời gian đầu tư cho công tác đào tạo.Nhưng nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều chi phí cho việc thuêđào tạo, trong khi chất lượng kiểm định người lao động khi đào tạo ra lo lạikhông được đảm bảo cao như ở phương pháp đào tạo trực tiếp.
1.3.4 Các nội dung chính cần đào tạo cho người lao động đi XKLĐ◘ Chuyên môn tay nghề Để làm việc được ở các tổ chức, doanh nghiệp
ở nước ngoài thì yêu cầu đầu tiên, tối quan trọng là chuyên môn tay nghề.Không có chuyên môn tay nghề, người lao động sẽ không thể thực hiện đượccác công việc, nhiệm vụ mà tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài giao cho
◘ Tác phong làm việc, ý thức kỷ luật Đây là yêu cầu được coi là rất
quan trọng đối với lao động Việt Nam bởi lao động Việt Nam vốn thiếu tácphong công nghiệp, ý thức kỷ luật, ý thức tập thể rất kém Lối sống nôngnghiệp, tự phát ở nông thôn đã ăn sâu vào tiềm thức của người lao động Việt
Trang 29Nam-những người xuất thân chủ yếu là nông dân nghèo chưa được tiếp xúcnhiều với máy móc, công nghệ.
◘ Trình độ ngoại ngữ, giao tiếp Đây cũng là một trong những điểm yếu
của lao động Việt Nam cần khắc phục Muốn làm việc tốt thì người lao độngphải hiểu cấp trên người nước ngoài nói gì, mà muốn thế họ phải có khả nănggiao tiếp bằng ngoại ngữ tốt.
◘ Văn hóa, lối sống của nước nhập khẩu lao động Văn hóa, lối sống
của người Việt Nam có những điểm khác biệt với nhiều nước trên thế giới Đểngười lao động Việt Nam có thể hòa nhập tốt với văn hóa, lối sống của cácnước nhập khẩu lao động mà họ sẽ làm việc thì cần phải có công tác giáo dụcđịnh hướng cho họ, giúp họ hiểu được văn hóa, lối sống của nước bạn để cócách sống và làm việc cho phù hợp, tránh được các rủi ro về bất đồng ngônngữ, tôn giáo, phong tục tập quán,
1.4 Sự cần thiết phải cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao độngxuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của công ty Cổ phần Nhân lực vàThương mại Vinaconex
◘ Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài mà công ty tuyển
dụng hiện nay còn hạn chế về trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷluật, trong khi yêu cầu từ phía đối tác nước ngoài về chất lượng người lao độngViệt Nam lại rất cao Công ty cần phải cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạocho họ, nhất là đối với công tác đào tạo nghề, định hướng cho họ.
◘ Việc người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thiếu thông
tin về Công ty dẫn đến việc hiểu sai, hiểu nhầm về Công ty , hay bị cáccông ty “ma” không có chức năng XKLĐ lợi dụng tư cách pháp nhân củacông ty để lừa gạt tiền của họ đã, đang phần nào làm suy giảm uy tín củaCông ty Công ty cần phải tiến hành cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạolao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là công tác tuyển dụng,quảng bá , thu hút lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
Trang 30◘ Đã, đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty XKLĐ khác cũng
trong công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nướcngoài Công ty cần phải nhanh chóng cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạolao động đi XKLĐ để nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của mình
◘ Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, với nhiều
biến động, cơ chế, chính sách về XKLĐ của Chính phủ cũng đang thay đổi Công ty cần phải cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động đi XKLĐcho phù hợp với cơ chế, chính sách của chính phủ về XKLĐ.
Trang 31CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI CỦACÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEX
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mạiVinaconex
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
◘ Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ
THƯƠNG MẠI VINACONEX
◘ Tên giao dịch: VINACONEX TRADING AND MANPOWER
JOINT STOCK COMPANY
◘ Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1 nhà 17 T6 khu đô thị mới Trung
Hòa-Nhân Chính, phường Hòa-Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
◘ Họ và tên giám đốc công ty: Ông Thân Thế Hà
◘ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103017007, do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 03 tháng 05 năm 2007
◘ Vốn điều lệ của công ty: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng)
◘ Tài khoản tại ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- Chi
Trang 32Sau 20 năm thành lập, Công ty đã có được những bước phát triển mạnhmẽ và bền vững, trở thành 1 trong những đơn vị đứng đầu về lĩnh vực xuấtkhẩu lao động , thành công trong thương mại và du lịch Kể từ ngày thành lậpđến nay Công ty đã đưa được hơn 60.000 lượt lao động và chuyên gia đi làmviệc tại trên 30 nước trên thế giới như các nước thuộc khối XHCN cũ( TiệpKhắc, Bungary, Nga, ), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, U.A.E, Quatar, với nhiều nhóm ngành nghề đa dạng như: công nhân, chuyên gia( quản lý ) vềxây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, công nghệ thôngtin, Trong suốt quá trình hoạt động , Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu thiđua xuất sắc do Bộ xây dựng, Công đoàn ngành xây dựng, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội trao tặng bằng khen và thành tích xuất khẩu lao độngvà giải quyết công ăn việc làm cho người lao động dôi dư Cán bộ của Côngty đã đạt được nhiều danh hiệu thi đua như lao động giỏi, chiến sĩ thi đua cơsở và chiến sĩ thi đua cấp ngành, cùng nhiều bằng khen khác.
Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex đã- đang và sẽ làsự lựa chọn hàng đầu cho các đối tác sử dụng lao động trong và ngoài nước,đồng thời là địa chỉ tin cậy của người lao động.
2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
2.1.2.1.Lĩnh vực xuất khẩu lao động
◘ Công tác thị trường
Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty Việc mở rộng thị trườngxuất khẩu lao động, tăng sự đảm bảo về hợp đồng lao động đã và đang đượccông ty coi trọng Cho đến thời điểm hiện tại thì Công ty có các thị trườngxuất khẩu lao động sau đây:
+ Thị trường Hàn Quốc: Một thị trường truyền thống đầy tiềm năng, thu
hút được đông đảo lao động nhưng đến nay đã dừng việc tiếp nhân tu nghiệpsinh Nguyên nhân là do có sự thay đổi chinh sách của chính phủ Hàn Quốcvà chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không đượcphép đưa tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc làm việc.
Trang 33+ Thị trường Nhật Bản: Ngoài những đối tác lâu năm duy trì từ trước, hiện
nay Công ty đã tiến hành hợp tác với 8 đối tác mới chuyên nhân tu nghiệp sinhcó tay nghề như thợ bê tông, thợ nhựa, can vẽ, kỹ sư máy tính, thợ đóng sách,thợ đúc, Để đẩy mạnh thị trường và nâng cao chất lượng tu nghiệp sinh , Côngty đã mở lớp đào tạo tiếng Nhật và có giáo viên người Nhật giảng dạy và có mộtsố tài liệu do các đối tác Nhật Bản tài trợ Bên cạnh đó, các đối tác này sẽ hỗ trợCông ty trong quá trình tuyển mộ, tuyển chọn và quản lý tu nghiệp sinh tại NhậtBản Ngoài ra Công ty cũng mở rộng cơ chế tài chính và nâng cao công tác tiếpthị tìm kiếm đối tác tiếp nhận lao động Với một số hợp đồng cần thợ tay nghềđặc biệt không thuộc những ngành nghề Vinaconex hiện có, Công ty sẽ ký hợpđồng hợp tác với một số trường cao đẳng, nhà máy để đưa những tu nghiệpsinh đáp ứng đúng yêu cầu của Nhật Bản
+ Thị trường Séc, Rumani và Nga: Đây cũng là những thị trường mới mở
trong năm 2007 Hiện Công ty đã cùng đối tác chính thức tuyển được hơn 300công nhân đang trong tiến trình làm Visa và một số đã có Visa chuẩn bị vémáy bay để sang Châu Âu làm việc Phần lớn các nước trong khối Đông Âuđều có mức thu nhập tương đối cao nhưng lại rất thiếu lao động Đây đượcđánh giá là thị trường rất tiềm năng vì trước kia đã từng tiếp nhận lao độngViệt Nam như Tiệp Khắc và Nga, cho nên sức thu hút với người lao động vềchế độ đãi ngộ và thu nhập như lương, thưởng, ăn ở, Tuy nhiên cũng cónhững khó khăn như thời gian làm thủ tục, hồ sơ lâu, việc xin cấp visa cũnggặp khó khăn Ngành nghề tuyển dụng chủ yếu là thợ cơ khí, thợ may côngnghiệp và các nghề xây dựng
+ Thị trường Đài Loan: Người lao động vẫn đánh giá cao tiềm năng khi
đi xuất khẩu lao động tại thị trường này và có khả năng thu hút được nhiềulao động mà mức thu nhập của người lao động ở thị trường này cũng tươngđối cao hơn so với các thị trường khác như Malaisia,Libya, UAE, Nhưng
Trang 34đến nay khả năng cung cấp lao động sang thị trường này bị đóng băng, vì mộtsố lý do như: Ủy ban Lao động Đài Loan dừng việc tiếp nhân lao động giúpviệc gia đình, cùng với việc kinh tế Đài Loan sa sút, các nhà máy thu hẹp sảnxuất hoặc di chuyển ra nước ngoài, Ủy ban lao động Đài Loan nâng cao thêmmột số điều kiện thủ tục xin phép sử dụng lao động nước ngoài, dẫn đến nhiềunhà máy, cơ sở có nhu cầu thuê lao đông nước ngoài nhưng lại không đủ điềukiện để đăng ký
+ Thị trường Libya: Công ty đang tập trung mũi nhọn vào thị trường này
vì đây là thị trường tiềm năng trong những năm tới , chủ yếu tập trung vào thợbiết các nghề về xây dựng Năm 2007 Công ty đã ký được nhiều hợp đồng vớisố lượng xuất khẩu lao động lớn Công ty đã thực hiện việc liên kết với cáctrường nghề thuộc các bộ ngành , đồng thời phối hợp chặt chẽ với các trườngnghề tại địa phương để có đội ngũ tay nghề tốt, cải tiến phương pháp giảngdạy trong đào tạo để người lao động vừa có tay nghề tốt, vừa có ý thức kỷ luậtđáp ứng được yêu cầu của đối tác Vì vậy sẽ thu hút được rất nhiều lao độngcó thu nhập thấp đi làm việc tại quốc gia này, tuy mức lương không caonhưng rất ổn định.
+Thị trường Anjeri: Đây là thị trường mới được khai thác sau rất nhiều
năm mà trước đây đã đưa lao động Việt Nam sang làm việc Công ty đã phốihợp với các tập đoàn xây dựng lớn của Nhật Bản để đưa được hơn 200 côngnhân vận hành thiết bị xây dựng , quản lý, kỹ sư sang Anjeri làm việc với thunhập rất cao và điều kiện làm việc tốt
+Thị trường Malaysia: Đây là thị trường có khả năng thu hút được nhiều
lao động phổ thông nhưng đối với ngành xây dựng hiện nay vẫn chưa đượcphép đưa sang vì Bộ lao động vẫn chưa yên tâm khi đưa loại lao động nàysang Malaysia vì đã xảy ra nhiều rủi ro gặp phải trước đây Điều này đã ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như việc tuyển laođộng cho nguồn này Tuy nhiên Công ty vẫn phải đẩy mạnh công tác tạo
Trang 35nguồn và duy trì thị trường này Để quyền lợi của người lao động được đảmbảo, Công ty đã thực hiện khai thác, cân nhắc, thẩm định, và triển khai thựchiện hợp đồng
+Thị trường Trung Đông: Công ty có nhiều đơn đặt hàng tập trung tại thị
trường này với số lượng dự kiến lên đến 7000 người, chủ yếu cung cấp laođộng cho các hãng lớn, vì vậy nên không mất phí môi giới hoặc mất phí môigiới thấp và có điều kiện thuận lợi hơn so với các hãng lẻ Đây là thị trườngtiềm năng, thu nhập không cao nhưng cũng rất là ổn định Lượng lao độngViệt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới , nên Công ty đã và đang có kế hoạchkhảo sát, tích cực tìm kiếm và giành giật thêm nhiều đối tác mới để có nhiềuđơn đặt hàng hơn nữa và cũng là để bù đắp lại sự đóng băng của thị trườngHàn Quốc và Đài Loan.
◘ Công tác tuyển chọn lao động đi XKLĐ
Đây là công tác rất được coi trọng và đang là một trong những mốiquan tâm đầu tư hàng đầu của Công ty Nội dung cụ thể của nó tôi sẽ trìnhbày rõ ràng ở mục tiếp theo.
◘ Công tác đào tạo giáo dục định hướng.
Sau quá trình tuyển chọn thành công thì để có được những người laođộng đầy đủ hành trang đi làm việc ở nước ngoài thì cần phải có quá trình đàotạo giáo dục định hướng cho họ Do vậy, đây cũng là công tác được công tyrất coi trọng, không ngừng đầu tư, cải tiến Nội dung cụ thể của nó cũng sẽđược tôi trình bày rõ ràng ở mục dưới đây.
◘ Công tác quản lý lao động+ Cập nhật số liệu:
Những lao động đã trúng tuyển và được phía bạn chấp nhận được cậpnhật lưu vào máy tính theo chương trình quản lý nhân sự rất cụ thể chi tiết vàsắp đặt theo từng thị trường khác nhau.
Trang 36+ Việc giải quyết chế độ BHXH đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Những năm qua, lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tham giađóng bảo hiểm rất ít, nhưng Công ty nỗ lực giải quyết những lao động tồnđọng của những năm trước.
Công ty giải quyết nhanh chóng và dứt điểm đối với các trường hợp tửtuất theo quy định của Nhà nước.
Công ty kết hợp với phía đối tác để giải quyết chế độ bảo hiểm đối vớitrường hợp lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp ở nước ngoài.
◘ Quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài
+ Công ty đang bổ sung thêm một số cán bộ có đủ năng lực, điều kiệnđể tăng cường cho các Văn phòng đại diện ở nước ngoài.
+ Công ty thường xuyên liên lạc với các Đại diện nước ngoài để nắmbắt được tình hình lao động nhằm can thiệp, hỗ trợ lao động và phối hợp vớiđối tác để giải quyết các vấn đề phát sinh Thực hiện báo cáo định kỳ để nắmvững chi tiết hơn về quản lý lao động.
+ Công ty đã xây dựng lại chương trình quản lý về xuất khẩu lao độngtheo chương trình dữ liệu máy tính mới Thực hiện công tác quản lý lao độngtheo tiêu chuẩn ISO – 9001 – 2000
◘ Thanh lý hợp đồng với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Khi người lao động hoàn thành hợp đồng về nước thì sẽ được tạm ứngmột khoản tiền để trở về địa phương và dựa trên cơ sở tiền lương của ngườilao động chuyển về Công ty sau 3 tháng sẽ đến thanh lý hợp đồng (áp dụngvới thị trường Libya ) Các thị trường khác sẽ được thanh toán ngay sau khixuất trình đầy đủ giấy tờ.
◘ Thực hiện chế độ tài chính trong XKLĐ
+ Phí môi giới cho đối tác nước ngoài: là phí mà Công ty phải trả cho
bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động.
Trang 37Người lao động có trách nhiệm hòan trả một phần hoặc toàn bộ phí môi giớicho Công ty theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Công ty có quyền quyết định mức phí môi giới trong mức trần quy định ởkhoản 3 Điều 20, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (Được ghi lại ở phụ lục5)
Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực XKLĐ thìviệc trả phí môi giới cho các Công ty nước ngoài hoặc cá nhân khai thác hợpđồng là khó tránh khỏi, nhưng Công ty thường xuyên cân nhắc và thương thảovới mức thấp nhất để hợp đồng có thể thực hiện.
+ Phí dịch vụ XKLĐ:
Phí này được thu đúng như quy định của Nhà nước Phí dịch vụ mỗinăm tương ứng với một tháng lương( hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) cơ bảntrong hợp đồng không bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoảntrợ cấp khác Tùy theo hợp đồng thông thường Công ty sẽ thu trước hoặc mộtphần phí dịch vụ của lao động.
+ Đóng góp quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động của Công ty:
Công ty thực hiện đầy đủ theo quy định tại Nghị định 81/2003/NĐ củaChính phủ.
+ Thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Mức lương của lao động tùy thuộc vào từng hợp đồng, từng thị trườngmà Công ty đã ký với đối tác và người lao động hoặc quy định theo mứclương cơ bản của từng nước theo tháng.
Phương thức trả lương cho lao động làm việc ở nước ngoài:
* Nếu hợp đồng có tiền lương chuyển về Công ty thì hoặc thanh toán
cho thân nhân người lao động ở trong nước khi lao động gủi giấy ủy quyềncho Công ty và thân nhân lao động, hoặc thanh toán tạm thời, hay quyết toánlương trực tiếp cho lao động khi về nước.
* Nếu hợp đồng có các khoản nghĩa vụ tạm thu trước thì khi người lao
Trang 38động kết thúc hợp đồng về nước Công ty sẽ thanh quyết toán các khoản nộptrước đây sau khi khấu trừ các khoản phải nộp theo quy định.
◘ Thực hiện chế độ báo cáo
+ Báo cáo gửi Cục quản lý về các đơn vị được thực hiện nhiệm vụ
XKLĐ ( theo mẫu số 6, thông tư 22-2003/TT-BLĐTBXH ngày 13/10/2003của Bộ lao động thương binh xã hội ).
+ Báo cáo định kỳ về lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài
( theo mẫu số 6, thông tư 22-2003/TT-BLĐTBXH ngày 13/10/2003 của Bộlao động thương binh xã hội ).
+ Báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động XKLĐ ( theo mẫu ban hành kèm
theo thông tư liên tịch số 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ tài chínhvà Bộ lao động- thương binh và Xã hội ).
2.1.2.2 Lĩnh vực du lịch
Công tác Du lịch những năm qua được công ty coi trọng hơn, đặc biệt làtrong năm 2007 vừa qua Công ty đã hoàn tất xong khu nội thất trang tríphòng du lịch lữ hành, đầu tư quảng bá rộng bằng áp phích quảng cáo và bổsung cán bộ cho hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả và kích thích pháttriển Hiện Công ty đã có 4 cán bộ chuyên trách tập trung đảm nhận công tácdu lịch mà không phải nhận sự kiêm nhiệm của XKLĐ như trước kia nữa.Mặt khác, Công ty tiếp tục xúc tiến việc duy trì, nối lại quan hệ với các kháchhàng trong và ngoài nước Năm 2007, Công ty đã triển khai thực hiện 24 tuadu lịch, trong đó có: 22 tua quốc tế và 2 tua nội địa với tổng doanh thu 344,2triệu đồng, với lợi nhuận đạt gần 109 triệu đồng Có thể nói hoạt động Du lịchđã tăng cao hơn nhiều so với năm 2006, tăng cả về số lượng lẫn lợi nhuận Dulịch là hoạt động lãi suất không cao, ít rủi ro và có thể kết hợp với khách nướcngoài của XKLĐ để phục vụ Công ty sẽ khắc phục khó khăn, duy trì và pháttriển lĩnh vực này.
Trang 392.1.2.3.Lĩnh vực kinh doanh - xuất nhập khẩu
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)cũng đồng nghĩa với việc thị trường trong nước được mở rộng, thương mại đượcnâng lên tầng cao mới, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn nhiều,không chỉ giữacác doanh nghiệp trong nước mà còn cả với các đối thủ nước ngoài Bất kỳ mộtsự không chuẩn bị sẵn trước nào đều có thể dẫn đến thất bại Việc chuyên sâuvào 1 hay vài ngành hàng có thế mạnh được coi là lựa chọn khôn ngoan đối vớicác doanh nghiệp Với định hướng ngay từ ban đầu khi mới hình thành, công tyđã chủ trương kinh doanh chuyên sâu một vài ngành có thế mạnh về vật liệu xâydựng-mặt hàng hóa chất xây dựng gồm: chất chống thấm, sơn sàn công nghiệp,phụ gia, sơn dân dụng đặc biệt Đồng thời làm đại lý bán thiết bị xây dựng chomột số hãng thiêt bị của Trung Quốc và Đức đã cung cấp cho một số công ty xâydựng tại Hà Nội và nhiều tỉnh,thành phố khác.
Một số hợp đồng đã ký kết như: Ký kết và triển khai 17 hợp đồng nhậpkhẩu với tổng giá trị 1,91 triệu USD; Ký kết và triển khai thực hiện 23 hợpđồng nội với tổng giá trị 39,17 tỉ đồng.
2.1.2.4.Những thuận lợi, khó khăn, thách thức tồn tại
◘ Thuận lợi
+ Đối với xuât khẩu lao động:
*Văn bản mới thông qua luật quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự
theo pháp luật quy định đối với các lao động bỏ trốn và vi phạm hợp đồng tạinước ngoài đã phần nào mang đến sự an tâm cho công ty.
* Vinaconex cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác luôn
nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các Bộ lao động, Cục quản lý lao động ngoàinước và các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
* Trên cơ sở nguồn nhân lực dồi dào của các đơn vị thành viên thuộc
Tổng công ty đối với lĩnh vực xây dựng, công ty đã khai thác được và tận
Trang 40dụng được tiềm năng này để khai thác các đơn hàng lớn có nhu cầu về laođộng xây dựng.
* VINACONEX là một tập đoàn xây dựng có uy tín trong và ngoài nước
được nhiều đối tác nước ngoài biết đến.
* Công ty đã có những bước khởi đầu tốt với những đối tác mới.
* Công ty vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các đối tác là bạn hàng cũ lâunăm.
+ Đối với công tác kinh doanh- xuất nhập khẩu:
* Cơ hội trong kinh doanh XNK của công ty đã- đang và sẽ nhiều hơn
khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
* Việc đầu tư của các hãng nước ngoài vào Việt Nam đang tăng cao
trong thời gian hiện nay và tương lai , vì vậy với phương châm bán hàng ưutiên bảo toàn vốn thì việc tập trung bán hàng vào các dự án liên doanh vànước ngoài là rất hiệu quả đối với công ty.
* Việc nhập các hàng hóa đối với công ty ở các cửa khẩu đã đơn giản
hơn trước, thời gian được rút ngắn do nhà nước đã có quy định rõ ràng hơn vềquy trình và thời gian làm thủ tục hải quan.
* Việc tham gia trực tiếp vào thi công trọn gói các công trình có vốn đầu
tư của Nhật Bản tại các khu công nghiệp đã giúp đào tạo cho công ty có 1 độingũ cán bộ kỹ sư có phong cách làm việc năng động, hiệu quả được phía đốitác đánh giá cao.
◘ Khó khăn
+ Đối với xuất khẩu lao động
* Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc tình hình cạnh
tranh cũng gay gắt hơn Những năm qua mặc dù thị trường xuất khẩu laođộng luôn được mở rộng sang các nước khác như khu vực Trung Đông vàChâu Phi nhưng có những thị trường truyền thống như Hàn Quốc và Đài Loan