1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (tt)

24 491 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 331,46 KB

Nội dung

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển,

xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn

bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility)

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp

Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 2

như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó

Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình

Tổng công ty viễn thông Mobifone là một trong ba doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động hàng đầu tại Việt Nam Trải qua những năm xây dựng và phát triển, mạng di động Mobifone

đã không ngừng được nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Mặc dù Mobifone đã nỗ lực không ngừng trong thực hiện trách nhiệm xã hội, tuy nhiên trong bối cảnh mới nhất là từ khi chuyển về

Bộ Thông tin và truyền thông đã đặt ra nhiều vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Đặt trong bối cảnh đó học viên lựa chọn đề tài

“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty viễn thông Mobifone” làm đề tài luận văn thạc sỹ

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu CSR trên thế giới

Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau:

(1) Maria Alejandra Gonzalez-Perezl, 2011 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hệ thống TNXH tại Columbia

(2) Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregory, 2009 Nghiên cứu về vấn đề TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực phẩm,

(3) Matthew J.Hirschaland, 2006 CSR và sự hình thành chính sách công toàn cầu

2.2 Tình hình nghiên cứu CSR ở Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề TNXH của DN (CSR) đã được biết đến

từ những năm 90 của thế kỷ XX và có nhiều nỗ lực của các tổ chức

Trang 3

phi chính phủ cũng như của chính phủ nhằm nâng cao mức độ nhận thức và thúc đẩy việc thực thi CSR trong các DN ở Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

Về mặt lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về

trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của Trách nhiệm xã

hội doanh nghiệp của Tổng Công ty viễn thông Mobifone để chỉ ra những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế trong thời gian qua Đồng thời đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu Luận văn là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đi, vào các nội dung như khái niệm và các yếu tố cấu thành Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp

– Phạm vi nghiên cứu của Luận văn giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công

ty viễn thông Mobifone; những phương pháp, cách thức của Tổng công ty xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ Quy tắc ứng xử và phát triển Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

– Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Các thông tin thứ cấp được thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn: các sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từ các cổng thông tin internet,… – Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Luận văn khảo sát thực tế tại Tổng công ty viễn thông Mobifone

Trang 4

6 Kết cấu của luận văn

Với mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài phần mở đầu, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của

Tổng công ty viễn thông Mobifone

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy

thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng Công ty viễn thông Mobifone

Trang 5

ty viễn thông Mobifone thời gian qua và nghiên cứu đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty trong thời gian tới

1.1 Khái quát chung

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

TNXH là:

- Là sự tự cam kết của DN thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của DN, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của DN, người lao động, Nhà Nước và xã hội

- Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của DN nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, DN, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững

1.1.2 Phạm vi ảnh hưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR với 3 khía cạnh sau:

– Phạm vi nội bộ doanh nghiệp

– Phạm vi hoạt động kinh doanh

– Phạm vi xã hội

1.1.3 Đối tượng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [8] [12]

– Người lao động, cán bộ nhân viên: doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật về vấn đề sử

Trang 6

dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp,…

– Các bên liên quan (stakeholders): Các bên liên quan bao gồm

cổ đông, người tiêu dùng, gia đình của người lao động…

– Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trường văn hóa – kinh tế – xã hội của quốc gia

1.1.4 Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [8] [12]

1.1.4.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội

1.1.4.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp

Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng

1.1.4.3 Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức

Trang 7

1.1.4.4 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi

Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt

1.1.4.5 Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp

1.1.5 Công cụ đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [2] [8] [12]

1.1.5.1 Các công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường 1.1.5.2 Công cụ đánh giá CSR Doanh nghiệp thực hiện CSR không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính trị Bên cạnh, mặt tích cực thì doanh nghiệp thực hiện CSR theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn

1.2 Nội dung trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [2] [8] [12]

1.2.1 Nghĩa vụ kinh tế

Nghĩa vụ kinh tế trong CSR là phải sản xuất hàng hóa và dịch

vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN ấy và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tư

1.2.2 Nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ pháp lý trong CSR là DN đó phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan

1.2.3 Nghĩa vụ đạo đức

Trang 8

Nghĩa vụ đạo đức trong CSR là những hành vi và hoạt động

mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các DN dù cho chúng không được viết thành luật

1.2.4 Nghĩa vụ nhân văn

Nghĩa vụ nhân văn trong CSR liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và xã hội

1.3 Lợi ích của việc thực hiện trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [2] [8] [12]

1.3.1 CSR góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các DN ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý DN quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện TNXH trở thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển DN

1.3.2 CSR góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của DN

Việc thực hiện tốt CSR sẽ giúp riâng cao uy tín của DN, doanh nhân, từ đó DN sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế - xã hội cho

họ, nhưng không có lợi ích về chính trị

1.3.3.Việc thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận cho DN

CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức Một mặt, CSR giúp các DN giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm Bởi vậy, những DN thành công nhất chính là các DN nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất

Trang 9

1.3.4.CSR góp phần thu hút và giữ chân nguồn lao động giỏi

Những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH sẽ có khả năng tuyển dụng được nhiều nhân tài hơn Từ đó hiệu quả công việc và sự sáng tạo kéo theo lợi nhuận của công ty sẽ cao hơn

Kết luận chương 1

Chương này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng Công ty viễn thông Mobifone trong thời gian qua và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng công ty trong thời gian tới

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE

Chương này sau khi trình bày tổng quan về Tổng công ty

MobiFone phân tích đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của Tổng công ty viễn thông MobiFone Trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân làm cơ sở cho đề xuất giải pháp ở chương 3

2.1 Tổng quan về Tổng công ty viễn thông Mobifone

2.1.1 Tổng quan về Tổng Công ty MobiFone

tế, cước sử dụng các dịch vụ….)

B - Thuê bao trả trước (MobiCard, MobiF, MobiQ)

Là dịch vụ trả tiền trước dùng thẻ tài khoản, tiền cước được tính trực tiếp (online) ngay khi thực hiện cuộc gọi hoặc khi sử dụng dịch vụ (ngoại trừ một số dịch vụ trừ tiền sau (offline)

C - Các dịch vụ giá trị gia tăng

Dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty thông tin di động được phân làm 3 loại:

- Dịch dịch vụ giá trị gia tăng trên nền thoại:

- Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tin nhắn SMS

Trang 11

- Các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền GPRS

D - Các dịch vụ phụ khác

 Dịch vụ chờ và giữ cuộc gọi

 Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi

 Dịch vụ hiển thị số thuê bao

 Thư thoại (voice mail)

A Thuê bao trả sau

a, Chủ thuê bao là cá nhân

b, Chủ thuê bao là các tổ chức, doanh nghiệp

B Thuê bao trả trước

- Cước gọi quốc tế = cước IDD/VOIP

Cước IDD và VOIP được tính theo nguyên tắc: block 6s + 1s tiếp theo

D Kết nối dịch vụ mạng di động

a, Chặn thông tin: Trường hợp khách hàng mất máy yêu cầu đến các đại lý chuyên MobiFone hoặc trung tâm dịch vụ khách hàng

b, Nối lại thông tin

+ Thủ tục như qui định chung

+ Đóng hết nợ cước còn tồn khi cắt thông tin (nếu có)

Trang 12

+ Miễn phí mở lại thông tin

2.1.3 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty MobiFone

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty

Hình 2.1 Tổ chức bộ máy của Tổng công ty Viễn thông

MobiFone 2.1.3.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Hình 2.2: Cơ cấu nhân lực Tổng công ty MobiFone

Trong số hơn 4.100 nhân viên của MobiFone, thì có tới 3.183 người có trình độ đại học và sau đại học, chiếm tỷ lệ 80%

Trang 13

2.1.3.3 Kết quả SXKD trong giai đoạn 2014 - 2016

Tình hình tài chính

Tình hình tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá

vị thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư Vì vậy, để xây dựng tốt chiến lược, Tổng công ty đã xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về tài chính của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán, các khoản nợ, vốn lưu động, lợi nhuận sử dụng vốn, lượng tiền mặt…

Nguồn vốn và tài sản

Các số liệu của công ty đều được thu thập là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho kiểm toán độc lập và lập báo cáo bởi Công ty TNHH Deloitte Việt nam

Bảng 2.1: Bảng cân đối tài sản, nguồn vốn năm 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

MobiFone)

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w