Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luân văn
Vũ Hằng Nga
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trên trang đầu tiên của bản luận văn này, tôi xin trân trọng gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc và các Thầy cô giáo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, những người đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học
Đồng thời, cũng xin gửi lời cảm ơn Khoa Quốc tế và Đào tạo Sau Đại học,
đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS Hoàng Văn Hải người trực tiếp hướng
dẫn đã tận tình chỉ bảo để hoàn chỉnh bản luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Công ty MobiFone khu vực I và một số lãnh đạo của Tổng công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong quá trình thu thập thông tin cũng như các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Với khuôn khổ thời gian nghiên cứu và khối lượng kiến thức của bản thân còn hạn chế, những vấn đề trình bày trong bản luận văn này chắn chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các Thầy cô trong Khoa, trong Học viện và trong Hội đồng tận tình chỉ dẫn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP 12
1.1 Khái quát chung 12
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 12
1.1.2 Phạm vi ảnh hưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 14
1.1.3 Đối tượng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 14
1.1.4 Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 15
1.1.5 Công cụ đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 16
1.2 Nội dung trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 18
1.2.1 Nghĩa vụ kinh tế 18
1.2.2 Nghĩa vụ pháp lý 19
1.2.3 Nghĩa vụ đạo đức 21
1.2.4 Nghĩa vụ nhân văn 21
1.3 Lợi ích của việc thực hiện trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 23
1.3.1 CSR góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh 23
1.3.2 CSR góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của DN 24
1.3.3.Việc thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận cho DN 25
1.3.4.CSR góp phần thu hút và giữ chân nguồn lao động giỏi 26
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH
NGHIỆP CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 28
2.1 Tổng quan về Tổng công ty viễn thông Mobifone 28
2.1.1 Khái lược về Tổng Công ty MobiFone 28
2.1.2 Dịch vụ di động mạng MobiFone 31
2.1.3 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty MobiFone 36
2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng công ty viễn thông Mobifone 41
2.2.1 Nghĩa vụ kinh tế 41
2.2.2 Nghĩa vụ pháp lý 48
2.2.3 Nghĩa vụ từ thiện 50
2.3 Đánh giá chung thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng công ty viễn thông Mobifone 51
2.3.1 Những kết quả đạt được 52
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU THÚC ĐẨY THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE 55
3.1 Phương hướng hoạt động của Tổng công ty viễn thông Mobiphone và vấn đề trách nhiệm xã hội 55
3.1.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty viễn thông Mobifone 55
3.1.3 Định hướng thúc đẩy trách nhiệm xã hội của Tổng công ty viễn thông Mobifone 56
3.2 Một số giải pháp tăng cường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty viễn thông Mobiphone 56
3.2.1 Giải pháp về nâng cao nhận thức về thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty 56
3.2.2 Giải pháp thực hiện các quy định về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 59
Trang 53.2.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn 59
3.2.4 Giải pháp về xây dựng và phát triển Tổng công ty 60
3.2.5 Một số giải pháp khác 61
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 6DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến tổng hợp
MMS Multimedia Messaging Ser Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng cân đối tài sản, nguồn vốn năm 2014 - 2016 37 Bảng 2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính qua các năm 37
Bảng 2.4 Tổng hợp tình hình tài chính của Tông công ty viễn
thông Mobifone
38
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy của Tổng công ty viễn thông Mobifone 35 Hình 2.2 Cơ cấu nguồn lực của Tổng công ty viễn thông Mobifone 35
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility)
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng
ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó
Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình
Tổng công ty viễn thông Mobifone là một trong ba doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động hàng đầu tại Việt Nam Trải qua những năm xây dựng và
Trang 10phát triển, mạng di động Mobifone đã không ngừng được nâng cao chất lượng dịch
vụ, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Mặc dù Mobifone đã nỗ lực không ngừng trong thực hiện trách nhiệm xã hội, tuy nhiên trong bối cảnh mới nhất là từ khi chuyển về Bộ Thông tin và truyền thông
đã đặt ra nhiều vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Đặt trong bối cảnh đó học
viên lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty viễn thông Mobifone” làm đề tài luận văn thạc sỹ
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu CSR trên thế giới
Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau:
(1) Maria Alejandra Gonzalez-Perezl, 2011 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và
hệ thống TNXH tại Columbia (Foreign Direct Investment (FDI) and Social Responsibility Networks (SRN) in Columbia)
Công trình của tác giả Maria xem xét mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư nước ngoài và CSR mà cụ thể là điều nghiên lượng khí thải CO2 ảnh hưởng thế nào đến xu hướng FDI vào Colombia nói riêng và khu vực các nước Nam Mỹ nói chung Tác giả cũng đã trình bày khái niệm CSR và xác định tình hình chính trị xã hội ở châu Mỹ La Tinh kể từ những năm 1980, những luận điểm này giải thích cho sự cần thiết phải xây dụng và củng cố mạng lưới TNXH [22]
(2) Padmakshi Rana, Jim Platts and Mike Gregory, 2009 Nghiên cứu về vấn
đề TNXH tại các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp thực phẩm, (Exploration of Corporation social responsibility in multinational companies within the food industry)
Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về CSR tại các công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm (trong hai trường hợp nghiên cứu điển hình)
để từ đó khẳng định CSR là công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững của DN Với mục tiêu phát triển bền vững, các DN cần có "chiến lược phù hợp" Vậy thế nào là một "chiến lược phù hợp"? Các tác giả khẳng định "chiến lược phù hợp" cần xem xét sự cân bằng của ba yếu tố: giá trị đem lại cho cổ đông, sự hài
Trang 11lòng của khách hàng và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, CSR đóng một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của
DN nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa vì CSR góp phần thiết lập mối quan hệ giữa ngành và xã hội Các tác giả đã xây dựng một mô hình lý thuyết để xem xét các vấn đề CSR đặt trong mối liên kết với đòi hỏi của các bên hữu quan Từ mô hình này, những thách thức về CSR trong ngành này sẽ được xác định và giải quyết trong quá trình hoạt động của DN [23]
(3) Matthew J.Hirschaland, 2006 CSR và sự hình thành chính sách công toàn cầu (Corporate social responsibility and the shaping of global public policy)
Tác giả bàn về tầm quan trọng của CSR trong công ty: Các quy định kinh doanh toàn cầu mói - sự hiểu biết của công ty về CSR và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu [24]
(4) Xudong Chen, 2009 Trách nhiệm xã hội dọanh nghiệp tại Trung Quốc: Nhận diện và thách thức (CSR in China: Conscious and challenges) Báo cáo tại hội nghị “Hợp tác thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ trong thế kỷ 21: Cơ hội và thách thức cho các doanh nhân”, Ẩn Độ
Tác giả của nghiên cứu này đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra tới 516 DN (bao gồm cả DN tư nhân và DN nhà nước) và 1200 cá nhân trong cộng đồng tỉnh Chiết Giang Trung Quốc để đánh giá mức độ nhận thức về CSR Bảng khảo sát được xây dựng dựa trên Mô hình “Kim tự tháp” do: A Carrol (1999)
đề xuất bao gồm 4 thành tố của CSR: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện và dựa trên sự mong đợi của cộng đồng
và xã hội về các vấn đề CSR Từ đó, 40 tiêu chí đánh giá trong đó có 16 tiêu chí về các vấn đề của CSR của DN và 24 tiêu chí đánh giá các vấn đề CSR mà cộng đồng mong đợi được chi tiết hóa và đánh giá theo thang đo Likert 5 bậc Kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn thực thi CSR tại Trung Quốc không chỉ bị tác động bởi trình
độ phát triển của quốc gia này mà còn liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chính phủ Các tác giả cũng chỉ ra rằng để thúc đẩy CSR tại Trung Quốc thì cần
Trang 12phải cải thiện hệ thống pháp lý và chức năng cưỡng chế của chính phủ và tăng cường sự hiểu biết CSR trong xã hội [25]
(5) Rahizad Abd Rahim, Farah Waheeda Maludin, Kasmah Tajuddin; 2009 Hành vi ngưòi tiêu dùng hướng đến CSR tại Malaysia (Consumer behavior towards corporate social responsibility in Malaysia)
Đây là một công trình nghiên cứu về hành vi người tiêu dừng hướng đến CSR tại Malaysia Các tác giả khẳng định do trình độ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, các hoạt động CSR của DN sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua Để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, một cuộc khảo sát đã được tiến hành với 220 người tiêu dùng nhằm xác định mức độ nhận thức của người tiêu dùng về CSR và các hoạt động CSR mà người tiêu dùng cho rằng DN nên thực hiện Từ kết quả khảo sát, các tác giả phân tích và kết luận các yếu tố cấu thành CSR có tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng Rõ ràng là có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến CSR trong quyết định mua sắm của họ Như vậy, các DN có thể dựa trên kết quả nghiên cứu này nhằm xây dựng chiến lược truyền thông về CSR và đồng thời cũng cần chủ động thúc đẩy các hoạt động CSR
để luôn sẵn sàng đối phó với những lời chỉ trích về các hành vi vô trách nhiệm vì trong xã hội thông tin hiện nay thì thông tin sẽ lan truyền đi rất nhanh chóng Các tác giả cũng nhấn mạnh các nhà hoạch định, chính sách cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo ra khung khổ pháp lý cho các hoạt động CSR [26]
(6) Forest L.Reinhardt, Robert N.Stavins and Richard H.K.Vietor; 2008 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thông qua lăng kính kinh tế (Corporate social responsibility through an economic lens)
Ở nghiên cứu này, các tác giả tập trung phân tích các nội dung cốt lõi của CSR, làm rõ tính pháp lý của CSR tại Mỹ và một số quốc gia khác như Canada, Nhật Bản, .và chỉ ra một thực tế là bên cạnh những DN hiểu và tự nguyện thực hiện CSR, nhiều DN coi việc thực hiện CSR là sự hi sinh lợi nhuận vì lợi ích xã hội
Từ đó, có ba loại CSR được hình thành: CSR tự nguyện, CSR miễn cưỡng và CSR không bền vững Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng nhà quản trị có vai trò quan
Trang 13trọng trong bất kể một hành động CSR nào của DN Cũng trong nghiên cứu này, một số hạn chế trong việc thực thi CSR được nêu ra như giới hạn về kinh tế, giói hạn về cơ cấu tổ chức và giới hạn về văn hóa tổ chức [27]
(7) Duane Windsor; 2006 TNXH của doanh nghiệp: Ba phương thức tiếp cận chính (Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches)
Tác phẩm này đã được đăng trên tạp chí Joumal of Management Studies Duane Windsor đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trước đó để đúc kết ra ba phương pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Ông định nghĩa khái niệm “công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng Từ đó ông cho rằng một “công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hưởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lược [28]
(8) Shizuo Fukada, 2007 TNXH DN tại Việt Nam: thực tiễn, triển vọng và thách thức đối với các DN Nhật Bản (Corporate Sociẩl Responsibilitity in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations) Báo cáo của CBCC về CSR tại Việt Nam
Tác giả của báo cáo tóm lược một số vấn đề như bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sau giai đoạn đổi mới, thực thi thực hiện TNXH trong các DN Việt Nam và các DN Nhật Bản tại Việt Nam Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ một số thách thức đặt
ra cho các DN Nhật Bản trong việc thực thi CSR tại Việt Nam trong đó mức độ nhận thức thấp của các bên liên quan về những nỗ lực của DN là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của DN Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp
để các DN Nhật Bản nâng cao hiệu quả các chương trình CSR trong DN Nhật Bản tại Việt Nam như: thúc đẩy mối quan hệ giữa các DN với địa phương; thắt chặt mối liên kết giữa trụ sở của doanh nghiệp tại Nhật Bản và các chi nhánh ở nước ngoài; phối hợp với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CSR tại khu vực châu Á và trên thế giới [29]
Trang 142.2 Tình hình nghiên cứu CSR ở Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề TNXH của DN (CSR) đã được biết đến từ những năm
90 của thế kỷ XX và có nhiều nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ cũng như của chính phủ nhằm nâng cao mức độ nhận thức và thúc đẩy việc thực thi CSR trong các DN ở Việt Nam CSR là một vấn đề thực tiễn bức xúc đặt ra đòi hỏi chính phủ, cộng đồng DN cũng như xã hội quan tâm và thúc đẩy thực thi Tuy nhiên, những nghiên cứu về CSR lại rất ít và chưa mang tính hệ thông Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây:
(1) Đỗ Minh Cương, 2001 Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Đây là một công trình đầu tiên ở nước ta trình bày có hệ thống về các vấn đề văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh, từ phương diện cơ
sở lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam Trong đó, TNXH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp [4]
(2) Nguyễn Mạnh Quân, 2007 Đạo đức kinh doanh và Văn hoá Công ty Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Đây là giáo trình giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Cuốn sách
đã trình bày những khái niệm liên quan đến đạo đức kinh doanh, văn hóa công ty, trách nhiệm xã hội, thương hiệu và sự xuất hiện các vấn đề của đạo đức trong kinh doanh Tác giả cũng đã cố gắng giải thích nguồn gốc cơ bản của những mâu thuẫn thông qua việc giới thiệu về sáu triết lý đạo đức điển hình có ảnh hưởng chi phối đến hành vi con người trong kinh doanh và sự khác nhau trong cách tiếp cận khi thực thi những nghĩa vụ TNXH cơ bản của doanh nghiệp về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn [19]
(3) Dương Thị Liễu, 2011 Giáo trình văn hóa kinh doanh Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Đây là giáo trình giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Cuốn sách
đã trình bày kiến thức tổng quan về văn hóa kinh doanh như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nhân tố tác động, ; các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh bao gồm
Trang 15triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, TNXH, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh Tác giả cũng phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, cung cấp những kỹ năng cần thiết để xây dựng văn hóa kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cuối cùng, tác giả phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam, đặt ra các vấn đề cần suy ngẫm, lý giải của văn hóa kinh doanh Việt Nam đương đại và tập hợp các tình huống của văn hóa kinh doanh Và trong đó, TNXH của DN là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp [10]
(4) Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức; 2008 TNXH của DN - CSR - Một
số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà nước
Bài báo cung cấp một góc nhìn từ sự quan sát và các hiểu biết của tác giả về kinh nghiệm quốc tế về xử lý các vấn đề liên quan đến CSR Đây chính là các bài tập tình huống có thật cho tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay Bài báo cũng nêu lên các góc độ và các bên hữu quan mà DN mà DN tác động hoặc có ảnh hưởng đến DN Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến người tiêu dùng và việc nhận thức, sử dụng quyền của họ để đưa ra các đòi hỏi chính đáng mà DN có trách nhiệm cả về pháp lý lẫn đạo đức phải thực hiện như một sự cam kết rằng DN hoạt động tôn trọng môi trường, người tiêu dùng và các bên hữu quan khác [3]
(5) Phạm Văn Đức, 2010 TNXH của DN ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận
(6) Nguyễn Quang Vinh, 2009 Thực trạng TNXH của DN ở Việt Nam Báo cáo tại hội thảo "TNXH DN và chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và
Trang 16quốc tế" do VCCI hợp tác với chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức
Trong báo cáo này, tác giả tổng kết bối cảnh của CSR, những hoạt động của các tổ chức quốc tế và trong nước, những khung khổ pháp lý về CSR làm căn cứ triển khai các chương trình CSR tại DN Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ những thách thức ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và cấp độ DN trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện CSR tại Việt Nam [20]
(7) Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ; 2009 TNXH của DN NXB Tri Thức Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm CSR, phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đến DN, những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hướng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và các giới hạn của CSR trong mối tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững Quyển sách này cũng đề xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ
tư duy hữu ích cho cả giới nghiên cứu lẫn những người làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ, ) [15]
(8) Đào Quang Vinh, 2003 Báo cáo tóm tắt nghiên cứu CSR tại các DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy Viện khoa học lao động và xã hội
Tác giả trình bày bối cảnh của 2 ngành da giầy và dệt may Việt Nam, chỉ ra
sự cần thiết tuân thủ các tiêu chuẩn về CSR và chỉ ra thực trạng về CSR trong hai ngành này của Việt Nam Đồng thời, báo cáo cũng tổng kết những lợi ích mà các
DN trong hai ngành có được từ những hoạt động CSR Kết quả khảo sát trên 24 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy cũng đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hành xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi trong việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút được những lao động có chuyên môn cao [21]
Trang 17(9) Nguyễn Thị Chúc, 2014 Trách nhiệm xã hội của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Luận văn Thạc sĩ Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội [2]
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về CSR trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Tác giả nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về thực trạng việc thực hiện TNXH của công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Thông qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn TNXH của công ty trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong thời gian tới
(10) Trần Thị Huyền, 2013 Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Luận văn Thạc sĩ Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Luận văn; đã nêu lên những đánh giá
về thực trạng văn hóa doanh nghiệp Viettel, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính hệ thống và khả thi nhằm duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế [9]
(11) Nguyễn Trang Nga, 2012 Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam Chuyên đề tốt nghiệp đại học Đại học Ngoại thương
Tác giả đã nêu rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay qũng như thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn viễn thông quân đội; Viettel Thông qua
đó, tác giả đúc rút ra được những bài học cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam
về quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp [13]
(12) Nguyễn Hương Lan, 2011 Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn viễn thông quân đội - Chi nhánh Viettel Hồ Chí Minh Chuyên đề tốt nghiệp đại học Đại học kỹ thuật công nghệ TP Hồ Chí Minh
Trang 18Tác giả đã nêu lên một số vấn đề cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, giới thiệu về văn hóa Viettel Đặc biệt, thông qua chuyên đề tốt nghiệp này, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Viettel - Chi nhánh Hồ Chí Minh thông qua việc so sánh giữa hai giai đoạn: giai đoạn chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp (2000-2003) và giai đoạn đã xây dựng vãn hóa doanh nghiệp (2004-nay) [11]
Như vậy, thực hiện TNXH trên thế giới nói chung cũng như ở các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về thực hiện TNXH tại Tổng công ty viễn thông Mobifone để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội Đây chính là đối tượng và mục đích nghiên cứu của bài luận văn này
3 Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp của Tổng Công ty viễn thông Mobifone để chỉ ra những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế trong thời gian qua Đồng thời đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu Luận văn là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đi, vào các nội dung như khái niệm và các yếu tố cấu thành Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp
– Phạm vi nghiên cứu của Luận văn giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty viễn thông Mobifone;
Trang 19những phương pháp, cách thức của Tổng công ty xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ Quy tắc ứng xử và phát triển Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Các thông tin thứ cấp được thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn: các sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từ các cổng thông tin internet,…
– Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Luận văn khảo sát thực tế tại Tổng công ty viễn thông Mobifone
6 Kết cấu của luận văn
Với mục đích, phương pháp và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài phần mở đầu, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty
viễn thông Mobifone
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy thực hiện trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng Công ty viễn thông Mobifone
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
Chương này trình bày và hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Đây là khung lý thuyết cần thiết để nghiên cứu đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty viễn thông Mobifone thời gian qua và nghiên cứu đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng Công ty trong thời gian tới
1.1 Khái quát chung
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
“Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doạnh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội” [19]
Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp
đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động, bảo vệ môi trường; ) Sau rất nhiều định nghĩa về CSR thì định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra có tầm bao quát
nhất: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp
vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn
xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội
” [10]
Như vậy, TNXH:
- Là sự tự cam kết của DN thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của DN, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở
Trang 21tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của DN, người lao động, Nhà Nước và xã hội
- Là việc ứng xử trong quan hệ lao động của DN nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, DN, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững
Các quan điểm đối lập về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Truờng phái phản dối CSR cho rằng các chương trình của doanh nghiệp lấy tên“trách nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình PR đạo đức giả, mà thực chất mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi
Những nguời ủng hộ CSR đưa ra một lập luận khác cung hết sức thuyết phục là bản thân công ty khi đi vào hoạt động dã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do đó có thể tác động tiêu cực tới xã hội và môi truờng Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động SXKD của mình và
có trách nhiệm với chính hành vi của mình truớc xã hội Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể hiện chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu dã đóng vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó
Thực vậy, nếu chỉ nhìn nhận đơn giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt động duy nhất vì lợi nhuận và bù đắp lại chi phí xã hội, cũng như “trả tiền” cho các dịch vụ công mà doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc đóng thuế, chúng ta
sẽ thấy những ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể lớn hơn rất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm Tất cả sự kiện của doanh nghiệp như khai trương dòng sản phẩm mới, đặt một nhà máy, đóng cửa một chi nhánh… đều kéo theo những hệ quả xã hội nhất định Do đó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính chất kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt động của doanh nghiệp
Và nguời quản lý với tư cách là nguời thác quản doanh nghiệp cần thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nghĩa vụ và lợi ích của chính doanh nghiệp mình Trách nhiệm của họ là đáp ứng những điều mà xã hội mong
Trang 22muốn và trông đợi ở doanh nghiệp như một thành viên đầy đủ trong đó CSR chính là lực cản cuối cùng giúp giữ doanh nghiệp không đi quá đà vì lợi ích kinh
tế mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức bỏ quên những tác động tiêu cực của mình đến các thành phần khác trong xã hội
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội còn vì lợi ích tăng truởng và phát triển bền vững của chính mình Khác với mô hình công ty gia đình truớc kia, doanh nghiệp hiện đại thuờng là các công ty cổ phần đại chúng, hoạt dộng đa ngành nghề, đa quốc gia Do đó, ngày nay doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong môi truờng đơn nhất được giám sát bởi các cơ chế thị trường thuần túy kinh tế , mà còn chịu tác động của các cơ chế xã hội- chính trị- môi trường Người tiêu dùng và nhà đầu tư ngày càng tính đến các tiêu chí thành tích của công ty về đạo đức, lao động, môi truờng, xã hội trong các quyết định tiêu dùng hay đầu tư của mình Hơn thế nữa, không chỉ liên quan đến tính cạnh tranh, CSR còn liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công ty Thiếu CSR, doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị truờng và cộng đồng doanh nghiệp
1.1.2 Phạm vi ảnh hưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Bởi vậy, phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp
mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Vì vậy,
về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR với 3 khía cạnh sau:
– Phạm vi nội bộ doanh nghiệp
– Phạm vi hoạt động kinh doanh
– Phạm vi xã hội
1.1.3 Đối tượng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [8] [12]
– Người lao động, cán bộ nhân viên: doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp,…
Trang 23– Các bên liên quan (stakeholders): Các bên liên quan bao gồm cổ đông, người tiêu dùng, gia đình của người lao động… Trách nhiệm với cổ động là những ràng buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sử dụng tài sản ủy thác; đảm bảo sự trung thực, minh bạc trong thông tin, trong phần lợi tức mà cổ đông đáng được hưởng,… Trách nhiệm với người tiêu dùng người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch vụ đúng với những gì nhà sản xuất đã cam kết…
– Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trường văn hóa – kinh
tế – xã hội của quốc gia
1.1.4 Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [8] [12]
1.1.4.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình
1.1.4.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp
lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp Có như thế, mới tạo
ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc – yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm
Trang 24và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện
1.1.4.3 Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm Thực hiện tốt trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức
1.1.4.4 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi
Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm
ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt
1.1.4.5 Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp
1.1.5 Công cụ đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [2] [8] [12]
1.1.5.1 Các công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trang 25Đạo đức thường được hiểu là những ràng buộc bất thành văn, CSR đã được
cụ thể hóa thành các văn bản cho các doanh nghiệp tùy nghi áp dụng Theo thống
kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường như một chứng chỉ phổ biến: SA 8000 – tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất; WRAP- trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc; FSC- bảo vệ rừng bền vững; ISO 14
001 – hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp;…
1.1.5.2 Công cụ đánh giá CSR
Các doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bước đầu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế như tranh chấp thương mại, bán phá giá,… Do đó, doanh nghiệp thực hiện CSR không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính trị Bên cạnh, mặt tích cực thì doanh nghiệp thực hiện CSR theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn
Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng
xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
BSCI có 11 quy tắc:
- Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể
- Cấm Phân biệt đối xử
- Lương bổng
- Thời Giờ làm việc
- An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc
- Cấm sử dụng Lao động Trẻ em
Trang 26- Cấm Cưỡng bức Lao động và các Biện pháp Kỷ luật
- Không cung cấp việc làm tạm thời
- Không sử dụng lao động lệ thuộc
- Bảo vệ môi trường
- Hành vi kinh doanh có đạo đức
Nội dung cơ bản của bộ Quy Tắc Ứng Xử BSCI:
• Yêu cầu tuân thủ pháp luật
• Cung cấp phương thức phát triển quan hệ đối tác kinh doanh hợp đạo đức
và có trách nhiệm chung, trao quyền cho người lao động thông qua thương mại quốc tế
• Dựa trên các Công Ước Cơ Bản của Tổ Chức Lao Động Thế Giới (ILO ),
áp dụng cho tất cả các quốc gia
• Phù hợp với các Nguyên Tắc Hướng Dẫn về Kinh Doanh và Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc và các tiêu chuẩn quốc tế tương tự
1.2 Nội dung trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [2] [8] [12]
1.2.1 Nghĩa vụ kinh tế
Nghĩa vụ kinh tế trong CSR là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN ấy và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN
Đối với người lao động, nghĩa vụ kinh tế của DN là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát ữiển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc
Trang 27Đối với người tiêu dùng, ngoài trách nhiệm chủ yếu là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, DN còn phải quan tâm đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh
Nghĩa vụ kinh tế trong CSR là cơ sở cho các hoạt động của DN Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các trách nhiệm pháp
lý Một ví dụ tương đối điển hìiửi là công ty Nike vào những năm 1990 đã vi phạm nghĩa vụ kinh tế của mình trong việc xây dựng mối quan hệ với người lao động Điều kiện lao động khắc nghiệt tại các nhà máy của Nike ở Đông Á và Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam, đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông lên án kịch liệt Từ đó đã dấy lên phong trào tẩy chay sản phẩm Nike tại các thị trường chính của tập đoàn ở Tây Âu và Bắc Mỹ Tuy phong trào tẩy chay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nhưng Nike đã lập tức đưa ra những chương trình xây dựng lại hình ảnh Hiện tại, bên cạnh vô số những chương trình TNXH tại thị trường tiêu thụ của Nike ở các nước phát triển và đang phát triển, Nike đã thành lập một hệ thống các tổ chức giám sát độc lập nhằm kiểm tra lao động tại các nhà máy ở vùng châu Á
Theo đó, để đảm bảo lợi nhuận của mình, các DN ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý DN quốc tế không những cần biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho công ty, mà còn phải ý thức rất rõ được việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích kinh tế đó
1.2.2 Nghĩa vụ pháp lý
Nghĩa vụ pháp lý trong CSR là DN đó phải thực hiện đầy đủ những quy định
về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
Trang 28- Điều tiết cạnh tranh
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Bảo vệ môi trường
- An toàn và bình đẳng
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
Nghĩa vụ pháp lý trong CSR cũng là một trong Ilhững cơ sở nền tảng để từ
đó xây dựng các hoạt động của DN Và nếu như không thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách nghiêm chỉnh, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ.Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện một cách nghiêm túc nghĩa vụ pháp lý của mình Bên cạnh đa số những doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh ở Việt Nam đã thực hiện khá tốt nghĩa vụ pháp lý, thì vẫn có một số doanh nghiệp nước ngoài vi phặm nghiêm trọng vấn đề này Trong số đó, phải kể đến đầu tiên là Vedan, một công ty của Đài Loan, với việc doanh nghiệp này đã xả trộm nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng Điều đáng nói là doanh nghiệp này còn thiết kế các van đóng mở tự động một cách tinh vi để “che mắt” người dân và các
cơ quan kiểm tra giám sát của Việt Nam Theo ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường thì “hành động của Vedan Việt Nam là lừa đảo và gian trá” Hành động của Vedan không những gây bất bình trong dư luận xã hội, mà còn nêu một “tấm gương” xấu về một tinh thần trách nhiệm xã hội mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới Và hậu quả mà Vedan Việt Nam phải gánh chịu là không hề nhỏ Tại Hà Nội, hầu hết các hệ thống siêu thị lớn như Intimex, Fivimart, BigC đều đã không còn bán bột ngọt Vedan Riêng siêu thị Intimex, vài năm nay đã không còn kinh doanh bột ngọt của hãng này do doanh số bán ra lúc đó rất chậm Tại các hệ thống siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, trên kệ của nhiều siêu thị như BigC, Saigon Co.op, Mãi Mart, cũng đều vắng bóng bột ngọt Vedan Có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng ý thức hơn về các vấn
đề liên quan đến môi trường Sự phản ứng quyết liệt của họ đối với Vedan có thể coi là một bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp khác
Trang 29Tóm lại, thông qua nghĩa vụ pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình
1.2.3 Nghĩa vụ đạo đức
Nghĩa vụ đạo đức trong CSR là những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các DN dù cho chúng không được viết thành luật Nghĩa vụ đạo đức trong CSR được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng Nói cách khác, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ
Nghĩa vụ đạo đức của một DN thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty Thông qua các công bố trong các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, công ty trong việc sử dụng các nguồn lực và con người để đạt đến mục tiêu/sứ mệnh, những nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và những bên hữu quan Một ví dụ điển hình đó là nghĩa vụ đạo đức được thể hiện rõ nét thông qua bản sứ mệnh của công ty FPT: “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, hùng mạnh, bằng nỗ lực, lao động, sáng tạo và công nghệ, góp phần hưng thịnh quốc gia, tạo điều kiện cho tất cả mọi người phát ữiển tài năng của mình, đem lại cho mỗi thành viên một cuộc sống đầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần”
1.2.4 Nghĩa vụ nhân văn
Nghĩa vụ nhân văn trong CSR liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng
và xã hội Những đóng góp của tổ chức có thể trên bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động
Con người cần thực phẩm không phải chỉ để duy trì cuộc sống, họ cũng không chỉ muốn nguồn thực phẩm luôn dồi dào và sẵn có Con người còn muốn
Trang 30thực phẩm của họ phải an toàn, không chứa những chất độc hại cho con người và sức khỏe con người Hơn nữa, họ cũng không muốn thấy các động vật hoang dã bị giết hại một cách không cần thiết chỉ để bổ sung vào nguồn thực phẩm cho con người Họ cũng tìm thấy những lợi ích đáng kể từ việc sử dụng hệ thống thông tin hiện đại và các thiết bị công nghệ cao Thế nhưng họ cũng không muốn những bí mật riêng tư của họ bị phát tán khắp nơi
Giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực nhân đạo
mà các công ty quan tâm Những người bị bệnh luôn mong muốn được chữa trị, nhưng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận với các nguồn dược liệu cần thiết hay tránh khỏi bệnh tật chỉ vì họ nghèo Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với quốc gia hay cá nhân mỗi người dân mà còn đối với công ty trong tương lai Đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm nhân đạo đối với các công ty mà còn được coi là “khoản đầu tư khôn ngoan cho tương lai” của các công ty Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái niệm được các tổ chức, công ty củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân tổ chức, công ty Mặc dù vậy, nhân đạo chiến lược cũng bị phê phán là một công cụ chiến lược dưới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo
Việc thực hành nghĩa vụ nhân văn đã và đang trở nên phổ biến ở Mỹ Nhiều người quan tâm đến môi trường ở Mỹ đã tẩy chay sản phẩm tôm có nguồn gốc từ vùng Vịnh để phản đối những nhà đánh bắt và xuất khẩu ở đây đã từ chối không áp dụng các biện pháp cần thiết để giúp loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng thoát ra khỏi lưới để khỏi chết ngạt Nhân viên của Polaroid đã quyết định lập ra một quỹ nhân đạo
- Polaroid Foundation - bằng các khoản đóng góp tự nguyện của họ để giúp những người bất hạnh tự lập bằng cách phát triển kỹ năng nghề nghiệp Giáo dục là lĩnh vực được nhiều công ty quan tâm giúp đỡ Kroger, Campbell Soup, Eastman Kodak, American Express, Apple Computer, Xerox, Coca-Cola, Hewlett-Packard, McDonald là những công ty Mỹ đã ủng hộ rất nhiều tiền của, thiết bị, thời gian và
Trang 31lao động cho nhiều trường học các cấp khác nhau Đối với họ, học sinh ngày nay chính là khách hàng, người lao động trong tương lai
1.3 Lợi ích của việc thực hiện trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp [2] [8] [12]
1.3.1 CSR góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
“CSR cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội” Thực tế cho thấy, khi thực hiện tốt CSR, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho DN tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình Xét trong phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì DN nhận được ngày mai là kết quả tất yếu của những quyết định kinh doanh của ngày hôm nay Sự tồn vong của DN không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của
DN Hành vi ứng xử của các DN trong mối quan hệ với cán bộ, công nhân viên, người lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của
DN, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức
Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các DN ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý DN quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện TNXH trở thành một nhân tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển DN
Trang 321.3.2 CSR góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của DN
Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp
lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ DN nào
vì sự phát triển bền vững của chính DN Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu
Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm
và DN lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Trong kinh doanh, dùng hiệu ứng Donimo tâm lý là việc cũng rất quan trọng, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh DN giữ vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu pủa bất
cứ DN nào, phản ánh tinh thần “khách hàng là thượng đế" Đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều
Đối vói cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện DN bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quy định của chính phủ: còn không bị hao tổn chi phí khắc phụ hậu quả hay bồi thường do kiện tụng Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển
Như đã nêu trên, việc thực hiện tốt CSR sẽ giúp riâng cao uy tín của DN, doanh nhân, từ đó DN sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế - xã hội cho họ, nhưng không có lợi ích về chính trị Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất việc cứ
Trang 33làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt CSR, cho dù làm từ thiện là một hoạt động thể hiện CSR Thực tế là đã có DN tích cực làm từ thiện nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội Thực hiện TNXH có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn này là của Pháp chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội
1.3.3.Việc thực hiện CSR góp phần tăng lợi nhuận cho DN
CSR không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây làcác vấn đề trọng tâm Thực hiện tốt CSR đem lại rất nhiều lợi ích CSR có mối liên
hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức Một mặt, CSR giúp các DN giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm Bởi vậy, những DN thành công nhất chính là các DN nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất
- Thực hiện CSR góp phần giảm chi phí sản xuất
Với việc áp dụng CSR, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các công ty có thể tiết kiệm đáng kể chi phí Thông thường những công nghệ hiện đại hơn, sạch hơn luôn đi kèm với đó là giá thành đầu vào cũng rất thấp Công ty sản xuất gốm sứ Giang Tây, Trang Quốc, khi lắp đặt công nghệ mới thân thiện với môi trường đã tiết kiệm gần 10 triệu USD mỗi năm, với kết quả giảm 6% lượng nước sử dụng, 65% lượng chất thải nước và 74% chất thải khí
Một ví dụ khác đến từ tập đoàn PepsiCo với dự án hỗ trợ và thu mua ngô ở San Gabriel, Mexico Khoảng hơn 300 hộ nông dân nghèo ở đây không còn phải bán ngô thông qua trung gian nữa mà bán trực tiếp sản phẩm cho tập đoàn Pepsi Pepsi đảm bảo thu mua với cùng một giá mà họ chi trả cho nông dân ở vụ mùa
Trang 34trước Ngoài ra họ còn hỗ trợ nông dân về tài chính để mua hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các thiết bị phục vụ mùa màng Dự án ngô này đã giúp Pepsi tiết kiệm được chi phí vận chuyển vì các trang trại gần 2 nhà máy của họ Hơn nữa việc
sử dụng các trang trại địa phương là sự đảm bảo tốt nhất cho chất lượng sản phẩm của Pepsi “Điều này đã mang đến cho chúng tôi tác động đòn bẩy tuyệt vời bởi vì giá ngô không biến động nhiều nhưng giá vận chuyển thì tăng lên liên tục” Ông Pedro Padiema, Chủ tịch của PepsiCo ở Mexico, Trang Mỹ và vùng Caribbean cho biết Rõ ràng khi thực hiện các chiến lược CSR, PepsiCo không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân ở San Gabriel mà đã giúp chính mình cắt giảm chi phí sản xuất
- Thực hiện CSR góp phần làm tăng doanh số bán hàng
Thực hiện tốt CSR, DN có khả năng có được những thị trường mới, những đối tác mới, sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ Nhờ vậy mà doanh số bán hàng tăng lên, dẫn đến lợi nhuận tăng
Một loạt các công ty đang áp dụng các chiến lược tưong tự nhằm nâng cao lợi ích xă hội cho người nghèo, mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao Tập đoàn Philips cũng là một ví dụ tuyệt vời trong trường hơp này Philips bắt đầu bán các thiết bị thắp sáng bằng năng lượng mặt trời với chi phí thấp ở châu Phi, nơi mà người dân không có cơ hội được tiếp cận với hệ thống mạng lưới điện Ông Harry Verhaar, giám đốc bộ phận phát triển bền vững nói: “Đây là thị trường của chúng tôi Chúng tôi muốn chỉ cho khách hàng thấy rằng sản phẩm của chúng tôi không những mang lại lợi ích kinh tế cho công ty mà còn tốt cho khách hàng và hệ sinh thái”
1.3.4.CSR góp phần thu hút và giữ chân nguồn lao động giỏi
Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm
Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các DN Những DN trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và
Trang 35môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt Những người chủ doanh nghiệp giỏi thường không lo lắng nhiều về những chi phí cho CSR mình như là lo cho sức khỏe của nhân viên và người nhà của họ, cho nhân viên vay tiền để mua xe, mua nhà, tổ chức nhà trẻ, trường học cho con cái họ, bởi lẽ họ tin rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt
Cuộc khảo sát của Mont- gomery và Ramus (2003) chỉ ra rằng các MBAs tốt nghiệp các trường châu Âu và Mỹ rất quan tâm đến các khía cạnh của CSR như quan hệ lao động, môi trường làm việc bền vững, hay đạo đức, văn hóa doanh nghiệp Hơn 90% sinh viên được phỏng vấn trả lời họ sẵn sàng từ bỏ yếu tố tài chính để làm việc cho những công ty có danh tiếng về CSR
Như vậy có thể thấy rằng, những doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH sẽ có khả năng tuyển dụng được nhiều nhân tài hơn Từ đó hiệu quả công việc và sự sáng tạo kéo theo lợi nhuận của công ty sẽ cao hơn
Kết luận chương 1
Chương này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng Công ty viễn thông Mobifone trong thời gian qua và nghiên cứu
đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng công ty trong thời gian tới
Trang 36CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
MOBIFONE
Chương này sau khi trình bày tổng quan về Tổng công ty MobiFone phân tích đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của Tổng công ty viễn thông MobiFone Trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân làm cơ
sở cho đề xuất giải pháp ở chương 3
2.1 Tổng quan về Tổng công ty viễn thông Mobifone
2.1.1 Khái lược về Tổng Công ty MobiFone
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Tên tiếng Anh: MobiFone Corporation
Tên giao dịch: MobiFone
Trụ sở chính: Toà nhà MobiFone, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội
- Tầm nhìn: Tương lai có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và MobiFone sẽ vươn
lên để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho người Việt Nam Trở thành đối tác
mạnh và tin cậy nhất của các bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt
Nam và Quốc tế
- Sứ mệnh: là đem lại những sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia
đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái Nơi những nhu cầu trong cuộc sống, làm việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài
lòng, phát triển và hạnh phúc
- Văn hóa mobifone: Đến với MobiFone, khách hàng và đối tác sẽ cảm nhận
được văn hóa MobiFone là hình ảnh mà MobiFone muốn tạo dựng trong lòng công chúng là mạg di động luôn khiến khách hàng hài lòng và thoải mái Nét văn hóa
này được dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong văn hóa MobiFone, đó là:
Trang 37- Quá trình hình thành và phát triển của MobiFone
Ngày 16/04/1993, MobiFone được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty thông tin di động theo Quyết định số 321/QĐ-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)
Ngày 01/12/2014, Công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Mobifone trên cơ sở tổ chức lại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin di động
Căn cứ theo Quyết định số 1524/QĐ-BTTTT ngày 14/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông MobiFone, vốn điều lệ là 15.000 tỷ đồng
Đến nay, sau hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn tại Việt Nam với hơn 40 triệu thuê bao và mạng lưới với 20.000 trạm 2G, 11.000 trạm 3G Kế hoạch trong năm 2017, hoàn thành lắp đặt trạm 4G và triển khai tại 53 tỉnh, thành phố
Thương hiệu MobiFone từ lâu đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh của Việt Nam, được người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn Tổng công ty MobiFone không ngừng nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực vững chắc, sẵn sàng cho hội nhập và cạnh tranh trên thị trường thông tin di động
- Mục tiêu kinh doanh của Tổng công ty
Căn cứ theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT ngày 14/09/2015 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của
Trang 38Tổng công ty MobiFone, với mục tiêu như sau:
Kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước đầu tư Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
Có năng lực cạnh tranh cao; giữ vai trò chủ lực trong ngành viễn thông, công nghệ thông tin và nội dung số
Mục tiêu lâu dài của Tổng công ty là giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành thông tin di động, hướng tới ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ ở mức hàng đầu
- Chức năng và nhiệm vụ
MobiFone luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm là một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, tích cực đóng góp cho xã hội, nhà nước Trên cơ sở đó, sứ mệnh của Tổng công ty là đem lại những sản phẩm và dịch vụ kết nối mỗi người dân, gia đình, doanh nghiệp trong một hệ sinh thái, nơi những nhu cầu trong cuộc sống, công việc, học tập và giải trí được phát hiện, đánh thức và thỏa mãn nhằm đạt được sự hài lòng, phát triển và hạnh phúc
Tăng trưởng và hạnh phúc là động lực phát triển của các cá nhân cũng như toàn xã hội Bên cạnh đó, MobiFone có trách nhiệm đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của quốc gia, thể hiện vị thế và hình ảnh quốc gia trong lĩnh vực công nghệ-truyền thông-tin học
- Những thành tích đạt được
Năm 2016: Top 4 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 theo đánh giá
của Brand
Finance, Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới
Năm 2015: Top 20 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Nhận giải thưởng “Sao Khuê” ở hạng mục Dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam
Thông điệp "Kết nối giá trị, Khơi dậy tiềm năng" đạt giải thưởng "Slogan ấn tượng năm 2015" do Bộ Công Thương trao tặng