1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU THUYẾT TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

43 550 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 18,01 MB

Nội dung

vn2.vn > 40 Nghìn tập phim bộPhim bộ xem nhiều TRANG CHỦ TOP Nhạc trẻ PHIM LẺ PHIM BỘ HOẠT HÌNH PHẦN MỀM TIN TỨC NHANH Xem Tivi Nhập tên Phim bộ Click DANH MỤC Phim lẻ Phim mới nhất LỆNH GIẾT MẤT DẤU 2 Phim mới nhất THẦN BÀI ĐỖ THÁNH CỰC HAY QUỐC GIA DIỄN VIÊN Phim mới nhất QUÝ CÔ MẠNH MẼ PHIM HÀN QUỐC HAY Phim mới nhất HỌC ĐƯỜNG PHIM BỘ HÀN QUỐC HAY PHIM BỘ MỚI CẬP NHẬT 1DANH MỤC PHIM BỘ 2QUỐC GIA DIỄN VIÊN Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa Lồng tiếng full bản đầy đủ PHIM HAY PHIM Cổ Trang Kiếm Hiệp Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa Lồng tiếng full bản đầy đủ QUỐC GIA Diễn viên: Trung Quốc THÔNG TIN THÊM: Hà Nhuận Đông Khang Khải Lâm Tâm Như Lục NghịTrần Hào Vu Hòa Vỹ Vu Vinh Quang THUYẾT MINH: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95End VietSub: XEM PHIM GIỚI THIỆU : Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 HTV2 (9595 Tập) (Trọn Bộ) Lồng Tiếng Bản Đẹp Nhất cho ANh chị em vipphim.net. Giới thiệu nội dung: Bộ phim “Tân Tam Quốc diễn nghĩa trên kênh Htv2″ thuật lại quá trình từ cuối đời Đông Hán quần hùng cát cứ đến khi thiên hạ quy về nhà Tấn, thể hiện tư tưởng triết học nhân văn, sách lược quân sự, chính trị. Hình Ảnh Diễn Viên phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 Phim lấy 6 nhân vật trung tâm là Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền, Chu Du và Tư Mã Ý, bên cạnh đó là tuyến nhân vật chính và phụ đông đảo: Lã Bố, Đổng Trác, Vương Doãn, Viên Thiệu, Tôn Sách, Lục Tuần… Ngoài trục chính là quá trình hình thành, phát triển thế chân vạc giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, bộ phim Tam quốc diễn nghĩa lần này còn khai thác những tuyến phụ, như tranh giành ngôi thứ trong gia đình họ Tào, rắc rối tình ái giữa Tào Phi, Tào Thực và nàng Chân Phi, bất đồng về chiến lược giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị, mâu thuẫn giữa Chu Du và Tôn Quyền… để tăng tính hấp dẫn cho bộ phim. Hình Ảnh Diễn Viên phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 Trong Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa, vai nhân vật Tào Tháo của nam diễn viên Trần Kiến Bân có nhiều đất diễn hơn cả. Chu Tô Tiến đã đẩy Tào Tháo lên thành tuyến nhân vật trung tâm với tính cách nổi bật của một gian hùng. Nhưng ở góc độ khác, Tào Tháo trong Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng là một anh hùng cái thế, đa mưu túc trí. Hình Ảnh Diễn Viên phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 Tào Tháo của Trần Kiến Bân. Diễn xuất của họ Trần trong hình ảnh râu quai nón dài, rậm để lại ấn tượng mạnh mẽ qua ánh mắt sắc, nụ cười đặc trưng, giọng nói hào sảng và biểu cảm khó đoán. Nam diễn viên gạo cội Trần Kiến Bân đã rất thành công khi thể hiện những mảng tính cách đối lập của một gian hùng, bất nhân nhưng rất trọng nhân, lạnh lùng nhưng cũng rất tình cảm. Hình Ảnh Diễn Viên phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 Bên cạnh Tào Tháo, nhân vật Gia Cát Lượng Khổng Minh qua sự diễn xuất tinh tế của nam diễn viên Lục Nghị. Ngoại hình và những chuyển biến nội tâm, những cung bậc cảm xúc hỷ – nộ – ái – ố đều được tiết chế trong sự điềm tĩnh hết mực, thể hiện trọn vẹn khí chất thông minh hơn người và thần thái của vị quân sư nổi tiếng Trung Quốc. Hình Ảnh Diễn Viên phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 Lục Nghị lột tả được cái hồn của Gia Cát Lượng. Hình Ảnh Diễn Viên phim Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa 2013 Dung mạo đẹp, tuấn tú và ánh mắt sáng của Lục Nghị cũng là một điểm cộng tạo nên sức cuốn hút đặc biệt cho Gia Cát Lượng Khổng Minh. Dấu ấn đầu tiên của Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là những trận chiến long trời lở đất được miêu tả sống động, hoành tráng với những kỷ xảo đẹp mắt khiến người xem choáng ngợp. Không chỉ đơn thuần tái hiện lịch sử, Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa còn lay động lòng người bởi những tình cảm đầy nhân văn. Tan Tam Quoc Dien Nghia Long tieng full ban day du vietSub thuyet minh long tieng Cùng thể loại PhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmNữ Tướng Bắc TềPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmNgười hầu gái xinh đẹpPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmSóng gió hậu cungPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmTuyệt Đại Song KiêuPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmNgũ Đại Thần Khí Hiên Viên kiếm Thiên Chi ngânPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmĐông Siêu Phục ThùPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmTây Thi Tình Sử Phim Dã sử hay Full HDPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmCÔNG CHÚA LẠC NHÂN GIAN Phim hay Full HDPhimbộhaynhấtHành ĐộngPhiêu LưuVõ ThuậtKiếm HiệpHình SựXã Hội ĐenThần ThoạiViễn TưởngTâm LýTình CảmThiếu Niên Tứ Đại Danh Bộ Click > Phim bộ xem nhiều QUỐC GIA: Hàn Quốc TLXH Trung Quốc Hồng Kông Mỹ Việt Nam Hàn Quốc TLXH Trung Quốc Hồng Kông Mỹ Việt Nam THỂ LOẠI PHIM BỘ: Hành Động Võ Thuật Cờ Bạc Xã Hội Đen Hành Động Hình Sự TLXH Hành Động TLXH Tình Cảm THỂ LOẠI PHIM BỘ: TLXH Hài Hước Cổ Trang Hài Hước Cổ Trang Tổng Hợp Cổ Trang Kiếm Hiệp Võ Thuật Kiếm Hiệp Thần Thoại Viễn Tưởng Nhóm sinh viên IT 9x lienhevn2gmail.com PHIM HAY HOT Nhạc sàn Nhạc trẻ Hài cười Trữ tình PHIM HAY HOT Nhạc sàn Nhạc trẻ Hài cười Trữ tình PHIM HAY HOT Nhạc sàn Nhạc trẻ Hài cười Trữ tình vn2.vn không chạy trên Datacenter, phần mềm Công nghệ ứng dụng webapp độc quyền này đang Test công cụ tìm kiếm video chia sẻ từ Google, Youtube... Banner logo Join ESEAP Conference 2018 Apply for a scholarship and send your conference submissions Banner logo Thu nhỏ Xin vui lòng nêu ý kiến của bạn về đề xuất Quảng bá trang Facebook Wikipedia tiếng Việt. Đóng (mở lại bằng cách xóa cookie dismissASN trong trình duyệt) Tam quốc diễn nghĩa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Xin xem các mục từ khác có cùng tên ở Tam quốc diễn nghĩa (định hướng) và Tam Quốc (định hướng). Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Tam quốc diễn nghĩa 三國演義 Sanguo2.PNG Minh họa tích Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu luận anh hùng Thông tin sách Tác giả La Quán Trung Quốc gia Trung Quốc Ngôn ngữ Tiếng Trung Thể loại Tiểu thuyết Ngày phát hành Thế kỷ 14 ISBN 9787119005904 Số OCLC 49389330 Bài viết này có chứa các ký tự Trung Hoa. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc các ký hiệu khác thay vì các chữ Trung Quốc. Tam quốc diễn nghĩa (giản thể: 三国演义; phồn thể: 三國演義, Pinyin: sān guó yǎn yì), nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa,1 là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (190280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu).2 Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Mục lục 1 Nguồn gốc 2 Cốt truyện 2.1 Triều đình tranh giành quyền lực 2.2 Chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt (190200) 2.3 Tiền Xích Bích (200208) 2.4 Hậu Xích Bích (208220) 2.5 Ba nước cùng xưng đế 2.6 Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa 3 Sự thực của một số tình tiết hư cấu 4 Những ấn phẩm liên quan 5 Phê bình văn học 6 Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm 7 Hành trình ở Việt Nam 8 Những khía cạnh khác 8.1 Phật giáo 8.2 Thành ngữ 9 Chú thích 10 Xem thêm 11 Thư mục 12 Liên kết ngoài 12.1 Tiếng Anh 12.2 Tiếng Hoa 12.3 Tiếng Việt Nguồn gốc Tam quốc diễn nghĩa về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm. Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa3 chính là đã dựa trên cơ sở sáng tác tập thể rất hùng hậu đó của nhân dân quần chúng. Dĩ nhiên trong khi viết ông có tham khảo những bản ghi chép của các nhà viết sử và các nhà văn khác (Tam quốc chí của Trần Thọ, Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi), nhưng quan trọng hơn là phần thể nghiệm cuộc sống phong phú của bản thân ông và tài năng văn học kiệt xuất của ông. Một trong những bản Tam quốc diễn nghĩa ra đời sớm nhất hiện nay còn giữ được là bản in năm Giáp Dần niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494), năm Nhâm Ngọ Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Từ đó về sau (gần 300 năm) nhiều bản Tam quốc đã lưu hành, nhưng nội dung đều không có gì khác nhau lắm. Truyện Tam quốc của La Quán Trung so với bản truyện kể của đời nhà Nguyên, đại khái có mấy đặc điểm như sau: Tước bớt một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết quá ư hoang đường. Viết thêm, làm nội dung cuốn truyện phong phú thêm rất nhiều, tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn. Nâng cao ngôn ngữ đến mức nghệ thuật, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật. Làm nổi bật lên một cách rõ ràng và mãnh liệt nhân dân tính và xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách. Nói tóm lại La Quán Trung đã đem những phần phong phú trong truyện Tam quốc mà nhân dân quần chúng và những nghệ nhân kể chuyện đã sáng tác ra, nâng cao lên thành một tác phẩm văn học lớn lao nổi tiếng. Đầu đời Thanh, hai cha con Mao Luân, Mao Tôn Cương (người Tràng Châu tỉnh Giang Tô) lại bắt đầu tu đính truyện Tam quốc. Công việc tu đính này hoàn thành vào khoảng năm Khang Hy thứ 18 (1679). Mao Tôn Cương đã gia công, thêm bớt, nhuận sắc những chi tiết nhỏ, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, sửa chữa lại câu, lời trùng hoặc những chỗ chưa thỏa đáng. Ông đã tước bỏ rất nhiều những chương tấu, những bài bình luận, tán rộng trong phần chú thích, thay đổi một số câu thơ lẫn lộn văn kể với văn vần, v.v... và thêm vào đó những lời bàn, dồn 240 tiết thành 120 hồi, lại đặt cho bộ Tam quốc cái tên là cuốn sách đệ nhất tài tử. Làm cho truyện càng hoàn chỉnh, văn kể trong sáng, gọt giũa, trên một mức độ nào đó cũng đã làm tiện lợi cho mọi quần chúng độc giả. Từ đó bản của Mao Tôn Cương thay bản của La Quán Trung, tiếp tục được lưu truyền rộng rãi. Năm 1958, Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh đã chỉnh lý lại nhiều, bằng cách dựa vào bản của Mao Tôn Cương hiệu đính rất kỹ từng câu, từng chữ, từng tên riêng có đối chiếu với bản của La Quán Trung rồi sửa chữa lại những chỗ mà bản của Mao Tôn Cương đã sửa hỏng, sửa sai với nguyên bản của La Quán Trung, nhưng nói chung vẫn giữ nguyên bộ mặt của bản Mao Tôn Cương. Còn những tên lịch sử đặc biệt như tên người, tên đất, tên triều đại... nếu cả hai bản trên đều sai, thì hiệu đính lại theo sử sách. Nên các lần in sau hầu hết đều lấy theo bản in này. Cốt truyện Một trong những thành công lớn nhất của Tam Quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều truyện nhỏ mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện theo đúng nghĩa. Do vậy mà phần sau đây chỉ cố gắng tóm tắt hết sức sơ lược toàn bộ truyện theo những nét chính yếu mà không đi vào chi tiết nhân vật và sự kiện: Triều đình tranh giành quyền lực Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào. Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp chẳng mấy chốc dập tắt cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. Hà Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất vào tháng 5 năm 189, Hà Tiến lập Hán Thiếu Đế kế vị. Điều đó khiến Đổng thái hậu (mẹ của Hán Linh Đế) không hài lòng. Hà Tiến phải đầu độc giết bà ta để trừ họa. Sau đó Hà Tiến lại có mâu thuẫn với bọn hoạn quan, đặc biệt là 2 hoạn quan Trương Nhượng và Kiển Thạc nên muốn giết sạch hết bọn chúng để có uy quyền tuyệt đối trong triều. Hà Tiến lấy chuyện này bàn với Viên Thiệu. Viên Thiệu khuyên Hà Tiến nên triệu tập các trấn khắp cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan. Tiến phê chuẩn ngay, kêu gọi quân đội ở các trấn vào cung giết hoạn quan. Hành động này của Hà Tiến bị Tào Tháo phản đối và cho rằng ông là kẻ làm loạn thiên hạ. Bọn hoạn quan về sau cũng biết tin này, cũng lo đối phó trước. Tháng 8 năm 189, khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và giết chết. Liền sau đó các quan đại thần do Viên Thiệu cầm đầu đem quân vào cung giết sạch đám hoạn quan này, báo thù cho Hà Tiến. Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để diệt hoạn quan có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này vào kinh làm loạn triều đình. Năm 190, ông ta phế truất Hán Thiếu Đế và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình. Thứ sử Đinh Nguyên phản đối hành động này, hắn ỷ có tướng hầu là Lữ Bố hộ vệ nên không sợ bị Đổng Trác hãm hại. Tuy nhiên Đổng Trác lại dùng kế mua chuộc Lữ Bố, tặng cho Lữ Bố vàng bạc châu báu và con ngựa Xích Thố của mình. Lữ Bố nổi lòng tham, làm phản giết Đinh Nguyên ngay trong đêm hôm đó để quay về theo Đổng Trác. Chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt (190200) Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội quân với Viên Thiệu để diệt Đổng Trác. Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lữ Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi trấn áp, có lần một mình Lữ Bố đấu với cả ba anh em Lưu, Quan, Trương nhưng sau đó phải rút lui vì kiệt sức. Năm 191, liên quân Viên Thiệu đã tập trung dưới chân thành Lạc Dương. Nghe theo lời của mưu sĩ Lý Nho, Đổng Trác phải bắt hoàng đế, quan lại, xua hàng trăm vạn dân chúng từ Lạc Dương về Trường An lập kinh đô riêng, hắn còn sai Lữ Bố đào bới lăng mộ các vua nhà Hán trước đây để cướp vàng bạc châu báu, sau đó phóng hỏa thiêu cháy Lạc Dương rồi bỏ chạy. Liên quân của Viên Thiệu thừa cơ tiến vào Lạc Dương. Trong thời kì Đổng Trác nắm quyền, vẫn còn nhiều trung thần như Vương Doãn đang tìm cách diệt trừ Trác. Một lần, Vương Doãn đã sử dụng liên hoàn kế, ban đầu tặng con gái của ông ta là Điêu Thuyền cho Lữ Bố nhưng sau đó lại dâng cho Đổng Trác. Lữ Bố tức giận hỏi Vương Doãn tại sao lại làm vậy. Vương Doãn nói rằng phải dâng Điêu Thuyền cho Trác vì bị Trác ép buộc. Có lần Lữ Bố nhân lúc Đổng Trác đang cùng Hán Hiến Đế bàn chính sự, Lữ Bố lén tới điện Phượng Nghi để gặp Điêu Thuyền. Điêu Thuyền nghe lời Vương Doãn, đã nói khích vài câu để li gián Đổng Trác với Lữ Bố. Đổng Trác nghi ngờ, vội vã về phủ, thấy Lữ Bố đang ôm Điêu Thuyền, nổi giận ném long kích vào Lữ Bố. Lữ Bố đã may mắn tranh được. Từ đó Lữ Bố hận thù Đổng Trác, tuyên bố rằng sẽ giết Đổng Trác để trả thù. Cuối cùng năm 192, Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi Lữ Bố, do cùng giành giật Điêu Thuyền. Thuộc hạ của Đổng Trác là Lý Nho cũng bị chém đầu. Trong lúc đó, trong các quan lại trong liên quân chống Đổng Trác lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc. Viên Thiệu nghi ngờ, lệnh cho Lưu Biểu ở Kinh Châu đem quân đánh úp Tôn Kiên đang ở Giang Đông để đòi lại ngọc tỉ. Tôn Kiên chạy thoát được nhưng quân sĩ đã tử thương quá nửa. Từ đó Tôn Kiên hận thù Lưu Biểu, chỉ chờ cơ hội báo thù. Cuối năm 191, Tôn Kiên dẫn quân đánh Kinh Châu và Tương Dương nhưng bị Lưu Biểu đánh bại, bản thân Tôn Kiên cũng bị tử trận. Con của Tôn Kiên là Tôn Sách phải đổi Hoàng Tổ vừa bắt sống được để lấy thi thể Tôn Kiên về an táng. Sau đó, Tôn Sách cùng các tướng dưới trướng chạy sang Hoài Nam nương nhờ Viên Thuật. Lúc đó liên quân chống Đổng Trác đã bị tan rã, các quan lại quay về địa phương của mình và bắt đầu giao chiến với nhau, quên cả chuyện quan trọng là diệt Đổng Trác. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng. Viên Thiệu chỉ có 2 quận nhỏ là Quan Đông và Hà Nội. Có lúc lương thực bị cạn kiệt, Viên Thiệu phải mượn lương của lãnh chúa Hàn Phức ở Ký Châu. Bàng Kỷ bày mưu cho Viên Thiệu là một mặt dụ Công Tôn Toản cùng Thiệu đánh Ký Châu, mặt khác báo tin này cho Hàn Phức. Hàn Phức hoảng sợ, lại hèn nhát. Sau khi nghe lời dụ của sứ giả Viên Thiệu là Tuân Thâm, Hàn Phức liền mời Viên Thiệu tới Ký Châu để dâng Ký Châu cho Thiệu nhằm bảo vệ Ký Châu khỏi sự xâm phạm của Công Tôn Toản bất chấp lời can gián của nhiều quan lại khác như Cảnh Võ. Viên Thiệu lấy được Ký Châu mà không tốn một sức lực nào, cho Hàn Phức ở lại Ký Châu sống tới hết đời. Công Tôn Toản biết mình bị Viên Thiệu lừa gạt, lập tức cất quân báo thù. Kết quả là quân của Toản thảm bại, bản thân Toản suýt bị tướng của Viên Thiệu là Văn Xú bắt sống nếu không có Triệu Vân cứu. Không lâu sau khi Đổng Trác bị giết chết, thuộc hạ khác của hắn là Lý Thôi và Quách Dĩ cùng Trương Tế, Phàn Trù đang đóng quân ở My Ổ cùng nhau nổi dậy làm loạn, báo thù cho chủ khi không được Vương Doãn xá tội. Con rể Đổng Trác là Ngưu Phụ cũng nổi dậy hưởng ứng. Lã Bố diệt được Ngưu Phụ, chủ quan khinh địch nên Lý Thôi, Quách Dĩ tận dung Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu để lập mưu đánh bại Lã Bố thành công. Chẳng bao lâu sau, bọn Thôi, Dĩ chiếm được Trường An, giết được Vương Doãn, buộc Lã Bố phải bỏ trốn. Lý Thôi, Quách Dĩ nắm vua Hiến Đế thay Đổng Trác. Cuối năm 193, Mã Đằng và Hàn Toại câu kết với Hán Hiến Đế, đem quân vào Trường An diệt bọn Lý Thôi nhưng thất bại. Phàn Trù nhận lệnh truy kích nhưng lại tha Hàn Toại vì nể tình đồng hương. Lý Thôi nghi ngờ Phàn Trù làm phản nên sang năm 194 liền hành thích giết chết Phàn Trù trong một bữa tiệc. Năm 193, Tào Tháo cho cha mình là Tào Tung từ quê nhà tới căn cứ Sơn Đông của mình, có đi qua nghỉ đêm ở Từ Châu. Lãnh chúa Từ Châu là Đào Khiêm lệnh cho Trương Khải tiếp tục hộ tống Tào Tung về Sơn Đông. Nhưng Trương Khải lại nảy sinh ý đồ làm phản, đã giết Tào Tung trong đêm. Tào Tháo vô cùng tức giận, đem quân đánh Từ Châu báo thù cho cha mình, quân Đào Khiêm chống cự rất khó khăn, phải liên thủ với Lưu Bị mới đẩy lui được quân Tào. Năm 194, Đào Khiêm ốm chết, Lưu Bị thay Đào Khiêm cai quản Từ Châu. Sau khi bị Lý Thôi, Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố tạm thời chạy trốn, lưu vong một thời gian. Sau đó Lã Bố thấy Tào Tháo lơi lỏng phòng bị nên đã tập hợp quân đội cùng các thuộc hạ như Cao Thuận, Hầu Thành, Trương Liêu và Tạng Bá chiếm Bộc Dương. Sau đó, Lã Bố thu phục mưu sĩ Trần Cung. Với tài túc trí đa mưu, Trần Cung giúp Lã Bố thắng Tào Tháo bao nhiêu trận, đặc biệt là trận Bộc Dương năm 194. Tuy nhiên, Lã Bố đã trúng kế của Tào Tháo nên thua nhiều trận quan trọng sau đó. Lã Bố định sang theo Viên Thiệu nhưng bị từ chối nên Lã Bố đành kết nghĩa với Lưu Bị ở Từ Châu nhưng sau đó lại làm phản khi cướp Từ Châu của ông ta. Lã Bố muốn chuộc lỗi với Lưu Bị nên khi Viên Thuật đánh căn cứ Tiểu Bái của Lưu Bị thì Lã Bố đã bắn kích viên môn, buộc tướng của Viên Thuật là Kỉ Linh phải giải vây rút về. Lã Bố sau đó tiếp tục trở mặt đánh Lưu Bị và chiếm được Tiểu Bái. Lưu Bị dẫn quân về hàng Tào Thào làm thế lực Tào Tháo càng trở nên lớn mạnh. Năm 195, ở Trường An, Dương Bưu và Chu Tuấn thấy bọn Thôi, Dĩ chuyên quyền, đã bày mưu với Hán Hiến Đế, buộc Lý Thôi và Quách Dĩ nảy sinh mâu thuẫn và phải trở mặt đánh lẫn nhau suốt 2 tháng, người chết vô số. Nhân lúc bọn chúng tiêu diệt nhau, Trương Tế họ tống vua Hán về Lạc Dương. Lý Thôi và Quách Dĩ nghe tin phải giảng hòa rồi đem quân đuổi theo bắt vua lại. Đổng Thừa, Dương Phụng, Từ Hoảng nhiều lần giúp vua đẩy lui được quân LýQuách nhưng binh lực cứ hao hụt dần. Hán Hiến Đế đành triệu Tào Tháo đem quân vào Trường An cứu giá, cả Lý Thôi và Quách Dĩ đều bị Tào Tháo đánh bại. Lý Thôi, Quách Dĩ đành đem quân về trấn thủ Trường An và My Ổ. Năm 197, Ngũ Tập giết được Quách Dĩ. Năm 198, Đoàn Úy giết được Lý Thôi, Tào Tháo đã xử trảm hơn 200 người nhà Lý Thôi. Lúc này ở Hoài Nam, Tôn Sách không muốn ở với Viên Thuật nữa, cùng Chu Trị, Trương Chiêu và Lã Phạm ra sức tự lập. Tôn Sách lấy cớ đi đánh hai nghịch tặc nguy hiểm là Lưu Do và Nghiêm Bạch Hổ. Viên Thuật phê chuẩn. Năm 196, Tôn Sách đánh bại được Lưu Do, buộc hắn phải trốn chạy về Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu. Ngay sau đó thế lực Nghiêm Bạch Hổ cũng bị Tôn Sách đánh bại. Nhờ đó, Sách làm chủ Giang Đông, li khai với Viên Thuật và gửi thư bắt hắn trả lại ngọc tỉ nhưng Thuật không chịu. Cuối năm 196, Trương Tế tử trận khi đi đánh Nam Dương, cháu là Trương Tú lên thay và đang rắp tâm đánh Hứa Đô cướp Hán Hiến Đế trước sự lơ là của Tào Tháo. Đầu năm 197, Trương Tú đại phá Tào Tháo ở trận Uyển Thành, tướng của Tào Tháo là Điển Vi và con trưởng của Tào Tháo là Tào Ngang đều phải hi sinh tính mạng của mình để cứu Tháo. Nhưng quyền lực của Tào Tháo lại ngày một mạnh lên khi sở hữu Hán Hiến Đế, làm thừa tướng ở Hứa Xương. Nhờ uy danh đó mà về sau Tào Tháo dụ hàng được Trương Tú. Viên Thuật ở Hoài Nam do có ngọc tỉ truyền quốc nên cũng tự xưng đế dù chỉ nắm 2 quận, niên hiệu là Trọng Gia. Năm 198, Tào Thào cất quân đánh Lã Bố, ông ta đem quân chiếm Từ Châu, Tiểu Bái và Hạ Phi và giết được Lã Bố ở lầu Bạch Môn. Viên Thuật thấy Tào Tháo vừa tiêu diệt được Lã Bố, thế lực đang rất hùng mạnh nên muốn đem ngôi vua sang trao cho anh hắn là Viên Thiệu để liên thủ nhưng không qua được mắt Tào Tháo. Năm 199, Tào Tháo sai Lưu Bị đem quân đánh Viên Thuật khi hắn đang đem ngọc tỉ và ngôi vua cho Viên Thiệu. Quân Viên Thuật thua to, thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông. Không lâu sau thì Viên Thuật lâm bệnh qua đời và thế lực của Thuật hoàn toàn bị Tào Tháo tiêu diệt. Cũng trong năm 199, anh của Viên Thuật là Viên Thiệu đã tiêu diệt được kẻ thù phía Bắc của mình là Công Tôn Toản. Khi Tào Tháo nắm vua Hán, trở nên lộng quyền ngang ngược, khi quân phạm thượng, lấn lướt Hiến Đế. Hán Hiến Đế không cam chịu thân phận đó, lập tức viết một mật chiếu cho Đổng Thừa, khuyên Thừa giết Tháo. Đổng Thừa lập ra hội Nghĩa trạng, tức là hội chống Tào Tháo. Ít lâu sau có sáu người tham dự là Vương Tử Phục, Chủng Tập, Ngô Thạc, Ngô Tử Lan, Mã Đằng và Lưu Bị. Về sau, Mã Đằng về Tây Lương, Lưu Bị về Từ Châu. Đổng Thừa giận họ nên phát bệnh, thái y Cát Bình phải chữa bệnh cho Thừa. Về sau, Cát Bình phát hiện Thừa muốn diệt Tào Tháo, xin tham gia vào Nghĩa trạng. Nhưng ngay sau đó Đổng Thừa mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh đòn người hầu của mình là Tần Khánh Đồng chỉ vì tội tư thông với con gái ông ta. Đồng oán giận, nói hết vụ hội Nghĩa trạng cho Tào Tháo biết. Tào Tháo liền giả bệnh, dụ Cát Bình tới chữa, sau đó bảo Cát Bình nếm thử thuốc trước rồi bắt Bình tra tấn tới chết. Sau một hồi điều tra, cả năm người bọn Đổng Thừa cùng cả gia quyến của Đổng Thừa đều bị chém đầu. Đó là vào tháng 1 năm 200. Về Lưu Bị, sau khi tiêu diệt Viên Thuật đã không về Hứa Đô mà giết thái thú Từ Châu là Xa Trụ và ở lại Từ Châu để ngầm củng cố thế lực. Tào Tháo đã sai Lưu Đại và Vương Trung đem quân tới Từ Châu để giám sát Lưu Bị nhưng bị Lưu Bị dùng mưu đuổi về Hứa Đô. Ngay sau khi trừ Đổng Thừa, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu, Lưu Bị chạy về theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam còn Quan Vũ do cùng đường nên đầu hàng Tào Tháo. Về sau, Quan Vũ từ chối mọi ưu đãi của Tào Tháo, tự mình cưỡi ngựa qua 5 ải chém 6 tướng để về với Lưu Bị. Tiền Xích Bích (200208) Lưu Bị sau khi li khai Tào Tháo đã sang Ký Châu với Viên Thiệu. Song do Viên Thiệu không quyết đoán, chỉ biết tham lợi nhỏ, lại nghe lời xàm tấu nên Lưu Bị đành bỏ đi theo Lưu Tịch và Cung Đô. Và trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, Tào Tháo giành được thắng lợi ban đầu ở trận Bạch Mã và chiến thắng quyết định của Tào Tháo là tại trận Quan Độ cuối năm 200. Sang năm 201, Viên Thiệu lại thua một trận lớn khác với Tào Tháo ở Thương Đình nên từ đó bãi binh. Năm 202, Viên Thiệu qua đời, các con của Thiệu là Viên Thượng, Viên Hy và Viên Đàm tàn sát lẫn nhau để chọn người thay thế. Tào Tháo thừa cơ hội đó mà đem quân tiêu diệt Viên Đàm năm 205, chiếm được Ký Châu. Viên Thượng và Viên Hy bỏ chạy sâu vào Liêu Đông. Tào Tháo đem quân tới truy kích thì nhiều trụ cột của Tào Tháo do không hợp thủy thổ mà bệnh chết như Quách Gia. Thấy hành quân khó khăn, Tào Tháo phải mượn tay thái thú Liêu Đông là Công Tôn Khang để giết Viên Thượng và Viên Hy vào năm 207. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, Lưu Bị thấy Tào Tháo quyền lực quá lớn, trước sau gì cũng cướp ngôi nhà Hán nên làm phản, lập được căn cứ ở Nhữ Nam, hai anh em của ông ta là Quan Vũ và Trương Phi cũng tìm đường theo về. Năm 201, Lưu Bị tự đem quân đi tấn công Tào Tháo nhưng bị thất bại, cả Lưu Tịch và Cung Đô đều bị giết. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị thu phục mưu sĩ Từ Thứ. Từ Thứ với tài mưu lược của mình, ông đã giúp Lưu Bị thắng quân Tào nhiều trận. Nhưng Tào Tháo lập mưu bắt mẹ của Từ Thứ, buộc Từ Thứ phải theo mình. Trước khi rời bỏ Lưu Bị, Từ Thứ tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát Lượng lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá. Sau khi trừ được Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Khổng Dung can gián, khuyên Tào Tháo không nên nam chinh để tránh làm mất đại nghĩa. Tháo giận lắm, lập tức chém đầu Khổng Dung, cả nhà của Khổng Dung cũng đều bị xử trảm. Năm 208, Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ là Lưu Kỳ và Lưu Tông. Tào Tháo biết tin, lập tức tự đem quân đi chiếm Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu, do bị tướng cũ của Lưu Biểu là Sái Mạo hãm hại nên rời bỏ Kinh Châu. Ở Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc tấn công dữ dội của Tào Tháo. Còn ở Kinh Châu, Sái Mạo đưa Lưu Tông làm chúa rồi định giết Lưu Kỳ để trừ họa, nhưng Lưu Kỳ đã theo Lưu Bị trốn về Giang Hạ. Tào Tháo sai người đưa thư tới chiêu hàng Lưu Tông. Lưu Tông đồng ý, dẫn tùy tùng về Hứa Đô đầu hàng, chủ động nộp Kinh Châu cho Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo không cho Lưu Tông ở Hứa Đô, muốn Lưu Tông về Kinh Châu để trông nom linh cữu của Lưu Biểu. Trên đường đi, Lưu Tông bị Tào Tháo sai Vu Cấm giết chết. Còn ở phía đông nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh là Tôn Sách năm 200. Năm 208, Tôn Quyền đánh bại được Hoàng Tổ ở Giang Hạ và giết được hắn, thu phục được hai tướng dưới trướng Hoàng Tổ là Tô Phi và Cam Ninh. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp tác với Lưu Bị. Các bề tôi của Tôn Quyền chia thành 2 phe là chủ hàng và chủ chiến. Đứng đầu phe chủ hàng là Trương Chiêu, đứng đầu phe chủ chiến là Chu Du. Tôn Quyền nghe theo Chu Du, quyết liên minh với Lưu Bị để đánh Tào Tháo. Mùa đông năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân tiến xuống phía nam để thống nhất Trung Hoa và liên minh TônLưu tận dụng quân Tào kém về thủy chiến, đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại trận Xích Bích. Hậu Xích Bích (208220) Sau khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo đưa Kinh Châu, Tương Dương và Hợp Phì cho Tào Nhân, Hạ Hầu Đôn và Trương Liêu coi giữ. Liên minh TônLưu cùng xâu xé những vùng đất này. Năm 209, Chu Du dẫn quân đánh Nam Quận, đuổi được Tào Nhân nhưng Nam Quận đã bị Gia Cát Lượng chiếm mất trước đó, và cả Kinh Châu lẫn Tương Dương cũng lần lượt về tay Lưu Bị. Vận đen không ngừng đeo đuổi Đông Ngô khi Tôn Quyền dẫn quân đánh trận Hợp Phì thì bị Trương Liêu đánh bại, một tướng Ngô là Thái Sử Từ chết trận. Muốn lấy Kinh Châu, Chu Du chỉ cho Lưu Bị mượn Kinh Châu và khi Lưu Kì (con trưởng Lưu Biểu) chết thì phải trả. Cuối năm 209, Lưu Kì mất, Chu Du lại sai Lỗ Túc đến đòi. Một lần nữa Gia Cát Lượng lại dùng mưu để trì hoãn vấn đề này. Vì thế Chu Du rất tức giận và thề sẽ tìm kế trả đũa Gia Cát Lượng. Nơi từng diễn ra trận Xích Bích Với ý định loại trừ Lưu Bị, Chu Du bày mưu cho Tôn Quyền gả em gái cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do tài mưu lược của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người vợ mới. Năm 210, Chu Du liền dùng cách khác đánh Kinh Châu khi mượn tiếng đánh Tây Xuyên nhưng thực ra là muốn chiếm Kinh Châu để Lưu Bị chủ quan không phòng bị nhưng vẫn thất bại bởi những kế sách đúng đắn của Gia Cát Lượng. Thất trận, Chu Du buồn bã về Sài Tang rồi đổ bệnh, thổ huyết qua đời. Tào Tháo sau 2 năm án binh bất động đã tiêu diệt luôn thế lực của Hàn Toại, Mã Đằng và đánh đuổi Mã Siêu (211) và Trương Lỗ (215), nhưng vẫn không thể thống nhất Trung Hoa. Tào Tháo cũng diệt trừ những kẻ phản loạn khác trong triều đình như Kim Vĩ và Phục Thọ. Về sau Mã Siêu quay lại đánh Tào Tháo ở trận Ký Thành để báo thù cho thất bại ở trận Đồng Quan nhưng vẫn đại bại. Siêu bỏ chạy, phiêu bạt qua Trương Lỗ, sau này do nghe lời khuyên mưu sĩ của Lưu Bị là Lý Khôi mà Mã Siêu mới về theo Lưu Bị. Lưu Bị cũng dẫn quân Tây chinh đánh Lưu Chương, chiếm được Thành Đô (Ích Châu) năm 214. Tuy vậy đó là một cuộc chiến không mấy dễ dàng vì dù thắng trận nhưng Lưu Bị chịu nhiều tổn thất, đặc biệt cái chết trong đám loạn tiễn của mưu sĩ Bàng Thống ở gò Lạc Phượng. Sang năm 219, Lưu Bị muốn mở rộng đất đai khi sai Hoàng Trung đánh vào đất Hán Trung của Tào Tháo, giết được tướng Tào là Hạ Hầu Uyên. Tào Tháo tức giận đem quân đến cứu viện nhưng lại thất bại nặng nề phải rút về Trường An. Sau chiến thắng này, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương. Khi Lưu Bị đánh Hán Trung thì Quan Vũ cũng đánh Tương Dương và Phàn Thành vào giữa năm 219. Tướng giữ Phàn Thành là Tào Nhân thua trận liên tiếp. Tào Tháo phải sai Vu Cấm và Bàng Đức đem quân đi cứu viện. Quan Vũ đánh thắng cả đại quân cứu viện, Vu Cấm bị bắt sống, Bàng Đức không hàng bị chém, Tào Nhân phải bỏ Phàn Thành mà chạy. Tào Tháo thấy tình hình nguy khốn đành phải liên minh với Tôn Quyền để đánh Quan Vũ. Tháo sai Từ Hoảng đem quân đóng ở Ma Pha khiêu chiến để dụ Quan Vũ đem quân ở Kinh Châu ra đánh. Quan Vũ kiêu căng tự mãn dồn hết binh lực ở Kinh Châu tới Ma Pha đánh Từ Hoảng, trong thành Kinh Châu gần như bỏ không. Tôn Quyền thừa cơ sai Lã Mông đem quân chiếm Kinh Châu. Quan Vũ nghe tin thì hoảng hốt, đem quân từ Ma Pha về định chiếm lại Kinh Châu thì thất bại và bị quân Ngô vây chặt ở Mạch Thành. Quan Vũ phải sai sứ sang Thượng Dung bảo Mạnh Đạt và Lưu Phong đem quân tới cứu viện nhưng họ không đồng ý. Nỗ lực phá vây của Quan Vũ cũng không thành, ông bị Tôn Quyền bắt giết vào cuối năm 219. Con của Quan Vũ là Quan Bình cũng bị chém đầu. Ba nước cùng xưng đế Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm 220 có lẽ do u não (Tào Tháo chết do bệnh Thiên Đầu Thống). Năm đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, năm 221, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục). Trước khi lên ngôi, Lưu Bị cũng tập trung diệt trừ Lưu Phong và Mạnh Đạt vì trước đó họ đã không cứu Quan Vũ. Lưu Phong bị giết nhưng Mạnh Đạt thì chạy thoát và đầu hàng Tào Phi để khiêu khích Lưu Bị. Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông chịu để Tào Phi phong vương nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị do Lưu Bị khởi binh đánh Ngô để trả thù cho Quan Vũ đã bị Tôn Quyền giết chết. Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị đã dẫn đến thất bại của quân Thục Hán trong trận Hào Đình. Tuy nhiên, Lục Tốn (陆逊), quân sư phía Ngô đã từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài địa phận. Cuộc tấn công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch bùng phát phía bên quân Ngụy. Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị bị bệnh mà mất năm 223 và để lại con trai Lưu Thiện còn nhỏ dại. Trương Phi đã chết nên Lưu Bị đành phó thác Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số. Một trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Thục Hán là Gia Cát Lượng đã tiến hành chiến dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn bó với nhà Thục. Trong lúc này, năm 227, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, có tài năng quân sự. Sau 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng dù đánh thắng nhiều trận nhưng với quá nhiều khó khăn về tiếp tế và tướng Ngụy là Tư Mã Ý chủ trương cố thủ không giao chiến, ông không thể đạt mục tiêu là đánh chiếm Trường An. Năm 234, Gia Cát Lượng mất. Ở nước Ngô, năm 252 thì Tôn Quyền cũng qua đời. Các vua còn lại của Đông Ngô là Tôn Lượng, Tôn Hưu và Tôn Hạo đều chỉ là những kẻ bất tài khiến triều chính rối ren. Nước Ngô suy yếu từ đó. Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Họ Tư Mã ở nước Ngụy liên tục lớn mạnh. Năm 263, Tư Mã Chiêu đem quân diệt Thục, bắt Lưu Thiện. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng chống lại Tào Ngụy, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục Hán. Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, Tư Mã Viêm kế nghiệp. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265. Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo (孙皓) đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế đánh bại. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột. Sự thực của một số tình tiết hư cấu Xem thêm: Danh sách sự kiện hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa và Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa Các sĩ phu thời phong kiến thường chỉ trích vấn đề bảy thực ba hư của Tam quốc diễn nghĩa, nói là có nhiều chỗ vô căn cứ, hoang đường, vì vậy làm cho độc giả hiểu sai nhiều diễn biến trong chính sử. Trương Học Thành đời nhà Thanh và một số người khác nêu ra một số tình tiết như: kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ hiển thánh ở Ngọc Toàn, Quan Vũ đốt đuốc ngồi suốt đêm trước cửa buồng hai Cam, My phu nhân, đường Hoa Dung Quan Vũ chặn Tào Tháo, Bàng Sĩ Nguyên chết ở gò Lạc Phượng, Chu Du uất hận nói Đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng, Gia Cát Lượng tế ở sông Lô, nặn bột làm đầu người...4 là vô căn cứ vì không thấy có ghi trong chính sử. Gần đây, các học giả Trung Quốc đã đề cập nhiều tình tiết không có thực trong lịch sử mà nhà văn La Quán Trung (hay nói chính xác hơn là những câu chuyện dân gian mà ông tập hợp để viết nên tác phẩm) đã hư cấu. Một số tài liệu khác cũng đề cập tới sự so sánh giữa sự thực lịch sử và những tình tiết hư cấu của tiểu thuyết. Một số tình tiết tiêu biểu là: Kết nghĩa vườn đào. Sử không chép về chuyện này, ba người chỉ coi nhau là anh em chứ không có ghi chép về lễ kết nghĩa. Tào Tháo ám sát Đổng Trác không thành, bỏ trốn đi hiệu triệu chư hầu đánh Trác: Sử không nêu rõ lý do Tào Tháo bỏ Đổng Trác; người hiệu triệu chư hầu đánh Đổng Trác là Viên Thiệu.5 Tào Tháo được Trần Cung thả ở Trung Mâu, cùng nhau giết nhà Lã Bá Sa: Việc giết Bá Sa không có mặt Trần Cung và sử không chép rõ viên huyện lệnh Trung Mâu có phải Trần Cung hay không.5 Đánh Đổng Trác: Sự thực không có tới 17 người mà chỉ có 10 người là Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Do, Lưu Đại, Trương Mạo, Trương Siêu, Vương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo. Những người khác được Tam quốc diễn nghĩa đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: Khổng Dung, Đào Khiêm, Mã Đằng, Trương Dương, Công Tôn Toản. Còn người thứ 17 là Tôn Kiên cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu.6 Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.7 Tam anh chiến Lã Bố: Ba anh em Lưu Bị cũng không tham dự đánh Đổng Trác và do đó sự kiện Tam anh chiến Lã Bố ở Hổ Lao là không có thực.8 Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình. Điêu Thuyền không có thật, Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích một con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Quan Vũ qua 5 ải chém 6 tướng sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ, và cả tướng Sái Dương sau đó ở Cổ Thành. Thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam (xảy ra sau trận Quan Độ).9 Từ Thứ quy Tào: Từ Thứ theo giúp Lưu Bị chống Tào Tháo. Tào dùng kế bắt mẹ Từ Thứ và buộc bà viết thư dụ con. Từ mẫu không chịu, Tào Tháo sai người mạo nét chữ bà mẹ để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ đành bỏ Lưu Bị sang Tào Tháo để trọn đạo hiếu; trước khi đi tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị. Sự thực: khi Gia Cát Lượng đến với Lưu Bị, Từ Thứ vẫn còn ở với Lưu Bị và cả hai người cùng làm mưu sĩ chống Tào. Khi Lưu Bị bị thua ở Đương Dương Tràng Bản, chẳng những hai con gái Lưu Bị bị bắt mà mẹ Từ Thứ cũng bị bắt tại đây. Tào Tháo sai mẹ Từ Thứ viết thư dụ con. Bà không cự tuyệt Tào Tháo như trong Tam quốc diễn nghĩa mô tả. Từ Thứ lúc đó mới sang Tào.10 Gia Cát Lượng mượn bài phú Đài Đồng Tước của Tào Thực để khích Chu Du: Tam Quốc Diễn Nghĩa kể việc Khổng Minh gợi chuyện Tào Tháo xây đài Đồng Tước vì muốn bắt 2 nàng Kiều là vợ Tôn Sách và Chu Du, còn sai Tào Thực làm bài phú. Sự thực là sau trận Xích Bích, Tào Tháo mới xây đài và khi đó Tào Thực mới làm bài phú.11 Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực không có việc dùng thuyền cỏ mượn tên.12 Ngô Quốc thái đến chùa xem rể hiền. Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện Ngô quốc thái đến chùa xem rể hiền Sửa(12) Ngô Quốc Thái là chị em của vợ Tôn Kiên, sau khi mẹ ruột tôn quyền chết và mới thay chị lên làm quốc thái Sinh Du hà sinh Lượng? Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: Trời sinh Du sao còn sinh Lượng? rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.13 Bàng Thống chết ở gò Lạc Phượng rồi Gia Cát Lượng mới vào Tây Xuyên: Tam quốc diễn nghĩa kể việc Bàng Thống bị tướng Tây Xuyên là Trương Nhiệm mai phục ở gò Lạc Phượng bắn chết; Lưu Bị không có người phụ tá, phải gọi Khổng Minh từ Kinh châu vào Xuyên; Khổng Minh lừa bắt được Trương Nhiệm. Thực tế thì khi đánh Tây Xuyên khó khăn, Lưu Bị đã gọi Gia Cát Lượng vào tham chiến. Gia Cát Lượng cùng Trương Phi và Triệu Vân vào Xuyên nửa năm sau thì Bàng Thống mới chết tại Lạc Thành (không phải tại gò Lạc Phượng) khi đụng độ với Trương Nhiệm. Trận này Lưu Bị và Bàng Thống tác chiến độc lập không có Khổng Minh và các tướng khác tham gia nhưng vẫn thắng được Trương Nhiệm ở Lạc Thành. Bàng Thống thắng trận nhưng bị tên lạc mà chết. Trương Nhiệm bị Lưu Bị bắt sống, không chịu hàng mà chết.14 Triệu Vân và Trương Phi đòi A Đẩu. Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà. Trận lụt Phàn Thành. Không phải là mẹo của Quan Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Gia Cát Lượng mắng chết Vương Lãng: trong lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy (thời Ngụy Minh Đế Tào Tuấn), Gia Cát Lượng gặp lão thần Tào Ngụy là Vương Lãng trước trận; Vương Lãng khuyên Gia Cát hàng nhưng bị Gia Cát dùng lời lẽ mắng lại việc bỏ nhà Hán theo họ Tào cướp ngôi là trái lẽ; Vương Lãng nghe xong uất quá ngã xuống đất chết. Sự thực, việc này diễn ra thời Văn Đế Tào Phi. Tào Phi chỉ sai Vương Lãng cùng các danh sĩ Hoa Hâm, Trần Quần, Hứa Chi viết thư cho Gia Cát Lượng, khuyên ông nên hiểu rõ thời thế, vận nhà Hán đã suy, nên bỏ Hán sang Ngụy. Gia Cát Lượng nhận thư, công khai trả lời, khẳng định lập trường không thay đổi, không dao động; ngược lại còn tỏ ý tiếc cho lão thần Vương Lãng đã a dua theo những người ủng hộ họ Tào. Sự việc dừng lại ở đó và Vương Lãng không chết vì bức thư trả lời của Gia Cát Lượng. Hai người chỉ có lời lẽ qua lại bằng thư từ, không gặp nhau ngoài chiến trường.15 Không thành kế: Tam quốc diễn nghĩa kể việc sau khi để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng ở Tây Thành bị Tư Mã Ý kéo đến toan vây đánh nhưng đã áp dụng không thành kế, cho mở toang cổng thành khiến Tư Mã Ý nghi có phục binh nên rút đi. Trên thực tế giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không xảy ra vụ việc này mà chỉ là hư cấu của La Quán Trung. Không thành kế trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu TốngBắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng không thành kế, cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành.16 Những ấn phẩm liên quan Ngay từ khi mới vào Việt Nam, Tam quốc diễn nghĩa còn kéo theo nó hàng loạt ấn phẩm khác về các nhân vật, sự kiện liên quan đến thời Tam quốc, hoặc những cuốn khảo cứu về bản thân tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa. Tất cả những ấn phẩm đó được các tác giả người Việt sáng tác, hoặc được dịch sang tiếng Việt để giúp cho những người yêu thích Tam quốc diễn nghĩa có thêm được những góc nhìn khác nhau về tác phẩm văn chương bất hủ này của thế giới. Có thể kể ra những tác phẩm liên quan đến sự kiện, nhân vật Tam quốc như: Hậu Tam quốc, Tam quốc ngoại truyện của Tạ Mỹ Sinh Tào Tháo của Tào Trọng Hoài Điêu Thuyền của Chu Tường Mưu chí và sách lược của Tào Tháo của Trí Tuệ Người tình nhỏ của Trương Phi của Tất Trân... Còn sách viết riêng về Khổng Minh Gia cát Lượng cũng có hàng loạt tác phẩm như: Khổng Minh Gia Cát Lượng của Trần Văn Đức Khổng Minh Gia Cát Lượng của Lê Xuân Mai Khổng Minh (song ngữ HoaViệt) của Mã Nguyên Lương Lê Xuân Mai Gia Cát Lượng nhà quân sự tiên tri của Bùi Biên Hòa Gia Cát Lượng cuộc đời tài trí của Tào Hải Đông 100 điều chưa biết về Gia Cát Lượng của Lý Điện Nguyên Mưu hay kế lạ của Khổng Minh Gia Cát Lượng của Nguyễn Nguyên Quân Khổng Minh Gia Cát Lượng của Dư Đại Cát... Loại sách khảo cứu như: Long Trung quyết sách của Kiến Hoa Tam quốc bình giảng, Khảo luận về Tam quốc chí diễn nghĩa của Nguyễn Tử Quảng Thuật dùng người thời Tam quốc của Phùng Thế Bản Chân dung nhân vật Tam quốc chí của Việt Chương Nói chuyện Tam quốc của Vũ Tài Lục Lược khảo Tam quốc chí diễn nghĩa của Nguyễn Quang Tô Tam quốc diễn nghĩa phụ lục của Moss Robert và Jim Waters... Phê bình văn học Giữa tác phẩm văn học và ghi chép lịch sử, giữa tiểu thuyết và sử, đặc biệt là giữa loại tiểu thuyết lịch sử có tính chất sáng tác tập thể của nhân dân quần chúng như Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa với loại sách gọi là chính sử do các sĩ phu phong kiến biên soạn, giữa hai thứ đó bản chất khác hẳn nhau. Quên mất điểm khác nhau đó sẽ dẫn tới cái nhìn sai lầm lệch lạc. Hiểu rõ và đánh giá một tác phẩm văn học nổi tiếng như Tam quốc là việc không đơn giản. Cách kể chuyện thời Tam quốc của La Quán Trung cũng cho chúng ta thấy sự phản ánh tình hình chính trị thời tác giả sống. Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch đã chính thức nâng Quan Vũ thành thánh để nhấn mạnh đức tính quả cảm và tuyệt đối trung thành của ông (những tính cách mà rõ ràng hoàng đế muốn đề cao để các thần dân noi theo). Tuy nhiên La Quán Trung lại xây dựng cho chúng ta một nhân vật Quan Vũ tinh tế hơn ở chỗ Quan Vũ chết như một thần tượng tan vỡ, đáng thương vì tính cả tin của mình. Các lời bình cổ đã không chú ý đến chi tiết này nhưng khám phá gần đây cho thấy Quan Vũ của La Quán Trung là một sự phản ánh hấp dẫn của văn hoá Trung Quốc dưới luật thời nhà Minh, tác giả vừa theo chương trình tuyên truyền của triều đình phong kiến thời đấy mà vẫn phá luật một cách khá tinh tế. Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Ba anh em nhà Lưu Bị, tranh lụa của Sekkan Sakurai (17151790), The Field Museum Tam quốc diễn nghĩa là câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối là do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Thục Hán, lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ là lực lượng trung gian. Những nhân vật của Thục Hán như hoàng đế Lưu Bị với tư tưởng trọng Nhân hòa, lấy dân làm gốc, thừa tướng Gia Cát Lượng phò tá triều đình với tấm lòng cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, các đại tướng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân võ nghệ xuất chúng, bao phen xả thân để tận trung bảo vệ cơ nghiệp nhà Hán... mỗi nhân vật đều phản ánh nguyện vọng của quần chúng về một vị vua xuất thân hàn vi, biết thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, biết yêu thương quý trọng nhân dân, một triều đình thực hiện nhân chính, một đất nước thống nhất và hoà bình. Đặc biệt trong bối cảnh tác phẩm ra đời, khi nhà Nguyên của ngoại tộc Mông Cổ đang thống trị Trung Hoa, tư tưởng ủng Lưu phản Tào còn thể hiện khát vọng của nhân dân có một vị vua kế thừa dòng máu người Hán (Lưu Bị là dòng dõi hoàng thất nhà Hán), đánh đuổi ngoại tộc để giành lại giang sơn cho dân tộc Hán. Tuy Tam quốc diễn nghĩa có một số tình tiết sai lệch, nhưng về nét chính, chính sử Trung Quốc cũng công nhận: vua nhà Thục Hán là Lưu Bị vốn có xuất thân hàn vi, thuở nhỏ phải đan dép cỏ kiếm sống nên rất thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông từ hai tay trắng gây dựng cơ đồ nhờ sự trợ giúp trung thành của các tướng sĩ, khi lên ngôi lại thi hành chính sách khoan hòa với nhân dân. Những yếu tố đó rất gần gũi với hình mẫu một vị vua lý tưởng đối với nhân dân Trung Quốc thời phong kiến, do vậy các câu chuyện dân gian về thời Tam Quốc có xu hướng ca ngợi Lưu Bị, căm ghét kẻ thù của ông là điều tất yếu, và xu hướng ủng Lưu phản Tào đã là tư tưởng chung của đại đa số nhân dân Trung Quốc từ trước cả khi tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa ra đời. Trong sách sử đời Bắc Tống đã có ghi lại một đoạn bút ký nói rằng: “Những trẻ em trong xóm ngõ, thường xúm lại nghe kể truyện Tam Quốc, thấy nói đến Lưu Bị thua thì cau mày không vui, có em khóc. Thấy kể Tào Tháo bại trận thì khoái chí reo mừng. Bút ký ấy cho thấy: ngay cả trước khi Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung ra đời, dân chúng đã có xu hướng ủng Lưu phản Tào, họ yêu mến Lưu Bị và căm ghét Tào Tháo. Chính sự kế thừa nguyên vẹn tư tưởng đó đã giúp tác phẩm được đông đảo nhân dân Trung Hoa đón nhận, họ như thấy được thái độ yêu ghét của bản thân ở ngay trong tác phẩm. Tác phẩm là sự kết hợp giữa sáng tác tập thể của dân gian với sáng tác riêng của nhà văn, mà phần cốt lõi là sáng tác truyền miệng được tích lũy qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm truyền miệng là kết tinh của trí tuệ tập thể, thể hiện một cách rõ nét ý thức chính trị xã hội, ý thức đạo đức luân lý và ý thức thẩm mỹ của đa số quần chúng nhân dân, trải qua nhiều năm được La Quán Trung gọt giũa, đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật cũng như triết lý nhân sinh. Đây chính là nguyên nhân cơ bản, khiến Tam quốc diễn nghĩa được đông đảo quần chúng nhân dân ưa thích. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu là ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm. Truyện giống như một bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng nhân ái trung nghĩa của các anh hùng nhà Thục Hán, mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận những bài học quý giá cho chính m

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM UAN NIỆM ANH HÙNG TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨ CHƯƠNG II KHÁI ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC QUÁT VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ LA QUÁN TRUNG CHUNG KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA LA QUÁN TRUNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI Một dạng thức Sự phân chia Có mở đầu Trong Kết thúc tác tiểu thuyết tác phẩm hồi thường có phẩm thường có trường thiên thành hồi câu thơ mang gợi dẫn văn học tiếp nối tính chất bình luận Trung Quốc dẫn dắt 2.2 ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI CỦA TRUNG QUỐC TIỂU THUYẾT GIẢNG SỬ TIỂU THUYẾT NGHĨA HIỆP TIỂU THUYẾT THẦN MA TIỂU THUYẾT NHÂN TÌNH THẾ THÁI ĐOẢN THIÊN TIỂU THUYẾT 2.3 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ LA QUÁN TRUNG -La Quán Trung có tên La Bản, người Tiền Đường, Thái Nguyên hiệu Hồ Hải Tản Nhân Ông sinh thời vốn người có trình độ học vấn cao tính khí độc, có mưu đồ chí lớn -Với tài tổ chức nghệ thuật, La Quán Trung gia công tài liệu sẵn có để hồn chỉnh tiểu thuyết rực rỡ văn học Trung Quốc -Bên cạnh đó, người đời biết đến ơng tác giả Thủy Hử với tư cách tác gia tạp kịch Những kịch tác kí tên ơng đến lưu truyền như: Triệu Thái Tổ Long Hỗ Phong Vân Hội, Tùy Đường Chí Truyên, Tàn Đường Ngũ Đại Sử Diễn Nghĩa Truyện Tam Toại Bình Yêu Truyện SỰ NỔI DẬY CỦA GIẶC KHĂN VÀNG, NẠN CƯỚP BÓC XẢY RA BÁ TÁNH LẦM THAN, NHÂN DÂN KHỐN KHỔ KẾT NGHĨA VƯỜN ĐÀO BA ANH EM LƯU BỊ, QUAN CÔNG, TRƯƠNG PHI ĐỔNG TRÁC ĐƯỢC TRIỆU VÀO CUNG, PHẾ VUA VÀ NẮM GIỮ MỌI QUYỀN BINH 3.2.2 ANH HÙNG TRÁC TUYỆT TUYỆT TRÍ TUYỆT NHÂN TUYỆT NGHĨA GIA CÁT LƯỢNG LƯU BỊ QUAN CƠNG TUYỆT TRÍ Ở gò Bác Vọng, khiến cho tồn bị qn Tào bị tiêu diệt GIA CÁT Dụng hỏa để thiêu rụi Tân Dã, dụng thủy để tiêu diệt quân Tào LƯỢNG Đỉnh cao trận Xích Bích, Khổng Minh thể tài “ hơ phong, hốn vũ” việc mượn gió Đơng giúp Chu Du đốt trại Tào Sau bảy lần bắt Mạnh Hoạch, Khổng Minh không giết mà tha cho Mạnh Hoạch đường sống Mưu kế “ không thành kế”, Khổng Minh để trống thành Vào Kiếm Cáp, khiến Trương Cáp mắc phải mẹo chết Ra Kỳ Sơn, quân binh thiếu lương, Khổng Minh chế trâu gỗ, ngựa máy để tải lương Hang Thượng Phương, Khổng Minh vây khốn cha Tư Mã Ý TUYỆT NHÂN LƯU Lưu Bị với triết lí nhân sinh trung nghĩa “Ta chết khơng làm điều phụ nghĩa” BỊ Lưu Bị hóa thân chữ “nhân” “nhân hòa” – yếu tố định thành bại triều đại Sức mạnh tinh thần Lưu Bị chỗ lòng người “Ta mưu việc lớn, chẳng qua lấy dân làm gốc Nay người ta theo mình, nỡ bỏ” Lưu Bị nắm quyền Thái Nguyên, Từ Châu, thi hành sách cai trị "nhân nghĩa" Lưu Bị thể hành động trọng người tài, chiêu mộ quần thần… Tác phong “biết co biết duỗi” mối quan hệ Cặp “vua sáng hiền” lịch sử TUYỆT NGHĨA QUAN CÔNG Lời thề kết nghĩa vườn đào năm xưa Lưu Bị Trương Phi Khi trại Tào Tháo, nghĩa Quan Công lên với việc ba điều kiện với Tào Tháo : “ Một là, đầu Hán chẳng đầu Tào Hai là, xin lấy bổng lộc Hoàng thúc cấp cho nhị tẩu ta, lại không bén mảng đến chỗ nhị tẩu ta Ba là, hay tin ơn đâu, ta đến đó, dù đường xa ngàn dặm” Quan Công nghe tin Huyền Đức, Quan Công rời trại Tào mà khơng mang theo thứ Ở Cổ Thành chém Sái Dương để tỏ trung nghĩa Khi bị rơi vào tay bọn Đông Ngô, trước lời dụ quy hàng Quan Công không theo hàng 3.2.2.4 Các nhân vật Tuyệt nhân Lưu Bị, Tuyệt MỐI trí Gia Cát Lượng, Tuyệt nghĩa Quan Cơng QUAN thể rõ cho khí khái lĩnh người anh hùng HỆ GIỮA TAM TUYỆT Hình ảnh người anh hùng tài trí song tồn, coi trọng lễ nghĩa mà Nho học đề cao vận dụng cách xuất sắc VÀ QUAN Hình tượng nhân vật anh hùng gắn liền với đỉnh cao, trác tuyệt nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Chính lẽ đó, mà NIỆM xây dựng Tam tuyệt nhân La Quán Trung xuất sắc thể ANH tính chất anh hùng thời đại HÙNG 3.2.3 ANH HÙNG MÃNH TƯỚNG ( NGŨ HỔ TƯỚNG) TRIỆU QUAN TRƯƠNG HOÀNG MÃ VÂN CÔNG PHI TRUNG SIÊU TRIỆU VÂN Ở trận Bác Vọng, Triệu Vân tham gia đánh bại Hạ Hầu Đôn Vu Cấm, bắt sống tướng Hạ Hầu Đôn Hạ Hầu Lan Tào Tháo mang quân đánh chiếm Kinh Châu, quân Lưu Bị thua lớn lúc loạn lạc Triệu Vân cứu A đẩu, trai Lưu Bị Khi vào Tây Xuyên, Triệu Vân Gia Cát Lượng Trương Phi đánh phía Tây, bình định huyện Sang đánh Hán Trung, đẩy lui quân Tào, cứu Trương Tứ thoát trở trại Lưu Bị ông tiếp tục phục vụ Lưu Thiện QUAN CƠNG “ Mình cao lớn chín thước, mặt đỏ thoa son, mắt phượng mài ngài, tướng mạo đường đường oai phong, lẫm liệt” Giết Hoa Hùng, chém Nhan Lương, Văn Sú tướng Viên Thiệu Vượt năm ải, chém tướng Tào Tháo Chiếm quận Trường Sa, thu phục Hoàng Trung Bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức,… “ mặt đỏ, râu dài, tay cầm long đao, cưỡi ngựa xích thố” “ Quan Vũ sức địch vạn người, hổ thần thời” TRƯƠNG PHI “ Mình cao tám thước, đầu đầu báo, hai mắt tròn xoe, hàm én, râu hùm, tiếng vang sấm” Trận Trường Bản dẹp quân Tào, Trương Phi đẩy lùi quân Tào tiếng thét vang sấm Truy kích qn Tào Tháo Xích Bích Đánh lấy Tây Xuyên, thu phục Nghiêm Nhan Giao tranh với Trương Cáp Ba Tây Đánh với Mã Siêu Đánh chiếm quận Võ Lăng Kinh Châu,… HOÀNG TRUNG Hành động “ tế ngựa trước, quân sĩ hăng hái tiến lên” “ Hoàng Trung múa đao xông vào, hợp chém chết Hàn Hạo” Chém chết Hạ Hầu Uyên Cướp chỗ chứa lương quân Tào, núi Thiên Đăng MÃ SIÊU Lưu Bị chiếm Hán Trung Tào Tháo, sai Mã Siêu Ngụy Diên truy kích Tào Tháo Mã Siêu trấn giữ Hán Trung “ viên tướng trẻ tuổi, mặt đẹp ngọc, mắt sáng sao, hổ tay vượn, bụng beo lung sói, tay cầm giáo dài, cưỡi ngựa đứng trước trận” Truy kích Tào Hán Trung Đánh với Hứa Chử Trận chiến Hà Manh Quan 3.3 NGHỆ THUẬT 3.3.1 CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU -Xây dựng dựa quy luật mang tính kịch sử: “Thế lớn thiên hạ hợp lâu tất phân , phân lâu tất hợp” -Với kết cấu đồ sộ tác phẩm giữ tính mạch lạc, thể đầy đủ tư tưởng quan điểm tác giả “ủng Lưu phản Tào” -Nội dung lịch sử vận dụng lối “giảng sử” truyền thống, dàn dựng kiện phát triển theo mạch thời gian -Kết cấu Tam Quốc đặc sắc chỗ với số lượng nhân vật lớn (hơn 400 nhân vật), với nội dung ghi chép muôn việc, hàng trăm trận đánh lớn nhỏ thống logic nối hồi -Các kiện tình tiết khéo léo đan cài, phát triển theo dòng mạch thúc đẩy mâu thuẫn, giúp nhân vật bộc lộ hết tính cách, phẩm chất riêng 3.3.2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT - Hơn 400 nhân vật, nhân vật tính cách, nét độc đáo riêng không trùng lặp -Ngoại hình nhân vật mang tính đặc trưng, đại diện cho tính cách nhân vật -Đặt nhân vật tư tuyệt đích -Khi khắc họa tính cách nhân vật, La Quán Trung thường xuất phát từ tính phức tạp sống mà suy tính cách nhân vật -Dùng phương pháp so sánh làm cho nhân vật xuất trước mặt người với tính cách rõ nét, sinh động 3.3.3 LỜI NĨI, GIỌNG ĐIỆU -Tam quốc chí diễn nghĩa tiểu thuyết sử thi, giọng điệu chủ yếu ngợi ca, châm biếm, hài hước để phê phán -Thủ pháp nghệ thuật khoa trương phóng đại sử dụng có hiệu -Ngơn ngữ Tam quốc chí kết hợp văn ngôn sách thoại, ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ ngôn ngữ miêu tả -Các cá nhân ln có vóc dáng khác người, hành động phi thường…được thể rõ trận đánh người anh hùng hào kiệt -Miêu tả theo lối bạch miêu, lời kể khéo léo , đối thoại sinh động, tạo cho tác phẩm vừa bác học, vừa đẹp dân dã CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE ... luận Trung Quốc dẫn dắt 2.2 ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI CỦA TRUNG QUỐC TIỂU THUYẾT GIẢNG SỬ TIỂU THUYẾT NGHĨA HIỆP TIỂU THUYẾT THẦN MA TIỂU THUYẾT NHÂN TÌNH THẾ THÁI ĐOẢN THIÊN TIỂU THUYẾT... TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨ CHƯƠNG II KHÁI ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC QUÁT VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ LA QUÁN TRUNG CHUNG KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT TAM QUỐC DIỄN... QUAN NIỆM ANH QUAN NIỆM VỀ ANH HÙNG TRONG TAM QUỐC THÔNG TỤC DIỄN NGHĨA HÙNG TRONG TAM QUỐC DIỄN ANH ANH ANH HÙNG HÙNG HÙNG CỨU TRÁC MÃNH THẾ TUYỆT TƯỚNG NGHĨA 3.1 “CÁI HÙNG” TRONG MỸ HỌC 3.1.2

Ngày đăng: 07/03/2018, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w