1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI TIẾNG NÓI CỦA TINH THẦN NỮ QUYỀN

36 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 195 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Văn học và một tiến trình luôn vận động và biến đổi không ngừng. Ở mỗi giai đoạn nhất định văn học luôn đạt được những thành tự nhất định và tạo dấu ấn cho nèn văn học thời kì đó. Xét riêng ở Việt Nam, thành tựu của văn học qua các thời kì có nhiều thay đổi, nếu như ở giai đoạn 1932 – 1945 là Thơ Mới; 1945 – 1975 là thơ và kí thì sau 1975 là sự lên ngôi của tiểu thuyết; đặc biệt là giai đoạn sau đổi mới tiểu thuyết ngày càng chứng tỏ được sức ảnh hưởng của “thể loại cái” của văn học với các khuynh hướng nổi trội, bao trùm lên các vấn đề mới và cấp bách của con người hiện đại. Tiểu thuyết Việt Nam đầu TK XXI là sự cách tân triệt để trong xu thế hội nhập với văn học toàn cầu với việc ngấp nghé bước vào kĩ thuật viết hậu hiện đại, được gọi là tiểu thuyết Việt Nam hậu hiện đại. Theo đó, tiểu thuyết xuất hiện với bốn khuynh hướng chính sau: Tiểu thuyết tân lịch sử; Tiểu thuyết hiện sinh; Tiểu thuyết tính dục và Tiểu thuyết nữ quyền. Trong đó, tiểu thuyết nữ quyền bắt nguồn từ tinh thần nữ quyền xuất hiện ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX và dần lên ngôi, trở thành một khuynh hướng văn học nổi bật từ sau năm 1986. Đây là một bước đi tất yếu của văn học bởi lẽ trong thời kì hội nhập, vấn đề về quyền phụ nữ ngày càng được quan tâm và trở thành chủ lưu trong dòng chảy chung của văn học ở các nước phương Tây. Điều này đã cuốn các tác giả nữ Việt Nam vào con đường cần phải đưa vấn đề về quyền phụ nữ ra xem xét để từ đó hướng đến giải phóng phụ nữ trên nhiều phương diện. Tiểu thuyết nữ quyền ở Việt Nam gắn với tên tuổi của những tác giả nữ như: Y Ban (Xuân Từ Chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc); Lý Lan (Tiểu thuyết đàn bà); Đoàn Minh Phượng (Mưa ở kiếp sau); Võ Thị Xuân Hà (Trong nước giá lạnh)... Mỗi tác giả, mỗi tác phẩm đều có những cách tiếp cận vấn đề nữ quyền khác nhau và tạo nên được chỗ đứng riêng cho dòng văn học này. Có thể nói, tiếng nói nữ quyền là một làn sóng mới tạo nên diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TINH THẦN NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT 1.1. Vấn đề nữ quyền và văn học nữ quyền 1.1.1. Khái niệm “nữ quyền” Khái niệm nữ quyền ( Feminism, women’s right) “gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới”. Đây là một trong những khái niệm tiến bộ, được phổ biến rộng trên phạm vi toàn thế giới. Ý thức về vấn đề nữ quyền đã được manh nha từ hàng ngàn năm trước, nhưng phải đến khi chủ nghĩa nữ quyền ra đời thì nữ quyền với tư cách là một khái niệm mới chính thức xuất hiện và trình làng trước toàn thể xã hội trên thế giới. 1.1.2. Chủ nghĩa nữ quyền Chủ nghĩa nữ quyền là “một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ”. Chủ nghĩa nữ quyền chính là sản phẩm của phong trào cách mạng tư sản cận đại, với bề dày lịch sử hơn 200 năm. Có sự xuất hiện của chủ nghĩa này là do sự bất bình đẳng về giới, vì nữ tính từ xưa đến nay luôn bị áp bức về chính trị, và luôn bị xã hội chèn ép, nhấn chìm, không có tiếng nói trong mọi mặt. Về kinh tế thì cam chịu nghèo khổ, phải chịu phụ thuộc vào đàn ông; về văn hóa bị nam tính tước đoạt; ngay cả trong vấn đề hôn nhân – gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt.Tất cả những điều này đã trở thành nguyên nhân làm dấy lên các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người phụ nữ từ mô hình nhỏ cho đến bùng phát dữ dội. Tiêu biểu có thể kể đến là: cuộc đấu tranh ở Pháp vào tháng 10 năm 1789 một nhóm phụ nữ Paris xông thẳng vào trụ sở Quốc dân đại hội đòi quyền nam nữ bình đẳng là cuộc đấu tranh khởi đầu cho sự vùng lên của phụ nữ; hay là sau đại chiến thế giới thứ 2 hàng loạt các nước trên thế giới đều xác nhận nam nữ bình quyền trong Hiến pháp,... Chủ nghĩa nữ quyền là một hiện tượng hết sức phức tạp, mang tính lịch sử, dân tộc và tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà vấn đề nữ quyền ở mỗi nơi lại khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển của chủ nghĩa nữ quyền được chia làm ba làn sóng nữ quyền đó là: Làn sóng nữ quyền thứ nhất (The first Wave of feminism) diễn ra vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, đây là giai đoạn nổi bật với phong trào quyền bầu cử của người phụ nữ. Và ở giai đoạn các chị em phụ nữ còn đấu tranh đòi các quyền lợi khác như: Được tăng lương, được giảm giờ làm, được quyền tham gia nhiều ngành nghề khác nhau,... Làn sóng nữ quyền thứ 2 (The second Wave of feminism) đây là giai đoạn vận động cho bình đẳng pháp lý và xã hội đối với phụ nữ. Diễn ra từ 1918 1968, do nữ nhà văn sỹ Pháp Simone de Beauvoir khởi xướng với sự ra đời của tác phẩm Giới tính thứ hai (Le deuxième sexe The Second Sex) đây được xem là “bản tuyên ngôn nữ quyền”. Tác phẩm này chính là phát súng khởi đầu cho làn sóng đấu tranh thứhai, đưa đến các phong trào đấu tranh chống lại những áp chế phi lí của nền văn hóa phụ quyền bấy lâu nay, phủ nhận những quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và đề xuất những biện pháp nhằm đẩy lùi sự bất bình đẳng giới trong xã hội. Làn sóng nữ quyền thứ 3 (The third Wave of feminism) đây là sự tiếp nối và phản ứng lại đối với những thất bại về mặt nhận thức của hai làn sóng nữ quyền trước đó và được bắt đầu từ những năm 1990. Nhìn nhận từ sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền mà tiêu biểu là qua ba làn sóng đấu tranh ở từng thời kì đã cho thấy tôn chỉ của chủ nghĩa này là đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của người phụ nữ. 1.1.3. Phê bình nữ quyền Phê bình nữ quyền (Feminist criticism) “Là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới”. Phê bình nữ quyền đã tiếp thu các tiền đề lý thuyết như chủ nghĩa hiện sin, chủ nghĩa cấu trúc,...và trong đó ba ngọn nguồn lí thuyết quan trọng nhất là chủ nghĩa giải cấu trúc, phân tâm học và chủ nghĩa Marx. Phê bình nữ quyền chính là sản phẩm của chủ nghĩa nữ quyền hiện nay. Phong trào phê bình nữ quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, nhưng bắt đầu thịnh hành vào cuối năm 1960 và đầu năm 1970. Trường phái phê bình nữ quyền nỗ lực lý thuyết hóa các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ, mặt khác đưa ra những phát hiện táo bạo về việc tìm hiểu bản sắc của nữ giới, xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới,... Tác phẩm Một căn phòng cho riêng mình (1929) của Virginia Woolf được coi như sách vỡ lòng của phê bình nữ quyền, tác phẩm đã cho ta thấy được tầm quan trọng của nữ quyền. Và đặc biệt tác phẩm “Giới tính thứ hai” của Simone de Beauvoir đây được coi là tác phẩm đánh dấu sự hiện diện, mở đầu chính thức thật sự cho phong trào phê bình nữ quyền. Đây chính là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa nữ quyền, với sự phân tích về nhiều mặt bị áp bức và với những yêu cầu cao hơn về việc giải phóng phụ nữ, tác phẩm còn có tác dụng đẩy phong trào phụ nữ chuyển sang một giai đoạn mới.Và thông qua tác phẩm của mình, nữ nhà văn Pháp đã kêu gọi các nhà văn sĩ khác hãy dùng ngôn từ làm vũ khí đấu tranh chống lại sự khống chế của nam giới. Hưởng ứng tinh thần này, đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX hàng loạt bài viết ra đời đánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ và tiếp diễn sôi nổi của phong trào phê bình nữ quyền. Phê bình nữ quyền tuy là một trường phái khá mới mẻ, nhưng đã phát triển hết sức mạnh mẽ và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống tư tưởng nhân loại. 1.1.4. Văn học nữ quyền và tiếng nói nữ quyền trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XXI Văn học nữ quyền là trường phái văn học chỉ do tác giả nữ sáng tạo ra là chính, các tác phẩm này lấy người phụ nữ làm trung tâm của tác phẩm văn học, nói về phụ nữ,phục vụ cho một ý kiến hay lí lẽ nào đó của phụ nữ. Các tác phẩm trong trường phái này như đều nhằm bộc lộ tư tưởng đấu tranh vì sự tự do, bình đẳng và quỳên lợi của người phụ nữ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ngay cả vấn đề bị cấm kỵ như vấn đề tình dục. Nó khẳng định nữ giới là một cá nhân tự mình, cần sống cho mình, tự công nhận mình như đàn ông đang sống, đang làm; thậm chí sống độc lập, tự chủ về mọi mặt và không cần đàn ông, chứ không phải sống vì người khác, cho người khác, theo người khác, phục vụ người khác, không thể sống mãi trong tư cách “là người đàn bà thực sự” như đàn ông đã kiến tạo, ấn định hoặc đợi đàn ông thừa nhận, hợp thức hóa mà phải là một “người đàn bà bình thường”. Trước khi chủ nghĩa nữ quỳên thật sự ảnh hưởng đến nền văn học trước ta, thì các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại cũng đã từng có dấu hiệu manh nha của tinh thần nữ quỳên như những sáng tác của Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan,...song những biểu hiện phản kháng với những bất công trong xã hội đối với người phụ nữ trong văn học truyền thống còn yếu ớt. Những bước đi theo hướng này vẫn còn chưa dứt khoát, rõ ràng và vẫn còn bị kìm hãm về chế độ thời ấy nên tinh thần nữ quyền vẫn chưa được thể hiện ra. Phải trải qua một giai đoạn dài, nhất là từ sau năm 1986, khi đất nước chính thức bước vào công cuộc đổi mới thì nữ quyền mới trở thành một vấn đề trung tâm và tinh thần nữ quyền mới dần trở thành một khuynh hướng văn học nổi bật ở Việt Nam, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI. Đây chính là giai đoạn trỗi dậy của hàng loạt các cây bút nữ, hàng loạt tác phẩm văn học nữ quyền trình làng, có sự phát triển mạnh mẽ này là từ chính sự nhận thức về giá trị con người, về quyền sống, quyền cá nhân và xu hướng toàn cầu hóa đã đem lại những cơ hội và thách thức cho người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Đây cũng là một xu thế tất yếu của thời đại khi người phụ nữ trở thành : “chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ”. Ngoài ra, còn do khát vọng giải phóng phụ nữ trên nhiều phương diện, nên nhiều cây bút nữ Việt Nam đã quyết định khẳng định quyền của phụ nữ thông qua văn chương. Đây cũng chính là cơ sở để tinh thần nữ quyền mới thật sự trở thành một dòng văn học có chỗ đứng riêng trong văn học Việt Nam. Những cây bút nữ tài năng cho dòng văn học này có thể kể đến như : Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Dạ Ngân, Lý Lan, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Huệ,...họ đã khám phá những góc cạnh mới mẻ về người phụ nữ, chạm đến những ngõ ngách về đời tư người phụ nữ từ chính cái nhìn của người phụ nữ để qua đó đấu tranh,... đánh thức cái quyền phụ nữ trong mỗi “người đàn bà bình thường”. Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết thì sự tác động của chủ nghĩa nữ quyền cũng khá mạnh mẽ. Sau 1986, các tiểu thuyết mang tiếng nói nữ quyền ra đời rất nhiều, cứ hễ nhà văn nữ nào cầm bút thì ít hay nhiều các sáng tác đó đều mang cảm hứng nữ quyền và trong đó nhiều tác phẩm vang dội, đem lại nhiều giá trị. Nhưng phải nói là đầu thế kỉ XXI mới chính là giai đoạn ta ghi nhận sự bùng nổ mạnh mẽ của hàng loạt tiểu thuyết nữ quyền xoay quanh đè tài về bi kịch đời tư của người phụ nữ sau chiến tranh, về những giá trị và quyền lợi, quyền bình đẳng của người phụ nữ. Các biểu hiện ý thức về giá trị nữ giới; khẳng định cái tôi; khẳng định sự độc lập phụ nữ; công khai tuyên chiến đả phá phụ quyền và tính dục nữ thể hiện cái bản ngã,sự chủ động trong tình dục...chưa bao giờ được quan tâm, khai thác nhiều và xoáy sâu, chạm tới cả những vùng kiêng kỵ như bây giờ cả. Và chính sự đổi mới trong việc thay đổi mạnh mẽ về tư duy, cách nhìn nhận và cách tân nghệ thuật của các tác phẩm tiểu thuyết trong giai đoạn này, đã cho ta thấy được sự vươn mình, “làm mới” chính mình không ngừng của tiểu thuyết. Và ta còn thấy rằng tính dân chủ ngày càng được thể hiện rõ nét cho nên nền văn học cũng ngày càng đa sắc và mạnh mẽ hơn bao giờ nhờ tiếng nói nữ quyền. Các tiểu thuyết tiêu biểu về tiếng nói nữ quyền trong đầu thế kỉ XXI có thể kể đến như: Xuân Từ Chiều của Y Ban, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng,... 1.2. Khái quát về tiểu thuyết Đàn Bà của Lý Lan – Tiểu thuyết gia đình bé mọn của Dạ Ngân 1.2.1. Lý Lan và tiểu thuyết “Đàn bà” 1.2.1.1. Tác giả Lý Lan Lý Lan (1671957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.Sinh ra ở huyện Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Mẹ của bà là người Hoa, nên bà mang trong mình hai dòng máu Hoa Việt. Hiện tại bà đang sinh sống tại Mỹ cùng chồng mình là Mart steward, một giáo sư người Mỹ. Thuở nhỏ, Lý Lan học ở trường làng tại Bình Dương khoảng một năm. Sau khi mẹ qua đời, bà theo cha về sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ đó, cho đến khi học hết đại học bà đều học tại thành phố này, nên bà gắn bó rất sâu sắc với mảnh đất Sài Gòn này vô cùng. Đến mức bà đã đặt đựa cho một tập tùy bút của mình là “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi”. Lý Lan đến với văn chương từ chính niềm yêu thích của mình, mặc dù không thi đậu để trở thành sinh viên khoa văn, nhưng cô sinh viên khoa ngoại ngữ vẫn chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê của mình, cô càng quyết tâm muốn trở thành nhà văn. Từ 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ngoại ngữ ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy. Sau khi nghỉ dạy thì Lý Lan mới toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp viết lách của một nhà văn chuyên nghiệp. Lý Lan có cơ ngơi Văn học khá đồ sộ và để lại nhiều tác phẩm có dấu ấn và tiếng vang lớn trong giới Văn học. Có thể kể đến như :Truyện dài đầu tay của Lý Lan năm 1978. Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát , năm Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ năm 1984, tập thơ Là Mình năm 2005 được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM. Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.Truyện ngắn con ma, đêm không chiến,...Trong số đó, nổi bật hơn hết, tác phẩm Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan gây tiếng vang lớn trong giới văn học. 1.2.1.2. Tiểu thuyết “Đàn bà” “Tiểu thuyết đàn bà” là một tiểu thuyết gồm 17 chương. Trước đó nó đã nằm im lìm suốt 16 năm trong chồng bản thảo của chị. Tiểu thuyết được Lý Lan viết năm 1992, khi đất nước còn chưa có những cái nhìn thông thoáng như bây giờ. Vì thế mà chị chưa cho xuất bản vì lo ngại thiếu nhận được sự đồng cảm của người đọc. Cho đến khi Lý Lan nhận được suất học bổng đi Mỹ đúng vào dịp xảy ra vụ khủng bố 11.9 và chị có cảm giác như là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 đang đến với những gì khủng khiếp mà cuộc chiến đã qua từ 30 năm trước như đang tái hiện . Mãi đến năm 2001, khi sang Mỹ học, trong nỗi khắc khoải của một người xa sứ, Lý Lan đã viết lại cuốn sách. Trong bối cảnh ấy, chị đã có một cái nhìn khách quan hơn, tỉnh táo hơn về vấn đề chị nhìn nhận khai thác về số phận người phụ nữ sau chiến tranh. Tiểu thuyết đàn bà xoay quanh viết về những nỗi niềm và thân phận của những người đàn bà trong cùng một dòng họ. Tác phẩm chủ yếu xoay quanh 3 nhân vật, ba thân phận đàn bà: Thoa, Liễu, Không Bé. Những nhân vật phụ nữ có mặt trong tác phẩm đều là những số phận bất hạnh. Cuộc sống của họ không có lấy một ngày bình yên, trái tim của họ không có chỗ cho những tình cảm đầm ấm. Những cảnh huống không ai muốn có như sự chia cắt, sự rủi ro, sự mất mát gắn liền với những người đàn bà trong Tiểu thuyết đàn bà. Với cuộc đời những nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của Lý Lan, hạnh phúc là một cái gì rất xa xỉ vì nó không bao giờ đến với họ. Vì thế mà Tiểu thuyết đàn bà toát lên một tấm lòng nhân ái của tác giả. Đó cũng là tình người, tình đồng bào trong các mối quan hệ đan xen giữa các tuyến nhân vật mà Lý Lan đã dựng nên một cách khá nhẹ nhàng trong tác phẩm. 1.2.2. Dạ Ngân và tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” 1.2.2.1. Tác giả Dạ Ngân Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga (62 1952), bút danh khác là Lê Long Mỹ, Dạ Hương Họ. Quê quán là ở Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu Giang. Dạ Ngân sinh ra trong một gia đình kháng chến bị Mỹ Ngụy bẳ đày ra Côn Đảo và chết trong xà lim của chúng. Vì vậy mấy chị của bà đều có điều kiện tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trả thù cho cha. Năm 1966 (14 tuổi) Dạ Ngan tham gia kháng chiến ở ban Thông tấn báp chí tỉnh Cần thơ, tại đây bà bắt đầu viết tin, làm báo. Từ năm 1966 đến tháng 41975 bà tham gia kháng chiến chống Mỹ. Năm 1978, bà đặt bút viết nên truyện ngắn đầu tay của mình, đến đầu năm 1982, lần đầu một truyện ngắn của bà được in trên tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn và tháng tư năm đó. Năm 1987, Dạ Ngân được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, đây chính là cột mốc đánh dấu con đường tác nghiệp văn chương thật sự của bà. Năm 1993 bà đi học đại học trường Viết văn Nguyễn Du. Làm việc cho báo Văn nghệ từ 1995 đến nay; Trưởng Ban văn xuôi của tuần báo Văn Nghệ từ năm 2005 đến năm 2008. Hiện nghỉ hưu tại cư xá Thanh Đa TP. Hồ Chí Minh. Dạ Ngân nổi tiếng với cơ ngơi văn học đô sộ, đi liền với đó là các tác phẩm : Quãng đời ấm áp tập truyện – 1986, Ngày của một đời tiểu thuyết –1989, Ngày của một đời tiểu thuyết – 1989, Con chó và vụ ly hôn tập truyện –1990, Cõi nhà tập truyện – 1993, Mẹ mèo truyện dài thiếu nhi – 1992, Dạ Ngân truyện ngắn chọn lọc tập truyện – 1995, Mùa đốt đồng tập tản văn –2000, Lục bình mải miết tập ký – 2002, Nhìn từ phía khác tập truyện – 2002,...Đặc biệt là tiểu thuyết Gia đình bé mọn năm 2005 là một trong tác phẩm ghi dấu ấn thành công trong sự nghiệp của bà. 1.2.2.2. Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” Tiểu thuyết gia đình bé mọn ra đời vào tháng 7 năm 2005, tác phẩm gồm hai trăm chín mươi lăm trang xoay quanh cuộc đời và số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp, vốn là người miền tây có nhan sắc, đầy cá tính, có khát vọng mãnh liệt trong tình yêu và mưu cầu hạnh phúc. Cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt đã dàn xếp cuộc hôn nhân giữa cô với anh chồng Hai Tuyên, một con người chỉ biết cương vị phó phòng tuyên truyền, là một kẻ lạnh lùng, vô tâm bỏ mặc vợ nằm trong phòng phụ sản một mình. Càng sống với Tuyên nỗi đau trong Tiệp ngày càng tăng lên, sự không tương hợp giữa cô với Tuyên càng ngày càng lộ diện. Và Tiệp cũng không thể chấp nhận người chồng không đùa giỡn với con nhưng lại “thích săm sắn với lũ heo”, không hoà hợp được với người chồng coi công danh là mục đích phấn đấu và bắt vợ phải đồng hành với mình trên con đường chính trị “lên nữa, lên mãi”. Vì thế Tiệp đã quyết tâm từ bỏ vỏ bọc hào nhoáng về mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm đến hạnh phúc thực sự mà trái tim mình mong muốn. Sự xuất hiện của anh nhà báo từ thành phố lớn, khiến Tiệp nhanh chóng rơi vào một tình yêu đơn phương mà dịu ngọt. Sau những cuộc tình chớp nhoáng, đầy tinh thần dâng hiến của Tiệp, “chú công” bỏ về thành phố, để lại cho Tiệp bao điều tai tiếng và cuộc hôn nhân sắp tan vỡ. Phải đến khi Đính nhà văn người xứ Nghệ, sống và viết tại Hà Nội xuất hiện và chi phối cuộc sống của Tiệp thì hành trình kiếm tìm hạnh phúc thực sự trỗi dậy. Nhưng tình yêu của họ lại gặp phải quá nhiều ngăn trở. Hành trình gần hai mươi năm trời khổ cực, có niềm vui sướng, có hạnh phúc khi được sống bên người yêu nhưng cũng có nỗi buồn, cũng có đầy nước mắt chua xót khi phải đối mặt với sự ruồng bỏ của dòng tộc, sự khinh khi của bạn bè, những phong ba, bão táp của giới chức quyền trong tỉnh,…và nhất là sự giằng xé đau đớn giữa một bên là tình mẫu tử, một bên là tình yêu cá nhân. Tất cả đã khiến cho Tiệp phải trải qua bao nhiêu khổ đau mới tìm được bến bờ hạnh phúc trọn vẹn với người yêu. Mối tình dai dẳng gần hai mươi năm trời, những cay đắng tủi nhục, niềm hạnh phúc mong manh, dễ vỡ, những gi ằng xé ghê gớm trong nội tâm nhân vật khi phải tự đấu tranh, tự vượt qua nghịch lý lựa chọn giữa một bên là gia đình với một bên là tình yêu hạnh phúc đích thực đã tạo dấu ấn đậm nét cho tác phẩm. CHƯƠNG 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẾ KỈ XXI (Khảo sát “tiểu thuyết đàn bà” của Lý Lan và “gia đình bé mọn” của Dạ Ngân) 2.1. Số phận bất hạnh của người phụ nữ Văn học nữ quyền hướng đến đi tìm những giá trị thiết thực cho người phụ nữ, là tiếng nói của thời đại mà người phụ nữ đang đi tìm giá trị thực của chính mình trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Giữa dòng đời nhiều khó khăn, người phụ nữ đối đầu với mọi thứ, với nỗi cô đơn, với những sự lựa chọn hay với những lời nói mỉa mai, đắng cay của người đời dành cho số phận của mình. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học mang tính nữ quyền đầu thế kỉ XXI đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh, bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu. Chỉ trong hai tác phẩm Gia đình bé mọn và Tiểu thuyết đàn bà, chúng tôi đã thấy hiện lên rất nhiều những số phận khác nhau, những hoàn cảnh trớ trêu khác nhau và đó chính là nguồn cơn để họ quyết định đi tìm cho mình những con đường giải thoát, những cách tìm hạnh phúc của riêng họ. Đó là số phận long đong trước dòng họ, trước những quy chuẩn đạo đức khắc khe mà nữ nhà văn Mỹ Tiệp trong Gia đình bé mọn phải gánh chịu. Ở Tiệp, ta thấy nàng thật bất hạnh khi phải chịu đựng nỗi đau trong tinh thần đến từ phía dư luận, những lời bàn luận ác ý nhưng ta thấy rằng, Tiệp là một người phụ nữ cam chịu rất giỏi. Đọc Gia đình bé mọn ta mới thấy được quá trình đi đến một hạnh phúc không phải là một con đường bằng phẳng mà chỉ cần nhắm mắt là ta có thể tưởng tượng ra ngay, đó là những bước chân trĩu nặng mang chiều kích của xã hội và gia đình, của kẻ lạ và người thân, người mà ta dành yêu thương. Quá trình hạnh phúc của Tiệp là sự truân chuyên trong cả cuộc đời, là những bước chân gian khổ khi nàng có đến ba gia đình trong suốt chuyến hành trình của mình. Gia đình đầu tiên chính là gia đình mà Tiệp đã sinh ra và lớn lên từ đó, gia đình của những người đàn bà góa chồng hoặc không chồng, cái gia đình luôn phải gồng mình lên để gánh chịu nỗi bất hạnh và cả sự kiêu hãnh của một mái nhà thiếu hơi ấm người đàn ông. Gia đình thứ hai được gọi là “gia đình hạt nhân”, gia đình mà Tiệp và người chồng tên Tuyên là những vật liệu xây dựng tỏ ra đã chẳng có chút kết dính nào ở những phẩm chất nhân tính cơ bản, để rồi tan vỡ là kết cục tất yếu của cuộc hôn nhân không có ràng buộc, không có những yêu thương. Đích đến chính là mái ấm hạnh phúc của Tiệp cùng “gã” nhà văn lãng tử có tên Đính, người đã cùng Tiệp đi qua cái “đích lịch trình khổ nạn” là 11 năm yêu đương trong cảnh người Bắc kẻ Nam, trong cái nghèo đói đáng rùng mình của một thời bao cấp, trong cả những điều tiếng tàn nhẫn của dư luận xã hội, đây được xem như là “tập hai” trong “lịch sử đời sống vợ chồng”, là đích đến hạnh phúc Tiệp đã gian khổ đi tìm. Để có được gia đình lý tưởng của mình, Tiệp đã phải chịu nhiều trả giá: trước hết là sự từ bỏ có giấy trắng mực đen làm chứng từ những người đàn bà góa ở gia đình 1; tiếp đến là sự lên án, công kích và xa lánh của bộ phận xã hội còn giữ khư khư thứ luân lý cổ hủ; và sau cùng, nặng nề hơn hết, là sự dằn vặt tự bản thân Tiệp – khi mà nàng luôn phải cân nhắc giữa tình mẫu tử (với 2 đứa con của gia đình 2) và tình yêu đôi lứa (với Đính, người đàn ông của số phận nàng). Vượt lên trên tất cả những cái đó, bao giờ Tiệp cũng cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo lái con thuyền cuộc đời mình, một kiểu phụ nữ kiên nhẫn tới mức “lì lợm” để sống thật và sống đẹp với chính nhu cầu tinh thần của mình. Và ở phương diện này, phải chăng “Gia đình bé mọn” chính là thiên tiểu thuyết tiếp tục cái mạch mà tiểu thuyết cổ điển thế kỷ 19 rất hứng thú: khẳng định cá nhân, ca ngợi những con người dám đương đầu với tất cả để bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ phẩm giá của mình. Kết thúc chiến tranh mà người ta ngỡ ngàng như chiêm bao, như không phải sự thật. Những tưởng “thế là một yên ổn, trọn vẹn”, nhưng ngay lập tức Tiệp phải đương đầu với một cuộc chiến tranh mới còn “tàn khốc hơn cuộc sống chiến đã lấy đi tuổi thanh xuân của nàng”. Cuộc chiến chống lại cái xấu xa, bỉ ổi mà “đại biểu xuất sắc” trước hết là chồng nàng: Tuyên. Người chồng mà nàng không sao hiểu lần nào đưa vợ đi làm kế hoạch cũng chỉ dừng xe ở cổng bệnh viện rồi ngay lập tức đến cơ quan mặc cho vợ “một mình chiến đấu với mọi công đoạn”. Cả hai lần Tiệp sinh con Tuyên đều không có mặt chỉ vì đang trong giờ công sở. Với vợ đã vậy, với con Tuyên càng vô tâm và dửng dưng không kém: “Chồng nàng ít khi giỡn với con, chưa bao giờ anh tung Vĩnh Chuyên lên hay để nó ngồi trên vai như những người đàn ông sung sướng với con trai, trong khi đó anh rất săm sắn với lũ heo vì nó đem lại niềm hạnh phúc thực tế”. Quan trọng hơn đối với anh ta là cái chức phó phòng tuyên truyền của ban và một tương lai mơ ước là trưởng phòng rồi lên nữa, lên mãi. Với người chồng “thuộc nhóm máu cá” ấy, cuộc sống của Tiệp dù có vá víu đến thế nào cũng không tránh khỏi những lỗ thủng cứ ngày một rộng mãi. Trái tim khao khát tình yêu và tự do của Tiệp cứ lên tiếng đòi giải phóng. Và thế là: “Nàng đã dấn lên, nàng đâu có chờ con vào đại học, nàng đã ra khỏi cái nhà ấy vì cuộc sống lâu dài của mình với cái rơ moóc các con, lúc đó nàng đâu có thấy Đính, thậm chí anh đã muốn hẹn nàng ở kiếp sau, Đính xa vời, mất hút, nhưng nàng vẫn cứ bước đi vì chính mình, phía trước”. Chối bỏ cuộc hôn nhân ấy, Tiệp chẳng những từ chối luôn cả những quy hoạch, dự nguồn của tổ chức với mình, nàng còn phải chịu đựng bao nhiêu sự gièm pha của xã hội, thậm chí cả “roi vọt” của giới chức trong tỉnh. Nhưng tất cả những điều ấy, Tiệp không phải bận tâm nhiều. Khó khăn hơn đối với Tiệp là những trì kéo của gia tộc. Tiệp là ngôi sao của dòng họ. Cuộc hôn nhân của Tiệp không được phép chỉ sống một mình. Bởi vì “vòng vây của nàng là những bà goá, cô goá, má goá, chị goá, cô út cũng goá, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải ngay lập tức quên tuổi trẻ và và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người goá bụa”. Dù vậy, nàng vẫn quyết tâm đi con đường mình chọn bởi khác những người phụ nữ goá bụa trong gia đình, Tiệp là một nhà văn mà trái tim lúc nào cũng cần dào dạt để sống và để viết. Dạ Ngân đã khắc hoạ nhân vật trung tâm Tiệp hiện lên với bao nỗi bất hạnh mà lẽ ra Tiệp là một người đáng để thừa hưởng hạnh phúc. Còn trong Tiểu thuyết đàn bà thì Lý Lan đã vẽ nên một bức tranh với những gương mặt phụ nữ chịu những tấn bi kịch, mỗi người mỗi khác nhưng lại kết nối thành một sợi dây quyện chặt vào nhau, thông cảm và giúp đỡ nhau bước qua những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến. Đó là số phận kém may mắn của 4 thế hệ đàn bà trong một gia đình. Bắt đầu từ bà ngoại một người đàn bà không tên đã sống gần một thế kỷ cuộc đời nhưng chưa từng có ngày vui vì phải lo lắng cho 10 người con. Rồi đến những cô con gái, mỗi người một số phận, nhưng mẫu số chung là không một ai có hạnh phúc trọn vẹn. Đến đời cháu ngoại cũng không thoát khỏi, Đen theo các cậu đi làm cách mạng rồi mất tích, Thoa là một trong những nhân vật chính của tác phẩm. Chị từng sống trong những khốc liệt của chiến tranh và bị đi tù ở Côn Đảo khi chưa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao. Ở thời hậu chiến Thoa vẫn không thoát khỏi nổi ám ảnh của chiến tranh, những ký ức thời chiến vẫn không uông tha chị, khiến chị luôn phải vật vã, trăn trở với thời hiện tại. Liễu lấy phải một người chồng nhu nhược, mẹ chồng đối xử hà khắc buộc phải xa đứa con gái chưa đầy 8 tháng tuổi, rời khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng. Không Bé – người con của Liễu tưởng chừng sẽ có cuộc sống viên mãn hơn khi được lấy chồng ngoại quốc. Nào ngờ số phận lênh đênh vẫn đi theo người phụ nữ tới đời thứ 4, cô sống cô đơn nơi đất khách quê người, lạ lẫm với những khác biệt văn hóa và lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Chiến tranh được phản ánh một cách toàn diện, đa chiều song hành cùng với tinh thần nữ quyền khá sâu sắc, đó chính là những phương diện nội dung làm nên giá trị nhân vật. Sự tác động của chiến tranh đến số phận con người thể hiện qua thân phận và nỗi đau của những người phụ nữ được phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hơn bao giờ hết. Vì thế, tiếng nói nữ quyền cất lên từ những trang viết về chiếc tranh có sức lay động mạnh mẽ, chan chứa tinh thần nhân văn cao đẹp. Mỗi người phụ nữ trong Tiểu thuyết đàn bà đều mang một số phận riêng nhưng họ có mẫu số chung là hạnh phúc viên mãn không đến được với họ. Đó cũng là một cách thể hiện ý thức nữ quyền, một thái độ thẳng thắn để nói lên tiếng nói của chính giới mình. Đó chính là tiếng nói tri ân thể hiện sự cảm thông sâu sắc dành cho giới mình. Cái nhìn về số phận của mỗi nhà văn là khác nhau, song những nữ nhà văn đầu thế kỉ XXI khi viết về đề tài nữ quyền như Lý Lan hay Dạ Ngân, dường như đã xoáy sâu vào cái khổ của đời sống tinh thần của người phụ nữ. Mỗi góc nhìn khác nhau đem đến cho người đọc cách cảm nhận khác nhau để từ đó, người đọc mới thấy được những động cơ tác động đến sự vùng dậy cũng như sự lì lợm, sắt đá trong bản lĩnh của những người phụ nữ bất hạnh. 2.2. Ý thức về giá trị bản thân Một phương diện biểu hiện cần phải chú trọng trong quá trình làm rõ về tinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đó chính là hình ảnh của những người phụ nữ luôn có nhận thức đúng đắn và ý thức sâu sắc về giá trị của bản thân trong mối quan hệ với cuộc đời và với mọi người xung quanh. Các nhà văn nữ đã khai thác, đã xây dựng nên những nhân vật nữ có ý thức rất cao về vai trò, về ý nghĩa tồn tại, vị trí của thân phận nữ giới trong đời sống xã hội. Họ là những người phụ nữ độc lập, họ có ý thức, có ý chí, có quyền cá nhân và họ dám khẳng định cái tôi trước xã hội. Đọc tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan ta có thể bắt gặp những nhân vật nữ đầy mạnh mẽ, quyết liệt, luôn sẵn sàng đối diện với mọi vấn đề, họ như bước từ đời thực vào trang sách vậy. Một cô Không Bé dám thẳng thắn với cảm xúc của mình, dám thể hiện cái tôi đầy tổn thương của mình khi bị chính người chồng mình chà đạp: “Tại sao tôi phải câm miệng lại? Tại sao tôi phải ra vẻ yêu kính một kẻ lang chạ, ích kỷ, dối trá?”. Không Bé đã ý thức được giá trị của mình, tại sao cô lại phải nhẫn nhịn, phải chấp nhận xuống nước trong khi người sai lại là một tên chồng khốn đản chứ Chính vì vậy bây giờ cô mặc kệ cái tư cách một người vợ hiền lành, nhún nhường truyền thống trước đó cô đã từng cư xử với chồng mà sẵn sàng quay lại chất vấn, hét to, thể hiện cái thái độ bất cần đầy giận dữ và đáp trả tất cả sự sĩ nhục của người chồng đối với mình. Những lời lẽ tụi tĩu, đay nghiến lần lượt từ miệng Không Bé vung ra : “Xúc phạm cái đéo gì Tôi ghê tởm anh.” Hay khi nghe chồng miệt thị phụ nữ Việt Nam, cô đã ném thẳng cái ly nước vào mặt Ted và hét lên: “Tôi ngu, lấy phải anh. Nhưng không phải anh đéo được tôi thì anh có quyền miệt thị chị em tôi”. Hay dì Thoa, một người phụ nữ luôn độc lập trong tư duy, luôn giữ cho mình những tư tưởng quan niệm riêng, một sự tách biệt cá thể: “Thoa luôn mang cảm giác không thể hòa nhập với đám đông”.Cả một đời dì Thoa đã đem những tư tưởng, sự từng trải cá nhân vào soi rọi các trang văn tiểu thuyết của mình, dù cuốn sách đã viết giúp Thoa tạo được danh phận nhà văn, nhưng bà luôn ý thức rằng như vậy vẫn chưa đủ, chưa thỏa mãn được khát vọng của bản thân, Thoa vẫn tiếp tục hành trình khám phá, nói lên tiếng nói của bản thể mình thông qua các cuốn tiểu thuyết của bà. Ta thấy, các nhân vật nữ đều có những tư tưởng – những quan niệm riêng để bảo vệ, để theo đuổi và chỉ cần bất kì ai xâm phạm vào những lãnh địa này họ không ngần ngại đáp trả lại. Và để thể hiện rõ được góc cạnh này ở các nhân vật nữ của mình, Lý Lan đã tài tình sử dụng nghệ thuật khách quan hoá trong quá trình trần thuật. Và nhân vật Không Bé, dì Thoa họ đại diện cho những người phụ nữ ngày nay, họ là một chủ thể tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ai, có quyền tự do lựa chọn, tự quyết và tự chịu trách nhiệm bởi sự lựa chọn của mình. Trước sự tệ bạc, giả dối của người chồng cô nhận đã ra rất nhiều thứ, đã đến lúc cô nên hành động theo những gì mình cần hành động chứ không phải ngồi đó “gào khóc một mình trong đêm vắng” chờ đợi sự một sự quan tâm, hỏi thăm vô ích của người chồng. Đứng trước làn ranh đó, cô không suy nghĩ nhiều nữa mà dứt khoát đưa ra quyết định trở về Việt Nam, cô mặc kệ mọi chuyện sẽ xảy đến vì bây giờ với Không Bé điều quan trọng nhất chỉ có một chữ là “mẹ”. Tất cả sự lựa chọn của Không Bé đã giúp cô dần dỡ bỏ cái rào cản để đạt đến sự tự do, độc lập cho bản thân mình. Để xây dựng được một Không Bé, một dì Thoa như vậy thì Lý Lan còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như nghệ thuật xây dựng tình huống, bằng cách đặt nhân vật vào những tình huống có tính thử thách, những tình huống mà nếu nhân vật lựa chọn, hành động, phát ngôn, thì tính chủ thể con người bộc lộ rõ nét. Trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân, Mỹ Tiệp cũng là một nhà văn luôn ý thức rất cao về những hành vi, lời nói và trách nhiệm của mình. Trước hết, ta thấy rất rõ sự ý thức của cô trong cuộc tình với Đính, hơn ai hết, cô hiểu rằng mối tình của mình là nỗi xấu hổ của dòng họ, với một gia đình luôn đặt danh dự lên trên hết thì việc cô ngoại tình với một người đàn ông chẳng khác nào cô là một tội đồ, một kẻ phải chịu sự khinh miệt, chê cười và ghét bỏ của mọi người như một lẽ bình thường mà mình phải nhận lấy. Qua đó cho thấy, cô đã rất ý thức về tình cảnh mà mình đang đối mặt và phải chịu đựng trong những quãng thời gian tiếp theo. Mỹ Tiệp hoài nghi và có sự nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp của chính mình, cô thấy rằng Công việc viết lách của mình thật dị thường, những suy nghiệm của mình thật phù phiếm, những việc khiến mình đau khổ hoặc khát thèm thật vô bổ... những bài báo của nàng còn có thể hiểu được, thứ văn chương mà nàng lọm cọm hàng đêm kia thật đáng hoài nghi vì nó không có hình thù, không có quyền lợi, suy ra nó hư vô và không quan trọng. Không phải ai cũng đủ lí trí để nhìn nhận những mặt tiêu cực trong công việc của mình, Mỹ Tiệp nhận thức được những mặt trái đó, song thực tế cuộc sống mưu sinh buộc cô phải chấp nhận những điều vô ích, vô bổ đó. Trong cách cư xử với những người thân trong gia đình, mặc dù bị mọi người tra khảo, gay gắt và giận dữ nhưng Mỹ Tiệp lại ứng xử một cách rất ôn tồn, nhường nhịn bởi đối với cô họ là những con người đã chịu nhiều bất hạnh, đó là những bà góa, cô góa, má góa, chị góa, em góa, do đó không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người góa bụa. Dù không nói ra, nhưng qua cách nghĩ đó của Mỹ Tiệp đã cho thấy rằng cô nhận thức được nỗi đau của mình không bằng những người thân bởi hiện tại cô có gia đình và đặc biệt có hai đứa con mà cô hết mực yêu thương. Chứng kiến những người thân cãi nhau vì những chuyện cũ rích từ bao giờ mà lương tâm cô phải luôn tự dằn vặt và tự vấn rằng có phải mình ích kỉ và vô tâm khi chỉ biết mình không hạnh phúc, mình còn trẻ, mình có quyền làm lại với thời bình và mưu cầu một sự viên mãn. Dạ Ngân đã rất khôn ngoan khi để cho nhân vật của mình tự đặt nên những câu hỏi không lời giải đáp, qua đó đã khắc họa một cách tinh tế những diễn biến và xáo trộn tinh vi trong tâm lý và nhận thức của nhân vật, Mỹ Tiệp dằn vặt, tự vấn, tự mình nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc mà không cần sự tác động của bất kì ai. Trong mối quan hệ với chồng, cuộc hôn nhân không mang lại hạnh phúc đã khiến cô phải tìm đến với một người đàn ông khác, khác với những người phụ nữ truyền thống, cô không thấy đó là một điều tội lỗi, bởi khi Tuyên, người chồng bao lâu nay của cô thực sự đã sống thiếu trách nhiệm thì việc cô tìm kiếm một hạnh phúc khác là một hành động chân chính để thỏa mãn những quyền lợi xứng đáng của mình. Trong ý thức của Mỹ Tiệp, Tuyên đã trấn lột đời con gái của cô bằng những mưu mẹo chứ không phải bằng những phẩm chất xứng đáng, vậy là có nghĩa đến lúc Tuyên phải đền trả, cô chưa từng yêu và đối với cô trái tim cô vẫn còn trinh nguyên lắm, nó phải rời Tuyên để biết được một tình yêu đích thực là như thế nào. Thái độ này của Tiệp không phải là thái độ của một người phụ nữ cố chấp bao biện cho việc làm của mình mà cô đang thực sự đủ bản lĩnh để nhận thức được quyền lợi của mình và giá trị tồn tại của mình trong cuộc sống đầy bất hạnh này. Ý thức được giá trị của mình do đó trong mối quan hệ với chồng, cô luôn giữ gìn lòng tự trọng của mình. Cô đã viện lí do phải đi thử áo mới để lảnh tránh sự gần gũi về thân xác của chồng bởi lẽ cô cho rằng Không thể lên giường với Tuyên mà vẫn thậm thụt đi dâng hiến cho người khác, đó là sự rạch ròi tối thiểu của người đàn bà tự trọng, mà tự trọng là đàng hoàng. Vậy thì nàng sẽ bảo toàn lòng tự trọng đó và danh dự cũng từ tự trọng mà ra, qua cách nghĩ đó, hình ảnh của Mỹ Tiệp hiện lên là một người phụ nữ tiến bộ trong nhận thức và hành động, cô đã có những suy nghĩ vô cùng sâu sắc và đầy văn hóa, văn minh. Khi đề nghị ly hôn, trước phản ứng gay gắt của chồng. Tiệp nhận thức được cả hai đã chạm vào cõi thiêng của nhau. Chính vì vậy mà cô không tiếp tục đôi co, cô chủ động đưa hai con vào giường, đề nghị Tuyên bình tĩnh rồi sẽ giải quyết mọi chuyện sau. Trước cách ứng dụng xử đó, Mỹ Tiệp được khắc họa là một người phụ nữ rất dữ dội và quyết liệt, song cô cũng rất bình tĩnh trong những tình huống cần thiết để hướng đến giải quết vấn đề một cách tốt đẹp nhất. Trong mối quan hệ với Đính, dù chưa danh chính ngôn thuận là vợ Đính nhưng Tiệp vẫn luôn giữ cho mình sự tự tin, cô khẳng khái rằng mình sẽ tìm cách nhận diện vợ của Đính, cho dù phải đi vào hang cọp cũng phải đối thoại, khám phá và tự mình quyết định hay khi được Sếp báo tin rằng vợ của Đính viết thư tố cáo mình, Tiệp không hề lo lắng mà ngược lại cô càng cảm thấy mình thật gan lì và đối với cô, mọi thứ sau lưng rất đáng để cô vượt qua. Nếu những người phụ nữ khác có thể sẽ rất dè chừng, trốn tránh và lo sợ về mối quan hệ mà tất cả mọi người đều xem là tội lỗi đó thì đối với Tiệp, cô lại rất quả quyết, bản lĩnh, nhắn nhủ bản thân phải đối mặt một cách đàng hoàng, rõ ràng. Qua thái độ đó, hình ảnh của Tiệp thực sự là một người phụ nữ mạnh mẽ, chủ động, dám làm và chịu trách nhiệm với mọi hành động, lời nói của mình. Trong mối quan hệ với các con, Mỹ Tiệp luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm làm mẹ của mình. Đã nhiều lần cô muốn phản ứng gay gắt với chồng nhưng chính hình ảnh của những đứa con đã khiến cô dịu đi, cô luôn tự nhủ mình phải dằn lòng, mình phải mạnh và giỏi để ôm lấy các con. Những lần cãi nhau với Tuyên hay khi được người khác báo tin mình bị viết thư tố cáo, điều mà cô quan tâm trước hết đó chính là sự chứng kiến của các con. Cô lo sợ chúng sẽ bị tổn thương, sẽ đau buồn và mất niềm tin. Cô luôn nung nấu suy nghĩ phải để cho Thu Thi, đứa con gái của mình phải khác với thế hệ thua thiệt của mình, nó phải có nhiều bằng cấp, phải lấy chồng muộn, phải lấy một người thực sự cầm cương được nó. Từ những nỗi đau và sự bất hạnh của cuộc đời mình, Mỹ Tiệp ý thức được sâu sắc trách nhiệm của mình đối với con, cô không muốn đứa con sẽ giẫm lên vết xe đổ của mình, cô muốn ít nhất điều mà mình làm được là giúp cho con có một cuộc sống hạnh phúc. Chính tình yêu thương con và sự ý thức về trách nhiệm làm mẹ của mình mà cô đã luôn day dứt về việc rời xa con để đi theo Đính. Dù ở bên Đính nhưng cả tấm lòng của cô luôn hướng về những đứa con của mình bởi trong suy nghĩ của cô tình mẫu tử là một con đường dài vô tận, không bao giờ hết và diệt vòng, nó sẽ luôn tiếp tục, tái sinh và tồn tại. Với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật một cách sâu sắc, nhà văn Dạ Ngân đã khắc họa những biến động tinh vi nhất trong nhận thức, suy nghĩ và thái độ của nhân vật. Việc đan xen ngôi kể cùng với nghệ thuật độc thoại nội tâm đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng tính cách nhân vật, qua đó Mỹ Tiệp hiện lên là một người phụ nữ luôn có những nhận thức sâu sắc về bản thân và hoàn cảnh sống, chính điều này đã tôn vinh những nét đẹp về thế giới tinh thần của người phụ nữ, luôn ý thức, chủ động và bình tĩnh. 2.3. Khát vọng tìm kiếm tự do hạnh phúc Đọc các tiểu thuyết mang ý thức nữ quyền đầu thế 21 ta không còn lạ lẫm gì các nhân vật nữ cô đơn trên hành trình tìm kiếm bản ngã, đi tìm tự do, tìm kiếm hạnh phúc đích thực, khát khao thoát ra khỏi những thân phận bị trói buộc và đè nén. Những người phụ nữ này, họ là những nhân vật bước ra từ chiến tranh, sau thời kì hậu chiến họ đã phải trải qua bao nhiêu tổn thương, bao ám ảnh về sự đẫm máu, mất mát, chia ly, rồi họ lại còn gánh vác lên mình cuộc sống mưu sinh để nuôi mình, nuôi con và gia đình. Và chính vì vậy, mà họ càng tha thiết có một cuộc sống bình yên thực sự, bình yên trong tâm hồn, trong cả những khát khao hạnh phúc thường nhật và tìm lấy hạnh phúc khi được sống là chính mình. Có lẽ giữa ánh đèn phồn thực, giữa cái ngổn ngang của xã hội văn minh họ lại càng cảm thấy lạc lõng, bất an hơn và chưa bao giờ ý thức tìm kiếm bản ngã, “tôi đi tìm tôi” lại dâng cao như vậy. Đọc tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan, ta bắt gặp một thế hệ đàn bà trong một dòng họ chất chứa nhiều nỗi niềm bất an, những người đàn bà ấy họ đều “đang đánh mất mình, thất lạc nhau trong cuộc đời rộng lớn hay thất lạc nhau dưới cùng một mái nhà. Và có khi thất lạc mình ngay trong cuộc đời của riêng mình”. Một bà Tổ, một bà Ngoại, một Liễu, một Thoa, một Không Bé những người phụ nữ ấy họ chưa bao giờ có sự đầm ấm trong trái tim, họ sinh ra cho những ngăn cách, rủi ro trớ trêu, bất hạnh,... Chính vì vậy từ lúc nào cái hạnh phúc đơn thuần mà họ khao khát trở thành một thứ xa xỉ, xa tầm với của họ. Không Bé, người phụ nữ tưởng chừng như đã nắm lấy được cánh cửa của hôn nhân thật sự tại nơi đất quê hương người, nhưng hóa ra cô không hề biết rằng chỉ cần một phút bất cẩn tất cả mọi thứ đã tan tành như bong bóng xà phòng.” Đã từng, có những ngày chị rong ruổi mưu sinh nơi đất khách quê người chỉ với một niềm tin giản dị về hạnh phúc trọn vẹn cho gia đình nhỏ của mình và cho cả má: “Kế hoạch cuộc đời mà Không Bé từng vạch ra sao đơn giản: đón má về ở chung rồi sanh một hoặc hai đứa con cho má chăm sóc hủ hỉ”. Đó, ước mơ của người phụ nữ sao mà giản dị quá đỗi, đó là ước mơ của thiên tính đàn bà chảy mãnh liệt từ bao đời nay. Nhưng cuộc đời nhiều khi lại quá trêu ngươi. Hành trình trở về của Không Bé cũng đồng thời đặt ra cho chúng ta một câu hỏi về hạnh phúc gia đình hay hạnh phúc của bản thân mới là điều quan trọng. Nhưng sáu năm qua giấc mộng ấy vẫn chưa thực hiện, trong khi từ lúc nào không hay cô cũng đã không còn là Không Bé, không còn là chính mình khi ở bên chồng. Sáu năm bên cạnh chồng, cô cứ ngỡ nó đủ khiến hai người thật sự đồng cảm, siết chặt lại với nhau hơn nhưng cuối cùng sự cách biệt giữa hai nền văn hóa, cái tư tưởng hám công danh của người đàn ông cũng đã dẫm nát lấy sự ảo tưởng hão huyền của Không Bé. Có ai thể nghĩ rằng, trên giường ngủ của đôi vợ chồng, trong giây phút gần gũi nhất, lúc mà tất cả những dị biệt giữa hai bên xóa nhòa thì bức tường văn hóa vẫn ở đó. Trong khoảng khắc ân ái, Không Bé bộc lộ ý định muốn có con, một ý định tất nhiên và bình thường nhưng không ngờ từ lúc nào nó trở thành một cuộc mặc cả giữa hai bên. Để rồi cô nhận lấy từ chính chồng mình một thái độ giận dữ: “Cô lợi dụng tôiCô lừa tôi” và cuối cùng Ted thà mình vào buồng tắm xuất tinh để tự thỏa mãn cho mình chứ không đáp ứng theo yêu cầu của Không Bé. Đây có lẽ là nổi đau đớn, tủi nhục nhất trong đời của cô. Và hay trong khoảng khắc tăm tối nhất của cuộc đời, cô cố gắng tìm kiếm lấy người chồng để tìm chút sự yên bình, an toàn nhưng trớ trêu bộ mặt dối trá, sự vô tâm của chồng mình lại càng hiện ra hơn. Để rồi Không Bé không còn đủ lòng tin để đặt tương lai mình vào tay một người đàn ông, cho dù đó là người cô yêu. Yêu ư, liệu “mình còn yêu Ted không? Tại sao phải yêu Ted?”. Người phụ nữ ấy đã phải dằn vặt rất nhiều khi khẳng định cái tôi bản ngã đã đánh mất khi ở bên chồng cô và cô quyết định sẽ tìm lại cho mình. Trên hành trình tìm kiếm đó, chắc chắn sẽ rất gian nan nhưng Không Bé nhận ra rằng chỉ có khi được sống như chính mình, sống như một “người đàn bà bình thường” đúng nghĩa, đó mới đích thực là sống. Hay Thoa, một nữ nhà văn quyết đi tìm lại nguồn gốc, phản tỉnh lại những gì mà cuộc đời những người thân và bản thân mình đã trải qua, cô ghi chép lại tất cả như một phần của lịch sử cộng đồng. Bởi vì đây chính là cách để cô thoát khỏi những day dứt, ám ảnh trong chiến tranh trong một tức thời, để tìm đến một thế giới mơ ước trong hình dung của mình, tìm lấy sự an nhiên, sự tự do trong tâm hồn. Cả một đời Thoa luôn chìm trong ác mộng, day dứt khi không biết người mình đã bắn chết trong chiến trường năm ấy là ai “ba mươi mấy năm Thoa vẫn tự hỏi người đó có phải là người đàn bà không?”, “Ba mươi mấy năm kể từ ngày anh dìu chị ra khỏi nhà tù giữa biển khơi ấy, sao tâm hồn chị vẫn còn tù tùng và ngột ngạt sau những chấn song vô hình?”. Niềm khát khao được giải thoát khỏi những tù túng và ngột ngạt cũng đồng thời là nỗi khát khao về một hạnh phúc trọn vẹn khi sống trên đời dường như được dồn nén hết vào câu hỏi ấy. Thoa không trả lời được và không ai trong chúng ta đủ tự tin để trả lời điều đó nhưng việc nhân vật sống với một câu hỏi đầy ám ảnh ấy suốt bao nhiêu năm cũng đủ cho chúng ta thấy được nỗi khát khao được hạnh phúc của chị là quá mãnh liệt. Hành trình đi tìm kiếm câu trả lời đó, tìm kiếm lại bản ngã của Thoa là một quá trình thật sự dài, thật sự gian nan,... Nhưng may thật, đến cuối Thoa dù day dứt,ân hận nhưng vẫn nhẹ lòng vì đã có câu trả lời cho mình suốt bao nhiêu năm: “ Chị Đen, chị không biết đó là án tử hình của chị sao? Chị Đen, không biết đó là án tử hình của chị sao? Hay chị biết và chị cứ đi lên đoạn đầu đài? Có thai năm tháng (...). Chị mở cửa, đi vào đúng ba bước, đứng lại không hề quay lại, không hề ngờ rằng người đứng ngay sau cánh cửa cầm súng chỉa thẳng vào lưng chị.” Lại là Thoa cả. Tiệp cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Chính cuộc sống nhiều tủi cực và bất hạnh càng tăng thêm trong cô khao khát tìm kiếm tình yêu thật sự của mình. Đó là điều thôi thúc cô, là điều khiến cô mạnh mẽ và dám đấu tranh vì bản thân mình. Cuộc sống với Tuyên một người cô không hề yêu và ngay cả những đứa con cũng chẳng thể nào trở thành mối ràng buộc giữa hai người. Đôi khi chính những bộn bề của cuộc sống lại khiến “Tiệp có cảm giác mình đang dắt tay một người thanh niên trong giấc mơ người thiếu nữ và cả hai đang đi ngược thời gian, ngược cả quá khứ và lịch sử để tìm lại những thứ mà mình đã để quên ở đâu đây”. Khao khát tình yêu cháy bỏng đến với cô và dường như thật khó để cưỡng lại được sự cám dỗ ấy. Dánh khát vọng và dám đấu tranh vì tình yêu là một điều táo bạo mà nhà văn Dạ Ngân đã xây dựng cho nhân vật của mình. ““Tiệp thấy một sức mạnh rủ rê mãnh liệt ở người đàn ông đi cùng, ông ta đã gây cho nàng cảm giác muốn đi, muốn khám phá, muốn phiêu bồng, bên nhau, chân trời góc biển.” Và cả “Nàng cũng thường bắt gặp cả những cơn nhớ quay cuồng trong lòng mình vào những trưa, những chiều, những tối, những cơn nhớ từ trên không trung ập xuống như một tia điện, vật vã, thao túng và nàng biết đó chính là thần giao cách cảm như người ta vẫn nói”. Hành trình khát khao đi tìm kiếm bản ngã, tìm kiếm hạnh phúc, tự do là hành trình phải trải qua nhiều thử thách, nhiều lực cản. Nhưng được nắm giữ quyền là chính mình, tìm lấy cho mình một lối thoát riêng, sự tự do sau tất cả bi kịch bất hạnh mà họ phải chịu đựng thì cho dù thử thách bao nhiêu họ cũng không sợ hãi. Và khát vọng tìm kiếm của những nhân vật nữ này, cũng là đại diện cho những người phụ nữ hiện đại ngày nay. Lý Lan, Dạ Ngân muốn thông qua nhân vật mình, thông qua những số phận nhân vật nữ bi kịch này để thức tỉnh những chị em phụ nữ ngày nay hãy đứng lên, đi tìm lấy hạnh phúc cho riêng mình, hạnh phúc đích thực mà họ xứng đáng được nhận, chứ không phải do ai đó sở hữu. Và hãy giải thoát cho chính mình vì đã đến lúc phụ nữ chúng ta đủ sức để tự bao bọc lấy mình, tự tạo ra cho mình một thế giới riêng của bản thân. Khát khao tìm kiếm hạnh phúc là khát khao bản năng nhất của phụ nữ trong cuộc đời. Cả câu chuyện là hành trình về những đổ vỡ trong cuộc sống hôn nhân, đổ vỡ trong tình yêu và cái ý nghĩ vươn đến hạnh phúc hết sức mãnh liệt của những số phận đàn bà. 2.4. Chống phụ quyền Tinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI còn được thể hiện một cách sâu sắc qua thái độ chống chế độ phụ quyền, có thể hiểu một cách khái quát hơn đó là sự chống lại sự áp đặt, những định kiến về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội và trong mối quan hệ với đàn ông. Xóa bỏ sự đàn áp đối với người phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng giới trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Một khía cạnh khác về tiếng nói nữ quyền được Lý Lan khai thác là thái độ của phụ nữ đối với những sự trói buộc bởi bổn phận – thứ bổn phận được gán cho phụ nữ từ xưa đến na

Trang 1

MỞ ĐẦU

Văn học và một tiến trình luôn vận động và biến đổi không ngừng Ở mỗi giaiđoạn nhất định văn học luôn đạt được những thành tự nhất định và tạo dấu ấncho nèn văn học thời kì đó Xét riêng ở Việt Nam, thành tựu của văn học quacác thời kì có nhiều thay đổi, nếu như ở giai đoạn 1932 – 1945 là Thơ Mới;

1945 – 1975 là thơ và kí thì sau 1975 là sự lên ngôi của tiểu thuyết; đặc biệt làgiai đoạn sau đổi mới tiểu thuyết ngày càng chứng tỏ được sức ảnh hưởng của

“thể loại cái” của văn học với các khuynh hướng nổi trội, bao trùm lên các vấn

đề mới và cấp bách của con người hiện đại Tiểu thuyết Việt Nam đầu TK XXIlà sự cách tân triệt để trong xu thế hội nhập với văn học toàn cầu với việc ngấpnghé bước vào kĩ thuật viết hậu hiện đại, được gọi là tiểu thuyết Việt Nam hậuhiện đại Theo đó, tiểu thuyết xuất hiện với bốn khuynh hướng chính sau: Tiểuthuyết tân lịch sử; Tiểu thuyết hiện sinh; Tiểu thuyết tính dục và Tiểu thuyết nữquyền Trong đó, tiểu thuyết nữ quyền bắt nguồn từ tinh thần nữ quyền xuấthiện ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX và dần lên ngôi, trở thành mộtkhuynh hướng văn học nổi bật từ sau năm 1986 Đây là một bước đi tất yếu củavăn học bởi lẽ trong thời kì hội nhập, vấn đề về quyền phụ nữ ngày càng đượcquan tâm và trở thành chủ lưu trong dòng chảy chung của văn học ở các nướcphương Tây Điều này đã cuốn các tác giả nữ Việt Nam vào con đường cần phảiđưa vấn đề về quyền phụ nữ ra xem xét để từ đó hướng đến giải phóng phụ nữtrên nhiều phương diện Tiểu thuyết nữ quyền ở Việt Nam gắn với tên tuổi củanhững tác giả nữ như: Y Ban (Xuân Từ Chiều, Trò chơi hủy diệt cảm xúc); LýLan (Tiểu thuyết đàn bà); Đoàn Minh Phượng (Mưa ở kiếp sau); Võ Thị XuânHà (Trong nước giá lạnh) Mỗi tác giả, mỗi tác phẩm đều có những cách tiếpcận vấn đề nữ quyền khác nhau và tạo nên được chỗ đứng riêng cho dòng vănhọc này Có thể nói, tiếng nói nữ quyền là một làn sóng mới tạo nên diện mạocủa tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI

Trang 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TINH THẦN NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT

1.1 Vấn đề nữ quyền và văn học nữ quyền

1.1.1 Khái niệm “nữ quyền”

Khái niệm nữ quyền ( Feminism, women’s right) “gắn liền với hoạt độngchính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới Nóimột cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của ngườiphụ nữ Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòilại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới”.Đây là một trong những khái niệm tiến bộ, được phổ biến rộng trên phạm vitoàn thế giới

Ý thức về vấn đề nữ quyền đã được manh nha từ hàng ngàn năm trước,nhưng phải đến khi chủ nghĩa nữ quyền ra đời thì nữ quyền với tư cách là mộtkhái niệm mới chính thức xuất hiện và trình làng trước toàn thể xã hội trên thếgiới

1.1.2 Chủ nghĩa nữ quyền

Chủ nghĩa nữ quyền là “một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội bình đẳng cho phụ nữ”

Chủ nghĩa nữ quyền chính là sản phẩm của phong trào cách mạng tư sảncận đại, với bề dày lịch sử hơn 200 năm Có sự xuất hiện của chủ nghĩa này là

do sự bất bình đẳng về giới, vì nữ tính từ xưa đến nay luôn bị áp bức về chínhtrị, và luôn bị xã hội chèn ép, nhấn chìm, không có tiếng nói trong mọi mặt Vềkinh tế thì cam chịu nghèo khổ, phải chịu phụ thuộc vào đàn ông; về văn hóa bịnam tính tước đoạt; ngay cả trong vấn đề hôn nhân – gia đình phụ nữ cũngkhông có quyền định đoạt.Tất cả những điều này đã trở thành nguyên nhân làm

Trang 3

dấy lên các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người phụ nữ từ mô hình nhỏ chođến bùng phát dữ dội Tiêu biểu có thể kể đến là: cuộc đấu tranh ở Pháp vàotháng 10 năm 1789 một nhóm phụ nữ Paris xông thẳng vào trụ sở Quốc dân đạihội đòi quyền nam nữ bình đẳng là cuộc đấu tranh khởi đầu cho sự vùng lên củaphụ nữ; hay là sau đại chiến thế giới thứ 2 hàng loạt các nước trên thế giới đềuxác nhận nam nữ bình quyền trong Hiến pháp,

Chủ nghĩa nữ quyền là một hiện tượng hết sức phức tạp, mang tính lịch sử, dântộc và tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà vấn đề nữ quyền ở mỗi nơilại khác nhau Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển của chủ nghĩa nữquyền được chia làm ba làn sóng nữ quyền đó là:

Làn sóng nữ quyền thứ nhất (The first Wave of feminism) diễn ra vàocuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, đây là giai đoạn nổi bật với phong trào quyềnbầu cử của người phụ nữ Và ở giai đoạn các chị em phụ nữ còn đấu tranh đòicác quyền lợi khác như: Được tăng lương, được giảm giờ làm, được quyền thamgia nhiều ngành nghề khác nhau,

Làn sóng nữ quyền thứ 2 (The second Wave of feminism) đây là giaiđoạn vận động cho bình đẳng pháp lý và xã hội đối với phụ nữ Diễn ra từ 1918-1968, do nữ nhà văn sỹ Pháp Simone de Beauvoir khởi xướng với sự ra đời củatác phẩm Giới tính thứ hai (Le deuxième sexe/ The Second Sex) đây được xem

là “bản tuyên ngôn nữ quyền” Tác phẩm này chính là phát súng khởi đầu cho

làn sóng đấu tranh thứhai, đưa đến các phong trào đấu tranh chống lại những ápchế phi lí của nền văn hóa phụ quyền bấy lâu nay, phủ nhận những quyền lợihợp pháp của phụ nữ và đề xuất những biện pháp nhằm đẩy lùi sự bất bình đẳnggiới trong xã hội

Làn sóng nữ quyền thứ 3 (The third Wave of feminism) đây là sự tiếp nốivà phản ứng lại đối với những thất bại về mặt nhận thức của hai làn sóng nữquyền trước đó và được bắt đầu từ những năm 1990

Trang 4

Nhìn nhận từ sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền mà tiêu biểu là qua ba lànsóng đấu tranh ở từng thời kì đã cho thấy tôn chỉ của chủ nghĩa này là đấu tranhcho quyền lợi hợp pháp của người phụ nữ.

1.1.3 Phê bình nữ quyền

Phê bình nữ quyền (Feminist criticism) “Là một trường phái phê

bình văn học thoát thai từ phong trào chính trị xã hội, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ giới” Phê bình nữ quyền đã tiếp thu các tiền đề lý thuyết

như chủ nghĩa hiện sin, chủ nghĩa cấu trúc, và trong đó ba ngọn nguồn líthuyết quan trọng nhất là chủ nghĩa giải cấu trúc, phân tâm học và chủ nghĩaMarx

Phê bình nữ quyền chính là sản phẩm của chủ nghĩa nữ quyền hiện nay.Phong trào phê bình nữ quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX,nhưng bắt đầu thịnh hành vào cuối năm 1960 và đầu năm 1970 Trường pháiphê bình nữ quyền nỗ lực lý thuyết hóa các phong trào tranh đấu cho nữ quyềnrầm rộ trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ, mặt khác đưa ra những phát hiệntáo bạo về việc tìm hiểu bản sắc của nữ giới, xác định một thứ mỹ học riêng củanữ giới, Tác phẩm " Một căn phòng cho riêng mình" (1929) của Virginia Woolf được coi như " sách vỡ lòng " của phê bình nữ quyền, tác phẩm đã cho ta

thấy được tầm quan trọng của nữ quyền Và đặc biệt tác phẩm “Giới tính thứ hai” của Simone de Beauvoir đây được coi là tác phẩm đánh dấu sự hiện diện,

mở đầu chính thức thật sự cho phong trào phê bình nữ quyền Đây chính là tácphẩm kinh điển của chủ nghĩa nữ quyền, với sự phân tích về nhiều mặt bị ápbức và với những yêu cầu cao hơn về việc giải phóng phụ nữ, tác phẩm còn cótác dụng đẩy phong trào phụ nữ chuyển sang một giai đoạn mới.Và thông quatác phẩm của mình, nữ nhà văn Pháp đã kêu gọi các nhà văn sĩ khác hãy dùngngôn từ làm vũ khí đấu tranh chống lại sự khống chế của nam giới Hưởng ứng

Trang 5

tinh thần này, đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX hàng loạt bài viết ra đờiđánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ và tiếp diễn sôi nổi của phong trào phê bình nữquyền.

Phê bình nữ quyền tuy là một trường phái khá mới mẻ, nhưng đã pháttriển hết sức mạnh mẽ và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống tưtưởng nhân loại

1.1.4 Văn học nữ quyền và tiếng nói nữ quyền trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ XXI

Văn học nữ quyền là trường phái văn học chỉ do tác giả nữ sáng tạo ra làchính, các tác phẩm này lấy người phụ nữ làm trung tâm của tác phẩm văn học,nói về phụ nữ,phục vụ cho một ý kiến hay lí lẽ nào đó của phụ nữ Các tác phẩmtrong trường phái này như đều nhằm bộc lộ tư tưởng đấu tranh vì sự tự do, bìnhđẳng và quỳên lợi của người phụ nữ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, ngay cả vấn đề bị cấm kỵ như vấn đề tình dục Nó khẳng định nữ giới là

một cá nhân tự mình, cần sống cho mình, tự công nhận mình như đàn ông đang

sống, đang làm; thậm chí sống độc lập, tự chủ về mọi mặt và không cần đàn

ông, chứ không phải sống vì người khác, cho người khác, theo người khác, phục

vụ người khác, không thể sống mãi trong tư cách “là người đàn bà thực sự” như

đàn ông đã kiến tạo, ấn định hoặc đợi đàn ông thừa nhận, hợp thức hóa mà phải

là một “người đàn bà bình thường”.

Trước khi chủ nghĩa nữ quỳên thật sự ảnh hưởng đến nền văn học trước

ta, thì các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại cũng đã từng có dấu hiệumanh nha của tinh thần nữ quỳên như những sáng tác của Hồ Xuân Hương, bàHuyện Thanh Quan, song những biểu hiện phản kháng với những bất côngtrong xã hội đối với người phụ nữ trong văn học truyền thống còn yếu ớt.Những bước đi theo hướng này vẫn còn chưa dứt khoát, rõ ràng và vẫn còn bịkìm hãm về chế độ thời ấy nên tinh thần nữ quyền vẫn chưa được thể hiện ra

Trang 6

Phải trải qua một giai đoạn dài, nhất là từ sau năm 1986, khi đất nướcchính thức bước vào công cuộc đổi mới thì nữ quyền mới trở thành một vấn đềtrung tâm và tinh thần nữ quyền mới dần trở thành một khuynh hướng văn họcnổi bật ở Việt Nam, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI Đây chính là giai đoạn trỗidậy của hàng loạt các cây bút nữ, hàng loạt tác phẩm văn học nữ quyền trìnhlàng, có sự phát triển mạnh mẽ này là từ chính sự nhận thức về giá trị conngười, về quyền sống, quyền cá nhân và xu hướng toàn cầu hóa đã đem lạinhững cơ hội và thách thức cho người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Namnói riêng Đây cũng là một xu thế tất yếu của thời đại khi người phụ nữ trở

thành : “chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ”.

Ngoài ra, còn do khát vọng giải phóng phụ nữ trên nhiều phương diện, nênnhiều cây bút nữ Việt Nam đã quyết định khẳng định quyền của phụ nữ thôngqua văn chương Đây cũng chính là cơ sở để tinh thần nữ quyền mới thật sự trởthành một dòng văn học có chỗ đứng riêng trong văn học Việt Nam Những câybút nữ tài năng cho dòng văn học này có thể kể đến như : Võ Thị Xuân Hà, YBan, Dạ Ngân, Lý Lan, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Huệ, họ đã khám phánhững góc cạnh mới mẻ về người phụ nữ, chạm đến những ngõ ngách về đời tưngười phụ nữ từ chính cái nhìn của người phụ nữ để qua đó đấu tranh, đánh

thức cái quyền phụ nữ trong mỗi “người đàn bà bình thường”.

Đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết thì sự tác động của chủ nghĩa nữ quyền

cũng khá mạnh mẽ Sau 1986, các tiểu thuyết mang tiếng nói nữ quyền ra đời

rất nhiều, cứ hễ nhà văn nữ nào cầm bút thì ít hay nhiều các sáng tác đó đềumang cảm hứng nữ quyền và trong đó nhiều tác phẩm vang dội, đem lại nhiềugiá trị Nhưng phải nói là đầu thế kỉ XXI mới chính là giai đoạn ta ghi nhận sựbùng nổ mạnh mẽ của hàng loạt tiểu thuyết nữ quyền xoay quanh đè tài về bikịch đời tư của người phụ nữ sau chiến tranh, về những giá trị và quyền lợi,quyền bình đẳng của người phụ nữ Các biểu hiện ý thức về giá trị nữ giới;khẳng định cái tôi; khẳng định sự độc lập phụ nữ; công khai tuyên chiến đả phá

Trang 7

phụ quyền và tính dục nữ thể hiện cái bản ngã,sự chủ động trong tình dục chưabao giờ được quan tâm, khai thác nhiều và xoáy sâu, chạm tới cả những vùngkiêng kỵ như bây giờ cả Và chính sự đổi mới trong việc thay đổi mạnh mẽ về

tư duy, cách nhìn nhận và cách tân nghệ thuật của các tác phẩm tiểu thuyết

trong giai đoạn này, đã cho ta thấy được sự vươn mình, “làm mới” chính mình

không ngừng của tiểu thuyết Và ta còn thấy rằng tính dân chủ ngày càng đượcthể hiện rõ nét cho nên nền văn học cũng ngày càng đa sắc và mạnh mẽ hơn baogiờ nhờ tiếng nói nữ quyền Các tiểu thuyết tiêu biểu về tiếng nói nữ quyền

trong đầu thế kỉ XXI có thể kể đến như: Xuân Từ Chiều của Y Ban, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng,

1.2 Khái quát về tiểu thuyết Đàn Bà của Lý Lan – Tiểu thuyết gia đình

bé mọn của Dạ Ngân

1.2.1 Lý Lan và tiểu thuyết “Đàn bà”

1.2.1.1 Tác giả Lý Lan

Lý Lan (16/7/1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếngAnh của Việt Nam.Sinh ra ở huyện Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Mẹ của bàlà người Hoa, nên bà mang trong mình hai dòng máu Hoa Việt Hiện tại bà đangsinh sống tại Mỹ cùng chồng mình là Mart steward, một giáo sư người Mỹ

Thuở nhỏ, Lý Lan học ở trường làng tại Bình Dương khoảng một năm.Sau khi mẹ qua đời, bà theo cha về sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn Từ đó, cho đếnkhi học hết đại học bà đều học tại thành phố này, nên bà gắn bó rất sâu sắc vớimảnh đất Sài Gòn này vô cùng Đến mức bà đã đặt đựa cho một tập tùy bút của

mình là “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi”.

Lý Lan đến với văn chương từ chính niềm yêu thích của mình, mặc dùkhông thi đậu để trở thành sinh viên khoa văn, nhưng cô sinh viên khoa ngoại

Trang 8

ngữ vẫn chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê của mình, cô càng quyết tâm muốntrở thành nhà văn Từ 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ngoại ngữ ở trường Trung học

của một nhà văn chuyên nghiệp

Lý Lan có cơ ngơi Văn học khá đồ sộ và để lại nhiều tác phẩm có dấu ấn

và tiếng vang lớn trong giới Văn học Có thể kể đến như :Truyện dài đầu tay của Lý Lan năm 1978 Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát , năm Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ năm 1984, tập thơ Là Mình năm 2005 được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.Truyện ngắn con ma, đêm không chiến, Trong số đó, nổi bật hơn hết, tác phẩm Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan gây tiếng vang lớn trong giới văn học.

1.2.1.2 Tiểu thuyết “Đàn bà”

“Tiểu thuyết đàn bà” là một tiểu thuyết gồm 17 chương Trước đó

nó đã nằm im lìm suốt 16 năm trong chồng bản thảo của chị Tiểu thuyết được

Lý Lan viết năm 1992, khi đất nước còn chưa có những cái nhìn thông thoángnhư bây giờ Vì thế mà chị chưa cho xuất bản vì lo ngại thiếu nhận được sựđồng cảm của người đọc Cho đến khi Lý Lan nhận được suất học bổng đi Mỹđúng vào dịp xảy ra vụ khủng bố 11.9 và chị có cảm giác như là cuộc chiếntranh thế giới lần thứ 3 đang đến với những gì khủng khiếp mà cuộc chiến đãqua từ 30 năm trước như đang tái hiện Mãi đến năm 2001, khi sang Mỹ học,trong nỗi khắc khoải của một người xa sứ, Lý Lan đã viết lại cuốn sách Trongbối cảnh ấy, chị đã có một cái nhìn khách quan hơn, tỉnh táo hơn về vấn đề chịnhìn nhận khai thác về số phận người phụ nữ sau chiến tranh

Trang 9

Tiểu thuyết đàn bà xoay quanh viết về những nỗi niềm và thân phận củanhững người đàn bà trong cùng một dòng họ Tác phẩm chủ yếu xoay quanh 3nhân vật, ba thân phận đàn bà: Thoa, Liễu, Không Bé Những nhân vật phụ nữcó mặt trong tác phẩm đều là những số phận bất hạnh Cuộc sống của họ khôngcó lấy một ngày bình yên, trái tim của họ không có chỗ cho những tình cảmđầm ấm Những cảnh huống không ai muốn có như sự chia cắt, sự rủi ro, sự mất

mát gắn liền với những người đàn bà trong Tiểu thuyết đàn bà Với cuộc đời 

những nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của Lý Lan, hạnh phúc là một cái gì rất

xa xỉ vì nó không bao giờ đến với họ Vì thế mà Tiểu thuyết đàn bà toát lên một

tấm lòng nhân ái của tác giả Đó cũng là tình người, tình đồng bào trong cácmối quan hệ đan xen giữa các tuyến nhân vật mà Lý Lan đã dựng nên một cáchkhá nhẹ nhàng trong tác phẩm

1.2.2 Dạ Ngân và tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”

1.2.2.1 Tác giả Dạ Ngân

Dạ Ngân tên thật là Lê Hồng Nga (6-2- 1952), bút danh khác là LêLong Mỹ, Dạ Hương Họ Quê quán là ở Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu Giang DạNgân sinh ra trong một gia đình kháng chến bị Mỹ - Ngụy bẳ đày ra Côn Đảovà chết trong xà lim của chúng Vì vậy mấy chị của bà đều có điều kiện thamgia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trả thù cho cha

Năm 1966 (14 tuổi) Dạ Ngan tham gia kháng chiến ở ban Thông tấn bápchí tỉnh Cần thơ, tại đây bà bắt đầu viết tin, làm báo Từ năm 1966 đến tháng4/1975 bà tham gia kháng chiến chống Mỹ Năm 1978, bà đặt bút viết nêntruyện ngắn đầu tay của mình, đến đầu năm 1982, lần đầu một truyện ngắn củabà được in trên tuần báo Văn Nghệ của Hội nhà văn và tháng tư năm đó Năm

1987, Dạ Ngân được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, đây chính là cột mốcđánh dấu con đường tác nghiệp văn chương thật sự của bà

Trang 10

Năm 1993 bà đi học đại học trường Viết văn Nguyễn Du Làm việc chobáo Văn nghệ từ 1995 đến nay; Trưởng Ban văn xuôi của tuần báo Văn Nghệ từnăm 2005 đến năm 2008 Hiện nghỉ hưu tại cư xá Thanh Đa - TP Hồ Chí Minh.

Dạ Ngân nổi tiếng với cơ ngơi văn học đô sộ, đi liền với đó là các tác

phẩm : Quãng đời ấm áp - tập truyện – 1986, Ngày của một đời - tiểu thuyết –

1989, Ngày của một đời - tiểu thuyết – 1989, Con chó và vụ ly hôn - tập truyện –1990, Cõi nhà - tập truyện – 1993, Mẹ mèo - truyện dài thiếu nhi – 1992, Dạ Ngân - truyện ngắn chọn lọc - tập truyện – 1995, Mùa đốt đồng - tập tản văn –

2000, Lục bình mải miết - tập ký – 2002, Nhìn từ phía khác - tập truyện – 2002, Đặc biệt là tiểu thuyết Gia đình bé mọn năm 2005 là một trong tác phẩm

ghi dấu ấn thành công trong sự nghiệp của bà

1.2.2.2 Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”

Tiểu thuyết gia đình bé mọn ra đời vào tháng 7 năm 2005, tácphẩm gồm hai trăm chín mươi lăm trang xoay quanh cuộc đời và số phận củanữ nhà văn Mỹ Tiệp, vốn là người miền tây có nhan sắc, đầy cá tính, có khátvọng mãnh liệt trong tình yêu và mưu cầu hạnh phúc Cuộc chiến tranh chống

Mỹ ác liệt đã dàn xếp cuộc hôn nhân giữa cô với anh chồng Hai Tuyên, một conngười chỉ biết cương vị phó phòng tuyên truyền, là một kẻ lạnh lùng, vô tâm bỏmặc vợ nằm trong phòng phụ sản một mình Càng sống với Tuyên nỗi đau trongTiệp ngày càng tăng lên, sự không tương hợp giữa cô với Tuyên càng ngày cànglộ diện Và Tiệp cũng không thể chấp nhận người chồng không đùa giỡn vớicon nhưng lại “thích săm sắn với lũ heo”, không hoà hợp được với người chồngcoi công danh là mục đích phấn đấu và bắt vợ phải đồng hành với mình trên conđường chính trị “lên nữa, lên mãi” Vì thế Tiệp đã quyết tâm từ bỏ vỏ bọc hàonhoáng về mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm đến hạnh phúc thực sự mà trái timmình mong muốn Sự xuất hiện của anh nhà báo từ thành phố lớn, khiến Tiệpnhanh chóng rơi vào một tình yêu đơn phương mà dịu ngọt Sau những cuộc

Trang 11

tình chớp nhoáng, đầy tinh thần dâng hiến của Tiệp, “chú công” bỏ về thànhphố, để lại cho Tiệp bao điều tai tiếng và cuộc hôn nhân sắp tan vỡ Phải đếnkhi Đính - nhà văn người xứ Nghệ, sống và viết tại Hà Nội xuất hiện và chi phốicuộc sống của Tiệp thì hành trình kiếm tìm hạnh phúc thực sự trỗi dậy Nhưngtình yêu của họ lại gặp phải quá nhiều ngăn trở Hành trình gần hai mươi nămtrời khổ cực, có niềm vui sướng, có hạnh phúc khi được sống bên người yêunhưng cũng có nỗi buồn, cũng có đầy nước mắt chua xót khi phải đối mặt vớisự ruồng bỏ của dòng tộc, sự khinh khi của bạn bè, những phong ba, bão táp củagiới chức quyền trong tỉnh,…và nhất là sự giằng xé đau đớn giữa một bên làtình mẫu tử, một bên là tình yêu cá nhân Tất cả đã khiến cho Tiệp phải trải quabao nhiêu khổ đau mới tìm được bến bờ hạnh phúc trọn vẹn với người yêu Mốitình dai dẳng gần hai mươi năm trời, những cay đắng tủi nhục, niềm hạnh phúcmong manh, dễ vỡ, những gi ằng xé ghê gớm trong nội tâm nhân vật khi phải tựđấu tranh, tự vượt qua nghịch lý lựa chọn giữa một bên là gia đình với một bênlà tình yêu hạnh phúc đích thực đã tạo dấu ấn đậm nét cho tác phẩm.

Trang 12

CHƯƠNG 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẾ KỈ XXI

(Khảo sát “tiểu thuyết đàn bà” của Lý Lan và “gia đình bé mọn” của Dạ Ngân)

2.1 Số phận bất hạnh của người phụ nữ

Văn học nữ quyền hướng đến đi tìm những giá trị thiết thực cho ngườiphụ nữ, là tiếng nói của thời đại mà người phụ nữ đang đi tìm giá trị thực củachính mình trên mọi phương diện của đời sống xã hội Giữa dòng đời nhiều khókhăn, người phụ nữ đối đầu với mọi thứ, với nỗi cô đơn, với những sự lựa chọnhay với những lời nói mỉa mai, đắng cay của người đời dành cho số phận củamình Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học mang tínhnữ quyền đầu thế kỉ XXI đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng sự đồngcảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ Cuộc sống của họ luôn chịunhững thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh, bởi họ sống trong một chế độ phong

kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu Chỉ trong hai tác phẩm Gia đình bé mọn và Tiểu thuyết đàn bà, chúng tôi đã thấy hiện lên rất nhiều những số phận

khác nhau, những hoàn cảnh trớ trêu khác nhau và đó chính là nguồn cơn để họquyết định đi tìm cho mình những con đường giải thoát, những cách tìm hạnhphúc của riêng họ

Đó là số phận long đong trước dòng họ, trước những quy chuẩn đạo đức

khắc khe mà nữ nhà văn Mỹ Tiệp trong Gia đình bé mọn phải gánh chịu Ở

Tiệp, ta thấy nàng thật bất hạnh khi phải chịu đựng nỗi đau trong tinh thần đếntừ phía dư luận, những lời bàn luận ác ý nhưng ta thấy rằng, Tiệp là một người

phụ nữ cam chịu rất giỏi Đọc Gia đình bé mọn ta mới thấy được quá trình đi

đến một hạnh phúc không phải là một con đường bằng phẳng mà chỉ cần nhắmmắt là ta có thể tưởng tượng ra ngay, đó là những bước chân trĩu nặng mangchiều kích của xã hội và gia đình, của kẻ lạ và người thân, người mà ta dành yêuthương Quá trình hạnh phúc của Tiệp là sự truân chuyên trong cả cuộc đời, là

Trang 13

những bước chân gian khổ khi nàng có đến ba gia đình trong suốt chuyến hànhtrình của mình Gia đình đầu tiên chính là gia đình mà Tiệp đã sinh ra và lớn lêntừ đó, gia đình của những người đàn bà góa chồng hoặc không chồng, cái giađình luôn phải gồng mình lên để gánh chịu nỗi bất hạnh và cả sự kiêu hãnh củamột mái nhà thiếu hơi ấm người đàn ông Gia đình thứ hai được gọi là “gia đìnhhạt nhân”, gia đình mà Tiệp và người chồng tên Tuyên là những vật liệu xâydựng tỏ ra đã chẳng có chút kết dính nào ở những phẩm chất nhân tính cơ bản,

để rồi tan vỡ là kết cục tất yếu của cuộc hôn nhân không có ràng buộc, không cónhững yêu thương Đích đến chính là mái ấm hạnh phúc của Tiệp cùng “gã” nhàvăn lãng tử có tên Đính, người đã cùng Tiệp đi qua cái “đích lịch trình khổ nạn”là 11 năm yêu đương trong cảnh người Bắc kẻ Nam, trong cái nghèo đói đángrùng mình của một thời bao cấp, trong cả những điều tiếng tàn nhẫn của dư luận

xã hội, đây được xem như là “tập hai” trong “lịch sử đời sống vợ chồng”, làđích đến hạnh phúc Tiệp đã gian khổ đi tìm Để có được gia đình lý tưởng củamình, Tiệp đã phải chịu nhiều trả giá: trước hết là sự từ bỏ - có giấy trắng mựcđen làm chứng - từ những người đàn bà góa ở gia đình 1; tiếp đến là sự lên án,công kích và xa lánh của bộ phận xã hội còn giữ khư khư thứ luân lý cổ hủ; vàsau cùng, nặng nề hơn hết, là sự dằn vặt tự bản thân Tiệp – khi mà nàng luônphải cân nhắc giữa tình mẫu tử (với 2 đứa con của gia đình 2) và tình yêu đôilứa (với Đính, người đàn ông của số phận nàng) Vượt lên trên tất cả những cáiđó, bao giờ Tiệp cũng cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo lái conthuyền cuộc đời mình, một kiểu phụ nữ kiên nhẫn tới mức “lì lợm” để sống thậtvà sống đẹp với chính nhu cầu tinh thần của mình Và ở phương diện này, phảichăng “Gia đình bé mọn” chính là thiên tiểu thuyết tiếp tục cái mạch mà tiểuthuyết cổ điển thế kỷ 19 rất hứng thú: khẳng định cá nhân, ca ngợi những conngười dám đương đầu với tất cả để bảo vệ hạnh phúc, bảo vệ phẩm giá củamình Kết thúc chiến tranh mà người ta ngỡ ngàng như chiêm bao, như khôngphải sự thật Những tưởng “thế là một yên ổn, trọn vẹn”, nhưng ngay lập tức

Trang 14

Tiệp phải đương đầu với một cuộc chiến tranh mới còn “tàn khốc hơn cuộc sốngchiến đã lấy đi tuổi thanh xuân của nàng” Cuộc chiến chống lại cái xấu xa, bỉ ổimà “đại biểu xuất sắc” trước hết là chồng nàng: Tuyên Người chồng mà nàngkhông sao hiểu lần nào đưa vợ đi làm kế hoạch cũng chỉ dừng xe ở cổng bệnhviện rồi ngay lập tức đến cơ quan mặc cho vợ “một mình chiến đấu với mọicông đoạn” Cả hai lần Tiệp sinh con Tuyên đều không có mặt chỉ vì đang tronggiờ công sở Với vợ đã vậy, với con Tuyên càng vô tâm và dửng dưng khôngkém: “Chồng nàng ít khi giỡn với con, chưa bao giờ anh tung Vĩnh Chuyên lênhay để nó ngồi trên vai như những người đàn ông sung sướng với con trai, trongkhi đó anh rất săm sắn với lũ heo vì nó đem lại niềm hạnh phúc thực tế” Quantrọng hơn đối với anh ta là cái chức phó phòng tuyên truyền của ban và mộttương lai mơ ước là trưởng phòng rồi lên nữa, lên mãi Với người chồng “thuộcnhóm máu cá” ấy, cuộc sống của Tiệp dù có vá víu đến thế nào cũng khôngtránh khỏi những lỗ thủng cứ ngày một rộng mãi Trái tim khao khát tình yêu vàtự do của Tiệp cứ lên tiếng đòi giải phóng Và thế là: “Nàng đã dấn lên, nàngđâu có chờ con vào đại học, nàng đã ra khỏi cái nhà ấy vì cuộc sống lâu dài củamình với cái rơ moóc các con, lúc đó nàng đâu có thấy Đính, thậm chí anh đãmuốn hẹn nàng ở kiếp sau, Đính xa vời, mất hút, nhưng nàng vẫn cứ bước đi vìchính mình, phía trước” Chối bỏ cuộc hôn nhân ấy, Tiệp chẳng những từ chốiluôn cả những quy hoạch, dự nguồn của tổ chức với mình, nàng còn phải chịuđựng bao nhiêu sự gièm pha của xã hội, thậm chí cả “roi vọt” của giới chứctrong tỉnh Nhưng tất cả những điều ấy, Tiệp không phải bận tâm nhiều Khókhăn hơn đối với Tiệp là những trì kéo của gia tộc Tiệp là ngôi sao của dònghọ Cuộc hôn nhân của Tiệp không được phép chỉ sống một mình Bởi vì “vòngvây của nàng là những bà goá, cô goá, má goá, chị goá, cô út cũng goá, bốn bứctường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải ngay lập tức quên tuổi trẻ và vàkhát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗibất hạnh của những người goá bụa” Dù vậy, nàng vẫn quyết tâm đi con đường

Trang 15

mình chọn bởi khác những người phụ nữ goá bụa trong gia đình, Tiệp là mộtnhà văn mà trái tim lúc nào cũng cần dào dạt để sống và để viết Dạ Ngân đãkhắc hoạ nhân vật trung tâm - Tiệp hiện lên với bao nỗi bất hạnh mà lẽ ra Tiệplà một người đáng để thừa hưởng hạnh phúc

Còn trong Tiểu thuyết đàn bà thì Lý Lan đã vẽ nên một bức tranh với

những gương mặt phụ nữ chịu những tấn bi kịch, mỗi người mỗi khác nhưng lạikết nối thành một sợi dây quyện chặt vào nhau, thông cảm và giúp đỡ nhaubước qua những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến Đó là số phận kémmay mắn của 4 thế hệ đàn bà trong một gia đình Bắt đầu từ bà ngoại - mộtngười đàn bà không tên đã sống gần một thế kỷ cuộc đời nhưng chưa từng cóngày vui vì phải lo lắng cho 10 người con Rồi đến những cô con gái, mỗi ngườimột số phận, nhưng mẫu số chung là không một ai có hạnh phúc trọn vẹn Đếnđời cháu ngoại cũng không thoát khỏi, Đen theo các cậu đi làm cách mạng rồimất tích, Thoa là một trong những nhân vật chính của tác phẩm Chị từng sốngtrong những khốc liệt của chiến tranh và bị đi tù ở Côn Đảo khi chưa hoànthành nhiệm vụ cách mạng giao Ở thời hậu chiến Thoa vẫn không thoát khỏinổi ám ảnh của chiến tranh, những ký ức thời chiến vẫn không uông tha chị,khiến chị luôn phải vật vã, trăn trở với thời hiện tại Liễu lấy phải một ngườichồng nhu nhược, mẹ chồng đối xử hà khắc buộc phải xa đứa con gái chưa đầy

8 tháng tuổi, rời khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng Không Bé – người concủa Liễu tưởng chừng sẽ có cuộc sống viên mãn hơn khi được lấy chồng ngoạiquốc Nào ngờ số phận lênh đênh vẫn đi theo người phụ nữ tới đời thứ 4, côsống cô đơn nơi đất khách quê người, lạ lẫm với những khác biệt văn hóa và lạclõng trong chính ngôi nhà của mình Chiến tranh được phản ánh một cách toàndiện, đa chiều song hành cùng với tinh thần nữ quyền khá sâu sắc, đó chính lànhững phương diện nội dung làm nên giá trị nhân vật Sự tác động của chiếntranh đến số phận con người thể hiện qua thân phận và nỗi đau của những ngườiphụ nữ được phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hơn bao giờ hết Vì thế,

Trang 16

tiếng nói nữ quyền cất lên từ những trang viết về chiếc tranh có sức lay động

mạnh mẽ, chan chứa tinh thần nhân văn cao đẹp Mỗi người phụ nữ trong Tiểu thuyết đàn bà đều mang một số phận riêng nhưng họ có mẫu số chung là hạnh

phúc viên mãn không đến được với họ Đó cũng là một cách thể hiện ý thức nữquyền, một thái độ thẳng thắn để nói lên tiếng nói của chính giới mình Đóchính là tiếng nói tri ân thể hiện sự cảm thông sâu sắc dành cho giới mình

Cái nhìn về số phận của mỗi nhà văn là khác nhau, song những nữ nhàvăn đầu thế kỉ XXI khi viết về đề tài nữ quyền như Lý Lan hay Dạ Ngân, dườngnhư đã xoáy sâu vào cái khổ của đời sống tinh thần của người phụ nữ Mỗi gócnhìn khác nhau đem đến cho người đọc cách cảm nhận khác nhau để từ đó,người đọc mới thấy được những động cơ tác động đến sự vùng dậy cũng như sựlì lợm, sắt đá trong bản lĩnh của những người phụ nữ bất hạnh

2.2 Ý thức về giá trị bản thân

Một phương diện biểu hiện cần phải chú trọng trong quá trình làm rõ vềtinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đó chính là hìnhảnh của những người phụ nữ luôn có nhận thức đúng đắn và ý thức sâu sắc vềgiá trị của bản thân trong mối quan hệ với cuộc đời và với mọi người xungquanh Các nhà văn nữ đã khai thác, đã xây dựng nên những nhân vật nữ có ýthức rất cao về vai trò, về ý nghĩa tồn tại, vị trí của thân phận nữ giới trong đờisống xã hội Họ là những người phụ nữ độc lập, họ có ý thức, có ý chí, có quyền

cá nhân và họ dám khẳng định cái tôi trước xã hội

Đọc tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan ta có thể bắt gặp những nhân vật nữđầy mạnh mẽ, quyết liệt, luôn sẵn sàng đối diện với mọi vấn đề, họ như bước từđời thực vào trang sách vậy Một cô Không Bé dám thẳng thắn với cảm xúc củamình, dám thể hiện cái tôi đầy tổn thương của mình khi bị chính người chồngmình chà đạp: “Tại sao tôi phải câm miệng lại? Tại sao tôi phải ra vẻ yêu kínhmột kẻ lang chạ, ích kỷ, dối trá?” Không Bé đã ý thức được giá trị của mình, tại

Trang 17

sao cô lại phải nhẫn nhịn, phải chấp nhận xuống nước trong khi người sai lại làmột tên chồng khốn đản chứ! Chính vì vậy bây giờ cô mặc kệ cái tư cách mộtngười vợ hiền lành, nhún nhường truyền thống trước đó cô đã từng cư xử vớichồng mà sẵn sàng quay lại chất vấn, hét to, thể hiện cái thái độ bất cần đầygiận dữ và đáp trả tất cả sự sĩ nhục của người chồng đối với mình Những lời lẽtụi tĩu, đay nghiến lần lượt từ miệng Không Bé vung ra : “Xúc phạm cái đéo gì!Tôi ghê tởm anh.” Hay khi nghe chồng miệt thị phụ nữ Việt Nam, cô đã némthẳng cái ly nước vào mặt Ted và hét lên: “Tôi ngu, lấy phải anh Nhưng khôngphải anh đéo được tôi thì anh có quyền miệt thị chị em tôi” Hay dì Thoa, mộtngười phụ nữ luôn độc lập trong tư duy, luôn giữ cho mình những tư tưởngquan niệm riêng, một sự tách biệt cá thể: “Thoa luôn mang cảm giác không thểhòa nhập với đám đông”.Cả một đời dì Thoa đã đem những tư tưởng, sự từngtrải cá nhân vào soi rọi các trang văn tiểu thuyết của mình, dù cuốn sách đã viếtgiúp Thoa tạo được danh phận nhà văn, nhưng bà luôn ý thức rằng như vậy vẫnchưa đủ, chưa thỏa mãn được khát vọng của bản thân, Thoa vẫn tiếp tục hànhtrình khám phá, nói lên tiếng nói của bản thể mình thông qua các cuốn tiểuthuyết của bà Ta thấy, các nhân vật nữ đều có những tư tưởng – những quanniệm riêng để bảo vệ, để theo đuổi và chỉ cần bất kì ai xâm phạm vào nhữnglãnh địa này họ không ngần ngại đáp trả lại Và để thể hiện rõ được góc cạnhnày ở các nhân vật nữ của mình, Lý Lan đã tài tình sử dụng nghệ thuật kháchquan hoá trong quá trình trần thuật.

Và nhân vật Không Bé, dì Thoa họ đại diện cho những người phụ nữngày nay, họ là một chủ thể tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ai, có quyền tự

do lựa chọn, tự quyết và tự chịu trách nhiệm bởi sự lựa chọn của mình Trướcsự tệ bạc, giả dối của người chồng cô nhận đã ra rất nhiều thứ, đã đến lúc cô nênhành động theo những gì mình cần hành động chứ không phải ngồi đó “gàokhóc một mình trong đêm vắng” chờ đợi sự một sự quan tâm, hỏi thăm vô íchcủa người chồng Đứng trước làn ranh đó, cô không suy nghĩ nhiều nữa mà dứt

Trang 18

khoát đưa ra quyết định trở về Việt Nam, cô mặc kệ mọi chuyện sẽ xảy đến vìbây giờ với Không Bé điều quan trọng nhất chỉ có một chữ là “mẹ” Tất cả sựlựa chọn của Không Bé đã giúp cô dần dỡ bỏ cái rào cản để đạt đến sự tự do,độc lập cho bản thân mình Để xây dựng được một Không Bé, một dì Thoa nhưvậy thì Lý Lan còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như nghệ thuật xâydựng tình huống, bằng cách đặt nhân vật vào những tình huống có tính thửthách, những tình huống mà nếu nhân vật lựa chọn, hành động, phát ngôn, thìtính chủ thể con người bộc lộ rõ nét.

Trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân, Mỹ Tiệp cũng là mộtnhà văn luôn ý thức rất cao về những hành vi, lời nói và trách nhiệm của mình.Trước hết, ta thấy rất rõ sự ý thức của cô trong cuộc tình với Đính, hơn ai hết,

cô hiểu rằng mối tình của mình là nỗi xấu hổ của dòng họ, với một gia đình luônđặt danh dự lên trên hết thì việc cô ngoại tình với một người đàn ông chẳngkhác nào cô là một tội đồ, một kẻ phải chịu sự khinh miệt, chê cười và ghét bỏcủa mọi người như một lẽ bình thường mà mình phải nhận lấy Qua đó chothấy, cô đã rất ý thức về tình cảnh mà mình đang đối mặt và phải chịu đựngtrong những quãng thời gian tiếp theo

Mỹ Tiệp hoài nghi và có sự nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp của chínhmình, cô thấy rằng "Công việc viết lách của mình thật dị thường, những suynghiệm của mình thật phù phiếm, những việc khiến mình đau khổ hoặc khátthèm thật vô bổ những bài báo của nàng còn có thể hiểu được, thứ văn chươngmà nàng lọm cọm hàng đêm kia thật đáng hoài nghi vì nó không có hình thù,không có quyền lợi, suy ra nó hư vô và không quan trọng" Không phải ai cũng

đủ lí trí để nhìn nhận những mặt tiêu cực trong công việc của mình, Mỹ Tiệpnhận thức được những mặt trái đó, song thực tế cuộc sống mưu sinh buộc côphải chấp nhận những điều vô ích, vô bổ đó

Trong cách cư xử với những người thân trong gia đình, mặc dù bị mọi ngườitra khảo, gay gắt và giận dữ nhưng Mỹ Tiệp lại ứng xử một cách rất ôn tồn,

Ngày đăng: 03/02/2018, 06:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w