1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

TIẾP CẬN VĂN HỌC VIỆT NAM THEO PHÊ BÌNH TIỂU SỬ HỌC

18 482 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 45,03 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 a. Nguồn gốc 3 b. Đặc điểm 4 2. Tiếp cận văn học Việt Nam theo lối phê bình tiểu sử học 6 3. Nhìn nhận về phê bình tiểu sử 12 a. Tích cực 12 b. Tiêu cực 12 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16   MỞ ĐẦU Trên thế giới người ta nói thể kỉ XX là “thế kỉ của phê bình văn học”. Nhận định ấy cũng đúng với Việt Nam, bởi chỉ vào thế kỉ XX Việt Nam mới có phê bình văn học theo nghĩa hiện đại. Song số phận phê bình văn học Việt Nam thì hẩm hiu hơn nhiều. Nhận định nêu trên về phê bình văn học thế giới quả không ngoa: bởi vì ngay từ đầu thế kỉ đã lần lượt nảy sịnh các trào lưu phê bình văn học liên tục đan xen, thay thế nhau. Nào chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới, phân tâm học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, giải cấu trúc, chủ nghĩa tân lịch sử, thi pháp học, phong cách học, diễn ngôn học, tu từ học… Các khuynh hướng cạnh tranh nhau, bổ sung nhau làm cho các vấn đề văn học ngày càng được sáng tỏ, khắc phục dần các nhận thức ấu trĩ siêu hình. Song ở Việt Nam thì không thế. Vừa mới hình thành chưa lâu trước năm 1945, nhà phê bình chưa kịp tự ý thúc về mình và nghề mình thì sau đó gần hết nửa thế kỉ còn lại phê bình văn học Việt Nam buộc phải đi vào hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, chống ý thức hệ đối kháng. Do hoàn cảnh lịch sử và định hướng ý thức hệ phê bình văn học của Việt Nam hầu như trở thành một ốc đảo, chúng ta chỉ biết có chủ nghĩa Mác theo phiên bản các nước xã hội chủ nghĩa, mà hầu như không biết gì về các trào lưu khác trên thế giới, tách xa các trào lưu ấy như nước với lửa. Chỉ từ năm 1986, đúng hơn từ năm 1995 do mở của hội nhập với các nước trên thế giới, ta mới có ít nhiều đổi thay trong giao lưu văn học, phê bình, song do theo định hướng lấy chủ nghĩa Mác Lenin làm nền tảng, các tư tưởng khác hầu như đều ở vào địa vị bất hợp pháp, bất bình đẳng, ngoại biên, bị coi là phi chính thống. Chính vì vậy mà đã gần 40 năm lí luận phê bình văn học chúng ta tiến bộ rất chậm chạp. Tuy vậy, với đường lối văn nghệ ngày càng có phần cởi mở, phê bình văn học Việt Nam cũng dần dần hình thành các khuynh hướng phê bình của mình. Các khuynh hướng này không phải là sự sao chép trào lưu phê bình văn học nước ngoài mà hình thành trong ngữ cảnh Việt Nam, phụ thuộc vào trình độ tự thức nhận của nền văn học. Cùng với các khuynh hướng lí thuyết là các tiêu chuẩn giá trị khác nhau, sự đánh giá khác nhau tạo nên một bức tranh đa sắc, nhiều chiều, nhất là đối với tác phẩm đương đại. Trong công cuộc chuyển mình của văn học theo hướng hiện đại đầy ý nghĩa, giá trị của văn học chưa có được tọa độ ổn định. Nhiệm vụ của phê bình không chỉ là diễn giải ý nghĩa tác phẩm, mà còn là xếp hạng, định vị các giá trị văn học, phân vạch các khuynh hướng hầu như chưa có điều kiện thực hiện đối với văn học đương đại. Các cách xếp hạng hiện thời khó tránh khỏi tính tạm thời. Trong bài này chúng tôi đề cập đến phê bình tiểu sử. 1. Phê bình tiểu sử học a. Nguồn gốc Thời đại Mới mở ra với sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Mỹ học lãng mạn đề cao con người tác giả như là một chủ thể sáng tạo, một nguồn gốc quan trọng của tác phẩm. Bởi vậy, việc tìm hiểu tác giả để biết tác phẩm được coi là một cách làm khoa học. Từ đó, phương pháp tiểu sử học ra đời. Bên cạnh những quan niệm văn học và lối phê bình truyền thống vẫn còn có mặt trên sách báo, lúc này dưới ảnh hưởng của văn hóa, học thuật Pháp, ở ta dần hình thành những quan niệm và phương pháp phê bình mới có đặc tính khách quan khoa học, đối lập với chủ quan, siêu hình. Một trong số đó là lối phê bình vẫn được gọi là “tiểu sử học”, tức là giải thích các đặc tính, phong cách văn học dựa trên sự khảo sát tiểu sử của nhà văn. Ở phương Tây Phê bình tiểu sử học hình thành ở châu Âu vào nửa đầu thế kỉ XIX cùng với tên tuổi của Sainte Beuve (18041869). Nó ra đời như là sự chống lại mĩ học của Aristote, coi cái đẹp là sự mô phỏng: mô phỏng tự nhiên, mô phỏng hiện thực và mô phỏng những trước tác mẫu mực. Thời Đại Mới với sự phát triển cao của ý thức cá nhân, đặc biệt là cá nhân lãng mạn, đã hết sức quan tâm đến chủ thể sáng tạo. Một con người cá nhân cụ thể nào đó là kẻ sáng tạo đích thực ra văn chương. Tác phẩm, xét cho cùng, là một thứ con đẻ của nhà văn thì nó phải in dấu những đặc điểm của người làm ra nó, như khí chất, tính tình, thiên hướng, tư tưởng, giáo dục… Sainte Beuve đã tìm hiểu tác phẩm qua việc nghiên cứu tác giả, đúng hơn là chân dung tâm lí tác giả. Theo Sainte Beuve, để hiểu tác phẩm, trước hết cần hiểu về nhân cách của nhà văn: “Tôi có thể thưởng thức một tác phẩm, ông khẳng định, nhưng tôi khó mà phán xét một cách độc lập sự nhận biết về chính con người anh ta nhà văn; và tôi sẽ sẵn sàng nói rằng: cây nào quả nấy. Nghiên cứu văn học đương nhiên sẽ dẫn đến nghiên cứu về đạo đức”. Ông quan niệm phê bình phải đồng nhất với tác giả: “Phê bình đối với tôi là hóa thân: tôi cố gắng biến vào nhân vật mà tôi tái hiện” theo lối quyết định luận cá nhân (Những ngày Thứ hai Mới, 18631870) 1,6. Như vậy theo quan niệm của Sainte Beuve cha đẻ của phương pháp phê bình tiểu sử học, tìm hiểu tác phẩm là sự giải thích các đặc tính, phong cách văn học dựa trên sự khảo sát tiểu sử nhà văn, cụ thể là tìm hiểu con người nhà văn: dòng dõi, thân hữu, môi trường sống và sáng tác, quan điểm tư tưởng và nghệ thuật… Ở Việt Nam Phương pháp phê bình tiểu sử có ảnh hưởng lớn đến phê bình văn học ở Việt Nam. Phê bình tiểu sử đến Việt Nam vào đầu TK XX có ảnh hưởng từ phê bình tiểu sử xuất hiện ở Pháp, khi gặp truyền thống thưởng thức nghệ thuật bản địa và truyền thống thưởng thức nghệ thuật phương Đông đã trở thành hậu thuẫn cho Phê bình tiểu sử. Từ lâu trong hệ thống văn học, chúng ta đã chú ý đến mối quan hệ tác giả tác phẩm, trong đó tác giả là yếu tố chủ đạo, bởi thi dĩ ngôn chí. Người đầu tiên áp dụng phương pháp phê bình tiểu sử ở Việt Nam là Trần Thanh Mại với tác phẩm “Trông dòng sông Vị” (1936) và “Hàn Mặc Tử” (1941). Sau 1945, tuy vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng, nhưng phương pháp này không còn được sử dụng một cách thuần nhất nữa mà thường hoà lẫn với một cách tiếp cận khác đã trở thành chủ đạo là phương pháp xã hội học. b. Đặc điểm Mục đích của phê bình tiểu sử học là nhằm cắt nghĩa sáng tác văn học bằng các chứng liệu là những sự kiện trong đời sống và tinh thần của thi nhân mà nhà phê bìnhTrần Thanh Mại đã khẳng định rằng: “không rõ thấu hết những cái vặt vãnh thắc mắc trong đời một nhà thi sĩ thì không sao hiểu hết được thơ của người ấy”. Các nhà Phê bình tiểu sử trong quá trình cắt nghĩa tác phẩm văn học thường chú ý đến ba vấn đề chính: hoàn cảnh gia đình – cá nhân – quan hệ của nhà văn trong quá trình trở thành nhân cách độc lập (bạn bè, vợ con, người tình), bởi đây là lựa chọn bộc lộ bản ngã của họ, những nhân tố ảnh hưởng như tiền bạc, tôn giáo, bệnh tật, những bước ngoặt trong cuộc sống riêng tư, với nhà phê bình tiểu sử đây là những dữ liệu hết sức quan trọng để tìm ra được sự tương đồng giữa tiểu sử và tác phẩm, coi tiểu sử là một động cơ tạo nên tác phẩm. Trong ba mối quan hệ: tác giả tác phẩm người đọc, phê bình tiểu sử chú trọng đến mối quan hệ tác giả tác phẩm, coi tác giả là yếu tố quy định tác phẩm theo nguyên lý nhân quả. Bởi thế, biết được tác giả là ai thì có thể biết được tác phẩm thế nào bằng con đường loại suy. Phê bình tiểu sử, vì thế, lấy tác giả làm tính thứ nhất. Nhìn chung, phương pháp phê bình tiểu sử học có một số đặc điểm như sau: Xét tác phẩm qua thân thế nhà văn Theo Lê Thanh, “giáo dục học vấn và thiên hướng văn học” là một trong những khía cạnh đáng quan tâm trong đời sống nhà văn. Học vấn và năng khiếu của nhà văn được Lê Thanh coi là những yếu tố rất quan trọng làm nên sự nghiệp văn học của một người. Tác phẩm văn học được ông hiểu như một sáng tạo phẩm duy nhất của một nhà văn cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể khách quan. Bộ sưu tập tiểu sử (đời sống và tâm sự) của nhà văn càng đầy đủ thì càng cho phép hiểu rõ hơn tác phẩm. Đối với Trần Thanh Mại thơ là tiểu sử của nhà thơ và phê bình chính là sự phóng chiếu cuộc đời nhà thơ vào sáng tác thơ ca của nhà thơ ấy. Thơ ca vì đó mà được lí giải bởi những tình huống cuộc đời nhà văn và rộng hơn trong một không thời gian cụ thể của lịch sử. Tôn chỉ và lí thuyết sáng tác của nhà văn Văn chương là đời sống tinh thần của con người. Đằng sau mỗi tác phẩm là một thế giới tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ rất riêng của tác giả. Chú ý đến mối quan hệ giữa tác phẩm và tôn chỉ sáng tác của người nghệ sĩ, nhà phê bình Lê Thanh đã tiến hành “cuộc phỏng vấn các nhà văn” để đi sâu vào việc tìm hiểu “những mơ tưởng thầm kín” của họ. Và với ông đó dường như “là điều khó nhất, cũng là quan trọng nhất trong việc phê bình”. Căn cứ vào thân thế và điều kiện xã hội Đào Duy Anh đã giải thích những chuyển biến của tư tưởng của Nguyễn Du hay là giải thích bút pháp tượng trưng ước lệ mà Nguyễn Du sử dụng trong truyện Kiều bằng việc căn cứ vào thân thế, điều kiện xã hội để giải thích chứng minh. Theo cách lí giải bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng trong truyện Kiều của Đào Duy Anh, ông cho rằng Nguyễn Du không tả thực, bởi vì Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, ở giữa hoàn cảnh quý tộc, ở giữa hoàn cảnh phong kiến về vật chất lẫn tinh thần, đã sống trong một thế giới ước lệ, thì nghệ thuật của Nguyễn Du không thoát khỏi vi phạm ước lệ. Có nghĩa là môt trường sống, hoàn cảnh qúy tộc phong kiến quy định bút pháp của nhà thơ Mối liên hệ với “lịch sử ngoài nhà văn” “Lịch sử ngoài nhà văn” là lịch sử của tác phẩm (lai lịch), lịch sử văn hóa, xã hội liên quan trực tiếp tới tác giả và tác phẩm. Tìm hiểu tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở việc khảo cứu lịch sử cá nhân mà còn phải chú ý điều kiện xã hội, mối liên hệ giữa các nhà văn,... Môi trường sống, hoàn cảnh xã hội chi phối chặt chẽ đến nghệ thuật viết cũng như tư tưởng của nhà văn. 2. Tiếp cận văn học Việt Nam theo lối phê bình tiểu sử học Trong hệ thống văn học tác giả tác phẩm người đọc, phê bình tiểu sử chú trọng đến mối quan hệ tác giả tác phẩm, coi tác giả là yếu tố quy định tác phẩm theo nguyên lý nhân quả. Bởi thế, biết được tác giả là ai thì có thể biết được tác phẩm thế nào bằng con đường loại suy. Hoặc, nói theo Trần Thanh Mại, nhà phê bình tiểu sử đầu tiên và tiêu biểu của văn học Việt Nam, là lấy cuộc đời cắt nghĩa tác phẩm. Nhà phê bình Trần Thanh Mại đã chọn ra chính xác ba trong vô vàn những sự kiện tiểu sử được coi là động lực khởi nguyên của thơ Hàn: tôn giáo (ở đây là Thiên Chúa giáo), bệnh tật (ở đây là bệnh phong) và những người đàn bà. Tôn giáo (ở đây là Thiên Chúa giáo), Trần Thanh Mại, trong công trình nghiên cứu của mình, tuy không để tôn giáo là một tiểu mục riêng nhưng ông phân tích tác động của Kitô giáo đến Hàn Mặc Tử ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Trí là người rất ngoan đạo, nên thơ Tử không thể không có tôn giáo: Thánh nữ đồng trinh Maria, một phần thơ trong Thượng Thanh khí… Nhân bình luận bài “Xuân đầu tiên”, Trần Thanh Mại viết: “Những tư tưởng cao siêu thanh khiết đã tạo ra những lời thơ cao siêu thanh khiết ấy phần nhiều là ảnh hưởng ở nguồn tư tưởng vô cùng nơi đạo Thiên Chúa. Hàn Mặc Tử bảo Bích Khê rằng: “Sáng tạo là điều kiện cần nhất, tối yếu của thơ, mà muốn tìm nguồn cảm xúc mới lạ, không chi bằng đọc sách về tôn giáo cho nhiều. Như thế văn thơ mới trở nên trọng vọng, cao quý, có một ý nghĩa thần bí”. Chính trong cơn hoạn nạn, Hàn Mặc Tử “mỗi lần chết đi sống lại, chàng đều cảm thấy bà Thánh nữ đồng trinh Maria đến cứu chàng: cho nên hơn hết cả muôn vị thần thánh, Thánh mẫu Maria là đấng cho chàng ca tụng, việc ấy chàng đã làm trong một bài thơ tuyệt diệu, mà tôi muốn làm sao cho thấu đến tòa Khâm mạng toàn cõi Đông Dương, đến cả Tòa thánh đức Giáo hoàng La Mã. Những lời thơ của Hàn Mặc Tử về loại đạo hạnh như bài này có thể đặt chàng ngay hàng với nhà đại thi hào Pháp Paul Claudel”. Trong “Hàn Mặc Tử”, Trần Thanh Mại cắt nghĩa sự ám ảnh của trăng trong thơ của thi sĩ họ Hàn bằng việc đi tìm mối liên hệ ảnh hưởng của trăng với bệnh phong. Trần Thanh Mại đã trình bày kĩ về nguyên nhân mắc bệnh của Hàn Mặc Tử, quá trình chữa chạy và trạng thái bệnh lí của nhà thơ. Nhưng điều đáng lưu ý hơn là ông đã chỉ ra những mối quan hệ nhân quả giữa bệnh tật và thơ ca. Theo ông, mỗi kì trăng sáng có thể có những tác động huyền bí nào đó đến bệnh phong. Vi trùng hoạt động mạnh hơn, nên bệnh nhân đau đớn hơn. Trăng, vì thế, đã trở thành một ám ảnh lớn trong thơ Hàn. Biểu tượng trăng trở thành một biểu tượng ám ảnh trong thơ của ông: Người trăng ăn vận toàn trăng cả Gò má riêng thôi lại đỏ hườm (Say trăng) Tình đã húp, sao ý vẫn còn sưng Sao giấy lại tháo mồ hôi ra thế? (Bức thư xanh) Thịt da tôi sượng sần và tê điếng Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên (Hồn là ai) Và những người đàn bà (dĩ nhiên, những người đàn bà đặc biệt), Trần Thanh Mại cũng rất chú ý: Tài tử với giai nhân nợ sẵn Họ là nguyên nhân trực tiếp của những bài thơ tình của Tử, gây những đột biến trong thế giới tâm tư ông. Hoàng Cúc, mối tình đầu, là “đồng tác giả” của những bài thơ về hoa cúc, Tình quê, Âm thầm. Đặc biệt sau này là Đây thôn Vĩ Dạ. Những bài thơ tình “muôn năm sầu thảm” như Lang thang, Say chết đêm nay, Phan Thiết Phan Thiết, Thân tàn ma dại... thuộc về mối tình của thi sĩ với Mộng Cầm. Đây là một “mối tình lớn” của Hàn không phải chỉ bởi một cảm quan lãng mạn nào đó: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”..., mà nó xảy ra vào lúc nhân cách và thi tài của nhà thơ đã trưởng thành. Nó là tiếng nói của Đau thương. Một người đàn bà khác cũng in đậm dấu lên thơ Hàn Mặc Tử là Mai Đình nữ sĩ. Nàng yêu Hàn Mặc Tử qua thơ (tập Gái quê), rồi đến với chàng trong đời thực, mặc dù lúc ấy thi sĩ đã mắc bệnh. Nữ sĩ Mai Đình đã “cho” Hàn Mặc Tử các bài Lưu luyến, Đánh lừa, Thao thức... Rồi Hàn Mặc Tử còn nhiều mối tình thực ít mộng nhiều khác như với Lê Thị Ngọc Sương (chị Bích Khê): Ta đề chữ Ngọc trên tàu chuối, sương ở cung Thiềm rỏ chẳng thôi, như với Thương Thương vốn là một cô bé 12 tuổi, cháu Trần Thanh Địch, nguồn cảm hứng cuối cùng của Cẩm Châu duyên… Yêu, có lẽ, là một thuộc tính của thi nhân. “Tim tôi lửa cháy như thiêu Nên tôi không thể không yêu người nào” (Puskin). Nguyễn Bính yêu nhiều, viết nhiều; yêu để mà viết, viết để mà yêu. Hàn Mặc Tử, tôi nghĩ, yêu ngoài cứu cánh của sáng tạo còn là cứu cánh của đời sống. Bởi vậy, tư liệu về những người đàn bà trong đời Hàn Mặc Tử của Trần Thanh Mại chẳng những giúp cho ta biết được lí do sáng tác của thi nhân mà còn phần nào giúp làm hiểu rõ thi phẩm. Chúng ta hãy đọc Trần Thanh Mại: “Chàng không quên được hình ảnh người yêu (Mộng Cầm ĐLT), và sự đau khổ về cuộc tình duyên lỡ dở ấy lại là một nguồn cảm hứng để cho thi sĩ kéo ra nhiều điệu nhạc trầm hùng. ấy là những tiếng kêu não nuột nhất, những giọng gào thét đoạn trường nhất mà một người bị tình phụ đã thốt lên: Trời hỡi Nhờ ai cho khỏi đói? Gió trăng có sẵn, làm sao ăn? Làm sao giết được người trong mộng, Để trả thù duyên kiếp phụ phàng? (Lang thang) Nhưng tiếng kêu than ảo não hơn hết là khi thi sĩ đến nơi đã vì đó mà dấy lên cuộc ái ân, nơi đã chứng kiến mối tình đầu của chàng: Phan Thiết Phan Thiết Cái tên khêu gợi làm sao Nó dội lên như một lời trăng trối thống thiết: Rồi ngây dại nhờ thất tinh chỉ hướng, Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng. Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang, Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết... Ơi Trời ơi Là Phan Thiết Phan Thiết Mà tang thương còn lại mảnh sao rơi Ta đến nơi Nàng ấy vắng lâu rồi Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỉ. Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ, Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng. Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng, Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết, Hỡi Phan Thiết Phan Thiết Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư (Phan thiết Phan Thiết) Trần Thanh “cắt nghĩa” tác phẩm bằng những dữ kiện cuộc đời. Bạn đọc hiểu thêm, cảm nhận sâu sắc hơn những bài thơ của Hàn Mặc Tử một khi được biết đó là những hạnh phúc và khổ đau của thi nhân với những Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương… Bạn đọc cũng hiểu thêm được tại sao thơ Hàn đầy những biểu tượng ám ảnh của trăng, hồn, máu, nếu biết được vi trùng hủi thường hoạt động mạnh vào mùa trăng, khiến người thơ đau đớn đến ngất đi (xuất hồn). Không chỉ có thế, Trần Thanh Mại còn lý giải sự cảm nhận thế giới mãnh liệt, chất nhạc, sự giàu có hình tượng…, một cái nhìn nghệ thuật đặc biệt của thơ Hàn, là do những nhân tố tôn giáo, bệnh tật, sự cô đơn của cuộc đời thi nhân) Hay như Lưu Quang Vũ một hiện tượng của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Lưu Quang Vũ đã để lại cho hậu thế những tác phẩm mang đậm tính thời đại về cuộc đời và con người thời bấy giờ. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch, và hàng loạt những tác phẩm truyện ngắn, thơ gắn liền với cuộc đời của ông. Đọc thơ Lưu Quang Vũ một điều dễ nhận thấy là hồn thơ của ông chan chứa những tâm tư, tình cảm khắc khoải về tình yêu lứa đôi. Cuộc đời của Lưu Quang Vũ gắn với nhiều bóng hồng, mỗi người phụ nữ khi lướt qua cuộc đời ông đều cho ông những tâm tư nhất định. Khi tìm hiểu về cuộc đời của ông dễ nhận thấy những mối tình công khai hoặc chưa công khai của ông đều rất đặc biệt. Mỗi bóng hồng đi qua cuộc đời Lưu Quang Vũ đều cho thi sĩ những cảm xúc riêng, phải kể đến 3 người làm ông say đắm là Tố Uyên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Hiền. Đối với Tố Uyên với những cảm xúc tươi mới khi thuở mới biết yêu ở “Vườn trong phố”, với Xuân Quỳnh mãnh liệt, cháy bỏng trong tập Mây trắng của đời tôi, với Nguyễn Thị Hiền nồng nàn, khát khao trong “Thư mùa đông”, “Em tình yêu và những năm tháng đau xót hy vọng”. Và Lưu Quang Vũ không tuyệt nhiên yêu ai nhàn nhạt, nửa vời. Với ông, mối tình nào cũng chan chứa nồng nàn, cũng mãnh liệt khôn nguôi. Nếu ta không tìm hiểu về cuộc đời cũng như vài nét về những sự kiện trong cuộc đời của tác giả mấy ai hiểu được hồn thơ của ông. Đọc “Em tình yêu những năm tháng đau xót và hy vọng”, đây là bài thơ Lưu Quang Vũ viết tặng Nguyễn Thị Hiền “nàng thơ” giúp Lưu Quang Vũ sáng tác thật nhiều trong tâm trạng tuyệt vọng của một mối tình không đến được với nhau: Một tình yêu không biết nói cùng ai Đến điên dại, đến nghẹn ngào đau đớn Mặt anh vỡ trong tấm gương thất vọng Em ơi ngày ấy em đâu? Chuyện tình của Lưu Quang Vũ với Nguyễn Thị Hiền nhận biết bao sự phản đối của dư luận, sự ngăn cách bởi lúc yêu Nguyễn Thị Hiền ông đã có gia đình. Những sáng tác của ông về người phụ nữ này luôn chan chứa sự cuồng nhiệt, hy vọng: Tôi muốn đi tới đích cùng em Tôi phải đi tới đích cùng em Lòng tôi như buổi sớm vẫn nguyên lành Em nhận lấy em đừng e ngại mãi Tôi tan nát, tôi kinh hoàng sợ hãi Em cô đơn rồ dại của tôi ơi... (Gửi Hiền.) Trước khi có những mối tình sau này Lưu Quang Vũ đã có mối tình tuyệt vời thuở chớm yêu với nữ diễn viên Tố Uyên. Ở tình yêu của Lưu Quang Vũ và Tố Uyên cũng có những câu chuyện lấp lánh và đầy lãng mạn. Lúc đó, Tố Uyên là một diễn viên nổi tiếng với “Con chim Vành Khuyên”, còn Lưu Quang Vũ là một chàng lính ở sân bay trốn về thăm người yêu và viết những bài thơ cháy gan cháy ruột vì cô: Dưa hấu bổ ra thơm suốt ngày dài Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa. (Vườn trong phố). Cho đến cuộc hôn nhân sau này với nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng là nguồn cảm hứng cho Lưu Quang Vũ trong những sáng tác của mình. Chuyện tình đẹp khi cả hai đều có những tan vỡ trong hôn nhân họ đến với nhau nhờ sự đồng điệu nơi tâm hồn: Có phải vì mười lăm năm yêu anh Trái tim em đã mệt Cô gái bướng bỉnh Cô gái hay cười ngày xưa Mẹ của các con anh Một tháng nay nằm viện. (Thơ viết cho Quỳnh trên máy bay) Ba người phụ nữ đi qua cuộc đời Lưu Quang Vũ đã cho ông có những rung động nhất định. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến những mối tình của ông để minh chứng cho một điều rằng việc tìm hiểu về cuộc đời cũng như tiến trình sáng tác của nhà thơ để hiểu rõ được những gì mà người nghệ sĩ thể hiện qua từng câu chữ của mình. Cuộc đời sự trải nghiệm đều được chuyển tải đầy đủ qua từng vần thơ của Lưu Quang Vũ. Diễn viên Tố Uyên, Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền hay thi sĩ Xuân Quỳnh khi được Lưu Quang Vũ chuyển tải tâm tình của mình qua những vần thơ để tặng cho những người tình của mình đều có những dấu ấn riêng. Chỉ khi người đọc tìm hiểu những biến chuyển về cuộc đời tác giả thì mới hiểu mới cảm nhận được hết những điều đặc biệt mà ông dành tặng cho những người phụ nữ của mình. Nói đến kịch người ta sẽ nhắc ngay đến Lưu Quang Vũ như một hiện tượng, với những tác phẩm thể hiện thành công trên sân khấu từ Nam đến Bắc. Tất cả những sáng tác ấy đều xuất phát từ những gì ông trải nghiệm và cảm nhận từ hiện thực của ông. Vậy việc tìm hiểu tiểu sử của Lưu Quang Vũ hay bất kỳ một người nghệ sĩ nào khác góp phần cho đọc giả có những góc nhìn đa chiều về những gì tác giả truyền tải. Phê bình tiểu sử trước năm 1945 rất phát triển ở Việt Nam. Các nhà phê bình hầu như ai cũng đã hơn một lần sử dụng đến nó. Nhưng đạt đến đỉnh cao thì chỉ có Trần Thanh Mại với “Hàn Mặc Tử”. Sau 1945, phê bình tiểu sử không còn tồn tại ở dạng nguyên vẹn nữa. Nó tự đánh vỡ mình thành những mảnh vụn để tồn tại như một công đoạn trong lòng phê bình xã hội học lúc này đã lên ngôi độc tôn. Phê bình xã hội học, vì thế, cũng trở nên không thuần nhất. Nó chứa đựng trong lòng nó tất cả những gì đã tồn tại trước nó: cả phê điểm trung đại, cả phê bình cổ điển, cả phê bình chủ quan ấn tượng, cả phê bình tiểu sử. Tùy ởmỗi nhà phê bình mà một yếu tố nào đó kể trên trở thành yếu tố chủ đạo, thành gien trội. Nhưng nhìn chung thì yếu tố (chứ không phải phương pháp) phê bình tiểu sử thường trội hơn cả. Chả thế mà nhà văn học nào cũng mở đầu công trình của mình bằng tiểu sử tác giả, nhất là các giáo khoa, giáo trình. Thậm chí còn hình thành hẳn một thể loại sách với nhan đề X (tên nhà văn) + Con người và sự nghiệp, hoặc X + đời sống và tác phẩm, hoặc X + Văn và đời… 3. Nhìn nhận về phê bình tiểu sử a. Tích cực Lối phê bình theo phê bình tiểu sử đối lập và khắc phục lối phê bình truyền thống: hoặc thiên về cảm thụ chủ quan, hoặc thiên về “phê bình phù phiếm”, tức mô tả tỉ mỉ cái khéo trong việc đặt câu dùng chữ, tả người… mang tính chủ quan. Trước khi phê bình một đối tượng, nhà phê bình phải “có sẵn một hệ thống ý tưởng” (tức một lí thuyết) để đem lại tính khách quan cho lối phê bình của mình. Lối phê bình này bước đầu không còn xem văn học là sự mô phỏng mà xem tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật của cá nhân sáng tạo, đề cao vai trò của người sáng tác cũng như những ảnh hưởng của tác giả đối với tác phẩm của mình. “Các nhà viết tiểu sử cho rằng không hiểu sao toàn bộ lịch sử một nhà văn thường gắn với các tác phẩm của anh ta và còn sự phê bình hời hợt thì không biết nhìn thấy trong nhà thơ có một con người”. Phê bình tiểu sử giúp người đọc có sự phê bình công bằng, bình đẳng đối với tất cả các thế giới nghệ thuật: từ tác giả vĩ đại đến tác giả bình thường, từ tác giả của khuynh hướng này hay khuynh hướng khác. Vì phương pháp tiểu sử học là sự tổng hợp độc đáo của tính khách quan và tính lịch sử của quá trình khám phá một bản chất người. b. Tiêu cực Tác phẩm phê bình nhưng yếu tố thuật chuyện lại đậm đặc, lấn át cả yếu tố phê bình. Có thể thấy rõ điều này ở Trần Thanh Mại. Ông đã phải vượt qua “Trông dòng sông Vị” (Huế: Trần Thanh Địch xb.1935) viết về Tú Xương, một tác phẩm mà dung lượng dành cho phê bình và truyện kílà ngang nhau, mới đến được với “Hàn Mặc Tử”, một tác phẩm được xem là tiêu biểu cho phê bình tiểu sử ở Việt Nam. Quan niệm tác phẩm văn học như là một sáng tạo phẩm duy nhất của một nhà văn cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể khách quan đã đơn giản hóa tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học không chỉ đơn giản thông qua phỏng vấn trực tiếp để nghe nhà văn kể về cuộc đời mình mà hiểu được, đó là còn chưa kể đến việc phê bình các tác phẩm mà tác giả đã đi xa cái thời của chúng ta rất lâu.Đào Duy Anh đã đưa phê bình tiểu sử lên một tầm vóc mới khi quan niệm phê bình tiểu sử không chỉ dừng lại ở lịch sử cá nhân nhà văn mà còn là lịch sử ngoài nhà văn: lịch sử tác phẩm, lịch sử văn hóa,… có liên quan và ảnh hưởng đến nhà văn. Tuy nhiên với tinh thần thực chứng dựa vào các khảo tả, phê bình tiểu sử bị giới hạn trong cái nhìn cơ giới, giản đơn, hạn chế của một giai đoạn phê bình. Trước hết, cá nhân nhà văn với tư cách là nhà văn, là người sáng tạo không thể đồng nhất với con người tiểu sử. Cá nhân là một chủ thể có tính lịch sử mà tâm lý của nó được hình thành qua những trải nghiệm xã hội, không phải là một bản tính bẩm sinh, cho nên đối với nó hoàn cảnh lịch sử có ảnh hưởng rất lớn. Từ đó, nhược điểm chính của phương pháp tiểu sử học là sự giản lược hoá tâm lý của cá nhân, là xu hướng hoà tan phê bình văn học vào tâm lý học. Trong phê bình tiểu sử, tâm lý là thứ bất biến, nằm ngoài không gian và thời gian, chi phối sát sườn tác phẩm. Sự không phân biệt con người xã hội và con người sáng tạo đã khiến nhà phê bình phải loay hoay với con người xã hội. Các nhà phê bình tiểu sử quan tâm tới tiểu sử nhà văn thông qua các khảo tả khách quan để đi đến lí giải, kết luận tác phẩm. Tuy nhiên các bằng chứng cuộc đời nhà văn đôi khi có tính xác thực nhưng không cùng cách kiến giải, tùy vào mỗi nhà phê bình mà cách lí giải tư liệu lại có sự khác biệt. Như vậy yếu tố chủ quan trong đánh giá của nhà phê bình vẫn chưa khắc phục được. Phê bình tiểu sử đã vô hình trung thu hẹp kích thước của tác phẩm văn chương. Một tác phẩm bao giờ cũng có hai phần: phần chủ ý của tác giả và phần không chủ ý được coi như phần chìm của tảng băng trôi. Các yếu tố trong cuộc đời nhà văn chỉ mang tính chất chỉ dẫn đến tác phẩm, soi sáng tác phẩm ở phần nổi, nó không thể và không có khả năng lý giải được các phần chìm, và chính phần không chủ ý này mới thực sự tạo nên một tác phẩm lớn.Một tác phẩm muốn sống ở đời phải vượt thoát khỏi vật liệu để chuyển sang cấp độ nghệ thuật. Phương pháp tiểu sử học thường dừng lại ở ngưỡng cửa tác phẩm. Phê bình tiểu sử chỉ hoạt động khá sôi nổi ở chặng đầu thời kì đổi mới, nhưng đến những năm gần đây thì có vẻ mờ nhạt, ít nêu được những vấn đề thực sự đáng chú ý của đời sống văn học. Một số cuộc tranh luận lại rơi vào tình trạng quy chụp, thậm chí là bôi đen tác phẩm. Nhiều người đã nêu vấn đề đáng báo động về văn hóa phê bình, về tầm tư tưởng và tri thức của người làm phê bình văn học. Đội ngũ phê bình tuy không phải là quá ít ỏi, nhưng phần đông lại thiếu tính chuyên nghiệp và những tài năng phê bình thì thực sự hiếm hoi. Những nhược điểm của phương pháp tiểu sử học khiến nó chỉ tồn tại như một phương pháp chứ không thể thành một trường phái. Tuy nhiên, từ những nhược điểm này sẽ xuất hiện những trường phái với tư cách là sự đối lập, điều chỉnh và bổ sung cho nó, như là trường phái văn hóa lịch sử, cách tiếp cận tâm lý học, đặc biệt là phân tâm học Freud. Từ đó, chúng ta có thể thấy chúng ta đã sử dụng lí thuyết phương Tây một cách khá cứng nhắc, như một bộ công cụ, bộ “đồ nghề”. Điều này dễ dẫn đến tình trạng cực đoan, nguy hiểm trong phê bình và làm cho phê bình trở thành bãi xử bắn tác phẩm. Vì vậy, làm việc với các hiện tượng văn học Việt Nam nên ý thức được những giới hạn của mỗi lí thuyết phê bình để không ngừng sáng tạo và hiện đại trong những bài nghiên cứu.   KẾT LUẬN Sự hiện diện và những tác động của phê bình tiểu sử học trong đời sống văn học mấy chục năm vừa qua, đặc biệt trong thời kì đổi mới, là điều không thể phủ nhận. Mặc dù còn có tình trạng phân tán, mâu thuẫn, chưa đáp ứng đòi hỏi của đời sống văn học, nhưng phê bình tiểu sử học những năm qua đã có nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phê bình văn học và tạo được sự chuyển biến trong ý thức nghệ thuật của công chúng.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại (2008), NXB Giáo dục. 2.http:tapchisonghuong.com.vn…TranThanhMaivaphebinh… 3. https:phebinhvanhoc.com.vnxacdinhphuongphaptieusu 4. http:butnghien.comphebinhtieusu.t63872 5. https:ngocthienanh.wordpress.com20130112luuquangvuvanhungmoitinhchuahet 6. http:lamhong.orgtongiaotrongthohanmactu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trên giới người ta nói thể kỉ XX “thế kỉ phê bình văn học” Nhận định với Việt Nam, vào kỉ XX Việt Namphê bình văn học theo nghĩa đại Song số phận phê bình văn học Việt Nam hẩm hiu nhiều Nhận định nêu phê bình văn học giới khơng ngoa: từ đầu kỉ nảy sịnh trào lưu phê bình văn học liên tục đan xen, thay Nào chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới, phân tâm học, chủ nghĩa sinh, chủ nghĩa cấu trúc, giải cấu trúc, chủ nghĩa tân lịch sử, thi pháp học, phong cách học, diễn ngôn học, tu từ học… Các khuynh hướng cạnh tranh nhau, bổ sung làm cho vấn đề văn học ngày sáng tỏ, khắc phục dần nhận thức ấu trĩ siêu hình Song Việt Nam khơng Vừa hình thành chưa lâu trước năm 1945, nhà phê bình chưa kịp tự ý thúc nghề sau gần hết nửa kỉ lại phê bình văn học Việt Nam buộc phải vào hai chiến tranh chống ngoại xâm, chống ý thức hệ đối kháng Do hoàn cảnh lịch sử định hướng ý thức hệ phê bình văn học Việt Nam trở thành ốc đảo, biết có chủ nghĩa Mác theo phiên nước xã hội chủ nghĩa, mà khơng biết trào lưu khác giới, tách xa trào lưu nước với lửa Chỉ từ năm 1986, từ năm 1995 mở hội nhập với nước giới, ta có nhiều đổi thay giao lưu văn học, phê bình, song theo định hướng lấy chủ nghĩa Mác Lenin làm tảng, tư tưởng khác vào địa vị bất hợp pháp, bất bình đẳng, ngoại biên, bị coi phi thống Chính mà gần 40 năm lí luận phê bình văn học tiến chậm chạp Tuy vậy, với đường lối văn nghệ ngày có phần cởi mở, phê bình văn học Việt Nam hình thành khuynh hướng phê bình Các khuynh hướng chép trào lưu phê bình văn học nước ngồi mà hình thành ngữ cảnh Việt Nam, phụ thuộc vào trình độ tự thức nhận văn học Cùng với khuynh hướng lí thuyết tiêu chuẩn giá trị khác nhau, đánh giá khác tạo nên tranh đa sắc, nhiều chiều, tác phẩm đương đại Trong cơng chuyển văn học theo hướng đại đầy ý nghĩa, giá trị văn học chưa có tọa độ ổn định Nhiệm vụ phê bình khơng diễn giải ý nghĩa tác phẩm, mà xếp hạng, định vị giá trị văn học, phân vạch khuynh hướng chưa có điều kiện thực văn học đương đại Các cách xếp hạng thời khó tránh khỏi tính tạm thời Trong chúng tơi đề cập đến phê bình tiểu sử Phê bình tiểu sử học a Nguồn gốc Thời đại Mới mở với phát triển chủ nghĩa cá nhân Mỹ học lãng mạn đề cao người tác chủ thể sáng tạo, nguồn gốc quan trọng tác phẩm Bởi vậy, việc tìm hiểu tác giả để biết tác phẩm coi cách làm khoa học Từ đó, phương pháp tiểu sử học đời Bên cạnh quan niệm văn học lối phê bình truyền thống có mặt sách báo, lúc ảnh hưởng văn hóa, học thuật Pháp, ta dần hình thành quan niệm phương pháp phê bình có đặc tính khách quan khoa học, đối lập với chủ quan, siêu hình Một số lối phê bình gọi “tiểu sử học”, tức giải thích đặc tính, phong cách văn học dựa khảo sát tiểu sử nhà văn *Ở phương Tây Phê bình tiểu sử học hình thành châu Âu vào nửa đầu kỉ XIX với tên tuổi Sainte - Beuve (1804-1869) Nó đời chống lại mĩ học Aristote, coi đẹp mô phỏng: mô tự nhiên, mô thực mô trước tác mẫu mực Thời Đại Mới với phát triển cao ý thức cá nhân, đặc biệt cá nhân lãng mạn, quan tâm đến chủ thể sáng tạo Một người cá nhân cụ thể kẻ sáng tạo đích thực văn chương Tác phẩm, xét cho cùng, thứ đẻ nhà văn phải in dấu đặc điểm người làm nó, khí chất, tính tình, thiên hướng, tư tưởng, giáo dục… Sainte - Beuve tìm hiểu tác phẩm qua việc nghiên cứu tác giả, chân dung tâm lí tác giả Theo Sainte - Beuve, để hiểu tác phẩm, trước hết cần hiểu nhân cách nhà văn: “Tơi thưởng thức tác phẩm, ơng khẳng định, tơi khó mà phán xét cách độc lập nhận biết người [nhà văn]; tơi sẵn sàng nói rằng: Nghiên cứu văn học đương nhiên dẫn đến nghiên cứu đạo đức” Ông quan niệm phê bình phải đồng với tác giả: “Phê bình tơi hóa thân: tơi cố gắng biến vào nhân vật mà tái hiện” theo lối định luận cá nhân (Những ngày Thứ hai Mới, 1863-1870) [1,6] Như theo quan niệm Sainte Beuve - cha đẻ phương pháp phê bình tiểu sử học, tìm hiểu tác phẩm giải thích đặc tính, phong cách văn học dựa khảo sát tiểu sử nhà văn, cụ thể tìm hiểu người nhà văn: dòng dõi, thân hữu, mơi trường sống sáng tác, quan điểm tư tưởng nghệ thuật… *Ở Việt Nam Phương pháp phê bình tiểu sử có ảnh hưởng lớn đến phê bình văn học Việt Nam Phê bình tiểu sử đến Việt Nam vào đầu TK XX có ảnh hưởng từ phê bình tiểu sử xuất Pháp, gặp truyền thống thưởng thức nghệ thuật địa truyền thống thưởng thức nghệ thuật phương Đông trở thành hậu thuẫn cho Phê bình tiểu sử Từ lâu hệ thống văn học, ý đến mối quan hệ tác giả tác phẩm, tác giả yếu tố chủ đạo, thi dĩ ngơn chí Người áp dụng phương pháp phê bình tiểu sử Việt Nam Trần Thanh Mại với tác phẩm “Trông dòng sơng Vị” (1936) “Hàn Mặc Tử” (1941) Sau 1945, giữ vai trò quan trọng, phương pháp khơng sử dụng cách mà thường hoà lẫn với cách tiếp cận khác trở thành chủ đạo phương pháp xã hội học b Đặc điểm Mục đích phê bình tiểu sử học nhằm cắt nghĩa sáng tác văn học chứng liệu kiện đời sống tinh thần thi nhân mà nhà phê bìnhTrần Thanh Mại khẳng định rằng: “không rõ thấu hết vặt vãnh thắc mắc đời nhà thi sĩ khơng hiểu hết thơ người ấy” Các nhà Phê bình tiểu sử trình cắt nghĩa tác phẩm văn học thường ý đến ba vấn đề chính: hồn cảnh gia đình – cá nhân – quan hệ nhà văn trình trở thành nhân cách độc lập (bạn bè, vợ con, người tình), lựa chọn bộc lộ ngã họ, nhân tố ảnh hưởng tiền bạc, tôn giáo, bệnh tật, bước ngoặt sống riêng tư, với nhà phê bình tiểu sử liệu quan trọng để tìm tương đồng tiểu sử tác phẩm, coi tiểu sử động tạo nên tác phẩm Trong ba mối quan hệ: tác giả - tác phẩm - người đọc, phê bình tiểu sử trọng đến mối quan hệ tác giả - tác phẩm, coi tác giả yếu tố quy định tác phẩm theo nguyên lý nhân Bởi thế, biết tác giả biết tác phẩm đường loại suy Phê bình tiểu sử, thế, lấy tác giả làm tính thứ Nhìn chung, phương pháp phê bình tiểu sử học có số đặc điểm sau: - Xét tác phẩm qua thân nhà văn Theo Lê Thanh, “giáo dục học vấn thiên hướng văn học” khía cạnh đáng quan tâm đời sống nhà văn Học vấn khiếu nhà văn Lê Thanh coi yếu tố quan trọng làm nên nghiệp văn học người Tác phẩm văn học ông hiểu sáng tạo phẩm nhà văn cụ thể, hoàn cảnh cụ thể khách quan Bộ sưu tập tiểu sử (đời sống tâm sự) nhà văn đầy đủ cho phép hiểu rõ tác phẩm Đối với Trần Thanh Mại thơ tiểu sử nhà thơ phê bình phóng chiếu đời nhà thơ vào sáng tác thơ ca nhà thơ Thơ ca mà lí giải tình đời nhà văn rộng không thời gian cụ thể lịch sử - Tơn lí thuyết sáng tác nhà văn Văn chương đời sống tinh thần người Đằng sau tác phẩm giới tư tưởng, tình cảm thẩm mĩ riêng tác giả Chú ý đến mối quan hệ tác phẩm tôn sáng tác người nghệ sĩ, nhà phê bình Lê Thanh tiến hành “cuộc vấn nhà văn” để sâu vào việc tìm hiểu “những mơ tưởng thầm kín” họ Và với ơng dường “là điều khó nhất, quan trọng việc phê bình” - Căn vào thân điều kiện xã hội Đào Duy Anh giải thích chuyển biến tư tưởng Nguyễn Du giải thích bút pháp tượng trưng ước lệ mà Nguyễn Du sử dụng truyện Kiều việc vào thân thế, điều kiện xã hội để giải thích chứng minh Theo cách lí giải bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng truyện Kiều Đào Duy Anh, ông cho Nguyễn Du khơng tả thực, Nguyễn Du sống vào cuối kỉ XVIII đầu kỉ XIX, hoàn cảnh quý tộc, hoàn cảnh phong kiến vật chất lẫn tinh thần, sống giới ước lệ, nghệ thuật Nguyễn Du khơng khỏi vi phạm ước lệ Có nghĩa mơt trường sống, hồn cảnh qúy tộc phong kiến quy định bút pháp nhà thơ - Mối liên hệ với “lịch sử nhà văn” “Lịch sử nhà văn” lịch sử tác phẩm (lai lịch), lịch sử văn hóa, xã hội liên quan trực tiếp tới tác giả tác phẩm Tìm hiểu tác phẩm văn học không dừng lại việc khảo cứu lịch sử cá nhân mà phải ý điều kiện xã hội, mối liên hệ nhà văn, Mơi trường sống, hồn cảnh xã hội chi phối chặt chẽ đến nghệ thuật viết tư tưởng nhà văn Tiếp cận văn học Việt Nam theo lối phê bình tiểu sử học Trong hệ thống văn học tác giả - tác phẩm - người đọc, phê bình tiểu sử trọng đến mối quan hệ tác giả - tác phẩm, coi tác giả yếu tố quy định tác phẩm theo nguyên lý nhân Bởi thế, biết tác giả biết tác phẩm đường loại suy Hoặc, nói theo Trần Thanh Mại, nhà phê bình tiểu sử tiêu biểu văn học Việt Nam, lấy đời cắt nghĩa tác phẩm Nhà phê bình Trần Thanh Mại chọn xác ba vơ vàn kiện tiểu sử coi động lực khởi nguyên thơ Hàn: tôn giáo (ở Thiên Chúa giáo), bệnh tật (ở bệnh phong) người đàn bà Tôn giáo (ở Thiên Chúa giáo), Trần Thanh Mại, cơng trình nghiên cứu mình, không để tôn giáo tiểu mục riêng ông phân tích tác động Kitô giáo đến Hàn Mặc Tử nhiều nơi, nhiều chỗ Trí người ngoan đạo, nên thơ Tử khơng thể khơng có tôn giáo: Thánh nữ đồng trinh Maria, phần thơ Thượng Thanh khí… Nhân bình luận “Xn đầu tiên”, Trần Thanh Mại viết: “Những tư tưởng cao siêu khiết tạo lời thơ cao siêu khiết phần nhiều ảnh hưởng nguồn tư tưởng vô nơi đạo Thiên Chúa Hàn Mặc Tử bảo Bích Khê rằng: “Sáng tạo điều kiện cần nhất, tối yếu thơ, mà muốn tìm nguồn cảm xúc lạ, không chi đọc sách tôn giáo cho nhiều Như văn thơ trở nên trọng vọng, cao quý, có ý nghĩa thần bí” Chính hoạn nạn, Hàn Mặc Tử “mỗi lần chết sống lại, chàng cảm thấy bà Thánh nữ đồng trinh Maria đến cứu chàng: hết muôn vị thần thánh, Thánh mẫu Maria đấng cho chàng ca tụng, việc chàng làm thơ tuyệt diệu, mà muốn cho thấu đến tòa Khâm mạng tồn cõi Đơng Dương, đến Tòa thánh đức Giáo hồng La Mã Những lời thơ Hàn Mặc Tử loại đạo hạnh đặt chàng hàng với nhà đại thi hào Pháp Paul Claudel” Trong “Hàn Mặc Tử”, Trần Thanh Mại cắt nghĩa ám ảnh trăng thơ thi sĩ họ Hàn việc tìm mối liên hệ ảnh hưởng trăng với bệnh phong Trần Thanh Mại trình bày kĩ nguyên nhân mắc bệnh Hàn Mặc Tử, q trình chữa chạy trạng thái bệnh lí nhà thơ Nhưng điều đáng lưu ý ông mối quan hệ nhân bệnh tật thơ ca Theo ơng, kì trăng sáng có tác động huyền bí đến bệnh phong Vi trùng hoạt động mạnh hơn, nên bệnh nhân đau đớn Trăng, thế, trở thành ám ảnh lớn thơ Hàn Biểu tượng trăng trở thành biểu tượng ám ảnh thơ ơng: Người trăng ăn vận tồn trăng Gò má riêng thơi lại đỏ hườm (Say trăng) Tình húp, ý sưng Sao giấy lại tháo mồ hôi thế? (Bức thư xanh) Thịt da tơi sượng sần tê điếng Tơi đau rùng rợn đến vô biên (Hồn ai) Và người đàn bà (dĩ nhiên, người đàn bà đặc biệt), Trần Thanh Mại ý: Tài tử với giai nhân nợ sẵn! Họ nguyên nhân trực tiếp thơ tình Tử, gây đột biến giới tâm tư ơng Hồng Cúc, mối tình đầu, “đồng tác giả” thơ hoa cúc, Tình quê, Âm thầm Đặc biệt sau Đây thôn Vĩ Dạ Những thơ tình “mn năm sầu thảm” Lang thang, Say chết đêm nay, Phan Thiết! Phan Thiết!, Thân tàn ma dại thuộc mối tình thi sĩ với Mộng Cầm Đây “mối tình lớn” Hàn khơng phải cảm quan lãng mạn đó: “Tình đẹp dang dở” , mà xảy vào lúc nhân cách thi tài nhà thơ trưởng thành Nó tiếng nói Đau thương Một người đàn bà khác in đậm dấu lên thơ Hàn Mặc Tử Mai Đình nữ sĩ Nàng yêu Hàn Mặc Tử qua thơ (tập Gái quê), đến với chàng đời thực, lúc thi sĩ mắc bệnh Nữ sĩ Mai Đình “cho” Hàn Mặc Tử Lưu luyến, Đánh lừa, Thao thức Rồi Hàn Mặc Tử nhiều mối tình thực mộng nhiều khác với Lê Thị Ngọc Sương (chị Bích Khê): Ta đề chữ Ngọc tàu chuối, sương cung Thiềm rỏ chẳng thôi, với Thương Thương vốn cô bé 12 tuổi, cháu Trần Thanh Địch, nguồn cảm hứng cuối Cẩm Châu duyên… Yêu, có lẽ, thuộc tính thi nhân “Tim tơi lửa cháy thiêu/ Nên không yêu người nào” (Puskin) Nguyễn Bính yêu nhiều, viết nhiều; yêu viết, viết yêu Hàn Mặc Tử, nghĩ, yêu ngồi cứu cánh sáng tạo cứu cánh đời sống Bởi vậy, tư liệu người đàn bà đời Hàn Mặc Tử Trần Thanh Mại giúp cho ta biết lí sáng tác thi nhân mà phần giúp làm hiểu rõ thi phẩm Chúng ta đọc Trần Thanh Mại: “Chàng khơng qn hình ảnh người yêu (Mộng Cầm - ĐLT), đau khổ tình duyên lỡ dở lại nguồn cảm hứng thi sĩ kéo nhiều điệu nhạc trầm hùng tiếng kêu não nuột nhất, giọng gào thét đoạn trường mà người bị tình phụ lên: Trời hỡi! Nhờ cho khỏi đói? Gió trăng có sẵn, ăn? Làm giết người mộng, Để trả thù duyên kiếp phụ phàng? (Lang thang) Nhưng tiếng kêu than ảo não hết thi sĩ đến nơi mà dấy lên ân, nơi chứng kiến mối tình đầu chàng: Phan Thiết! Phan Thiết! Cái tên khêu gợi làm sao! Nó dội lên lời trăng trối thống thiết: Rồi ngây dại nhờ thất tinh hướng, Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng Lầu Ơng Hồng, người thiên hạ đồn vang, Nơi khóc, yêu thương da diết Ơi! Trời ơi! Là Phan Thiết! Phan Thiết! Mà tang thương lại mảnh rơi! Ta đến nơi - Nàng vắng lâu rồi! Nghĩa chết từ muôn trăng kỉ Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ, Ta nhìn trăng khơn xiết ngậm ngùi trăng Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng, Thơ phép tắc kêu rên thống thiết, Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết! Mi nơi ta chơn hận nghìn thu! Mi nơi ta sầu muộn ngất ngư! (Phan thiết! Phan Thiết!) Trần Thanh “cắt nghĩa” tác phẩm kiện đời Bạn đọc hiểu thêm, cảm nhận sâu sắc thơ Hàn Mặc Tử biết hạnh phúc khổ đau thi nhân với Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương… Bạn đọc hiểu thêm thơ Hàn đầy biểu tượng ám ảnh trăng, hồn, máu, biết vi trùng hủi thường hoạt động mạnh vào mùa trăng, khiến người thơ đau đớn đến ngất (xuất hồn) Không có thế, Trần Thanh Mại lý giải cảm nhận giới mãnh liệt, chất nhạc, giàu có hình tượng…, nhìn nghệ thuật đặc biệt thơ Hàn, nhân tố tôn giáo, bệnh tật, cô đơn đời thi nhân) Hay Lưu Quang Vũ tượng văn học Việt Nam kỷ XX Lưu Quang Vũ để lại cho hậu tác phẩm mang đậm tính thời đại đời người thời Các kịch, truyện ngắn, thơ Lưu Quang Vũ giàu tính thực nhân văn in đậm dấu ấn giai đoạn sống ơng Với tuổi đời trẻ, 40 tuổi ông tác giả gần 50 kịch, hàng loạt tác phẩm truyện ngắn, thơ gắn liền với đời ông Đọc thơ Lưu Quang Vũ điều dễ nhận thấy hồn thơ ơng chan chứa tâm tư, tình cảm khắc khoải tình u lứa đơi Cuộc đời Lưu Quang Vũ gắn với nhiều bóng hồng, người phụ nữ lướt qua đời ông cho ông tâm tư định Khi tìm hiểu đời ơng dễ nhận thấy mối tình công khai chưa công khai ông đặc biệt Mỗi bóng hồng qua đời Lưu Quang Vũ cho thi sĩ cảm xúc riêng, phải kể đến người làm ông say đắm Tố Uyên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Hiền Đối với Tố Uyên với cảm xúc tươi thuở biết yêu “Vườn phố”, với Xuân Quỳnh mãnh liệt, cháy bỏng tập Mây trắng đời tôi, với Nguyễn Thị Hiền nồng nàn, khát khao “Thư mùa đơng”, “Em- tình u năm tháng đau xót hy vọng” Và Lưu Quang Vũ khơng u nhàn nhạt, nửa vời Với ơng, mối tình chan chứa nồng nàn, mãnh liệt khôn ngi Nếu ta khơng tìm hiểu đời vài nét kiện đời tác giả hiểu hồn thơ ơng Đọc “Em- tình u năm tháng đau xót hy vọng”, thơ Lưu Quang Vũ viết tặng Nguyễn Thị Hiền “nàng thơ” giúp Lưu Quang Vũ sáng tác thật nhiều tâm trạng tuyệt vọng mối tình khơng đến với nhau: 10 Một tình u khơng biết nói Đến điên dại, đến nghẹn ngào đau đớn Mặt anh vỡ gương thất vọng Em ngày em đâu? Chuyện tình Lưu Quang Vũ với Nguyễn Thị Hiền nhận phản đối dư luận, ngăn cách lúc yêu Nguyễn Thị Hiền ông có gia đình Những sáng tác ơng người phụ nữ chan chứa cuồng nhiệt, hy vọng: Tơi muốn tới đích em Tơi phải tới đích em Lòng tơi buổi sớm nguyên lành Em nhận lấy em đừng e ngại Tơi tan nát, tơi kinh hồng sợ hãi Em cô đơn rồ dại (Gửi Hiền.) Trước có mối tình sau Lưu Quang Vũ có mối tình tuyệt vời thuở chớm u với nữ diễn viên Tố Uyên Ở tình yêu Lưu Quang Vũ Tố Uyên có câu chuyện lấp lánh đầy lãng mạn Lúc đó, Tố Uyên diễn viên tiếng với “Con chim Vành Khun”, Lưu Quang Vũ chàng lính sân bay trốn thăm người yêu viết thơ cháy gan cháy ruột cơ: Dưa hấu bổ thơm suốt ngày dài Em mát lành trái mùa hạ Nước da nâu nụ cười bỡ ngỡ Em cầu vồng bảy sắc sau mưa (Vườn phố) Cho đến hôn nhân sau với nữ sĩ Xuân Quỳnh nguồn cảm hứng cho Lưu Quang Vũ sáng tác Chuyện tình đẹp hai có tan vỡ nhân họ đến với nhờ đồng điệu nơi tâm hồn: 11 Có phải mười lăm năm yêu anh Trái tim em mệt Cô gái bướng bỉnh Cô gái hay cười Mẹ anh Một tháng nằm viện (Thơ viết cho Quỳnh máy bay) Ba người phụ nữ qua đời Lưu Quang Vũ cho ơng có rung động định Sở dĩ chúng tơi đề cập đến mối tình ông để minh chứng cho điều việc tìm hiểu đời tiến trình sáng tác nhà thơ để hiểu rõ mà người nghệ sĩ thể qua câu chữ Cuộc đời trải nghiệm chuyển tải đầy đủ qua vần thơ Lưu Quang Vũ Diễn viên Tố Uyên, Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền hay thi sĩ Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ chuyển tải tâm tình qua vần thơ để tặng cho người tình có dấu ấn riêng Chỉ người đọc tìm hiểu biến chuyển đời tác giả hiểu cảm nhận hết điều đặc biệt mà ông dành tặng cho người phụ nữ Nói đến kịch người ta nhắc đến Lưu Quang Vũ tượng, với tác phẩm thể thành công sân khấu từ Nam đến Bắc Tất sáng tác xuất phát từ ơng trải nghiệm cảm nhận từ thực ơng Vậy việc tìm hiểu tiểu sử Lưu Quang Vũ hay người nghệ sĩ khác góp phần cho đọc giả có góc nhìn đa chiều tác giả truyền tải Phê bình tiểu sử trước năm 1945 phát triển Việt Nam Các nhà phê bình lần sử dụng đến Nhưng đạt đến đỉnh cao có Trần Thanh Mại với “Hàn Mặc Tử” Sau 1945, phê bình tiểu sử khơng tồn dạng ngun vẹn Nó tự đánh vỡ thành mảnh vụn để tồn cơng đoạn lòng phê bình xã hội học lúc lên độc tôn Phê bình xã hội học, thế, trở nên khơng Nó chứa đựng lòng tất tồn trước nó: phê điểm trung đại, phê bình cổ điển, phê bình chủ quan ấn tượng, phê bình tiểu sử Tùy ởmỗi nhà phê bình mà yếu tố kể trở thành yếu tố chủ đạo, thành gien trội Nhưng nhìn chung yếu tố (chứ khơng phải phương pháp) phê bình tiểu sử thường trội Chả mà nhà văn học mở đầu cơng trình tiểu sử tác giả, 12 giáo khoa, giáo trình Thậm chí hình thành hẳn thể loại sách với nhan đề X (tên nhà văn) + Con người nghiệp, X + đời sống tác phẩm, X + Văn đời… Nhìn nhận phê bình tiểu sử a Tích cực Lối phê bình theo phê bình tiểu sử đối lập khắc phục lối phê bình truyền thống: thiên cảm thụ chủ quan, thiên “phê bình phù phiếm”, tức mơ tả tỉ mỉ khéo việc đặt câu dùng chữ, tả người… mang tính chủ quan Trước phê bình đối tượng, nhà phê bình phải “có sẵn hệ thống ý tưởng” (tức lí thuyết) để đem lại tính khách quan cho lối phê bình Lối phê bình bước đầu khơng xem văn học mô mà xem tác phẩm văn học sáng tạo nghệ thuật cá nhân sáng tạo, đề cao vai trò người sáng tác ảnh hưởng tác giả tác phẩm “Các nhà viết tiểu sử cho khơng hiểu tồn lịch sử nhà văn thường gắn với tác phẩm phê bình hời hợt khơng biết nhìn thấy nhà thơ có người” Phê bình tiểu sử giúp người đọc có phê bình cơng bằng, bình đẳng tất giới nghệ thuật: từ tác giả vĩ đại đến tác giả bình thường, từ tác giả khuynh hướng hay khuynh hướng khác Vì phương pháp tiểu sử học tổng hợp độc đáo tính khách quan tính lịch sử q trình khám phá chất người b Tiêu cực Tác phẩm phê bình yếu tố thuật chuyện lại đậm đặc, lấn át yếu tố phê bình Có thể thấy rõ điều Trần Thanh Mại Ông phải vượt qua “Trơng dòng sơng Vị” (Huế: Trần Thanh Địch xb.1935) viết Tú Xương, tác phẩm mà dung lượng dành cho phê bình truyện kílà ngang nhau, đến với “Hàn Mặc Tử”, tác phẩm xem tiêu biểu cho phê bình tiểu sử Việt Nam Quan niệm tác phẩm văn học sáng tạo phẩm nhà văn cụ thể, hoàn cảnh cụ thể khách quan đơn giản hóa tác phẩm văn học Tác phẩm văn học không đơn giản thông qua vấn trực tiếp để nghe nhà văn kể đời mà hiểu được, chưa kể đến việc phê bình tác phẩm mà tác giả xa thời lâu.Đào Duy Anh đưa phê bình tiểu sử lên tầm vóc quan niệm phê bình tiểu sử khơng dừng 13 lại lịch sử cá nhân nhà văn mà lịch sử ngồi nhà văn: lịch sử tác phẩm, lịch sử văn hóa,… có liên quan ảnh hưởng đến nhà văn Tuy nhiên với tinh thần thực chứng dựa vào khảo tả, phê bình tiểu sử bị giới hạn nhìn giới, giản đơn, hạn chế giai đoạn phê bình Trước hết, cá nhân nhà văn với tư cách nhà văn, người sáng tạo đồng với người tiểu sử Cá nhân chủ thể có tính lịch sử mà tâm lý hình thành qua trải nghiệm xã hội, khơng phải tính bẩm sinh, hồn cảnh lịch sử có ảnh hưởng lớn Từ đó, nhược điểm phương pháp tiểu sử học giản lược hoá tâm lý cá nhân, xu hướng hồ tan phê bình văn học vào tâm lý học Trong phê bình tiểu sử, tâm lý thứ bất biến, nằm ngồi khơng gian thời gian, chi phối sát sườn tác phẩm Sự không phân biệt người xã hội người sáng tạo khiến nhà phê bình phải loay hoay với người xã hội Các nhà phê bình tiểu sử quan tâm tới tiểu sử nhà văn thông qua khảo tả khách quan để đến lí giải, kết luận tác phẩm Tuy nhiên chứng đời nhà văn đơi có tính xác thực khơng cách kiến giải, tùy vào nhà phê bình mà cách lí giải tư liệu lại có khác biệt Như yếu tố chủ quan đánh giá nhà phê bình chưa khắc phục Phê bình tiểu sử vơ hình trung thu hẹp kích thước tác phẩm văn chương Một tác phẩm có hai phần: phần chủ ý tác giả phần không chủ ý coi phần chìm tảng băng trơi Các yếu tố đời nhà văn mang tính chất dẫn đến tác phẩm, soi sáng tác phẩm phần nổi, khơng thể khơng có khả lý giải phần chìm, phần khơng chủ ý thực tạo nên tác phẩm lớn.Một tác phẩm muốn sống đời phải vượt thoát khỏi vật liệu để chuyển sang cấp độ nghệ thuật Phương pháp tiểu sử học thường dừng lại ngưỡng cửa tác phẩm Phê bình tiểu sử hoạt động sơi chặng đầu thời kì đổi mới, đến năm gần mờ nhạt, nêu vấn đề thực đáng ý đời sống văn học Một số tranh luận lại rơi vào tình trạng quy chụp, chí bôi đen tác phẩm Nhiều người nêu vấn đề đáng báo động văn hóa phê bình, tầm tư tưởng tri thức người làm phê bình văn học Đội ngũ phê bình khơng phải q ỏi, phần đơng lại thiếu tính chun nghiệp tài phê bình thực hoi 14 Những nhược điểm phương pháp tiểu sử học khiến tồn phương pháp thành trường phái Tuy nhiên, từ nhược điểm xuất trường phái với tư cách đối lập, điều chỉnh bổ sung cho nó, trường phái văn hóa lịch sử, cách tiếp cận tâm lý học, đặc biệt phân tâm học Freud Từ đó, thấy sử dụng lí thuyết phương Tây cách cứng nhắc, công cụ, “đồ nghề” Điều dễ dẫn đến tình trạng cực đoan, nguy hiểm phê bình làm cho phê bình trở thành bãi xử bắn tác phẩm Vì vậy, làm việc với tượng văn học Việt Nam nên ý thức giới hạn lí thuyết phê bình để khơng ngừng sáng tạo đại nghiên cứu 15 KẾT LUẬN Sự diện tác động phê bình tiểu sử học đời sống văn học chục năm vừa qua, đặc biệt thời kì đổi mới, điều phủ nhận Mặc dù có tình trạng phân tán, mâu thuẫn, chưa đáp ứng đòi hỏi đời sống văn học, phê bình tiểu sử học năm qua có nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển phê bình văn học tạo chuyển biến ý thức nghệ thuật công chúng 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lí thuyết đại (2008), NXB Giáo dục 2.http://tapchisonghuong.com.vn/…/Tran-Thanh-Mai-va-phe-binh-… https://phebinhvanhoc.com.vn/xac-dinh-phuong-phap-tieu-su/ http://butnghien.com/phe-binh-tieu-su.t63872/ https://ngocthienanh.wordpress.com/2013/01/12/luu-quang-vu-va-nhungmoi-tinh-chua-het/ http://lamhong.org/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu/ 17 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TT HỌ VÀ TÊN Lê Hồng Diễm CƠNG VIỆC - Viết mục % 95% Nguyễn Thị Điệp - Viết mục 85% Trần Thị Hạnh Đoan - Viết mục - Tổng hợp mục - Viết mục 98% - Viết mục - Tổng hợp mục - Viết mục 98% - Viết mục - Tổng hợp - Thuyết trình - Viết mục - Tổng hợp mục - Viết mục - Làm powerpoint - Viết mục - Viết mục - Viết mở đầu - Viết mục - Viết kết luận 100% Ngô Thị Mỹ Duyên 95% Phan Thị Hai Nguyễn Thế Hiếu 95% Hà Thị Thanh Huyền Lê Thị Lan Nguyễn Thị Lan 10 Nguyễn Thị Lập Nguyễn Thị Nhật Lệ 11 Nguyễn Thùy Linh 12 18 98% 98% 90% 98% 98%

Ngày đăng: 07/03/2018, 22:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w