1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá kết quả trám răng không sang chấn trên răng hàm sữa học sinh tuổi 7 9 bằng fuji VII tại trường hermann gmeiner năm 2015

58 388 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Kỹ thuật trám răng không sang chấn- ART Atraumatic Restorative Treatment technique đã được WHO khuyến nghị sử dụng để kiểm soát tỷ lệ sâu răng sớm ở trẻ vào năm 1998.. Đánh giá kết quả

Trang 1

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân

thành đến Ts Trần Thị Mỹ Hạnh đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình

hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa

Em xin chân thành cảm ơn PGS TS Võ Trương Như Ngọc, ThS Lương Minh Hằng đã đóng góp những ý kiến quí báu để em hoàn thành

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Bùi Bảo Ngọc

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong các công trình khác

Tác giả khóa luận

Bùi Bảo Ngọc

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SMT : Chỉ số sâu- mất- trám răng vĩnh viễn smt : Chỉ số răng sâu- mất- trám răng sữa

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I.TỔNG QUAN 3

1.1 Đặc điểm sâu răng sữa 3

1.1.1 Một số đặc điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn về cấu trúc……… 3

1.1.2 Đặc điểm sâu răng sữa thường gặp ở trẻ em 4

1.1.3 Dịch tễ học sâu răng ở trẻ em 4

1.2 Kĩ thuật trám răng không sang chấn bằng GIC 6

1.2.1 Sự ra đời của kỹ thuật 6

1.2.2 Kĩ thuật ART 6

1.2.3 Tình hình áp dụng kỹ thuật ART trong và ngoài nước 8

1.2.4 Fuji VII 9

1.3 Trường Hermann Gmeiner Hà Nội 10

Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Nghiên cứu cắt ngang 12

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 12

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 12

2.1.3 Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu 13

2.1.4 Các biến số nghiên cứu 14

2.2 Nghiên cứu can thiệp 14

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 14

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.3 Quá trình nghiên cứu 16

2.2.4 Kĩ thuật trám răng không sang chấn bằng Fuji VII 16

2.2.5 Theo dõi và đánh giá 17

Trang 5

2.2.6 Biến số nghiên cứu 19

2.3 Phân tích số liệu 19

2.4 Sai số và phương pháp hạn chế sai số 19

2.4.1 Sai số 19

2.4.2 Cách khắc phục 20

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 20

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Tình trạng sâu răng sữa ở học sinh 7-9 tuổi 22

3.2 Kết quả kỹ thuật trám răng không sang chấn bằng Fuji VII 26

3.2.1 Đặc điểm của đối tượng trám răng và các răng được trám 26

3.2.2 Kết quả của kỹ thuật ART 27

3.2.3 Sự hài lòng với phương pháp điều trị 31

Chương 4 BÀN LUẬN 32

4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 32

4.1.1 Tỷ lệ sâu răng sữa chung 32

4.1.2 Chỉ số sâu mất trám răng sữa 34

4.1.3 Tỷ lệ sâu răng sữa trên cung hàm 35

4.2 Kỹ thuật trám răng không sang chấn bằng GIC 36

4.2.1 Đặc điểm của đối tượng trám răng và các răng được trám 36

4.2.2 Kết quả trám răng không sang chấn các răng hàm sữa 36

4.2.3 Những điểm cần lưu ý khi trám răng không sang chấn 39

4.2.4 Khả năng ứng dụng của kỹ thuật 41

KẾT LUẬN 42

KIẾN NGHỊ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Chỉ số SMT ở một số nước trên thế giới……… 5

Bảng 3.1 Chỉ số sâu, mất trám theo giới 23

Bảng 3.2 Chỉ số sâu, mất trám theo nhóm tuổi 24

Bảng 3.3 Tỷ lệ sâu răng của các răng hàm sữa 25

Bảng 3.4 Phân bố số răng được trám theo giới 26

Bảng 3.5 Phân bố các răng được trám trên các cung hàm 26

Bảng 3.6 Sự lưu giữ của miếng trám sau 1 tháng 27

Bảng 3.7 Sự lưu giữ của miếng trám sau 3 tháng 27

Bảng 3.8 Sự lưu giữ của miếng trám sau 6 tháng 28

Bảng 3.9 So sánh tỷ lệ bong hoàn toàn miếng trám hàm trên và hàm dưới sau 6 tháng trám răng không sang chấn 29

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sâu răng tái phát 30

Bảng 3.11 Kết quả trám răng không sang chấn bằng Fuji VII 30

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ sâu răng theo giới 22 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ sâu răng sữa theo nhóm tuổi 23 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sâu răng theo nhóm răng 25 Biểu đồ 3.4: So sánh tình trạng miếng trám sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trám

răng không sang chấn 28 Biểu đồ 3.5 Sự hài lòng với phương pháp điều trị 31

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Minh họa một số điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn 3 Hình 1.2 Vật liệu Fuji VII 9

Trang 8

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới [1]

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, WHO đã xếp bệnh sâu răng vào hàng thứ

ba trong bảng xếp hạng bệnh tật vì mức độ phổ biến, thời gian mắc bệnh sớm ngay từ khi răng mới mọc (6 tháng tuổi) và chi phí cho khám, chữa bệnh rất lớn Ở nước ta, tỉ lệ sâu răng ở trẻ em là khá cao Năm 2001, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội phối hợp với trường Đại học nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng trên toàn quốc Kết quả cho thấy rằng: 84,9% số trẻ em từ 6 đến 8 tuổi bị sâu răng sữa [2]

Ngoài các chức năng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ như răng vĩnh viễn, răng sữa còn có chức năng quan trọng như: giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển [3] Sâu răng có thể gây đau, ảnh hưởng đến

ăn uống, học hành, nói, vui chơi của trẻ, gây tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tủy, nhiễm trùng tại chỗ như: áp xe, viêm mô tế bào… [4]

Do tính chất phổ biến và ảnh hưởng tới sức khỏe, nên việc dự phòng và điều trị kịp thời bệnh răng miệng ở trẻ em tuổi học đường là một trong những vấn đề cấp bách của xã hội cần được quan tâm

Kỹ thuật trám răng không sang chấn- ART (Atraumatic Restorative Treatment technique) đã được WHO khuyến nghị sử dụng để kiểm soát tỷ lệ sâu răng sớm ở trẻ vào năm 1998 Kỹ thuật này sử dụng vật liệu trám là Glass Inomer Cement (GIC) hoá trùng hợp có độ bám dính cao, an toàn cho tuỷ răng và có khả năng phóng thích Fluor ngừa sâu răng tái phát Đây là kỹ thuật

có nhiều tính ưu việt như kỹ thuật đơn giản, dễ phổ cập, các răng sâu của trẻ

sẽ được làm sạch bằng các dụng cụ cầm tay chuyên biệt là nạo ngà và cây vạt men mà không gây tiếng ồn, không làm cho trẻ sợ hoặc đau Khả năng bám

Trang 9

1 Khảo sát tình hình sâu răng sữa ở học sinh 7-9 tuổi tại trường Hermann Gmeiner Hà Nội

2 Đánh giá kết quả trám răng không sang chấn bằng Fuji VII trên xoang trám loại I răng hàm sữa ở nhóm học sinh trên

Trang 10

3

Chương I TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm sâu răng sữa

1.1.1 Một số đặc điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn về cấu trúc

Hình 1.1 Minh họa một số điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn [5]

A: Chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn

B: Chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn

C: Tỷ lệ buồng tủy răng sữa lớn hơn và sừng tủy nằm gần đường nối men ngà hơn

D: Gờ cổ răng sữa nhô cao hơn

E: Trụ men răng sữa nghiêng về mặt nhai

F: Cổ răng sữa thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn

G: Chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng) H: Chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng về gần phía chóp thì càng tách xa hơn [5]

Trang 11

4

1.1.2 Đặc điểm sâu răng sữa thường gặp ở trẻ

Thành phần chất khoáng gần giống răng vĩnh viễn nhưng tỷ lệ chất hữu

cơ và nước nhiều hơn, chất vô cơ ít hơn [6] Tốc độ tiến triển của các tổn thương sâu răng ở răng sữa nhanh hơn răng vĩnh viễn do lớp men mỏng và kém khoáng hóa Trẻ em lại thường có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, ít chải răng nên sẽ gây sâu răng nhiều và phát triển nhanh

Hệ thống ống tủy có nhiều ống tủy phụ từ sàn buồng tủy đến vùng chẽ chân răng, sừng tủy nằm gần đường nối men ngà hơn… nên tốc độ sâu răng nhanh hơn, biến chứng của sâu răng lớn hơn [6]

Ở hàm răng sữa, trình tự hay mắc sâu răng giảm dần như sau: răng hàm sữa dưới, răng hàm sữa trên, răng cửa trên Ít gặp hơn là răng cửa dưới hoặc mặt ngoài và mặt trong của răng trừ trường hợp sâu răng lan nhanh hoặc sâu

1.1.3 Dịch tễ học sâu răng ở trẻ em

1.1.3.1 Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới

Bệnh sâu răng đang phổ biến ở mọi tầng lớp trong xã hội Trên thế giới hiện nay sự phát triển của sâu răng có hai xu hướng: sâu răng giảm rõ rệt từ mức độ cao xuống còn trung bình hay thấp ở các nước phát triển và ngày càng gia tăng ở các nước chưa và đang phát triển, lí do là ở tại các nước này, cùng với sự phát triển kinh tế, công nghệ thực phẩm như: bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát theo nhu cầu và thị hiếu của người dân, phụ huynh có tiền cho con em ăn nhiều quà vặt trong khi ngành Y tế thiếu những biện pháp dự

Trang 12

Bảng 1.1 Bảng chỉ số SMT ở một số nước trên thế giới [10], [11]

ba trẻ em 15 tuổi có sâu răng Trẻ em gái có tỉ lệ sâu răng hàm sữa thấp hơn trẻ em trai [8], [12], [13]

1.1.3.2 Tình hình bệnh sâu răng ở Việt Nam

Ở nước ta, sâu răng ở trẻ em còn phổ biến và nhu cầu điều trị cũng khá cao Bệnh có xu hướng gia tăng Theo nghiên cứu của Trần Văn Trường và cộng sự năm 2001, tỷ lệ sâu răng ở trẻ từ 6-8 tuổi là 84,9 %, trẻ từ 9-11 tuổi là 56,3% Số trung bình răng sữa bị sâu trẻ 6-8 tuổi là 5,4 và hầu hết không được điều trị (94%) [2]

Trang 13

Năm 2010, theo kết quả điều tra của Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt– Đại Học Y Hà Nội tại năm tỉnh thành trong cả nước cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 4-8 tuổi là 81,6% [16]

1.2 Kĩ thuật trám răng không sang chấn bằng GIC

1.2.1 Sự ra đời của kỹ thuật

Kỹ thuật trám răng không sang chấn đã được phổ biến trong nha khoa cộng đồng ở nhiều nước Đến năm 1991, bắt đầu thử nghiệm trên cộng đồng ở Thái Lan Năm 1993, một công trình nghiên cứu khác được thực hiện ở Zimbabwe cho thấy tỷ lệ thành công sau một năm là 93%, sau hai năm là 89%

và sau ba năm là 85%, kỹ thuật này ít gây đau trong và sau khi trám [17], [18], [19]

Năm 1998, WHO đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật này với vật liệu GIC cho học sinh tại trường như là chiến lược toàn cầu để phòng ngừa điều trị bệnh sâu răng và hạ thấp tỷ lệ biến chứng do bệnh gây ra Đây là kỹ thuật chữa răng đơn giản vì chỉ với dụng cụ cầm tay và vật liệu trám là GIC, nó cho phép phòng và điều trị sớm bệnh sâu răng ở cộng đồng, nhất là những vùng nông thôn nghèo, thiếu máy móc và trang thiết bị nha khoa tối thiểu [20]

1.2.2 Kĩ thuật ART

1.2.2.1 Hai nguyên tắc cơ bản

- Lấy sạch ngà sâu chỉ bằng dụng cụ cầm tay

- Trám lỗ sâu với vật liệu bám dính hóa học tốt

Trang 14

7

1.2.2.2 Ưu điểm của kỹ thuật ART

- Là kỹ thuật trám răng chỉ với dụng cụ cầm tay và vật liệu trám là GIC

- Có sự can thiệp tối thiểu, mất ít tổ chức cứng của răng

- Chi phí thấp, không đòi hỏi ghế máy nha khoa

- Dễ áp dụng ở mọi nơi

- Hạn chế đau, không gây tiếng ồn tránh tâm lý sợ hãi cho trẻ [20]

1.2.2.3 Vật liệu xi măng Glass ionomer (GIC)

- Thành phần của GIC

GIC là một hệ thống kết hợp giữa bột và nước Thành phần bột gồm có tinh thể Alumino Fluorosilicate và nước là acid polyacrylic Hai thành phần này khi trộn tạo thành cement gồm một chất tựa vô định hình tạo nên do phản ứng giữa acid Polyacrylic và các muối kiềm của thủy tinh (phản ứng acid-base) bao quanh những tinh thể thủy tinh còn sót lại không tham gia phản ứng [21]

- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám GIC

+ Sự ngấm nước chuỗi Calcium polyacrylate rất yếu và dễ tan trong nước khi GIC chưa đông cứng hoàn toàn, do vậy miếng trám cần phải được bảo vệ ngăn chặn ngấm nước trong 24h đầu nhờ phủ một lớp vecni hay một lớp resin

+ Người ta thấy sự bám dính tốt nhất xảy ra giữa các bề mặt trơn láng và sạch Lớp ngà mủn có thể được lấy đi một acid nhẹ như loại acid polyacrylic 10% bôi lên bề mặt lỗ sâu và để không quá 10 giây Xử lý acid giúp cho bề mặt sạch sẽ, lớp mùn ngà được lấy đi mà không có sự tiếp tục mất khoáng của lớp ngà phía dưới và cũng không mở các ống ngà Thêm vào đó, tính thấm ướt của bề mặt được gia tăng và cement sẽ áp sát lúc vừa mới được đặt vào, tạo cho sự trùng hợp được hoàn toàn Lỗ sâu sau khi xử lý bằng acid polyacrylic phải rửa thật kỹ rồi lau khô bằng viên bông nhỏ Cố gắng không

Trang 15

8

làm mất nước bề mặt răng vì trong phản ứng đông cứng phải có nước Nếu răng khô quá thì nó có thể rút nước khỏi cement và làm xáo trộn sự cân bằng của sự trao đổi ion là yếu tố để tạo sự bám của vật liệu [21]

+ Tỷ lệ bột nước: Tính chất vật lý của miếng trám tùy thuộc nhiều vào số lượng bột trộn, càng nhiều bột thì miếng trám càng cứng chắc Có thể lấy bột

và nước bằng tay và trộn trên một miếng giấy hoặc miếng kính với bay trộn nhựa Tuy nhiên, khó có thể định tỷ lệ một cách đúng mức Ưu điểm duy nhất của cách trộn bằng tay là ta có thể trộn trên một miếng kính để mát giúp ta có thể kéo dài thời gian làm việc thêm khoảng 25% [22]

1.2.3 Tình hình áp dụng kỹ thuật ART trong và ngoài nước

Kỹ thuật này đã được tiến hành thử nghiệm đối với một số nước ở Đông Nam Á và Châu Phi Kết quả công bố từ những nghiên cứu này cho thấy kỹ thuật ART đã rất thành công trong việc khôi phục tổn thương bề mặt ngà răng Tỷ lệ thành công sau một năm cho các tổn thương phục hồi là trên 90%, ngoại trừ ở Campuchia thì tỷ lệ thành công chỉ chiếm khoảng 76% [23]

Năm 1991 ở Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tỷ lệ thành công của kỹ thuật ART ở răng sữa với xoang trám loại I chiếm 79% [24]

Ở Trung Quốc, vào năm 2002, Yip H.K và cộng sự đã tiến hành trám răng không sang chấn 81 răng hàm sữa có xoang trám loại I cho tỉ lệ thành công sau 6 tháng là rất cao 92,6% [25]

Ở nước ta, kỹ thuật ART đã được Taco Pilot chuyên viên trung tâm nguyên cứu sức khỏe răng miệng của WHO phổ biến lần đầu tiên ở thành phố

Hồ Chí Minh năm 1993, sau đó được nhiều tỉnh thành phía Nam và phía Bắc

áp dụng

Năm 1996, tại Viện RHM Hà Nội, Dư Trí Dõng, Vũ Ngọc Tú và Nguyễn Lê Thanh đã áp dụng kỹ thuật ART với Fuji II và Fuji IX trên 72

Trang 16

Năm 2007, tại một số trường tiểu học quận Đống Đa- Hà Nội, thạc sĩ Đào Thị Dung đã tiến hành trám 1023 răng sữa cho học sinh 7-10 tuổi, sau 6 tháng cho thấy tỉ lệ 96% đạt kết quả tốt [15]

Năm 2005, Ngô Minh Phúc đã tiến hành trám răng không sang chấn bằng Fuji IX GP cho 156 học sinh 6-8 tuổi với 218 răng hàm sữa Kết quả cho thấy tỉ lệ thành công với xoang trám loại I ở răng hàm sữa là 81,6% [28]

1.2.4 Fuji VII

Trong đề tài này chúng tôi lựa chọn vật liệu trám bít là Fuji VII làm vật liệu trám răng nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của Fuji VII kỹ thuật ART

Hình 1.2 Vật liệu Fuji VII

GC Fuji VII là loại vật liệu Glass Ionomer phóng thích flouride mạnh được phát triển để bảo vệ những bề mặt có nguy cơ sâu răng cao

Trang 17

- Có thể dùng trong các trường hợp không thể kiểm soát nước bọt

- Có sẵn màu trắng và đặc biệt là màu hồng giúp chúng ta dễ dàng phát hiện khi miếng trám bị bong khi trám cho học sinh

1.3 Trường Hermann Gmeiner Hà Nội

Trường Hermann Gmeiner Hà Nội được thành lập vào ngày 26 tháng 8 năm 1994, là một ngôi trường liên cấp (Tiểu học – Trung học cơ sở – Trung học phổ thông)

Địa chỉ của trường hiện tại: Số 01 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy,

Hà Nội

Trải qua 20 năm hoạt động đến nay, trường là nơi tiếp nhận những trẻ

mồ côi không nơi nương tựa của thành phố Hà Nội hiện đang được nuôi dưỡng trong làng trẻ em SOS vào học Ngoài ra trường còn ưu tiên tiếp nhận những trẻ còn bố, mẹ và gia đình thuộc diện hộ nghèo, trẻ có nguy cơ mất đi sự chăm sóc của gia đình và những học sinh có nhu cầu vào học hòa nhập với cộng đồng, xã hội

Trang 19

12

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này chúng tôi phối hợp hai nghiên cứu khác nhau: Nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu can thiệp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu được trình bày riêng cho từng thiết kế nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu cắt ngang

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh 7-9 tuổi, đang học lớp hai, lớp ba trường Hermann Gmeiner, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Thời gian: tháng 12/2014 – 5/2015

- Địa điểm: trường Hermann Gmeiner, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Được sự đồng ý của phụ huynh và giáo viên

- Hợp tác với bác sĩ

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Không thoả mãn các tiêu chuẩn trên

2.1.2 Phương pháp nghiên cứu

2.1.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang

2.1.2.2 Cỡ mẫu

Toàn bộ học sinh 7-9 tuổi, đang học lớp hai, lớp ba trường Hermann Gmeiner, quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.1.2.3 Quy trình nghiên cứu

Chuẩn bị trước khi điều tra:

- Liên hệ trước với ban giám hiệu trường Hermann Gmeiner

- Tập huấn cho cán bộ điều tra cách thức phỏng vấn, khám và ghi phiếu đánh giá Cán bộ điều tra là nhóm sinh viên Y6

Trang 20

13

Dụng cụ khám:

- Bộ khay khám gồm: khay khám, gương, gắp, thám trâm, nạo ngà

- Các dụng cụ, vật liệu khác: bông, găng khám, đèn pin

- Phiếu khám

Biện pháp vô khuẩn:

- Trang phục bảo vệ gồm có: Áo blouse, mũ, khẩu trang, găng tay

- Rửa tay trước khi mang găng bằng xà phòng có chất khử khuẩn

- Khử khuẩn dụng cụ: Dụng cụ được hấp sấy

Các bước thực hiện:

- Khám lâm sàng với các dụng cụ và dưới ánh đèn pin

- Tiến hành khám đúng phương pháp, kỹ thuật

- Phát hiện đầy đủ các tình trạng sâu răng của trẻ

- Ghi lại vào phiếu khám

2.1.3 Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu

2.1.3.1 Tỷ lệ sâu răng

Tỷ lệ sâu răng được tính bằng tổng số trẻ có răng sâu chia cho số trẻ em được khám

2.1.3.2 Chỉ số sâu mất trám

Chỉ số sâu mất trám nói lên số răng sâu trung bình ở mỗi cá thể bao gồm răng sâu chưa được điều trị, răng sâu đã được trám và răng đã mất do sâu [29]

- Chỉ số smt dùng cho răng sữa

Tiêu chuẩn đánh giá:

+ Sâu răng (SR): Thấy lỗ sâu trên mặt răng Khi sâu răng chưa hình thành lỗ sâu thì phát hiện dựa vào các dấu hiệu sau đây [4]:

 Vùng men bên cạnh chỗ trám bít hố rãnh bị mờ và đáy mềm

Trang 21

14

Ở các mặt nhẵn thấy các dấu hiệu mất canxi, thăm khám thấy ráp hoặc mềm

Ở các mặt bên thấy men răng bị gián đoạn rõ

+ Mất răng (MR): Việc xác định răng mất do sâu dựa vào khám lâm sàng và hỏi tiền sử để xác định nguyên nhân mất răng

+ Trám (TR): Khám lâm sàng thấy vết trám trên răng và phối hợp với hỏi tiền sử để xác định nguyên nhân trám do sâu

- Chỉ số sâu- mất- trám là tổng số răng sâu + răng mất + răng trám trên tổng số trẻ em được khám

2.1.4 Các biến số nghiên cứu

- Biến độc lập:

+ Giới: nam và nữ

+ Tuổi: 2 nhóm tuổi từ 7-8 tuổi và từ 8-9 tuổi

- Biến phụ thuộc:

+ Tỷ lệ sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu theo tuổi và giới

+ Chỉ số sâu mất trám răng sữa theo tuổi và giới

+ Tỷ lệ răng sữa sâu phân bố theo nhóm răng

+ Tỷ lệ sâu răng của các răng hàm sữa

2.2 Nghiên cứu can thiệp

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh từ 7-9 tuổi tại trường Hermann Gmeiner, Cầu Giấy, Hà Nội

- Thời gian: Từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2014

- Địa điểm: Trường Hermann Gmeiner, quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

Với đối tượng nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên:

- Răng hàm sữa bị sâu chưa có biểu hiện bệnh lý tủy răng với các loại lỗ sâu loại I theo phân loại của Black

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu

Trang 22

15

2.2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Răng có kích thước lỗ sâu lớn quá ½ thân răng, thành răng còn quá mỏng, trong quá trình nạo lỗ sâu có thấy đau

- Các răng viêm tủy, hoại tử tủy có hoặc không có biến chứng quanh

chóp răng, răng lung lay

- Không tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Dị ứng với chất trám

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp theo mô hình trước sau, theo dõi kết quả, so sánh trước và sau can thiệp

n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết

p : tỷ lệ lưu giữ thành công ở xoang trám loại I theo Dư Trí Dõng và cộng sự (p =0,73) [26], q =1- p

p : tỷ lệ lưu giữ thành công ở xoang trám loại I theo dự kiến trong

nghiên cứu này ( p =0,88), q =1- p

α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α=0,05; tra bảng Z( 1   / 2 )= 1,96

Trang 23

16

2.2.2.3 Cách chọn mẫu

Lập danh sách những học sinh có chỉ định trám răng hàm sữa từ lần khám cắt ngang đánh giá tình hình sâu răng Dựa trên danh sách lập và trong quá trình trám răng, chọn ngẫu nhiên cho đủ 74 răng Thực tế đã chọn được 51 học sinh trong 117 học sinh được khám và trám được 78 răng hàm sữa có lỗ sâu loại I

2.2.3 Quá trình nghiên cứu

Tập huấn trước khi can thiệp

- Nhóm sinh viên Y6 được giáo viên hướng dẫn chuẩn hóa kỹ thuật về phương pháp trám răng không sang chấn bằng Fuji VII

- Hai trợ thủ được tập huấn về cách đánh chất trám theo đúng hướng dẫn

của nhà sản xuất và cách ghi phiếu khám

Công tác thu thập số liệu

- Thực hiện công tác trám răng không sang chấn trên các răng hàm sữa

- Theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm theo dõi khả năng lưu giữ và chống sâu răng tái phát của loại vật liệu Fuji VII

Người thực hiện: Nhóm sinh viên Y6 và các bác sĩ hỗ trợ

2.2.4 Kĩ thuật trám răng không sang chấn bằng Fuji VII [30]

2.2.4.1 Dụng cụ và vật liệu

- Khay dụng cụ khám

- Găng tay, khẩu trang

- Nạo ngà, cây vạt men

- Cây đưa chất trám, cây điêu

2.2.4.2 Chuẩn bị lỗ trám

- Đặt bông cuộn cô lập vùng răng cần làm việc

- Loại trừ mảng bám trên bề mặt răng với bông ướt

Trang 24

17

- Mở rộng đường vào bằng cây vạt men nếu lỗ sâu quá nhỏ Phần men

vạt ra được lấy sạch bằng bông ướt

- Dùng cây nạo ngà lấy sạch phần ngà mủn và lau sạch bằng bông ướt Dùng nạo ngà sắc bén với động tác xoay trong theo chiều ngang, dùng lực

nhẹ nhàng để tránh kích thích tủy

- Lau khô lỗ sâu để chuẩn bị trám

2.2.4.3 Kỹ thuật trám

- Làm sạch lỗ sâu đã chuẩn bị

+ Luôn thay bông cuộn để giữ môi trường làm việc khô

+ Lau khô lại lỗ sâu

+ Dùng một viên bông khô thấm chất xử lý ngà, lau lỗ sâu khoảng 10s + Rửa sạch lại lỗ sâu bằng 2 lần bông ướt

+ Cách li và lau khô lỗ sâu

- Trám lỗ sâu

+ Trộn GIC trong vòng 20-30s theo đúng sự hướng dẫn của nhà sản

xuất về tỷ lệ bột nước và cách trộn

+ Đưa vật liệu vào xoang trám nhẹ nhàng

+ Bôi vaseline vào đầu ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên bề mặt miếng trám + Lấy vật liệu thừa bằng nạo ngà, chờ 1- 2 phút, luôn giữ răng cô lập + Kiểm tra khớp cắn, tiếp tục lấy vật liệu thừa nếu có

+ Bôi vaseline, lấy bông cách li ra

2.2.5 Theo dõi và đánh giá

2.2.5.1 Thu thập thông tin về dấu hiệu đau và sự cảm nhận của các em đối với kỹ thuật ART

Hỏi các em trong khi tiến hành điều trị có đau hay không rồi ghi vào phiếu khám

Trang 25

18

2.2.5.2 Đánh giá lâm sàng

Sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng theo dõi, đánh giá kết quả theo các mã số

- Đánh giá sự lưu giữ của miếng trám [20], [31]

Mã số 0: Miếng trám còn nguyên vẹn

Mã số 1: Miếng trám còn, bờ viền bị mẻ hay mòn ít hơn 0,5mm về

độ sâu mà không cần trám lại

Mã số 2: Miếng trám còn, bờ viền mẻ hay mòn trên 0,5mm về độ

sâu, cần trám lại

Mã số 3: Miếng trám không còn, bị bong đi hoàn toàn, cần trám lại

Mã số 4: Miếng trám không còn vì đã được thay thế bằng một loại

hình điều trị khác

Mã số 5: Răng bị mất vì lí do nào đó

Mã số 6: Không thể xác định được

+ Lưu giữ thành công: Mã số 0, 1

+ Lưu giữ thất bại: Mã số 2, 3

+ Mã số 4, 5, 6 loại khỏi đánh giá

- Đánh giá sâu răng tái phát tại miếng trám [28], [32]

Mã số 0: Mặt răng bình thường không đổi màu, bờ miếng trám kín

Mã số 1: Đổi màu ở mặt răng, vẫn còn cứng, bờ miếng trám kín

Mã số 2: Đổi màu ở mặt răng, bờ miếng trám mắc thám trâm

Mã số 3: Sâu răng vùng quanh miếng trám

Mã số 4: Không thể chẩn đoán được

+ Không sâu răng: mã số 0 và 1

+ Sâu răng: Mã số 2 và 3

+ Mã số 4 loại khỏi đánh giá

Trang 26

19

Dựa trên tiêu chí trên, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị theo 3 mức độ:

Tình trạng Kết quả điều trị

Mã số 2, mã số 3 Mã số từ 0 đến 3

2.2.6 Biến số nghiên cứu

- Tỷ lệ học sinh và tỷ lệ lỗ sâu loại I được trám theo giới

- Tỷ lệ phân bố các răng hàm sữa được trám trên cung hàm

- Tỷ lệ khả năng lưu giữ của miếng trám loại I khi trám răng không sang chấn bằng Fuji VII sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng

- Tỷ lệ sâu răng tái phát của miếng trám loại I khi trám răng không sang chấn của Fuji VII sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng

2.3 Phân tích số liệu

- Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0

- Sử dụng một số thuật toán thống kê: chi bình phương, T-test, Fisher’s exact test…

2.4 Sai số và phương pháp hạn chế sai số

Trang 27

20

+ Sai sót trong thăm khám, đánh giá tình trạng sâu răng, tình trạng bong miếng trám…

2.4.2 Cách khắc phục

- Thực hiện đúng quy trình tiến hành nghiên cứu

- Dùng biểu mẫu bệnh án thống nhất thu thập thông tin

- Lựa chọn bệnh nhân chặt chẽ theo tiêu chuẩn đã định

- Tập huấn thống nhất cách khám, kỹ thuật trám răng không sang chấn và cách đánh giá kết quả Trong thời gian khám răng miệng có 5-10% các mẫu được khám lại bởi cùng một người khám và bởi một người khác để đánh giá

độ tin cậy trên cùng người khám và giữa những người khám khác nhau, phiếu khám được ghi lại như bình thường Sau đó lập bảng chỉ số Kappa về độ tin cậy và so sánh với phân loại chuẩn

0,00 - 0,20 : Sự nhất trí thấp 0,21 - 0,40 : Sự nhất trí tương đối thấp 0,41 - 0,60 : Sự nhất trí trung bình 0,61 - 0,80 : Sự nhất trí khá cao 0,81 - 1,0 : Sự nhất trí cao Thống kê Kappa đạt mức thống nhất cao trong khám răng miệng, nếu dưới mức đó, cần phải được tập huấn, thống nhất lại

- Số liệu được nhập 2 lần bởi 2 nhập liệu viên độc lập, sau đó so sánh để đối chiếu kết quả

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu

Việc nghiên cứu được tiến hành theo đúng đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường ĐH Y Hà Nội Những học sinh được nghiên cứu hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện Tất

cả các đối tượng được lựa chọn làm mẫu cho nghiên cứu đều được giải thích

về mục đích nghiên cứu Học sinh được quyền rút khỏi nghiên cứu bất kỳ thời

Trang 29

22

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tình trạng sâu răng sữa ở học sinh 7-9 tuổi

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ sâu răng theo giới Nhận xét:

- Tỷ lệ học sinh có sâu răng là 82,91%

- Tỷ lệ học sinh nam có sâu răng là 80,82%, học sinh nữ là 86,36% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê bằng chi bình phương với p=0,44> 0,05

Ngày đăng: 07/03/2018, 13:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Đình Hải (2000), Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và phòng bệnh quanh răng tại Hải Dương, Luận án tiến sỹ y học (58-123) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và phòng bệnh quanh răng tại Hải Dương
Tác giả: Trịnh Đình Hải
Năm: 2000
2. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2002), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học, tr. 23-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2002), "Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc
Tác giả: Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2002
3. Đào Thị Hằng Nga, Võ Trương Như Ngọc (2013), Điều trị phục hồi răng sữa, Răng Trẻ Em, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Hà Nội, 179-190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị phục hồi răng sữa, Răng Trẻ Em
Tác giả: Đào Thị Hằng Nga, Võ Trương Như Ngọc
Năm: 2013
4. Nguyễn Dương Hồng (1977), Sâu răng, Răng Hàm Mặt tập 1, NXB Y học, tr 102-153 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sâu răng
Tác giả: Nguyễn Dương Hồng
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1977
5. Nguyễn Toại (2003), Giáo trình nha khoa hình thái, Khoa RHM trường Đại học Y Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình nha khoa hình thái
Tác giả: Nguyễn Toại
Năm: 2003
6. Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, (2001), Nha khoa trẻ em, NXB Y học, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr 162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nha khoa trẻ em
Tác giả: Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
7. Đào Thị Hằng Nga (2013), Bệnh sâu răng ở trẻ em, Răng Trẻ Em, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Hà Nội, tr. 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh sâu răng ở trẻ em
Tác giả: Đào Thị Hằng Nga
Năm: 2013
9. Vũ Thị Kiều Diễm, Ngô Đồng Khanh và cộng sự ( 1993), Kết quả điều tra cơ bản tình trạng sức khỏe răng miệng ở miền Nam Việt Nam, Kỷ yếu công trình khoa học, Viện Răng Hàm Mặt TPHCM, tr 17-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra cơ bản tình trạng sức khỏe răng miệng ở miền Nam Việt Nam
11. WHO (2012), Collaboring Centre, Malmo University, Sweden, WHO Oral health data bank (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Collaboring Centre
Tác giả: WHO
Năm: 2012
14. Nguyễn Hoàng Oanh (2006), Tìm hiểu tình hình bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, Luận văn bác sỹ Y khoa, trường Đại học Y Hà Nội, tr 25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tình hình bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Hoàng Oanh
Năm: 2006
15. Đào Thị Dung (2007), Đánh giá hiệu quả chương trình nha khoa học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội, Luận án tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả chương trình nha khoa học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa, Hà Nội
Tác giả: Đào Thị Dung
Năm: 2007
16. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011), Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010, Tạp chí y học thực hành. Số 12/2011, tr. 56-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010, Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn
Năm: 2011
17. Frencken J.E., Makoni F., et al (1997), 3- year survival of ART restorations and glass-ionomer selants in a school oral health programe in Zimbabwe, Caries Research, pp. 76-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: year survival of ART restorations and glass-ionomer selants in a school oral health programe in Zimbabwe
Tác giả: Frencken J.E., Makoni F., et al
Năm: 1997
18. Frencken J.E., Makoni F. (1994), Atreatment technique for tooth decay in deprived communities, World Health, Vol. 47, pp. 15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atreatment technique for tooth decay in deprived communities
Tác giả: Frencken J.E., Makoni F
Năm: 1994
19. Frencken J.E., Songpaisan Yupin (1994), An atraumatic restorative treatment technique: evaluation after one year, International Dental Journal, vol. 44, pp. 460-464 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An atraumatic restorative treatment technique: evaluation after one year
Tác giả: Frencken J.E., Songpaisan Yupin
Năm: 1994
20. Ngô Đồng Khanh (1998), Trám răng không sang chấn với Glass ionomer cement, tài liệu dịch, Viện RHM thành phố Hồ Chí Minh, tr 4-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trám răng không sang chấn với Glass ionomer cement
Tác giả: Ngô Đồng Khanh
Năm: 1998
21. Nguyễn Trần Bích (2004), Sử dụng Fuji IX GP phục hồi tổn khuyết các răng sau, Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Dresden- CHLB Đức, tài liệu dịch, Khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Quân Y 103, tr 80-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng Fuji IX GP phục hồi tổn khuyết các răng sau
Tác giả: Nguyễn Trần Bích
Năm: 2004
22. Edmond R.H., Graham J.M. (2003), Glass ionomers in Contemporary Restorative Dentistry-A Clinical Update, Journal of the California Dental Association, pp. 45-56, 125-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Glass ionomers in Contemporary Restorative Dentistry-A Clinical Update
Tác giả: Edmond R.H., Graham J.M
Năm: 2003
24. Phantumvanit P., Taco Pilot et al (1991), ART: a three- years community filed trial in Thailand- survival of one- surface restorations in the permanent dentition, Journal of public Health Dentistry, Vol.56, pp. 141-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ART: a three- years community filed trial in Thailand- survival of one- surface restorations in the permanent dentition
Tác giả: Phantumvanit P., Taco Pilot et al
Năm: 1991
25. Smales RJ, Yip HK (2002), The atraumatic restorative treatment approach for primary teeth: review of literature, Pediatr Dent, vol 22, p 294- 298 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The atraumatic restorative treatment approach for primary teeth: review of literature
Tác giả: Smales RJ, Yip HK
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w