CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 6 PHẦN I: LÍ LUẬN CHUNG Từ năm học 2014-2015, Sở GD và ĐT Thái Bình, Phòng GD và ĐT Kiến Xương đã chỉ đạo các trường THCs triển khai việc xây
Trang 1CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 6
PHẦN I:
LÍ LUẬN CHUNG
Từ năm học 2014-2015, Sở GD và ĐT Thái Bình, Phòng GD và ĐT Kiến Xương đã chỉ đạo các trường THCs triển khai việc xây dựng kế hoạch dạy học và dạy học theo chủ đề.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn: Có đồng chí chưa hiểu chủ đề là gì ? Xây dựng chủ đề ra sao? Dạy như thế nào cho phù hợp?
Bản thân giáo viên là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy cũng rất lung túng trong quá trình thực hiện, cũng có những chủ đề xây dựng chưa hợp lý, trong quá trình giảng dạy còn có nhiều ý kiến trái chiều…
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trường THCS Bình Định, Được sự hỗ trợ của các đồng chí cán sự bộ môn Ngữ Văn, tôi tiến hành xây dựng chuyên đề “ Dạy học theo chủ đề môn Ngữ văn” với mong muốn được cùng các đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc, đóng góp ý kiến, bổ sung để cùng nhau tìm ra phương pháp thực hiện việc dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, chuẩn bị cho việc tiếp cận với chương trình SGK mới 2018
Cùng các đồng nghiệp trao đổi về cách xây dựng chủ đề dạy học, tìm ra phương pháp dạy học theo chủ đề thích hợp và đạt hiệu quả Từ đó góp phần nâng cao năng lực nhận thức của học sinh
và khả năng sáng tạo, thích hợp với cái mới của các đồng chí giáo viên
Ứng dụng vào cuộc thi “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” mà Bộ GD và ĐT phát động từ những năm gần đây
Góp phần vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học mà nhà trường đã triển khai hiện nay
I.Khái niệm dạy học theo chủ đề:
- Chủ đề: Là vấn đề cơ bản, là nội dung chính được đề cập đến…
- Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, … có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó( tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể phát huy tốt hơn khả năng chủ động, sáng tạo, khái quát, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tiễn
Trên cơ sở kế hoạch dạy học giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề
mà không nhất thiết phải theo trình tự bài / tiết trong sách giáo khoa Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học , mỗi tiết chỉ có thể thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong học ngoài giờ lên lớp Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập cho học simh ở ngoài lớp học và ở nhà
II.Ưu thế của dạy học theo chủ đề:
Dạy học theo chủ đề giúp tiết kiệm được thời gian để tập trung thời gian khai thác nội dung kiến thức , học sinh có nhiều thời gian thực hành, vận dụng kiến thức đã học đê giải quyết các vấn đề
Trang 2Dạy học theo chủ đề cũng như một số mô hình tích cực khác, giáo viên luôn phải nghĩ rằng các
em tự tin và có thể biết nhiều hơn ta mong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng có sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh về một vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khi tiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
Dạy học theo chủ đề nhắm tới việc sử dụng kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn các nhiệm vụ học tập nhắm tới sự lĩnh hội hệ thống kiến thức có sự tích hợp cao, đồng thời hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục tích cực khác như các năng lực, kĩ năng sống…
Trong dạy học theo chủ đề kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể Hơn nữa với việc học sinh lĩnh hội kiến thức trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, cũng mang lại một lợi thế to lớn đó là mở rộng không gian, thời gian dạy học, tinh giản thời gian dạy , độ ứng dụng thực tế cao hơn nhiều Việc dạy học theo chủ đề sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong công tác giảng dạy và thực hiện kế hoạch dạy học
Rất cần thiết trong công tác bồi dưỡng HSG, ôn thi vào THPT vì dạy học theo chủ đề giúp cho học sinh tổng hợp kiến thức, xâu chuỗi các vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách đa dạng, đa chiều…
III Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề
1. Thuận lợi :
+ Sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD và ĐT, Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT cũng như
sự chỉ đạo sát sao của các nhà trường Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện việc góp phần xây dựng kế hoạch dạy học ngày càng hoàn thiện hơn
+ Giữa các bài học trong chương trình có nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ , GV dễ dàng trong việc chọn và xây dựng chủ đề dạy học
+ Bộ môn có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức học sinh học tập
+ Là một môn xã hội, lại là môn công cụ nên liên hệ thực tiễn đời sống khá dễ dàng
Đó là những định hướng để ta có những yêu cầu HS ứng dụng vào thực tế
2. Khó khăn :
+ Trước hết, nhận thức, ý thức đổi mới việc dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, nhất là với những giáo viên cao tuổi Đổi mới bao giờ cũng gây khó khăn cho
GV vì thay đổi một thói quen thực hiện bao đời là điều không dễ
+ Không có sẵn chương trình từ SGK, SGV mà GV tự biên soạn, cấu trúc lại chương trình Những gì cần lược bỏ, những gì cần tích hợp vào,… tự GV quyết định
+ Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết không gần nhau, tạo tâm thế cho mỗi tiết học trong cách dạy có sự xâu chuỗi kiến thức giữa các tiết mất thời gian
+ Tỉ lệ HS tích cực, chủ động trong học tập chưa nhiều Khả năng tự học hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiết học
IV Cách xây dựng chủ đề:
Bước 1: Xác định chủ đề: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề Nội
dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong nhiều bài
những bài học có mối liên quan chặt chẽ với nhau về mặt nội dung, ý nghĩa Từ những nội
Trang 3dung liên quan đó, GV định hình chủ đề sẽ dạy và soạn thành một giáo án Dạy học theo chủ
đề.Như vậy một chủ đề sẽ có từ 2 tiết trở lên.
Ví dụ một số chủ đề tiêu biểu:
Đối với phần văn bản :
Chủ đềBài học về đạo lí và lẽ sống qua các truyện ngụ ngôn Việt : Nam:
Gồm các văn bản:
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Chủ đềLòng yêu nước qua thơ hiên đại Việt : Nam
Gồm các văn bản:
- Đêm nay Bác không ngủ
- Lượm
* Đối với phần Tiếng Việt:
Chủ đề: Các biện pháp tu từ Tiếng Việt:
Gồm các bài:
- So sánh
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
* Đối với phần Tập làm văn:
Chủ đề: Tạo lập văn bản tự sự:
Gồm các bài:
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Lời văn, đoạn văn tự sự
( Trên đây chỉ là những chủ đề mang tính minh hoạ, việc xây dựng chủ đề do giáo viên
chủ động khi xây dựng kế hoạch dạy học.)
Lưu ý: Tuyệt đối không được lấy tên thể loại hoặc tên bài học hoặc giai đoạn văn
học để đặt tên cho chủ đề
+ Ví dụ:
Chủ đề: Văn bản nhật dụng
Văn học nước ngoài
Truyện truyền thuyết
Thơ hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây
Xây dựng chủ đề:
Yêu cầu:
hợp lí, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh
năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra
Trang 4 Khi xây dựng chủ đề phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic của chương trình tránh đảo lộn nội dung hay rối loạn tư duy học sinh, phá vỡ hệ thống kiến thức
dung bên ngoài vào nội dung bài học Không được lấy kiến thức kì 2 đẩy xuống kì 1, kì 1 đẩy lên kì 2 hoặc lớp trên xuống lớp dưới và ngược lại ( Trừ ôn tập)
điều kiện thực tế của nhà trường, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị…
cách quãng)
trí các tiết ở cuối tuần trước và đầu tuần sau, vẫn đảm bảo tính liền mạch của chủ đề mà HS không bị quá tải về 1 phân môn
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng.
1. Mục tiêu của chủ đề :
2. Chuẩn bị của GV và HS
2. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Giới thiệu chung về chủ đề:
+ Tên chủ đề
+ Chủ đề gồm mấy tiết ?
+ Bao gồm những bài nào?
+ Tiết 1: Tìm hiểu nội dung nào ?
+ Tiết 2: Tìm hiểu nội dung nào ?
Hoạt động 3: Hình thành kiến thức chủ đề:
+ Tiết 1: Tìm hiểu chung, tìm hiểu nội dung 1
+ Tiết 2, 3, 4: Tìm hiểu nội dung 2, 3,4…
Hoạt động 4: Tổng kết chủ đề
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố, nâng cao, hướng dẫn học bài về nhà
( Tuỳ số lượng tiết của chủ đề mà GV soạn nội dung luyện tập, củng cố, năng cao ngắn hay dài nhưng nên có những bài tập nâng cao tổng hợp kiến thức chung của cả chủ đề)
Lưu ý:
cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy một chương hoặc cho nhiều bài( đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã quy định trong phân phối chương trình
năng lực cần phát triển Tuy nhiên với những chủ đề mà các bài học trong đó có những đơn
vị kiến thức đòi hỏi phải chú trọng những kĩ năng chuyên biệt thì ở mỗi tiết trong chủ đề,
GV có thể xây dựng thêm những mục tiêu cụ thể Song cơ bản thì có một mục tiêu chung cho cả chủ đề
Trang 5Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên tiến
hành thực hiện dự án dạy
Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương hướng phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề Tiết dạy học theo chú đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn
bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến hành thực hiện để có cơ sở kiểm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá
việc học theo chủ đề với những câu hỏi/bài tập phù hợp
- Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/ bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay)
- Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó
- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút Nếu sau chương hoặc sau bài không nằm trong mỗi chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết
V Cách thực hiện chủ đề dạy học:
a Đối với phần văn bản: Có thể dạy theo 2 cách sau:
* Cách thứ nhất: Dạy bổ dọc:
- Khai thác kiến thức theo nội dung của chủ đề (Áp dụng đối với những bài ngắn, có những đơn vị kiến thức dễ xâu chuỗi):
VD:
- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (Tác giả, tác phẩm)
- Tìm hiểu nội dung 1 của chủ đề
- Tiết 2,3…: Tìm hiểu các nội dung tiếp theo của chủ đề
Tổng kết chủ đề - Luyện tập
CHÚ Ý: Cách dạy chủ đề theo kiểu bổ dọc sẽ được thể hiện qua tiết dạy minh họa
cho chủ đề ngay sau phần lý luận này: Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một
số tác phẩm thơ trữ tình
Trang 6* Cách thứ hai: Dạy cắt ngang:
- Khai thức kiến thức theo từng bài của chủ đề (Đối với những tác phẩm dài, có những đơn vị kiến thức không hoàn toàn tương đồng, khó xâu chuỗi hết)
Ví dụ: Cách 1
- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu chung (các tác giả, tác phẩm)
Tìm hiểu bài 1 trong chủ đề
- Tiết 2,3…: Tìm hiểu bài 2,3… tiếp theo của chủ đề
Tổng kết chủ đề - Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà
VD: Cách 2
- Tiết 1: Đọc - tìm hiểu văn bản 1 (Gồm giới thiệu tác giả, tác phẩm - Đọc hiểu chi tiết…)
- Tiết 2,3…: Đọc - tìm hiểu văn bản 2 (Gồm giới thiệu tác giả, tác phẩm - Đọc hiểu chi tiết…)
Tổng kết chủ đề - Luyện tập, hướng dẫn học ở nhà
MỘT VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÁCH XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO CÁCH CẮT DỌC
Chủ đề:
Lòng yêu nước qua thơ hiện đại Việt Nam
(4 tiết)
Tiết 1,2:
1: Khởi động
2 Giới thiệu chủ đề
3 Hình thành kiến thức:
- Tìm hiểu chung về các tác giả, tác phẩm
- Lòng yêu nước qua VB "Lượm"
Tiết 3,4: - Lòng yêu nước qua VB"Đêm nay Bác không ngủ"
4 Tổng kết chủ đề
5 Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà
THEO CÁCH CẮT NGANG
Chủ đề:
Bài học về đạo lí và lẽ
Tiết 1: Văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”
Tiết 2: Văn bản “ Thầy bói xem voi”
Trang 7sống qua các truyện
ngụ ngôn Việt Nam.
(3 tiết)
Tiết 3: HDĐT: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Tổng kết chủ đề.Luyện tập, nâng cao, hướng dẫn học ở nhà
Chú ý : Dù dạy theo cách nào vẫn phải có phần tổng kết chủ đề, khái quát lại
những đơn vị kiến thức chung của chủ đề
b Đối với phần Tiếng Việt - Tập làm văn:
* Tiền trình thực hiện một tiết dạy chủ đề Tiếng Việt - Tập làm văn:
Cách 1: (Dạy bổ dọc)
1 HĐ 1: Khởi động
2 HĐ 2: Giới thiệu chủ đề
3 HĐ 3: Hình thành kiến thức chủ đề:
- Dạy lý thuyết: Những kiến thức chung về chủ đề, các kiến thức cụ thể trong các bài
ở chương trình SGK
- Dạy thực hành: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nâng cao để khắc sâu và vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học
4 HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề, hướng dẫn học ở nhà (Một số bài tập nâng cao bao quát kiến thức chung toàn chủ đề)
Cách 2: (Dạy cắt ngang)
1 HĐ 1: Khởi động
2 HĐ 2: Giới thiệu chủ đề
3 HĐ 3: Hình thành kiến thức chủ đề:
- Tìm hiểu đơn vị kiến thức 1 (Lý thuyết + thực hành)
- Tìm hiểu đơn vị kiến thức 2,3… (Lý thuyết + thực hành)
4 HĐ 4: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá chủ đề, hướng dẫn học ở nhà (Một số bài tập nâng cao bao quát kiến thức chung toàn chủ đề).
D KẾT LUẬN:
- Dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian
tổ chức dạy học của giáo viên…
- Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều khúc mắc, chưa rõ hiệu quả Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chủ đề đòi hỏi mỗi đồng chí giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện Ở mỗi khối lớp, nên xây dựng, thực hiện một vài chủ đề và từng bước bổ sung, mở rộng … Đây là cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, có được những năng lực khái quát, hệ thống,
Trang 8tổng hợp kiến thức và đây cũng là cách để giáo viên rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong dạy học, chuẩn bị cho đợt thay SKG vào năm học 2019- 2020 sắp đến
Mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành cảm đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN II: TIẾT DẠY MINH HOẠ
CHỦ ĐỀ: BÀI HỌC VỀ ĐẠO LÍ VÀ LẼ SỐNG
QUA CÁC TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM
( Số tiết thực hiện: 3 )
1. Mục tiêu chủ đề:
1 Kiến thức:
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Đặc điểm của nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của các truyện ngụ ngôn
- Học sinh hiểu được những bài học về đạo lý và lẽ sống qua những truyện ngụ ngôn
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện:
+ Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người
+ Ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo
+ Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc
+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( mượn các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người )
2.Kĩ năng:
*Kĩ năng bài dạy:
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế
- Kể lại được truyện
*Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống
- Giao tiếp: Phản hồi,lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của các truyện ngụ ngôn
3.Thái độ:
- Khiêm tốn, biết mình, biết người, không nên chủ quan, kiêu ngạo.Cần học hỏi mở rộng hiểu biết xung quanh
- Giáo dục học sinh ý thức học tập và thái độ sống với những người xung quanh
C TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
C1 Ổn định tổ chức (1’)
Trang 9C2 Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Các em đã được học những câu chuyện cổ tích nào? Những câu chuyện cổ tích đó cho
em những bài học nào về đạo lí và lẽ sống
C3 Bài mới: (35’)
TIẾT 1
Hoạt động 1: Khởi động:
Gv: Cho học sinh xem một đoạn bài hát : “ Ếch ngồi đáy giếng”
Gv: Dẫn dắt vào chủ đề
Các em thâm mến ! Nhân dân ta đã sáng tạo ra truyền thuyết để giải thích các hiện tượng
tự nhiên và xã hội Sáng tạo ra truyện cổ tích để nói lên ước mơ về những điều tốt đẹp ở đời Bên cạnh đó nhân dân còn tưởng tượng ra những câu chuyện nhằm khuyên răn cách sống khôn ngoan cho đồng loại, đem đến cho người đọc những bài học bổ ích về đạo lí và
lẽ sống ở đời những truyện ấy được gọi là ngụ ngôn
Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề:
Tên chủ đề: Những bài học về đạo lý và lẽ sống qua truyện ngụ ngôn Việt Nam
Thời lượng : 3 tiết ( tiết 30-31-32)
Tiết 1: Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng
Tiết 2: Văn bản: Thầy bói xem voi
Tiết 3: Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Tổng kết chủ đề
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam “ Ếch ngồi đáy giếng” là một văn bản ngụ ngôn tiêu biểu
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
* GV h/dẫn đọc toàn bài : Đọc theo
giọng kể, nhấn vào các chi tiết đặc tả
hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật
với sắc thái mỉa mai, giễu cợt
? Gọi HS đọc? nhận xét bạn đọc
- Gv cho hs nghe đoạn đọc mẫu
? Hãy kể lại câu chuyện theo tranh
? Dựa vào chú thích SGK, em hãy trình
bày hiểu biết của mình về truyện ngụ
ngôn?
Gv mở rộng: : Trong lịch sử văn học,
truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm Từ
thời cổ đại đã có Ê- dốp, một nhà thơ Hi
lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng
thơ Sau này có La-phông-ten của Pháp
thế kỉ XVII Ở Việt Nam truyện ngụ
ngôn tiêu biểu là của dân gian Cùng với
I Đọc-Tìm hiểu chung: ( 10’)
1 Đọc, kể.
- Đọc:
- Kể :
2 Tìm hiểu chung.
a Khái niệm truyện ngụ ngôn:
Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống
Trang 10tục ngữ, truyện ngụ ngôn Việt Nam là
pho tượng triết lí dân gian độc đáo
? Em hiểu thế nào là chúa tể, dềnh lên,
nhâng nháo?
? Các chú thích đó giải nghĩa theo mấy
cách? Đó là những cách nào
? Truyện kể dưới hình thức nào
? Truyện kể về ai? Đặc điểm chung của
nhân vật được kể trong truyện?
? Có những sự việc nào liên quan đến
nhân vật này? Mỗi sự việc tương ứng với
đoạn truyện nào?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Vì
sao em biết? Truyện được kể theo thứ tự
nào
? Từ các yếu tố nhân vật, sự việc, ngôi
kể em hãy xđ phương thức biểu đạt của
văn bản ENĐG
b Giải nghĩa từ :(SGK-100)
- Hs trả lời
- Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối
kẻ khác
- Dềnh lên: (nước) dâng cao
- Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì
- Từ: “chúa tể”; “nhâng nháo”: trình bày
khái niệm mà từ biểu thị
- Từ: “dềnh lên”: Đưa ra các từ đồng nghĩa,
trái nghĩa với từ cần giải thích
c Cấu trúc văn bản.
- Truyện kể dưới hình thức văn xuôi
- Nhân vật: Chú Ếch- là loài vật
- Có 2 Sự việc liên quan đến chú Ếch:
+ Kể chuyện ếch khi ở trong giếng
+ Kể chuyện ếch khi ra khỏi giếng
- Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể tự nhiên
- PTBĐ: Tự sự
Hoạt động 2.
? Kể lại sv
? Khi ở trong giếng cuộc sống của Ếch
diễn ra ntn
? Giải thích nghĩa của từ “ giếng”
?Theo em hiểu thì giếng là một không
gian như thế nào
? Từ đó cuộc sống của Ếch trong giếng
là cuộc sống ntn?
? Trong môi trường ấy, ếch ta tự cảm
thấy mình như thế nào? Điều đó cho
thấy đặc điểm gì trong tính cách của
Ếch
? Kể về Ếch với những nét tính cách như
vậy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì
? Ở đây chuyện về Ếch ám chỉ chuyện gì
về con người
GV: - Môi trường sống hạn hẹp, không
gian tù túng, cách li với thế giới bên
ngoài, không mở rộng giao tiếp-> Sự
hiểu biết nông cạn, không có tầm nhìn xa
II Đọc- hiểu văn bản:( 20’)
1
Ếch khi ở trong giếng :
- Cuộc sống: xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ Hằng ngày nó cất tiếng kêu
ồm ộp khiến cho các con vật kia rất sợ
- Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất
để lấy nước
- Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi
-> Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản
- Ếch ta tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung và mình thì oai như một vị chúa tể
- Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng
=> Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo không biết thực chất về mình