Cụ thể là trong những tháng giảm giá, khuyến mãi, khi một mặt hàng được nhiều người đến xem và mua, những người còn lại do tâm lý sẽ nghĩ đây là mặt hàng tốt và giá cả hợp lí nên sẽ kéo
Trang 1Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày một cao hơn Cùng với đó, sự giao thoa về văn hóa trong quá trình hội nhập mạnh mẽ đang khiến thói quen tiêu dùng của tầng lớp người giàu có sự thay đổi
Họ thích dùng hàng hiệu để khẳng định đẳng cấp Xu hướng tiêu dùng lấy thương hiệu khẳng định phong cách từ giới thu nhập cao đang chuyển sang giới tiêu dùng trẻ, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho những mặt hàng “độc” nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt giữa đám đông Cụ thể là điện thoại di động, xe hơi, các mặt hàng công nghệ đều phải thể hiện cho được đẳng cấp của người chủ, cho dù đôi khi công năng sử dụng bị gạt sang một bên Điều đáng nói là thói quen khẳng định mình bằng những món đồ hàng hiệu của giới thượng lưu đang bị một bộ phận người có thu nhập chưa cao đua đòi, bắt chước Để được dùng hàng hiệu, những người này thường tìm mọi cách có đủ tiền phục vụ nhu cầu mua sắm xa xỉ Đây là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng Một bộ phận khác vì muốn được dùng “hàng hiệu” nhưng không đủ tiền nên sẵn lòng dùng hàng giả, hàng giảm giá…Thói quen tiêu dùng xa xỉ cùng tật đua đòi đã góp phần không nhỏ tạo ra xu hướng tiêu dùng mới: Vọng ngoại và quay lưng với hàng Việt Nam Sự vọng ngoại thể hiện ở chỗ, cùng mặt hàng có chất lượng như nhau, mẫu mã cũng không chênh lệch nhiều về tính thẩm mĩ, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn hàng ngoại Chính điều này đã dẫn tới nghịch lý: Hàng do người Việt Nam sản xuất tại Việt Nam, nhưng phải xuất ra nước ngoài để doanh nghiệp nước ngoài đóng gói, sau đó quay lại phục vụ khách hàng là người Việt Nam với giá thành đắt hơn gấp nhiều lần Nghịch lý này đang gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng Việt Nam, cũng như
Trang 2cho các doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó, phải nói đến tâm lý số đông trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam Cụ thể là trong những tháng giảm giá, khuyến mãi, khi một mặt hàng được nhiều người đến xem và mua, những người còn lại do tâm lý sẽ nghĩ đây là mặt hàng tốt và giá cả hợp lí nên sẽ kéo đến mua, mặc cho những mặt hàng đó có cần thiết và hữu dụng hay không Điều này gây lãng phí tiền bạc và tạo nên cơn sốt cầu giả, khiến người tiêu dùng không đưa ra các quyết định chính xác, nhiều khi mua phải các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả hàng nhái
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, kinh tế và văn hoá
có thể được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người Văn hoá ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội, đó là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và phong tục… tạo nên bản sắc và gắn kết các thành viên trong cộng đồng với nhau Đối với những cộng đồng
có qui mô nhỏ như một doanh nghiệp, nơi mà bản sắc được xây dựng trên tinh thần hợp tác, hay đối với cộng đồng lớn như một quốc gia, nơi mà các giá trị được các
cá nhân chia sẻ có thể bao gồm các niềm tin tôn giáo, tập quán xã hội, các giá trị truyền thống… Trong cả hai trường hợp đó, yếu tố văn hoá được kết tinh thành bản sắc, giá trị sẽ hình thành diện mạo của cá nhân và do đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi kinh tế và nền kinh tế Thứ nhất, văn hoá ảnh hưởng đến kinh tế thông qua sự thúc đẩy các giá trị được chia sẻ trong cộng đồng Ví dụ, tại sao một bộ quần áo bóng đá được bán rất chạy ở Anh nhưng lại không được ai quan tâm khi ở Mĩ Đó là do lòng tin và sự tôn thờ, chính các yếu tố này tạo thêm giá trị cho hàng hóa và tăng nhu cầu của người mua đối với hàng hóa đó Rõ ràng có thể thấy được vương quốc Anh yêu bóng đá hơn nước Mĩ, những đồng phục đá bóng được họ tạo thêm giá trị đối với chúng Nếu không có lòng cuồng nhiệt xen vào, thì đây chỉ đơn thuần là một bộ quần áo có số Thứ hai, văn hoá có thể được xem như là có ảnh hưởng hay
Trang 3thậm chí quyết định đến mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng Ta sẽ xem xét hai nền kinh tế là Trung Quốc và Hoa Kì Người Trung Quốc đề cao những người học giỏi thành tài, siêng năng và cần cù trong khi người Mỹ tôn sùng những người có tiền và có cuộc sống sung sướng đẹp đẽ Từ đó dẫn đến 2 nền kinh
tế khác nhau: Kinh tế Trung Hoa tập trung chủ yếu vào sản xuất, trong khi kinh tế Hoa Kỳ lại chủ yếu nằm trong tay ngân hàng và tài phiệt (họ làm giàu bằng cách mua đi bán lại từ nhà cửa, chứng khoáng cho đến cả xăng dầu) Do đó, nền kinh tế của Trung Hoa có vẻ ổn định hơn so với nền kinh tế Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào sự lên xuống của giá cả hàng hóa Điều đó được minh chứng rõ nét qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, khi mà Hoa Kì là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thì Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ phát triển của mình Do đó, khi xét đến kinh tế không thể không nhắc đến ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên cạnh nó
Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi người khi tham gia kinh doanh cần có những hiểu biết nhất định về thị trường nơi mình kinh doanh Bởi vì văn hóa quy định rằng sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và đặc điểm của từng địa phương nên hiểu biết về văn hóa sẽ đưa các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của văn hóa khi thực hiện bốn khâu của quy trình Marketing 4P Về sản phẩm, cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các địa phương, các nền văn hoá khác nhau và hướng tới những đối tượng người tiêu dùng khác nhau thì phải có những đặc điểm, đặc trưng riêng Ví dụ, ở Việt Nam xe máy là phương tiện đi lại phổ biến, nên xe máy phục vụ cho thị trường tiêu dùng Việt Nam phải là loại xe có phân khối nhỏ, kích thước hợp lý để tiện đi lại, tiết kiệm nhiên liệu và không chiếm nhiều chỗ trong những ngôi nhà nhỏ hẹp trong khi xe máy sản xuất hướng tới người sử dụng ở châu Âu hay châu Mỹ lại phải là xe máy phân khối lớn vì chúng được sử dụng làm phương tiện thể thao hoặc để di chuyển trên đường cao tốc Về
Trang 4địa điểm, tập quán mua sắm của người tiêu dùng ở các nền văn hoá khác nhau ảnh
hưởng đến khâu phân phối trong kinh doanh Các doanh nghiệp khi tiếp cận một thị trường mới cần tìm hiểu thói quen mua sắm tại thị trường đó để lựa chọn hình thức phân phối hiệu quả nhất Người Mỹ thường thích mua hàng ở các siêu thị
hoặc các trung tâm buôn bán lớn (shopping mall) Trái lại, người Việt Nam lại
thích mua sắm ở gần nơi ở để không phải đi xa, và khi nào cần là có thể mua được ngay Phần lớn người Việt Nam không có thói quen mua sắm một số lượng hàng lớn để dùng trong một thời gian dài Người Nhật thì thích những cửa hàng tiện lợi
mở cửa 24/24 Về giá cả, quan niệm về giá cả và chất lượng hàng hoá của người
tiêu dùng có tác động không nhỏ đến chiến lược giá của doanh nghiệp Người Việt Nam thích hàng hoá có chất lượng cao nhưng giá phải thấp, trong khi với người Nhật thì hàng hóa giá thấp chưa chắc đã thu hút được họ Người Nhật quan niệm giá cao đồng nghĩa với hàng hoá tốt, thương hiệu được nhiều người biết đến, cái gì
thấp hàm ý chất lượng không cao Về xúc tiến thương mại, ảnh hưởng dễ nhận thấy
nhất của văn hoá đối với hoạt động xúc tiến thương mại thể hiện ở quảng cáo Cùng một kiểu quảng cáo có thể được đón nhận nồng nhiệt ở thị trường này, bởi một nhóm người tiêu dùng này, nhưng lại bị tẩy chay ở một thị trường khác, bởi một tập thể người tiêu dùng khác Ví dụ, đoạn phim quảng cáo của hãng quần CK
sử dụng hình ảnh một người đàn ông cởi trần vấp phải sự phản đối của những nước theo đạo Hồi, buộc hãng quần này phải sử dụng một đoạn phim quảng cáo khác Như vậy, doanh nghiệp cần xác định phương thức tiếp thị và quảng bá sản phẩm thích hợp với quan niệm và thị hiếu của thị trường và nhóm đối tượng tiêu dùng
mà họ hướng tới
Văn hóa đã và đang trở thành một nhân tố có tác động mạnh tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, ngày càng hiện diện và trở thành nguồn lực nội sinh mạnh mẽ trong mọi hoạt động của doanh nghiệp như marketing, xây dựng
Trang 5thương hiệu, định hướng khách hàng… Văn hóa doanh nghiệp cũng vì thế mà trở thành tiêu chí quan trọng khi đánh giá về một doanh nghiệp Thực tế cho thấy nơi nào có văn hóa doanh nghiệp mạnh thì có sự tồn tại và phát triển càng bền vững Nhà hàng mang tên LA VIETNAMIENNE nằm trên phố Nicolas ở thành phố Lille (Pháp) do một người đàn ông gốc Việt làm giám đốc là một ví dụ điển hình Quán
ăn Việt này được dân sành ăn trong cả thành phố biết đến và nếu như khách hàng không đặt chỗ trước thì cũng khó còn chỗ cho một cuộc viếng thăm bất ngờ Quán
ăn nổi tiếng như vậy không chỉ bởi đồ ăn ngon mà thực khách vào đây con rất bất ngờ, thích thú và bị ấn tượng sâu sắc bởi nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt hiện hữu trong không gian của quán Chính điều này đã mang lại những thành công to lớn cho nhà hàng Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó Nó bao gồm toàn bộ các giá trị văn hóa (thói quen, chuẩn mực, giá trị, triết lý, mục tiêu, bầu không khí tổ chức, quan niệm, tập quán, truyền thống …) được các thế hệ thành viên chia sẻ, chấp nhận, tôn trọng, và theo đó ứng xử với công việc và ứng xử với nhau; toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình hình thành doanh nghiệp, trở thành các quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, chi phối suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Nhà hàng mặc dù nằm ở trên đất Pháp nhưng mang đậm phong cách Việt và in đậm bản sắc văn hóa Việt: từ cách bài trí
đồ đạc trong quán, trang phục của nhân viên, phong cách và thái độ phục vụ khách hàng Nằm ngay trên con phố Nicolas, LA VIETNAMIENNE rất dễ tìm nhờ một biển hiệu lớn sáng sủa với dòng chữ tiếng pháp nổi bật: LA VIETNAMIENE, in kề ngay dưới dòng chữ ấy là dòng chữ tiếng Việt: QUÁN VIỆT được khắc theo lối chữ thư pháp cổ rất đẹp, mềm mại và bắt mắt Hai bên rìa tấm biển là một hình ảnh rất Việt Nam: một khóm tre nghiêng mình bên dòng sông uốn lượn, dưới gốc tre,
Trang 6một chú trâu đang nằm hóng mát, quay mặt ra ngoài và được cách điệu bằng một
nụ cười rất tươi vui và vô cùng thân thiện Màu sắc của tấm biển không hề rực rỡ, được kết hợp hợp hầu hết những tông màu tối như nâu, đen và trắng tạo một phong cách nhẹ nhàng, thanh thoát và ấn tượng sâu lắng Mặt tiền của quán được bao bọc bởi một lớp kính trong suốt Vì vậy từ ngoài đường nhìn vào đã có thể nhìn thấy được cả không gian của quán trong ánh điện trắng sáng choang Đứng ngoài cửa ra vào là hai cô gái Việt Nam xinh đẹp và duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống luôn mỉm cười tươi tắn và dịu dàng mỗi khi mở cửa đón và tiễn khách kèm theo những lời chào rất nhỏ nhẹ được một cô nói bằng Tiếng việt và cô còn lại sẽ dịch sang tiếng Pháp Bước chân vào bên trong quán hẳn ai cũng sẽ thấy trân trọng
và thích thú với lối bài trí ở đó Toàn bộ bàn ghế đều được sơn màu gụ đã tạo nên nét cổ kính cho không gian của quán Diện tích quán khá rộng, được ngăn chia thành nhiều khu vực phục vụ nhỏ theo kiểu bậc thang hình xoắn ốc Trên tường trang trí những bức tranh Đông Hồ được treo trong khung kính với những hình ảnh dân gian như đàn lợn âm dương, đám cưới chuột, hứng dừa, xem đấu vật Một vài nơi trong quán đặt những khóm trúc nhỏ trông như cây thật tạo điểm nhấn Những
lọ sen hồng, sen trắng cũng được làm giả một cách tinh xảo được đặt trên những chiếc giá gỗ cũng sơn màu gụ rất phù hợp với một không gian đầy chất Việt của quán Tại quầy thanh toán có đặt một chiếc hộp kính nhỏ, trong lòng hộp kính ấy đặt tấm thảm đỏ và trên tấm thảm ấy trưng bày những đồng tiền Việt Nam từ xưa cho tới bây giờ
Nhân viên phục vụ trong quán hầu hết là các sinh viên người Việt Vì vậy ngôn ngữ trong quán ăn được sử dụng với cả tiếng Pháp và tiếng Việt tùy từng đối tượng khách hàng là người Việt hay người Pháp Thật thú vị là ở đây có một sự tôn trọng rất đặc biệt của những nhân viên với nhau Những sinh viên làm việc tại đây tuổi xấp xỉ nhau nhưng hễ ai hơn dù là một tuổi đều được gọi là anh, là chị nghe rất
Trang 7gần gũi và thân mật Nhân viên nữ luôn mặc áo dài, nhân viên nam thì mặc áo sơ
mi trắng và thắt cà vạt đỏ Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động với thái độ phục
vụ lịch sự, nhã nhặn, niềm nở trong mọi tình huống luôn tạo cho khách hàng niềm tin yêu và cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đến với quán Những người làm việc tại đây thường rất trung thành với quán Họ thương yêu nhau, gắn bó với nhau như một gia đình Cuối mỗi kỳ tổng kết kinh doanh và vào những ngày lễ, ngày tết cổ truyền Việt Nam họ thường được mời dùng cơm với gia đình giám đốc ngay tại nhà riêng của ông Trong bữa cơm thân mật đó, họ truyện trò, trao đổi, tâm sự, chia
sẻ với nhau về cuộc sống, về học tập và cả về nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương Những câu chuyện đặc biệt từng xảy ra trong nhà hàng luôn được kể lại để mọi người tự nhắc nhở nhau trong cách cư xử với khách Vì vậy tất cả những nhân viên phục vụ
ở đây đều làm việc hết mình với một tình yêu tổ quốc của những người con xa xứ Khi nhân viên mắc sai sót luôn được giám đốc phê bình nghiêm khắc với thái độ điềm đạm Có những đánh giá và khen thưởng phù hợp với những đóng góp của nhân viên trong quán Những ngày lễ tết, sinh nhật…ngoài việc tổ chức tiệc cho nhân viên tại nhà riêng, giám đốc còn chuẩn bị những món quà ý nghĩa khiến nhân viên rất cảm động và vui vẻ Vì là quán Việt nên mọi đồ ăn thức uống ở đây đều là
đồ Việt, có đủ loại từ phở, cơm canh, dưa muối của ba miền cho đến giò chả đều được quán ăn sẵn sàng đáp ứng Sau khi dùng cơm, mọi người có thể lên phòng trà được bố trí trên tầng cao nhất Tại đây, khách hàng sẽ được ngồi sập, uống trà và nghe hát những làn điệu dân ca, quan họ, thậm chí cả những điệu lý, điệu nhạc cung đình Huế Vì vậy mà quán lúc nào cũng tấp nập và thường xuyên hết chỗ LA VIETNAMIENE luôn lắng nghe mọi phê bình, góp ý cho nhà hàng của tất cả các khách hàng và của mọi nhân viên Bất cứ lúc nào, người của LA VIETNAMIENE cũng sẵn sàng lắng nghe với tất cả sự biết ơn và trân trọng Bên cạnh đó, nhà hàng không ngừng nâng cao tay nghề của những đầu bếp và phong cách chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng, không ngừng củng cố những thiếu sót và sửa chữa
Trang 8những sai sót của nhà hàng trong tất cả mọi phương diện từ cách bài trí đồ đạc trong quán ăn, kiến trúc của nhà hàng cho tới cách phục vụ khách hàng và trang phục của nhân viên, không ngừng tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của chính quê hương mình để xây dựng nhà hàng ngày càng hoàn thiện hơn và sao cho
có thể đáp ứng được những thắc mắc của khách hàng về đất nước Việt Nam khi họ
có nhu cầu
Với LA VIETNAMIENE, văn hóa trong nhà hàng chính là cốt lõi cho sự phát triển thịnh vượng Khách hàng tới đây không những được thưởng thức những món ăn Việt Nam do chính tay những người Việt Nam chế biến và phục vụ mà họ
có thể cảm nhận một phần nào đó một đất nước Việt Nam hiếu khách với một nền văn hóa độc đáo Vì vậy nhà hàng nhận được rất nhiều sự ủng hộ tinh thần từ phía khách hàng nhất là những người Việt Nam Chỉ chưa đầy tám tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, QUÁN VIỆT đã thu lại được số vốn ban đầu không nhỏ và được những người sành ăn trong thành phố thường xuyên lui tới Đó là một thành tích rất đáng tự hào đối với người Việt Nam nói chung và cho ông chủ người Việt đã có một ý tưởng độc đáo, mới mẻ, đầy táo bạo nói riêng Như vậy, LA VIETNAMIENE là một minh chứng cụ thể cho nguồn nội lực mạnh mẽ của văn hóa doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Nếu như QUÁN VIỆT chỉ cung cấp những món ăn Việt cho khách hàng mà xem nhẹ yếu tố văn hóa thì chắc chắn sẽ không thể có được những cảm tình của khách hàng đến vậy và cũng không thể mang lại sự thành công lớn trong xây dựng thương hiệu QUÁN VIỆT tại thành phố Lille Điều đó khẳng định một nền văn hóa doanh nghiệp đã được xây dựng đúng hướng và đang phát triển mạnh mẽ
Trang 9Vietnam's economy is growing, people's living well on a higher With that, the interference in the process of cultural integration are driving strong consumer habits of the wealthy elite of the change They prefer to assert every performance level Consumer trends take style brand claims from high-income world are turning to young consumers, especially middle class They are willing to spend huge sums of money for the item
"toxic" to reflect the personality and the difference between the crowd Specifically, mobile phones, cars, technology items must be present for the level of its owner, even if sometimes the utilities were put aside Remarkably habits assert themselves with every item of elite performance being a part of income is not high up with the Joneses, imitating To be used every effect, these people often find ways to have enough money for luxury shopping needs This is no small causes leading to crime and social evils increase One other parts to be used as "in effect" but not enough money so willing to use false and discounts luxury consumer habits with disabilities Joneses have contributed
to create new consumer trends: external expectations and turned away with Vietnam The hope is that these foreign, and commodities with the same quality, design is also not much different about aesthetics, but many consumers still preferred foreign goods This has lead to a paradox: Goods produced by Vietnam in Vietnam, but they must produce to foreign countries for foreign enterprises packing, then back to customer service in Vietnam with the highest cost many times more This paradox is causing major damage to consumers in Vietnam, as well as for businesses in Vietnam Besides, to say the mass psychology of the consumer culture of Vietnam Specifically, in the months discounts, promotions, when an item is more to see and buy, the rest will think it's psychological as well goods and reasonable price should be pulled to purchase and wear for those items that are necessary and useful or not This causes a waste of money and creating false demand fever, making the consumer does not give the correct decision, when purchasing multiple items of poor quality, counterfeit products.
In the context of the globalization process is increasing, economy and culture can be seen
as the two greatest resource rules of human behavior Culture should be understood here broadly includes many areas of social life, which means all the values, beliefs, traditions
Trang 10and customs and creating the mount members community together For small communities as a business, where identity is built on a spirit of cooperation, or to the community as large as a country, where the value of sharing personal may include religious beliefs, social practices, traditional values In both cases, cultural factors are crystallized identities, values will form appearance of the individual and by that will affect economic behavior and the economy First, the cultural impact of the economy through the promotion of shared values in the community For example, why a football outfit that sold well in England but who cares when not in America It is by faith and worship, of these factors add value to goods and the buyer's demand for goods Can clearly see the kingdom of love than American football, the football uniforms are they creating value for them If not interfere with our hectic, this is merely a set of clothes Second, culture can be seen as influential or even decisive to the development objectives
of economic and social community We will consider two economies are China and the United States The Chinese honor those who study well into account, diligent and hard working while Americans who worship money and have happy beautiful life Which leads to two different economies: China Economics focus primarily on production, while the U.S economy rests primarily banks and financiers (they get rich by buying to resell from their homes, stock for both gasoline) Therefore, the Chinese economy seems more stable than the U.S economy relies heavily on the rise and fall of commodity prices This
is clear proof crisis global economic past, when the United States is the most heavily affected, China kept its pace of development Therefore, when considering the economy
we can not underestimate the influence of cultural factors beside it The process of globalization requires each participating business should have certain knowledge about the market where they trade Because culture requires that products must conform to the tastes and characteristics of each locality should cultural understanding will bring enterprises closer to customer needs and improve competitiveness Businesses should consider the cultural impact of the implementation
of the four phases of the 4P Marketing process Product, the same type of product being sold at the local level, the different cultures and towards the consumer object must have