Kiến thức: Giúp HS: - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là ngư
Trang 1PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1 Tên hồ sơ dạy học:
Dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu theo chủ đề tích hợp.
2 Mục tiêu dạy học:
a Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo
le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là ngườinghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống và con người
- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống Điểmnhìn nghệ thuật đa chiều Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba
b Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại
- Từ những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn , rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống, giúp HS có cách nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và con người một cách toàn diện Ngoài ra, lưu ý cho các em cần có những hiểu biết tối thiểu về quyền trẻ em, những hiểu biết về pháp luật để có thể tự bảo vệ mình, đấu tranh với tình trạng bạo lực gia đình trong những trường hợp cần thiết nhưng phải phù hợp với luân thường đạo lí; ý thức sâu sắc về hậu quả khôn lường của bạo lực gia đình để không mắc phải sai lầm như nhân vật trong tác phẩm
c.Thái độ: Đánh giá đúng giá trị của tác phẩm , thấy được ý nghĩa thời sự mà tác phẩm đặt ra và vị trí của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn học Việt nam hiện đại
3 Đối tượng dạy học của bài học:
- Số lượng học sinh: 45 em
- Số lớp thực hiện: 1lớp
- Lớp: 12A4
Trang 2- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học.
+ Trong quá trình thực hiện dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu theo chủ đề tích hợp Tôi thực hiện một tiết dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12, đối tượng dạy học là học sinh lớp 12 do tôi trực tiếp giảng dạy trên lớp, nên có nhiều thuận lợi
+ Nhìn chung, các học sinh đang học lớp 12 đã có vốn kiến thức
cơ bản của các môn học và kiến thức xã hội , nên khi dạy các em không mấy bỡ ngỡ trước những câu hỏi tích hợp
+ Học sinh có kiến thức về pháp luật, về quyền trẻ em và đặc biệt là phải sự hiểu biết về xã hội, nhất là tình trạng bạo lực gia đình, một trong những tình trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay
4 Ý nghĩa của bài học:
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìnnhận cuộc sống và con người một cách đa diện ; nghệ thật chân chính luôn gắn vớicuộc đời , vì cuộc đời
- Rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó
- Tác động đến nhận thức của học sinh, tạo cho các em có cách nhìn nhận đúng đắn về các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới- nguyên nhân chính của bạo lực gia đình
5 Thiết bị dạy học, học liệu
- GV: Ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Minh Châu và một số hình ảnh minh họa
SGK và SGV Ngữ văn 12 tập 2( chương trình chuẩn)
Một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu ở cả hai chặng đường sáng tác
Trang 3Nội dung tích hợp của bài học
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn, đặc biệt là phần trả lời cho những câu hỏi có nộidung tích hợp mà GV yêu cầu chuẩn bị
6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Tiết 72,73 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu.
A Mục tiêu: như đã mô tả ở trên
B Nội dung :
Bài dạy gồm có hai phần chính thực hiện trong 2 tiết :
1 Tác giả, tác phẩm
2 Tìm hiểu văn bản:
- Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
- Đặc sắc nghệ thuật
C Phương pháp dạy học : nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, đàm thoại.
D Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Kiểm tra mức độ nhận thức, nắm bài học của HS sau tiết học bằng câu hỏi
- Kiểm tra việc vận dụng kiến thức bài học để bàn về vấn đề xã hội hiện nay bằngmột bài kiểm tra 90 phút, thực hiện trong các tiết sau
E Tổ chức hoạt động :
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS
3 Bài mới:
Giới thiệu bài: Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những người mở đường tinh anh
và tài năng nhất của văn học ta hiện nay Sự tinh anh và tài năng ấy trước hết thể hiện
Trang 4ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật Sau 1975, khi văn chương trở về với đờithường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổimới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự Tâm điểm khámphá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọcnhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách Khám phá mới của nhà văn thểhiện qua tác phẩm tiêu biểu mà chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kết quả cần đạt
PP: Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
( GV giới thiệu chân dung nhà văn
NMC- trình chiếu)
- Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK,
hãy cho biết vị trí của Nguyễn Minh
Châu trong nền văn học nước nhà?
- GV nói rõ hơn về vị trí và những
đóng góp to lớn của NMC
( Nguyên Ngọc: NMC “thuộc trong số
những nhà văn mở đường tinh anh và
tài năng nhất của văn học ta hiện
nay”).
- Nét nổi bật nhất trong sáng tác của
NMC ở chặng đường sau 1975 là gì?
( nếu trong Mảnh trăng cuối rừng
cuộc sống, con người được bao bọc
trong cảm hứng sử thi- lãng mạn, thì
trong Bức tranh con người được khám
phá trên bình diện đạo đức còn ở Chiếc
I Tìm hiểu chung:
1 Tác giả: (1930-1989)
- Cây bút tiên phong “ nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” củaVHVN thời kì đổi mới
- Trước 1975: Cảm hứng sử thi- lãngmạn
- Sau năm 1975: cảm hứng thế sự, vớinhững vấn đề về đạo đức và triết lí
nhân sinh
Trang 5thuyền ngoài xa lại mang cảm hứng thế
sự, triết lí nhân sinh Đó là quá trình
đổi mới tư duy nghệ thuật đưa NMC
lên vị trí người mở đường tinh anh và
tài năng của văn học nước ta thời kì đổi
mới.( GV trình chiếu, giới thiệu một số
- Nếu chia văn bản làm 2 đoạn như 2
bạn vừa đọc thì ý chính của mỗi đoạn
2 Truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa.
- In trong tuyển tập truyện ngắn cùngtên Chiếc thuyền ngoài xa ( 1987)
- Truyện kể lại chuyến đi thực tế củamột nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêmnghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật vàcuộc đời
+ Đoạn 3:( Còn lại) Tấm ảnh được chọn
II Đọc hiểu văn bản:
1 Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
Trang 6nhiếp ảnh là gì? Hãy chọn một cụm từ
mà NMC sử dụng trong đoạn đầu tác
phẩm để gọi tên cho phát hiện thứ nhất
của người nghệ sĩ nhiếp ảnh?
- Nhân vật Phùng đã phát hiện ra vẻ
đẹp của ngoại cảnh trong hoàn cảnh
nào?
- Cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc
bình minh hiện lên như thế nào dưới
họa kì diệu mà thiên nhiên,cuộc sống
ban tặng cho con người ; đây là một tác
phẩm nghệ thuật mà không phải lúc
nào nghệ sĩ cũng “chộp” được.)
- Cho biết cảm xúc của Phùng truớc
cảnh đẹp ấy của biển trời?( tìm những
chi tiết thể hiện và từ đó rút ra nhận xét
a Phát hiện 1: Bức tranh chiếc thuyền
ngoài xa- cảnh đắt trời cho
- Cảnh hiện lên thật thơ mộng, thật đẹp
“Giống như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”
“…toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một
vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích…”
Trang 7( Nói cách khác, trong một khoảnh
khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã
cảm nhận được cái Chân, cái Thiện của
cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn mình
như được gột rửa trở nên thật trong
trẻo, tinh khôi Điều này có nghĩa là cái
đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn
con người Với tác dụng ấy, cái đẹp
chính là đạo đức)
Tích hợp: Ý kiến của Thạch Lam: Văn
chương là một thứ khí giới thanh cao
mà đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố
cáo, thay đổi thế giới giả dối, tàn ác
vừa làm cho lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn Trong Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân, chi tiết
cuối truyện: Ngục quan cảm động, vái
người tù một vái, chắp tay nói một câu
mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm
cho nghẹn ngào: “ Kẻ mê muội này xin
- Lao động sáng tạo của người nghệ sĩ
- Vai trò của nghệ thuật
Trang 8và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp
tuyệt diệu , tâm hồn người nghệ sĩ trở
nên thật trong trẻo, tinh khôi trước cái
đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời )
Nhưng… ngay khi tâm hồn đang bay
bổng trong những rung cảm thẩm mĩ ,
đang tận hưởng hạnh phúc của những
khoảnh khắc trong ngần trong tâm hồn
- Những cảnh tượng, con người đằng
sau bức tranh thơ mộng mà người nghệ
sĩ phát hiện là gì?
- Những cảnh tượng, con người đã khái
quát được hiện thực gì?
- Chứng kiến những cảnh tượng ấy
nghệ sĩ Phùng thể hiện thái độ như thế
Bước ra từ chiếc thuyền là:
- Một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi
- Một gã đàn ông to lớn, dữ dằn
- Một cảnh tượng tàn nhẫn( gã chồngđánh đập người vợ một cách thô bạo;đứa con vì thương mẹ đã đánh lạicha…)
→ Hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của
số phận con người
- Thái độ của người nghệ sĩ: Kinh ngạcđến thẫn thờ, vứt chiếc máy ảnh chạynhào tới
Trang 9( Vì anh không thể ngờ rằng : Đằng sau
cái đẹp kì diệu kia của tạo hoá là cái ác,
cái xấu, cái nghiệt ngã của cuộc
sống.Vừa mới lúc trước anh còn cảm
thấy bản thân cái đẹp chính là đạo đức,
là chân lí của sự toàn thiện, thế mà chỉ
ngay sau đó chẳng còn gì là cái đạo
đức, cái toàn thiện của cuộc đời, những
nhận thức, cảm xúc thăng hoa lúc đầu
đã bị đảo lộn )
- Hãy so sánh hai bức tranh từ hai phát
hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh?
( Đối lập giữa bức tranh thơ mộng lúc
chiếc thuyền ngoài xa với hiện thực
đau lòng khi chiếc thuyền tiến đến gần
bờ)
- Từ sự đối lập trên, nhà văn muốn
người đọc nhận thức điều gì về cuộc
đời?
( Một thiên nhiên thơ mộng, êm đềm dễ
khiến người ta tưởng cuộc sống nơi đây
bình yên và hạnh phúc nhưng không
phải như vậy Đối lập giữa hai bức
tranh, hai phát hiện đầy trái ngược của
+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều
mà chứa đựng nhiều nghịch lí
Trang 10- Theo đó tác giả muốn nhắc nhở người
nghệ sĩ điều gì?
( Người nghệ sĩ đừng bao giờ quên
nghịch lí đời sống, nghệ thuật không
chỉ ở cảnh đẹp thơ mộng mà còn ở cái
hiện thực nghiệt ngã, xót xa kia Khát
vọng tìm đến cái đẹp, mong muốn làm
cho con người đẹp hơn là rất đáng quý
nhưng người nghệ sĩ phải tỉnh táo nhìn
ra cái thực tế phũ phàng của đời
sống.-Tích hợp : cảnh tỉnh cho tất cả mọi
người : hãy tỉnh táo trước cái đẹp, rất
có thể cái đẹp ẩn chứa những điều
phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của
con người )
- Giả sử có ai đó muốn can thiệp vào
tác phẩm của nhà văn bằng cách đảo vị
trí hai phát hiện này, tức là để cho
người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch của
gia đình hàng chài hôm trước rồi hôm
sau mới phát hiện vẻ đẹp của cảnh biển
mờ sương Theo em điều đó có được
không? Vì sao?
( Không thể đảo như thế vì nhà văn đã
có dụng ý khi để cảnh tượng trời cho
hiện ra trước mắt như là vỏ bọc bên
ngoài hòng che giấu cái bản chất thực
+ Người nghệ sĩ phải tỉnh táo nhìn ra cáithực tế phũ phàng của đời sống Đây làbài học, là trách nhiệm cũng là lươngtâm của nghệ thuật
+ Cần phân biệt giữa cái hình thức bề
Trang 11của đời sống bên trong Nhà văn muốn
khẳng định: đừng nhầm lẫn hiện tượng
với bản chất, đừng vội đánh giá con
người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải
phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài
đẹp đẽ của hiện tượng)
- Điều nhà văn muốn người đọc lưu
tâm là gì?
- Để có được bức tranh tuyệt đẹp,
Phùng đã phải trải qua nhiều ngày phục
kích, qua 4 lần lựa chọn và quyết định
Nhà văn muốn đưa ra yêu cầu gì về
nghệ thuật?
- Vị trí của Đẩu, Phùng và người đàn
bà ở tòa án huyện
- Câu chuyện của người đàn bà hàng
chài ở toà án huyện hiện lên như thế
nào?(Gọi HS đọc lại một số đoạn tiêu
biểu để cả lớp phát hiện)
ngoài với nội dung, bản chất bên trongkhi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiệntượng
- Đặt ra yêu cầu đối với nghệ thuật :Nghệ thuật phải là sự công phu, tìm tòi,biết chờ đợi, đòi hỏi một sự kiên nhẫncao độ
2 Câu chuyện của người đàn bà hàng chài (ở toà án huyện):
a Câu chuyện :+ Người đàn bà là người xấu xí, nghèo khổ
+ Lấy chồng, đời chị càng trở nên cơcực, đắng cay hơn Cái khổ, cái nghèocàng gia tăng theo sự ra đời của nhữngđứa con
+ Thường xuyên bị chồng hành hạ, đánhđập cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngàymột trận nặng”
+ Chị thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau.Khi bị chồng đánh “không hề kêu mộttiếng, không chống trả, không tìm cách
Trang 12- Nhận xét của em về câu chuyện người
đàn bà hàng chài ?
- Qua câu chuyện của người đàn bà
hàng chài, tác giả muốn nói lên điều
gì? ( Chú ý sự thay đổi thái độ của
Phùng và Đẩu)
( Đẩu: có một cái gì đó vỡ ra trong đầu
vị bao công vùng biển; Phùng: im
lặng-hiểu thông cảm với người đàn bà )
- Nhận xét về người đàn bà qua cách
nhìn nhận của nghệ sĩ Phùng và qua
câu chuyện của bà ta ở toà án huyện?
Vì sao người đàn bà hàng chài nhất
quyết không chịu từ bỏ người đàn ông
thô bạo, độc ác đó?( Người đàn bà xấu
xí thô kệch có vẻ ngoài thật quá nhẫn
nhục, cam chịu “ ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng, nhưng chị
nhất quyết không chịu bỏ gã chồng vũ
trốn chạy” Chị chỉ có một lời cầu xin làđược đánh ở trên bờ
+ Trước sau chị vẫn nhất quyết gắn bóvới người chồng vũ phu ấy
→ Câu chuyện đầy nghịch lí- không thể
dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhậnmọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống
mà phải nhìn nhận con người trong hoàncảnh cụ thể
Trang 13phu Bởi vì, như lời giãi bày từ gan
ruột của người mẹ đáng thương ta mới
thấy bà ta có một tấm lòng hi sinh vô
bờ : “ Đám đàn bà… cho mình ”.)
- Các em có suy nghĩ gì về hình ảnh
người đàn bà hàng chài?( tác giả gọi
tên nhân vật một cách phiếm định
nhằm dụng ý gì?)
( Tích hợp : Hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam qua thơ, ca dao:
+ “ Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ
non”
+ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
-Chế lan
Viên-+ Nhìn về quê mẹ xa xăm,
Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”
-Nguyễn Duy- )
→ cần cù, chịu thương chịu khó, yêu
chồng, thương con và đặc biệt là rất
giàu đức hi sinh Nhưng cuộc đời của
họ luôn chịu nhiều đau thương, bất
hạnh, là nạn nhân của bạo lực gia đình
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo
lực gia đình : phong tục tập quán, tâm
lí, định kiến giới, điều kiện kinh tế,
=> Thấp thoáng trong hình ảnh ngườiđàn bà ấy là bóng dáng của biết baongười phụ nữ Việt Nam nhân hậu, baodung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh
Trang 14trình độ dân trí… trong đó nguyên
nhân sâu xa nhất và xuyên suốt trong
các vụ bạo lực gia đình là sự bất bình
đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư
tưởng trọng nam khinh nữ Từ xưa đến
nay, tư tưởng gia trưởng luôn tồn tại
trong gia đình( phu xướng phụ tùy) ,
chồng tự cho mình cái quyền được
đánh vợ, coi việc đánh vợ như là một
sự giáo dục và thể hiện quyền lực của
bề trên đối với kẻ dưới( Dạy vợ từ thuở
bơ vơ mới về), người vợ bị chồng đánh
đập coi đó là chuyện thường, cam chịu
chấp nhận chung sống mà không đấu
tranh giải phóng cho mình- giáo dục
cho HS vấn đề bình đẳng giới )
- Qua những chi tiết trong truyện, hãy
nhận xét chung về người đàn ông?
( phân tích chi tiết trong văn bản)
- Người đàn ông có phải là người hoàn
toàn xấu không?
- Cách đánh giá của các nhân vật trong
truyện về người đàn ông ?( người đàn