1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

36 402 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học” Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đổi mới phương pháp đồng thời quaquá trình tập huấn Dạy học theo định hướn

Trang 1

NỘI DUNG BUỔI CHUYÊN ĐỀ

1 Trò chơi khởi động “Chân dung văn học”

2 Nhóm dự án Nghiên cứu khoa học báo cáo

3 GV dự đặt câu hỏi chất vấn

4 Bài hát “Lí cây đa” của nhóm diễn xướng

5 Nhóm Dự án “Học văn qua Internet” báo cáo

6 GV dự đặt câu hỏi chất vấn

7 Trò chơi xem tranh đoán tên tác phẩm (dùng tranh của nhóm Vẽ)

8 Nhóm dự án “học văn qua hội họa” báo cáo

9 Bài hát “Dân ca ba miền” của nhóm diễn xướng

10 Xem sản phẩm phim tư liệu của nhóm dự án “Học văn từ tư liệu lịch sử”

11 Nhóm dự án “Học văn từ tư liệu lịch sử” báo cáo

12 GV dự đặt câu hỏi chất vấn

13 Trích đoạn “Quan âm Thị Kính”

14 Nhóm dự án “Sân khấu hóa văn học dân gian” báo cáo

15 GV tổng kết, nhận xét

16 Phát biểu nhận xét của Ban Giám hiệu

Trang 2

A CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ

I Tính bức thiết của chuyên đề

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáodục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theohướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩnăng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cậpnhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớpsang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongdạy và học”

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đổi mới phương pháp đồng thời quaquá trình tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Tài liệu

của Bộ Giáo dục và Đào tạo 7/2014) và Dạy học theo Dự án (Intel teach Element) (Tài liệu của Sở GD và ĐT TPHCM 5/2011), chúng tôi mạnh dạn tiến hành chuyên đề

: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO VĂN HỌC DÂN GIAN

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn chuyên đề không tránh khỏinhững hạn chế, thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnhđạo và các bạn đồng nghiệp để quá trình vận dụng đại trà phương pháp dạy học Dự ántrở nên hiệu quả hơn

II. Mục đích, ý nghĩa

1/ Tổ chức buổi chuyên đề nhằm thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học2014-2015 và những năm học tiếp theo, đáp ứng được yêu cầu của các cấp, các ngànhđối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo

2/ Buổi chuyên đề giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn đặc trưng và vẻ đẹpcủa văn học Dân gian Việt Nam - một thứ tài sản vô giá của dân tộc, tạo ra một sânchơi bổ ích giáo dục nhân cách và để tạo hứng thú học tập cho học sinh đối với bộmôn Ngữ Văn

3/ Hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp thêm tinh thần tự hào dân tộc và tìnhyêu mến con người Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung 4/ Đây cũng là hoạt động nhằm phát hiện ra những tài năng văn hoá, vănnghệ trong học sinh để bổ sung thêm lực lượng cho nhà trường, đồng thời tăng cườngcho học sinh những kĩ năng khác trong nhà trường trong việc giáo dục học sinh mộtcách toàn diện, hiệu quả thiết thực

5/ Buổi chuyên đề nhằm giới thiệu và minh họa đến các giáo viên trong TổVăn trường THPT Phú Nhuận những phương pháp dạy học theo định hướng mới của

Trang 3

III Các phương pháp dạy học tích cực đã ứng dụng

1) Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự thamgia tích cực của học sinh trong học tập Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia traođổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm Thảo luậnnhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏquan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hìnhthành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề khókhăn Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ (cặp đôi, cặp 3)nhóm trung bình ( 4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn ( 8 – 10 người trở lên) Trong lớphọc, HS được chia thành từng nhóm từ 4 đến 6 người Tùy mục đích, yêu cầu của vấn

đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổnđịnh hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ haynhững nhiệm vụ khác nhau

Khi thực hiện nhiệm vụ trong thảo luận nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng nếuthấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc Trong nhóm, mỗithành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết vànăng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trongkhông khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng gópvào kết quả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trướctoàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày mộtphần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp

Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, GV cần tiếnhành các bước sau:

- Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ):

 Chuẩn bị đề tài, mục tiêu hay bài học thông qua thảo luận nhóm, câu hỏi,

hình thức trình bày, vật dụng, thời gian cho thảo luận

 Nội dung thảo luận nhóm: thường là những câu hỏi/bài tập gắn với nhữngtình huống dạy học, mang tính phức hợp và có tính vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ,chia sẻ của nhiều HS để tìm các giải pháp và phương án giải quyết

 Phương tiện hỗ trợ: phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu,… tùy theo

yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện

Trang 4

- Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe

và tôn trọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều

- Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời

- Thời gian làm bài tập phải phù hợp với thực tế khả năng làm việc củahọc sinh và yêu cầu bài tập

- Mọi học sinh đều tích cực làm việc

- Tạo thêm công việc, cơ hội cho các nhóm, cá nhân trong trường hợp họhoàn thành bài tập trước và phải chờ các nhóm

- Trình bày kết quả:

 Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các thành viên của nhóm có thể

bổ sung thêm

 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm,…

 GV đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt,…(kết luận)

2) Đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày nhữngsuy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định” Đây là phương pháp giảngdạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ gócđứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các emquan sát được từ vai của mình

Trong môn học Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện trong một sốnội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể mộtvăn bản văn học thành kịch bản sân khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định,trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau,…

Phương pháp đóng vai có một số ưu điểm như sau:

- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái

độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS thực hành kỹ năng giao tiếp, có

cơ hội bộc lộ cảm xúc

- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của cácvai diễn

Bên cạnh đó, có thể có một số HS nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể,vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình GV cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội chođối tượng HS này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản

GV tiến hành tổ chức cho HS đóng vai theo các bước cơ bản sau:

- GV nêu chủ đề, yêu cầu nhiệm vụ, chia nhóm, giao tình huống và yêucầu đóng vai cho từng nhóm Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gianđóng vai của mỗi nhóm

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: phân vai, dàn cảnh, cách thể hiệnnhân vật, diễn thử

Trang 5

- Các nhóm lên đóng vai

- Thảo luận, nhận xét: Thường thì thảo luận bắt đầu từ cách ứng xử củacác nhân vật cụ thể (phù hợp hay chưa phù hợp, nêu cụ thể chỗ chưa phù hợp) hoặctình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo luận những vấn đề kháiquát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh

- GV kết luận, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân

Một số yêu cầu khi đóng vai:

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học),

phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học

- Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập

dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Dạy học theo dự án là phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó HShoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV, để tạo ra một sảnphẩm hay vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu, thực hành nghiên cứu một vấn

đề trong học tập hay giải quyết một vấn đề trong cuộ c sống Nói cách khác, học theo

dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từnhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống Quá trìnhhọc theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, xây dựng các kĩ năng hợp tác, giaotiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời cho người học, đặc biệt làthế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống Học theo dự án là hoạt động tìmhiểu sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu tạo cơ hội để người học thực hiện nghiêncứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kỹ năng giá trị và thái

độ nhằm xây dựng kiến thức, phát huy kỹ năng

Phương pháp dạy học theo dự án có một số đặc điểm nổi bật như sau:

- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống

của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm vụ của

dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học

Trang 6

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học

tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lý tưởng,việc thực hiện dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực

- Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội

dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú củangười học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án

- Dự án học tập mang nội dung tích hợp: nội dung dự án có sự kết hợp tri

thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mangtính phức hợp

- Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án, có sự kết hợp

giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thựchành Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rènluyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học

- Tính tự lực cao của người học: trong DHDA, người học cần tham gia

tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi vàkhuyến khích tính trách nhiệm, sự sang tạo của người học Giáo viên chủ yếu đóng vaitrò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinhnghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ

- Tinh thần cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện

theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thànhviên trong nhóm DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sang và kỹ năng cộng tác làmviệc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lựclượng xã hội khác tham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mangtính xã hội

- Tạo ra sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được

tạo ra Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong

đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thựctiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu

Quá trình thực hiện một dự án học tập diễn ra theo các bước cơ bản sau:

- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng

nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án Cần tạo ra một tình huống xuấtphát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đếnviệc lien hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Cần chú ý đến hứng thú củangười học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài Giáo viên có thể giới thiệu một sốhướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa Trong trường hợp thích hợp, sangkiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía học sinh Giai đoạn này được K.Frey mô tả thành hai giai đoạn là: đề xuất sang kiến và thảo luận sang kiến

- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này, học sinh,

với sự hướng dẫn của giáo viên, xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thựchiện dự án Trong việc xây dựng kế hoạch, cần xác định những công việc cần làm,thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việctrong nhóm

- Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề

ra cho nhóm và cá nhân Trong giai đoạn này, học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ

và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn

Trang 7

nhau Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thựctiễn Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và thong tin mới được tạo ra.

- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể

được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn,… Trong nhiều dự án, các sản phẩmvật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩm của dự án có thể được trìnhbày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xãhội

- Đánh giá dự án: giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và

kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiệncác dự án tiếp theo Kết quả của dự án cũng có thể được đánh giá từ bên ngoài Haigiai đoạn cuối này cũng có thể mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án

Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối Trong thực

tế, chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần đượcthực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án Với những dạng dự án khác nhau có thểxây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ của dự án

III THỰC TIỄN VẬN DỤNG

1 Tiến độ thực hiện

- Từ 1/9/2014  15/9/ 2014: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh.Lớp 10A5 có 44 học sinh, chia thành 5 dự án:

(1) Dự án nghiên cứu khoa học: 6 học sinh

(2) Dự án Học văn từ Internet:10 học sinh

(3) Dự án Học văn từ tư liệu lịch sử: 12 học sinh

(4) Dự án Học văn qua hội họa: 8 học sinh

(5) Dự án Sân khấu hóa Văn học dân gian: 8 học sinh

- Từ 15/9/2014  15/10/ 2014: Từng nhóm thực hiện nhiệm vụ có sự kiểm tra giám sát của giáo viên

Trang 8

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC “VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TÂM THỨC

NGƯỜI VIỆT”

Thành viên trong nhóm:

1 Lê Hoàng Trân (Nhóm trưởng)

2 Trương Nguyễn Thanh Phương

3 Lê Thị Phương Khanh

4 Nguyễn Tài Thuận

5 Trương Nguyễn Huy

6 Phạm Thị Thu Huyền

Mục lục:

1 Công việc của từng thành viên

2 Tiến trình công việc

3 Những thuận lợi

Trang 9

4 Những khó khăn gặp phải.

1 Phân công công việc

- Lê Hoàng Trân:làm bảng khảo sát, khảo sát, thống kê kết quả khảo sát, phụ trách power point, viết báo cáo

- Trương Nguyễn Thanh Phương: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo

- Lê Thị Phương Khanh: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo

- Phạm Thị Thu Huyền: phụ trách bảng tóm tắt công việc, chọn lọc câu hỏi khảo sát, khảo sát

- Trương Nguyễn Huy: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo

- Nguyễn Tài Thuận: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo

2 Tiến trình công việc

- Ngày 16/09: Nhóm họp và thảo luận về câu hỏi khảo sát

- Ngày 23/09: Nhóm chọn lọc và thống nhất các câu hỏi khảo sát

- Ngày 30/09: Sau khi làm và chỉnh sửa, nhóm đã hoàn thành câu hỏi khảo sát

- Ngày 1/10-10/10: Nhóm tiến hành đi khảo sát

- Ngày 11-13/10: Nhóm phân chia cho mỗi thành viên viết báo cáo và phụ trách power point

- Ngày 14/10-15/10: Nhóm chỉnh sửa bài báo cáo và nộp sản phẩm cho giáo viênphụ trách

Trang 11

TÓM TẮT

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

“VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT”

1) Lý do chọn đề tài

Nền văn học dân gian (VHDG) Việt Nam, qua quá trình hình thành và phát triển theo chiều dài lịch sử, đã để lại rất nhiều tác phẩm vô giá cho thế hệ ngày nay Nhưng thật sự, văn học dân gian có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của mọi người? Đối với mọi người, VHDG có thật mang ý nghĩa sâu sắc như

nó đáng được thừa hưởng? Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi-nhóm nghiên cứu, quyết định làm một bài khảo sát về ảnh hưởng của VHDG trong tâm thức người Việt.

104 người có quan tâm đến văn học dân gian

 41 người không quan tâm đến văn học dân gian

=> VHDG thật sự có ảnh hưởng nhất định tới người Việt

I)Có đến 134/145 trong cuộc khảo sát chọn CÓ.

VHDG có ảnh hưởng rất lớn đến con người, giúp con người điều chỉnh và

nâng cao nhận thức lối sống của bản thân một cách hoàn chỉnh hơn.VHDG được biếtđến không chỉ bằng con đường truyền miệng mà còn được đưa vào chương trình dạyhọc từ mầm non đến đại học để giáo dục học sinh về nhân cách, lối sống, Việc đọc,hiểu các tác phẩm dân gian là rất cần thiết trong một xã hội công nghiệp hoá hiện đạihóa như hiện nay

Trang 12

II) Về ảnh hưởng của văn học dân gian đến bản thân mỗi người:

họ lại không biết vận dụng vào đời sống,.

III) Hình thức truyền đạt đề con người có thể tiếp xúc với văn học dân gian:

*Qua câu hỏi khảo sát “Bạn đã tiếp xúc với văn học dân gian như thế nào?” (khảo sát 145 người), chúng tôi thu được kết quả như sau:

-Là những câu truyện được nghe lúc nhỏ ( 81 người :55.86%)

-Vì có trong chương trình học(30 người : 20.69%)

-Do xem phim,đọc sách(22 người : 15.17%)

-Yêu thích nên tìm hiểu (12 người : 8.28%)

Vấn đề trên có thể lý giải như sau:

Tiếp xúc qua những câu truyện được nghe lúc nhỏ : Trong cuộc đời của mỗi con người, từ khi chào đời đến khi khôn lớn, trưởng thành , ai ai cũng đều được lắng nghe những câu chuyện dân gian, bởi nó mang theo những ý nghĩa thiết thực và đều chan chứa những bài học về tình người, cách đối nhân xử thế, … Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ các bậc phụ huynh đã cho con em mình tiếp xúc rất nhiều với những câu chuyện dân gian Việt Nam.

Do xem phim,đọc sách: các nhà làm phim và biên kịch đã sân khấu hóa VHDG, giúp VHDG đến gần với thiếu nhi và thậm chí cả những người lớn tuổi

Yêu thích nên tìm hiểu: Những câu chuyện VHDG Việt Nam rất ý nghĩa và đầy tính nhân văn Do đó một bộ phận thật sự yêu thích và tìm hiểu sâu về nó.

Chương trình học: Đây chính là kênh chủ yêu để giới trẻ có thể tiếp xúc, tìm hiểu

và đón nhận những bài học đáng quý trong những tác phẩm VHDG từ cấp I đến khi vào cấp III Chính vì vậy, việc tiếp xúc với văn học dân gian khá phổ biến với học sinh.

 Như vậy qua 4 hình thức tiếp xúc trên, ta thấy bất kì ai cũng có thể tiếp xúc,

học hỏi từ văn học dân gian.

Trang 13

IV) Văn học dân gian phù hợp với mọi đối tượng:

Nhóm đặt ra câu hỏi “Theo bạn, truyện cổ tích chỉ dành cho trẻ em?” Và

-Không: 118 người (81.38%)

Từ số liệu thống kê, ta thấy được tỉ lệ người đồng tình và không đồng tính khá

chênh lệch Vì vốn dĩ VHDG là một sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền

những ý nghĩa, giá trị đạo đức khác nhau Vì vậy đối với cảm nhận của từng người sẽ

có những suy nghĩ khác nhau về một tác phẩm

V/ Cổ tích nào được mọi người yêu thích nhất:

Truyện Tấm Cám

=> Điều này khẳng định nhân dân ta thường quan tâm nhiều đối với các câu chuyện

cổ tích thế tục và yêu thích các tác phẩm gần gũi với bản thân

Đối với kết thúc truyện:

1 Trên 30 tuổi:

Ở độ tuổi này cho rằng việc Tấm làm hoàn toàn đúng, còn mẹ con Cám bị trừng trị

rất thích đáng Những người ở độ tuổi này cho rằng mẹ con Cám bị trừng trị là hoàn toàn thích đáng theo như đúng câu “Ác giả ác báo"

2 Lứa tuổi từ 20 đến 30 tuổi

Họ cho rằng Tấm biết đấu tranh cho quyền lợi và hạnh phúc của bản thân mình,

cũng giống như mẹ con Cám Như vậy cả hai phe thiện và ác đều có sự đấu tranh cho quyền lợi riêng mình Đây cũng là cuộc đấu tranh để khẳng định quyền lực và địa vị trong xã hội phong kiến

2 Lứa tuổi dưới 20 tuổi

Các bạn trẻ lại cho rằng cái kết quá dã man, không phù hợp với mô típ của truyện cổ

tích,

=> Chúng tôi thấy rất rõ quan điểm về vấn đề nhân sinh quan trong quá trình tiếp thuvăn học rất đa dạng Nhìn chung, tất cả dều có lý riêng Dẫu cái kết mỗi người có suynghĩ khác nhau thì toàn bộ câu chuyện vẫn giữ nguyên giá trị của nó

VI) C a dao tục ngữ có còn phù hợp với đời sống hiện nay không?:

Trang 14

Với câu hỏi “Theo bạn, ca dao, tục ngữ có còn phù hợp với đời sống hiện naykhông?” và “Bạn có từng sử dụng ca dao, tục ngữ trong bài văn không?”; “Bạn cóhay sử dụng ca dao, tục ngữ trong đời sống hằng ngày không?”

Các câu hỏi này đều chiếm một tỉ lệ tương đương nhau Số người trả lời có dao động từ khoảng 80-90%

*Giải thích:

Các tác phẩm văn học ra đời là để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của conngười Văn học dân gian cũng thế, cũng được con người ứng dụng rộng rãi trong cuộcsống Nhân dân sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và học sinh sử dụng ca dao,tục ngữ vào bài văn

Kết luận:

-Qua những gì đã phân tích ở trên, chúng ta cũng đã thấy được phần nào sứcảnh hưởng của văn học dân gian đối với mỗi người Việt Nam Có hiểu biết và quantâm đến văn học Việt Nam nói chung hay VHDG nói riêng, ta mới có thể thấy đượccái đẹp, cái tình người ẩn chứa trong mỗi tác phẩm Văn học giúp ta thêm yêu đời, yêungười và sống tốt hơn Riêng kho tàng ca dao tục ngữ, việc sử dụng thành thạo vàđúng lúc các câu ca dao, tục ngữ trong đời sống và giao tiếp sẽ giúp ta đạt hiệu quảlớn, tác động tốt đến việc giao lưu tư tưởng, tình cảm đối với người đối thoại Nhưvậy, học, hiểu và yêu VHDG góp phần giúp chúng ta sử dụng tiếng Việt uyển chuyển,hàm súc và giàu hình ảnh hơn

Trang 15

DỰ ÁN HỌC VĂN TRÊN FACEBOOK

Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn thân mến, từ lâu lắm rồi Facebook đã không còn

lạ lẫm gì đối với chúng ta và thậm chí mỗi người trong chúng ta đều có hẳn một tàikhoản Facebook cho riêng mình Vậy mọi người thường sử dụng Facebook để làm gì?Chia sẻ tâm trạng? Giao lưu kết bạn? Đăng hình hay đọc tin tức mới? Thế mọingười đã bao giờ nghĩ đến sẽ sử dụng Facebook giống như một công cụ để tìm hiểuthông tin, phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy của mình chưa? Bởi vì lợi íchchưa được biết đến nhiều đó của Facebook nên nhóm của chúng em quyết định thành

lập trang “ Văn học là nhân học” để mọi người có thể trực tiếp tìm hiểu và học tập

môn ngữ văn, đặc biệt là về chuyên đề văn học dân gian trên Facebook

I Mục đích của việc thành lập trang Văn học là nhân học

 Cung cấp thêm tri thức về văn học dân gian

 Đưa mọi người tiếp cận gần hơn với văn học dân gian

 Là nơi giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm để học tốt văn học dân gian

 Là nguồn cung cấp các tư liệu, dẫn chứng cho quá trình học tập và làmviệc của mọi người

II Ý nghĩa của việc thành lập trang Văn học là nhân học

a) Đối với mọi người

 Là nơi để mọi người có thể vửa học vừa chơi

 Là nơi giải đáp mọi thắc mắc về văn học dân gian

b) Đối với các thành viên trong nhóm

 Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm của mỗi cá nhân

 Rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ý thức kỉ luật khi làm việc theonhóm

III Đối tượng sử dụng trang Văn học là nhân học

 Học sinh

 Sinh viên

 Giáo viên

 Tất cả mọi người yêu thích văn học

IV Thành quả mà trang Văn học là nhân học đạt được

Trang 16

 Số lượt chia sẻ trang: 5 lượt

 Tổng số bài viết: 76 bài

 Số lượt thích trung bình của mỗi bài viết: 22 lượt thích

V Ưu điểm của dự án học văn trên Facebook

 Mọi người dễ dàng tiếp cận được với trang

 Dễ dàng tra cứu thông tin

 Đa dạng về chủ đề bài viết

 Đăng bài viết thường xuyên với các hình ảnh và video

 Phản hồi nhanh chóng những thắc mắc

 Bài viết gần với chương trình học tập

 Giải trí với các trò đố vui do các admin tổ chức

VI Nhược điểm của dự án học văn trên Facebook

 Số người biết đến và theo dõi trang còn khá hạn chế

 Phạm vi đăng bài về chủ đề văn học dân gian còn hẹp

 Bài đăng có đôi chỗ ý còn lan man, dài dòng

 Font chữ nhỏ, hơi khó nhìn dễ gây mỏi mắt

VII Khó khăn khi thực hiện dự án học văn trên Facebook

 Số người theo dõi trang, thích và bình luận các bài viết còn thấp

 Thời gian đăng bài của các thành viên chưa có sự thống nhất tuyệt đối

 Thể loại văn học dân gian có phạm vi tìm kiếm đề tài khá eo hẹp

 Khá mất thời gian trong quá trình đăng bài và phản hồi thắc mắc

VIII Giải pháp khắc phục

 Tích cực, thường xuyên giới thiệu cho bạn bè trang Văn học là nhân họctrên trang cá nhân

 Bàn bạc, sắp xếp lại thời gian đăng bài

 Chỉnh sửa lại bài viết trước khi đăng lên

 Tích cực tìm kiếm những đề tài mới trong thể loại văn học dân gian

Trang 17

Báo cáo về dự án Facebook ( từ ngày 15/9 đến ngày 15/10) Ngày 15/9/2014:

 Bắt đầu thực hiện dự án Thành lập trang Văn học là nhân học

 Đăng ảnh đại diện với 24 lượt thích

 Đăng ảnh bìa với 23 lượt thích

 Mai Thy đăng video về chèo “Chuyện tình Thị Nở” với 19 lượt thích, 59 người

đã tiếp cận với bài viết

 Mai Thy đăng video về chèo “Việc làng” ( Xử án Thị Mầu) với 23 lượt thích,

72 người đã tiếp cận bài viết

 Trung Tú đăng về “Các thể loại trong văn học dân gian” với 25 lượt thích, 120người đã tiếp cận bài viết

 Lê Phương Anh đăng về “ Thể loại truyền thuyết” với 26 lượt thích, 100 người

đã tiếp cận bài viết

 Tâm Thư đăng hình ảnh của trang với 25 lượt thích, 123 người đã tiếp cận bàiviết

 Minh Châu đăng hình ảnh của trang với 20 lượt thích, 106 người đã tiếp cậnbài viết

Ngày 20/9/2014:

 Ngọc Anh đăng bài giới thiệu về chuyên mục “ Mỗi ngày một câu chuyện” với

38 lượt thích, 7 bình luận và 184 người đã tiếp cận bài viết

 Tường Vy đăng về “Câu đố” với 14 lượt thích, 3 bình luận, 105 người đã tiếpcận bài viết

Ngày 21/9/2014:

 Quế Trinh đăng bài về thể loại Vè với 19 lượt thích, 142 người đã tiếp cận bài

Trang 18

 Mai Thy đăng video Tấm Cám phần 1 do lớp 10A5 trình diễn với 40 lượt thích,

10 bình luận, 1 lượt chia sẻ, 216 người đã tiếp cận

 Mai Thy đăng video Tấm Cám phần 2 do lớp 10A5 trình diễn với 26 lượt thích,

1 lượt chia sẻ, 154 người đã tiếp cận

Ngày 24/9/2014:

 Bảo Trâm đăng bài về thể loại Ca dao với 26 lượt thích, 6 bình luận, 154 người

đã tiếp cận bài viết

 Trung Tú đăng bài về thể loại Thần thoại với 27 lượt thích, 12 bình luận, 104người đã tiếp cận bài viết

 Mai Thy đăng về thể loại sử thi với 26 lượt thích, 130 người đã tiếp cận bài viết

 Tâm Thư đăng về thể loại truyền thuyết phần thứ 2 với 24 lượt thích, 121 người

đã tiếp cận bài viết

Ngày 27/9/2014:

 Ngọc Anh đăng bài về truyện ngụ ngôn với 24 lượt thích, 6 bình luận, 143người đã tiếp cận bài viết

Ngày đăng: 27/03/2018, 12:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w