Bài giảng về công tác huấn luyện ATLĐVSLĐ đối với người làm công tác ATLĐ VSLĐ. Tài liệu là tổng hợp kiến thức quan trọng, đầy đủ, phong phú. Được áp dụng giảng dạy cho người lao động tại các doanh nghiệp.
Trang 1KHÓA HUẤN LUYỆN ATLĐ-VSLĐ CHO NGƯỜI LÀM
CÔNG TÁC ATLĐ-VSLĐ
Trang 2
ĐỐI TƯỢNG
Theo Điều 4 – 27/2013/TT-BLĐTBXH
Nhóm 2 bao gồm:
a)Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao
động, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
Trang 3
NỘI DUNG
Phần 1: Kiến thức chung về chính sách pháp luật ATLĐ-VSLĐ
Phần 2: Nghiệp vụ tổ chức công tác ATLĐ-VSLĐ ở cơ sở.
Phần 3: Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.
Phần 4: Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng khóa huấn luyện
Kiểm tra cuối khóa Tổng cộng: 48 giờ
Trang 4QUAN ĐIỂM VỀ ATLĐ-VSLĐ
• Tai nạn là điều tất yếu của sản xuất.
• ATVSLĐ là trách nhiệm của cán bộ ATLĐ
• Làm an toàn là chỉ có CHI, không có lợi ích gì.
Trang 5Chi phí trực tiếp :
– Chi phí chữa trị – Tiền bồi thường cho người lao động – Phí bảo hiểm
Chi phí gián tiếp:
– Thời gian làm việc bị mất – Máy móc hư hỏng
– Hiệu suất thấp – Giao hàng chậm – Hao phí vật liệu trong sản xuất – Chi phí đào tạo công nhân mới – v v
Ý nghĩa kinh tế
Trang 6KHỞI ĐỘNG
Trang 7
NỘI DUNG
Chính sách, pháp luật về ATLĐ-VSLĐ
Tổ chức, quản lý và thực hiện các qui định về ATLĐ-VSLĐ
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và các biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Trang 8
NỘI DUNG
Phần 1: Kiến thức chung về chính sách pháp luật ATLĐ-VSLĐ
Phần 2: Nghiệp vụ tổ chức công tác ATLĐ-VSLĐ ở cơ sở.
Phần 3: Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.
Phần 4: Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng khóa huấn luyện
Trang 10TAI NẠN LAO ĐỘNG
• Nguồn: Cục An toàn lao động, Bộ LĐTBXH
Trang 11THỐNG KÊ THEO ĐỊA PHƯƠNG
Trang 12YẾU TỐ GÂY CHẤN THƯƠNG
Trang 13NGUYÊN NHÂN
Trang 16THIỆT HẠI DO TNLĐ 2013
Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình
người chết và những người bị thương, ): 71,85 tỷ đồng,
Thiệt hại về tài sản: 6,27 tỷ đồng,
Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động: 153.658 ngày.
Trang 17PHẦN I CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Trang 18NHỮNG QUI ĐỊNH CƠ BẢN CỦA
Trang 19
PHẦN 1
1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ
1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ
1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ
1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo công trình để thực hiện các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ
Trang 20
PHẦN 1
1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ
1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ
1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ
1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo công trình để thực hiện các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ
Trang 21Chỉ thị
của Bộ trưởng
Thông tư, Thông tư liên tịch
Quy chuẩn
kỹ thuật
Trang 221.1.1 Hiến pháp 2013
• Điều 20
– Khoản 1: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”
• Điều 35:
– Khoản 2: “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều
kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”
– Khoản 3: “Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động,
sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.
Trang 231.1.1 Hiến pháp 2013 (tt)
• Điều 38
- Khoản 1: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”
• Điều 57:
– Khoản 2: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người
lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng
quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”
Trang 241.1.1 Hiến pháp 2013 (tt)
• Điều 10
“Công đoàn Việt Nam là tổ chức CT-XH của giai cấp CN và NLĐ
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ;….”
Trang 251.1.2 Luật (Bộ Luật)/Pháp lệnh
• Bộ Luật Lao động (2012)
– Chương VII: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
– Chương IX: An toàn lao động, vệ sinh lao động
• Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989)
• Luật Bảo hiểm xã hội (2006)
• Luật Bảo vệ môi trường (2004)
• Luật Phòng cháy, chữa cháy (2001 & 2013)
• Luật An toàn vệ sinh thực phẩm (2010)
• Luật Công đoàn (2012)
• Luật chuyển giao công nghệ (2006)
• Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)
Trang 26• Chỉ thị 10/2008/TT-TTg: Tăng cường thực hiện công tác ATLĐ
Trang 271.1.4 Thông tư (Bộ & liên Bộ)
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
• HD về chế độ thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
• HD thực hiên chế độ trang bị PT BVCN
• Các qui định về một số công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động dưới 15 tuổi
• Bồi dưỡng và trợ cấp tai nạn lao động, BNN
• Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
• Công tác huấn luyện ATLĐ-VSLĐ
• Quản lý ATLĐ-VSLĐ, sức khỏe NLĐ, BNN
• Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kì về TNLĐ
• Danh mục nghề, công việc nặng nhoc, độc hại, nguy hiểm
• Quản lý và kiểm định an toàn máy móc, thiết bi, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
• …
Trang 281.1.4 Thông tư (Bộ & liên Bộ)
Thông tư liên tịch BLĐTBXH-BYT
• 01/2011/TTLT: HD tổ chức thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ
• 29/2000/TTLT: Danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm
• 12/2012/TTLT: HD khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kì về tai nạn lao động
• 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH: Hướng dẫn thực hiện các quy định
về BNN
Trang 291.1.5 Tiêu chuẩn, Quy chuẩn
• Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nhà nước (TCVN, QCVN)
• Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp ngành (TCXDVN, QVXDVN,…)
• Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Ban hành trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng các quy định của nhà nước cho phù hợp với thưc tế của
doanh nghiệp Thông thường đó là các Quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc
Trang 30
PHẦN 1
1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ
1 2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ
1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ về ATLĐ-VSLĐ
1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo công trình để thực hiện các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ
Trang 31– Tất cả các tổ chức có sử dụng lao động (trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà VN tham gia có qui định khác)
Trang 321.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
Tai nạn lao động (Điều 3, 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT):
“Tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong, bao gồm:
a)Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b)Tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ
uỷ quyền bằng văn bản;
c)Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh.
Trang 33b) Tai nạn xảy ra cho người lao động Việt Nam trong khi
thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao
động giao (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế)
Trang 351.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
Chế độ bồi thường (10/2003/TT-BLĐTBXH)
Điều kiện để được bồi thường
- Người bị TNLĐ hoặc BNN mà suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) từ 5% trở lên
- Nguyên nhân do lỗi của NSDLĐ theo kết luân của biên bản điều tra TNLĐ hoặc theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với BNN
Trang 361.2.1 CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TRỢ
CẤP TNLĐ & BNN
Chế độ trợ cấp (10/2003/TT-BLĐTBXH)
Điều kiện để được trợ cấp
- TNLĐ xảy ra do lỗi trực tiếp của NLĐ (căn cứ biên bản điều tra TNLĐ)
- Một số trường hợp đặc biệt khác: tai nạn do các yếu tố khách quan: thiên tai, hỏa hoạn…có liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động)
Trang 37- Trợ cấp 1 lần nếu suy giảm KNLĐ từ 5% đến 30%
Ttc = (5 + [(a-5) x 0,5]) + (0,5 + [(b - 1) x 0,3]) * Lương tối thiểu tháng theo vùng
- Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm KNLĐ trên 30%
Ttc = (0,3 + [(a - 30) x 0,02]) + (0,05 + [(b-1) x 0,03])*
Lương tối thiểu tháng theo vùng
a: tỷ lệ suy giảm KNLĐ (%)b: số năm đóng BHXH (năm)
Trang 381.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Trang 391.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
• Văn bản hướng dẫn: khoản 3 Điều 104, 105 Bộ Luật Lao động 2012 và Thông tư số 16-LĐTBXH/TT ngày 23/4/1997
• Quy định
- “Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành (Điều 104)
- Ít nhất 30 phút nghỉ ngơi nếu làm việc ban ngày
- Ít nhất 45 phút nghỉ ngơi nếu làm việc vào ban đêm (22 giờ - 6 giờ sáng hôm sau (Điều 105)
Trang 401.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Bồi dưỡng hiện vật
• Điều kiện để xét:
- Làm các chức danh nghề trong Danh mục nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm theo qui định của pháp luật hoặc
- Môi trường làm việc có ít nhất 01 yếu tố vượt tiêu chuẩn vệ sinh
theo qui định của BYT hoặc
- Trực tiếp tiếp xúc với nguồn gây bệnh truyền nhiễm
• Mức bồi dưỡng (Phụ lục 01 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH)
- Mức 1: 10.000 đồng
- Mức 2: 15.000 đồng
- Mức 3: 20.000 đồng
- Mức 4: 25.000 đồng
Trang 411.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Bồi dưỡng hiện vật
• Văn bản hướng dẫn: Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH
• Nguyên tắc bồi dưỡng hiện vật
- Hưởng đủ suất nếu làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian trở lên
- Hưởng ½ suất nếu làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới 50% thời gian
- Làm thêm tính theo số giờ làm thêm tương ứng
- Bồi dưỡng tại chổ theo ca làm việc, trừ trường hợp làm việc lưu
động, phân tán, ít người thì cấp hiện vật cho NLĐ
- Không được trả tiền thay hiện vật; không đưa vào lương
Trang 421.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Văn bản hướng dẫn: Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH
• PTBVCN: những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người
lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động
của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết
Trang 431.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Điều kiện cấp phát:
1 Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
2 Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
3 Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;
4 Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác
Trang 441.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Nguyên tắc cấp phát, sử dụng:
- NSDLĐ phải thực hiện các biện pháp về CN-TB-KTAT, VSLĐ để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện ĐKLĐ trước khi thực hiện trang bị PTBVCN
- Cấp phát theo danh mục qui định, trừ trường hợp chưa có trong
danh mục thì trang bị phù hợp đồng thời báo cáo cơ quan quản lý nhà nước để bổ sung
- Thời hạn sử dụng phù hợp với yêu cầu công việc trên cơ sở tham
khảo ý kiến của công đoàn cơ sở
- Nghiêm cấm phát tiền hoặc giao cho NLĐ tự đi mua
- NSLĐ có trách nhiệm hướng dẫn NLĐ sử dụng đúng cách
- Đối với một số PTBVCN có yêu cầu kỹ thuật cao: định kì kiểm tra,
bảo dưỡng
Trang 451.2.2 NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Nguyên tắc cấp phát, sử dụng:
- Có biện pháp đảm bảo vệ sinh và kiểm tra định kì đối với PTBVCN
sử dụng tại nơi dơ bẩn, dễ nhiễm độc
- NLĐ bắt buộc phải sử dụng khi được cấp phá
- NLĐ không phải tra tiền
- NSDLĐ có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ
Trang 46
1.2.3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
Văn bản hướng dẫn: Điều 160 Bộ Luật lao động 2012 và
26/2013/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Các điều kiện không được sử dụng lao động nữ (tất cả đối tượng)
1 Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục của thông tư 26/2013/TTLT-BLĐTBXH Tổng cộng có 35 nghề
2 Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước: đổ bêtông dưới nước, thợ lặn; nạo vét cống ngầm,…
3 Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ
Trang 471.2.3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NỮ
Văn bản hướng dẫn: Điều 160 Bộ Luật lao động 2012 và
26/2013/TTLT-BLĐTBXH-BYT
Các điều kiện không được sử dụng lao động nữ đang có thai
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- 38 công việc thuộc phần A (như trên)
- 39 công việc khác được nêu trong phần B tại thông tư 26/2013
Trang 481.2.4 ĐKLĐ CẤM SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN.
Văn bản hướng dẫn: Điều 165 Bộ Luật lao động 2012 và
10/2013/TT-BLĐTBXH
1 Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
Trang 491.2.4 ĐKLĐ CẤM SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
Văn bản hướng dẫn: Điều 165 Bộ Luật lao động 2012 và
10/2013/TT-BLĐTBXH
2 Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
Trang 50
PHẦN 1
1.1 Tổng quan về HTVBPL về ATLĐ-VSLĐ
1.2 Chính sách, chế độ ATLĐ-VSLĐ
1.3 Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ & NLĐ
1.4 Qui định khi xây dựng, cải tạo công trình để thực hiện các hoạt động liên quan thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ
Trang 51đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các QCKTQG về ATLĐ, VSLĐ hoặc đạt các tiêu chuẩn về ATLĐ, VSLĐ tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của
cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện ĐKLĐ, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về ATLĐ, VSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng
kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm ATLĐ, VSLĐ
Trang 521.3.1 NGHĨA VỤ CỦA NSDLĐ
Văn bản PL: Một số điều trong Bộ Luật Lao động 2012
Điều 154 Nghĩa vụ đối với lao động nữ
3 Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc
Điều 137 Bảo đảm ATLD-VSLĐ tại nơi làm việc
1 Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ thì chủ đầu tư, NSDLĐ phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường