1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây Nhận thức của cộng đồng , xu hướng ứng dụng TMĐT từ phía người sử dụng của VN

45 258 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

III. GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DOANH NGHIỆP VỚI DOANHNGHIỆP (B2B)1. Sử dụng các phần mềm quản lýTheo kết quả điều tra 2012, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trongdoanh nghiệp là phần mềm kế toán, tài chính (với 74% doanh nghiệp được khảo sát sửdụng) và phần mềm quản lý nhân sự (với 48% doanh nghiệp sử dụng). Xét theo quy môdoanh nghiệp, có sự khác biệt trong việc sử dụng phần mềm giữa doanh nghiệp lớn vàdoanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự khác biệt rõ nhất là tỷ lệ sử dụng phần mềm quản lý nhânsự của doanh nghiệp lớn (69%) so với doanh nghiệp vừa và nhỏ (45%) và việc áp dụngphần mềm kế toán, tài chính của doanh nghiệp lớn (92%) với doanh nghiệp vừa và nhỏ(72%).Năm 2013, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong doanh nghiệp làphần mềm kế toán, tài chính chiếm 87% và phần mềm quản lý nhân sự 57%.Theo kết quả điều tra khảo sát vào năm 2014, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổbiến trong doanh nghiệp là phần mềm kế toán, tài chính (88%) và phần mềm quản lýnhân sự (49%). Một số phần mềm phức tạp, đòi hỏi mức độ tổ chức cao của doanhnghiệp như phần mềm quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng(SCM) và phầm mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP) có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thấphơn với các tỷ lệ tương ứng là 24%, 22% và 17%Với năm 2016, 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng phần mềm kếtoán tài chính, tỷ lệ này xấp xỉ tỷ lệ 89% năm 2015 và đây cũng là nhóm phần mềm đượcsử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp. Tiếp theo là phần mềm quản lý nhân sự với 59%doanh nghiệp sử dụng và cao hơn 10% so với năm 2015. Ngoài ra các nhóm phần mềmchuyên sâu ở mức nâng cao nhƣ quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng(SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) còn khá ít doanh nghiệp sử dụng, tỷ lệtăng không đáng kể so với năm 2015Nhìn chung nhóm doanh nghiệp lớn vẫn có tỷ lệ sử dụng các phần mềm cao hơn doanhnghiệp vừa và nhỏ. Ngoài nhóm phần mềm về tài chính kế toán thì các mức độ chênhlệch sử dụng các phần mềm giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp SME là rất cao, đặcbiệt là đối với các phần mềm ERP thì độ chênh lệch có thể lên gấp 4 lần.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây

Nhận thức của cộng đồng , xu hướng ứng dụng

TMĐT từ phía người sử dụng của VN

Danh sách thành viên

1 NGUYỄN THỊ HẰNG NGA 11142958

2 HOÀNG THỊ CẨM ANH 11140028

3 NGUYỄN HOÀNG TÍNH 11144398

4 NGUYỄN QUỐC QUANG 11143636

5 LÊ THÙY LINH 11142480

6 NGÔ THỊ HẰNG 11141245

7 PHẠM ANH TUẤN 11144781 Giảng viên hướng dẫn: TS DƯƠNG THỊ NGÂN

HÀ NỘI 4, 2017

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

1 NGUYỄN THỊ HẰNG NGA 11142958

2 HOÀNG THỊ CẨM ANH 11140028

3 NGUYỄN HOÀNG TÍNH 11144398

4 NGUYỄN QUỐC QUANG 11143636

5 LÊ THÙY LINH 11142480

6 NGÔ THỊ HẰNG 11141245

7 PHẠM ANH TUẤN 11144781

Trang 3

A TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

I MỨC ĐỘ SẴN SÀNG SỬ DỤNG THƯƠNG MỊA ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1 Hạ tầng công nghệ thông tin

Phần cứng

Tỉ lệ doanh nghiệp trang bị máy tính để bàn hay xách tay từ những năm 2011 đế nayluôn đạt tỷ lệ 100% Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp trang bị những thiết bị số như máy tínhbảng , thiết bị di động thông minh ngày càng tăng Năm 2016, 61% doanh nghiệp chobiết có trang bị các thiết bị công nghệ số này

Phần mềm

Hai phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong doanh nghiệp năm 2015 phần mềm kếtoán, tài chính (89%) và quản lý nhân sự (49%) Bên cạnh đó, một số phần mềm khácđược doanh nghiệp sử dụng như: phần mềm quan hệ khách hàng (Customer RelationshipManagement – CRM) với 23% doanh nghiệp sử dụng, phần mềm quản lý hệ thống cungứng (Supply Chain Management – SCM) với 20% doanh nghiệp sử dụng và phần mềmlập kế hoạch nguồn lực (Enterprise Resource Planning – ERP) với tỷ lệ 15% doanhnghiệp sử dụng

Tỷ lệ ứng dụng phần mềm trong doanh nghiệp 2015

Trang 4

Cơ cấu chi phí cho hạ tầng công nghệ thông tin

Chi phí cho hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp tương tự nhau qua cácnăm

Đa số doanh nghiệp tham gia khảo sát vẫn đầu tư nhiều nhất vào hạ tầng

phần cứng, theo đó bình quân doanh nghiệp đầu tư 42% chi phí vào phần cứng

trong tổng chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương

mại điện tử Mức tỷ lệ phân bổ ngân sách đầu tư này cũng khá tương đồng so với

các năm trước

Bảng cơ cấu chí phí cho CNTT, TMĐT trong doanh nghiệp qua các năm

Trang 5

khác Nhân sự đào tạo

Phần mềm

Phần cứng

2014 2015 2016

2 Thư điện tử email và các công cụ hỗ trợ khác

Với ưu thế vượt trội là tốc độ cao, chi phí rẻ và không có khoảng cách địa lí thì thư điện

tử (email) vẫn đang là phương tiện phổ biến, đơn giản và hiệu quả để các doanh nghiệp

sử dụng trong chiến lược kinh doanh và công việc hàng ngày Năm 2016 có 45% doanhnghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc, caohơn tỷ lệ 39% trong năm 2015; 18% cho biết có dưới 10% lao động thường xuyên sửdụng email Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệứng dụng email cao hơn các doanh nghiệp lớn Trong đó mục đích sử dụng email chínhtrong doanh nghiệp vẫn là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (84%).Nhìn chung xu hướng sử dụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp đang tăng dần

so với các năm trước

Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp qua các năm

Trang 6

Đứng về nhóm các công cụ hỗ trợ khác như Viber, WhatsApp, Skype, FacebookMessenger… để hỗ trợ hoạt động trong công việc,theo khảo sát năm 2016 chỉ ra có 70%doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ này.

3 Thanh toán điện tử

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phươngtiện thanh toán giảm từ 12,3% năm 2012 xuống còn 11,89% vào tháng 10/2015 Theokhảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT, 97% doanh nghiệp chấp nhận cho kháchhàng thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 16% doanh nghiệp chấpnhận thanh toán bằng thẻ thanh toán

4 Bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin khách hàng

a Bảo đảm an toàn thông tin

Trang 7

Một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tính xác thực của hợp đồng trên môitrường điện tử là chữ ký điện tử

Năm 2016 có 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng chữ ký điện tử,hầu như không thay đổi so với năm 2015

Tình hình sử dụng chữ ký điện tử qua các năm

5 Nguồn nhân lực

Do sự thay đổi về công nghệ nên xu hướng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tửdần dần không chuyên sâu về công nghệ thông tin Do đó, từ năm 2016 chỉ tập trungkhảo sát lao động chuyên trách về thương mại điện tử Kết quả là 34% doanh nghiệptham gia khảo sát cho biết có lao động chuyên trách về thương mại điện tử Nhóm doanhnghiệp lớn có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao hơn nhiều so vớinhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 8

Lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao nhất với mức tỷ lệ tương ứng là 57%

và 54% Xây dựng là nhóm ngành nghề có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mạiđiện tử thấp nhất (23%) Xét về nhu cầu tuyển dụng lao động chuyên trách công nghệthông tin và thương mại điện tử, vẫn có tới 29% doanh nghiệp cho biết đang gặp khókhăn khi tuyển dụng, tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ 24% năm 2015 Kỹ năng vềquản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử đang là nhu cầu lớn nhất đối với cácdoanh nghiệp, 49% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này.Với các kỹ năng khác tình hình như sau:

Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án thương mại điện tử: 47%

 Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử: 43%  Kỹ năng cài đặtchế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy vi tính: 41%

 Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu: 41%

 Kỹ năng tiếp thị trực tuyến: 36%

 Kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến: 26%

Trang 9

II GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG (B2C)

1 Website doanh nghiệp

Qua khảo sát năm 2016 cho thấy 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xâydựng website, tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với các năm trước

Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đã chú trọng tới việc cập nhật thông tin thườngxuyên lên website: 54% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày so với tỷ

lệ 50% năm 2015

Tên miền VN đƣợc doanh nghiệp ƣu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng website với

tỷ lệ là 50%, tiếp theo là tên miền COM với tỷ lệ 43% Các tên miền quốc tế khác cómức độ sử dụng thấp hơn nhiều

2 Kinh doanh trên mạng xã hội

Kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân bởinhững lợi thế về hiệu quả và chi phí cũng như tính tương tác với khách hàng Trangmạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất Facebook mạng lại cho doanh nghiệp hiệu quảrất cao bởi tính tương tác tốt, đặc biệt khi xu hướng sử dụng FB người người dân ngàycàng cao

Khảo sát cho thấy có 34% doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, tăng6% so với năm 2015

Trang 10

Kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm

3 Tham gia các sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử cũng là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuynhiên trong vài năm trở lại đây xu hướng này đang chững lại

Năm 2016 có 13% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên các sànthương mại điện tử Tỷ lệ này hầu như không thay đổi so với năm 2015

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT qua các năm

Trang 11

4 Kinh doanh trên nền tảng di động

Nếu như từ năm 2013 trở về trước các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc kinh doanhthông qua việc tham gia các sàn TMĐT thì đến năm 2014 trở đi, cùng với sự phổ biếnrộng rãi smartphone, lượng người sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin sảnphẩm ngày càng nhiều thì xu hướng thương mại di động bắt đầu phát triển.Năm 2015 đãđánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng thương mại di động Song song với sự pháttriển của hạ tầng di động, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinhdoanh trên nền tảng mới này, từ khâu nâng cấp website tương thích với thiết bị di độngtới việc phát triển các ứng dụng Khảo sát năm 2016 cho thấy 19% doanh nghiệp đã pháttriển website để tương thích với nền tảng di động

Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm

Tương tự website phiên bản di động, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên

thiết bị di động năm 2016 cũng là 15%, giảm một chút so với năm 2015

Trang 12

Tỷ lệ có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động qua các năm

Nền tảng Android vẫn là nền tảng phổ biến nhất được doanh nghiệp lựa chọn để pháttriển các ứng dụng di động của mình (72%), tiếp đó là nền tảng Windows (49%) và iOS(46%) Cũng theo khảo sát, thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập vàowebsite thương mại điện tử phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng của doanh nghiệpchưa cao, phần lớn là dưới 10 phút

Dưới 5 phút Từ 5-10 phút Từ 10-20 phút Trên 20 phút 0%

Trang 13

Trong số các doanh nghiệp cho biết có website phiên bản di động hoặc ứng dụng bánhàng, có tới 41% doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình muasắm trên thiết bị di động, 29% có triển khai chương trình khuyến mại dành riêng chokhách hàng sử dụng thiết bị di động để mua sản phẩm và 49% doanh nghiệp có nhận đơnđặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động

5.Các hình thức quảng cáo website và ứng dụng di động

Năm 2016 đánh dấu mạng xã hội vươn lên và trở thành công cụ được doanh nghiệp sửdụng nhiều nhất để quảng cáo website và ứng dụng di động (47%), tiếp sau đó là hìnhthức quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm (41%)

Các hình thức quảng cáo website/ứng dụng di động

Trang 14

56% doanh nghiệp cho biết đã chi dưới 10 triệu đồng cho việc quảng cáo website/ứngdụng di động qua các phương tiện trực tuyến, 34% chi từ 10-50 triệu đồng và mới có10% doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng cho hoạt động quảng cáo website/ứng dụng diđộng

Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm cũng là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả caonhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 46% và 44% Xu hướng quảng cáo quamạng xã hội và các công cụ tìm kiếm đang ngày càng phát triển khi hiệu quả tích cựcđem lại cho doanh nghiệp có chiều hướng tăng dần qua các năm

Trang 15

III GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP (B2B)

1 Sử dụng các phần mềm quản lý

Theo kết quả điều tra 2012, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trongdoanh nghiệp là phần mềm kế toán, tài chính (với 74% doanh nghiệp được khảo sát sửdụng) và phần mềm quản lý nhân sự (với 48% doanh nghiệp sử dụng) Xét theo quy môdoanh nghiệp, có sự khác biệt trong việc sử dụng phần mềm giữa doanh nghiệp lớn vàdoanh nghiệp vừa và nhỏ Sự khác biệt rõ nhất là tỷ lệ sử dụng phần mềm quản lý nhân

sự của doanh nghiệp lớn (69%) so với doanh nghiệp vừa và nhỏ (45%) và việc áp dụngphần mềm kế toán, tài chính của doanh nghiệp lớn (92%) với doanh nghiệp vừa và nhỏ(72%)

Năm 2013, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trong doanh nghiệp làphần mềm kế toán, tài chính chiếm 87% và phần mềm quản lý nhân sự 57%

Theo kết quả điều tra khảo sát vào năm 2014, hai nhóm phần mềm được sử dụng phổbiến trong doanh nghiệp là phần mềm kế toán, tài chính (88%) và phần mềm quản lýnhân sự (49%) Một số phần mềm phức tạp, đòi hỏi mức độ tổ chức cao của doanhnghiệp như phần mềm quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng(SCM) và phầm mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP) có tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thấphơn với các tỷ lệ tương ứng là 24%, 22% và 17%

Với năm 2016, 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng phần mềm kếtoán tài chính, tỷ lệ này xấp xỉ tỷ lệ 89% năm 2015 và đây cũng là nhóm phần mềm được

sử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp Tiếp theo là phần mềm quản lý nhân sự với 59%doanh nghiệp sử dụng và cao hơn 10% so với năm 2015 Ngoài ra các nhóm phần mềmchuyên sâu ở mức nâng cao nhƣ quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng(SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) còn khá ít doanh nghiệp sử dụng, tỷ lệtăng không đáng kể so với năm 2015

Nhìn chung nhóm doanh nghiệp lớn vẫn có tỷ lệ sử dụng các phần mềm cao hơn doanhnghiệp vừa và nhỏ Ngoài nhóm phần mềm về tài chính kế toán thì các mức độ chênhlệch sử dụng các phần mềm giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp SME là rất cao, đặcbiệt là đối với các phần mềm ERP thì độ chênh lệch có thể lên gấp 4 lần

Trang 16

Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý qua các năm

Năm 2015, 68% doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng chữ ký điện tử để phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh Tỷ lệ sử dụng chữ ký điện tử của doanh nghiệp lớn cao hơn 18% so vớidoanh nghiệp SME

Năm 2016 có 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng chữ ký điện tử,hầu như không thay đổi so với năm 2015

Trang 17

Năm 2016 mẫu phiếu bổ sung thêm nội dung khảo sát về tình hình sử dụng các hợpđồng điện tử trong doanh nghiệp, theo đó mới chỉ có 31% doanh nghiệp sử dụng các hợpđồng điện tử.

Hình 2: Tình hình sử dụng chữ ký điện tử qua các năm

3 Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến

Năm 2012, kết quả khảo sát từ hơn 3000 phiếu điều tra cho thấy lượng đơn nhận đặthàng và đặt hàng qua phương tiện điện tử của doanh nghiệp trong năm 2012 tăng lênđáng kể so với các năm trước đó, tỷ lệ này tương ứng 29% và 33%, năm 2011 tỷ lệ nàychỉ ở mức 11% và 10% 23% doanh nghiệp trong số hơn 3.000 doanh nghiệp được khảosát cho biết tổng giá trị đơn đặt hàng họ đã nhận qua phương tiện điện tử năm 2012 chiếm31% - 50% tổng doanh thu 21% doanh nghiệp cho biết đã nhận đặt hàng qua phươngtiện điện tử với tổng giá trị chiếm tới hơn 50% tổng doanh thu Năm 2012, kết quả khảosát cho thấy tổng giá trị đơn hàng doanh nghiệp đã đặt qua các phương tiện điện tử cũngrất khả quan, với 20% doanh nghiệp được điều tra cho biết các đơn hàng họ đã đặt quaphương tiện điện tử chiếm hơn 50% tổng giá trị mua hàng cả năm, và 18% cho biết tỷ lệnày đạt mức 31% - 50%

Lượng đơn đặt hàng và nhận đơn đặt hàng qua website của doanh nghiệp 2013 có xuhướng tăng so với các năm trước đó, tỷ lệ này tương ứng là 50% và 35% Cũng trongnăm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng điện thoại tiếp nhận, lưu trữ và xử lý thông tincùng lúc nhiều đơn hàng chiếm 94%, kể đến là sử dụng email 83%, fax 70% và website

Trang 18

35% Điện thoại vẫn là phương tiện được sử dụng nhiều nhất chiếm 95%, tiếp theo làemail 83%, fax 67% và website 50% Trong 3270 doanh nghiệp khảo sát, 19% doanhnghiệp cho biết, giá trị đơn hàng nhận được qua các phương tiện điện tử chiếm trên 50%tổng doanh thu; 24% doanh nghiệp cho biết giá trị đơn hàng nhận được qua các phươngtiện này chiếm 21% - 30% tổng doanh thu trong năm.

Năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua e-mail cao gần gấp đôi so vớilượng đơn đặt hàng nhận qua website, với tỷ lệ tương ứng là 78% và 36% Tương tự, tỷ

lệ doanh nghiệp đặt hàng qua email cũng cao gần gấp đôi so với đặt hàng qua website (tỷ

lệ tương ứng là 75% và 41%).Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 16% doanhnghiệp cho biết giá trị đơn hàng nhận được qua các phương tiện điện tử (email, website)chiếm trên 50% tổng doanh thu 33% doanh nghiệp cho biết giá trị đơn hàng nhận đượcqua các phương tiện này chiếm 21% - 50% tổng doanh thu trong năm Cũng theo kết quảđiều tra khảo sát, 13% doanh nghiệp cho biết giá trị đơn hàng doanh nghiệp đã đặt quacác phương tiện điện tử chiếm trên 50% tổng chi phí trong năm 70% doanh nghiệp chobiết số lượng đơn hàng trực tuyến đã nhận năm 2014 là dưới 400 đơn hàng 43% doanhnghiệp cho biết giá trị trung bình của các đơn đặt hàng năm 2014 là trên 5 triệu đồng70% doanh nghiệp đặt hàng qua e-mail trong năm 2015 Tỷ lệ này cao gần gấp đôi sovới tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua website (36%) E-mail cũng là phương thức để nhậnđơn đặt hàng mà doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn Năm 2015, 77% doanh nghiệp nhận đơnđặt hàng qua e-mail trong khi 35% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua website 20%doanh nghiệp có tổng giá trị đơn hàng đã nhận qua website hoặc e-mail chiếm trên 50%tổng doanh thu, tăng 4% so với năm 2014 68% doanh nghiệp cho biết giá trị trung bìnhđơn hàng trực tuyến trên 5 triệu đồng

Đến năm 2016 có 85% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua email và tăng 7% so vớinăm 2015 Hai hình thức khác là website và sàn thương mại điện tử/mạng xã hội có tỷ lệthấp hơn nhiều và đều dưới mức 50%

Qua các năm thì tỷ lệ nhận đơn đặt hàng của doanh nghiệp qua các công cụ trực tuyến

có xu hướng tăng dần

Khá tương đồng với hình thức nhận đơn đặt hàng, hoạt động đặt hàng của doanh nghiệpvới đối tác trên các công cụ trực tuyến vẫn chiếm chủ yếu là thông qua email (84% đặthàng qua email), tiếp đến là website (46%) và sàn, mạng xã hội (32%)

Tỷ lệ đặt hàng cũng đang có xu hướng tăng dần so với hai năm trước

Trang 19

Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua các công cụ trực tuyến

Tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua các công cụ trực tuyến

Trang 20

4 Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động

Khảo sát về tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động trên tổng vốnđầu tư thương mại điện tử của doanh nghiệp cho thấy đa số doanh nghiệp vẫn chưa chútrọng đầu tư nhiều vào khâu này, điển hình có tới 62% doanh nghiệp tham gia khảo sátchi dưới 20% trong tổng vốn đầu tư thương mại điện tử để đầu tư, xây dựng và vận hànhwebsite/ứng dụng di động

Nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ chi cao hơn nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ choxây dựng và vận hành website/ứng dụng di động Ở mức đầu tư trên 50% trong tổngngân sách cho thương mại điện tử thì có 10% doanh nghiệp lớn cho biết chi ở mức này,trong khi tỷ lệ này ở doanh nghiệp nhỏ chỉ là 4%

5 Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến

Mặc dù mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm là hai kênh tiếp thị trực tuyến hiệu quảnhưng website là công cụ giúp doanh nghiệp bán hàng tốt nhất

38% doanh nghiệp tham gia khảo sát đanh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến quawebsite, trong khi đó qua mạng xã hội chỉ mới có 34%, qua ứng dụng di động là 21% vàqua các sàn thương mại điện tử là 19%

Từ đó có thể thấy website vẫn là một kênh trực tuyến quan trọng nhất giúp doanhnghiệp khẳng định thương hiệu và xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng

IV GIAO DỊCH GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP (G2B)

1 Tra cứu thông tin trên các website cơ quan Nhà nước

Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên tra cứu các thông tin trên các website cơ quan nhànước năm 2016 là 34% Nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp truy cập và thu thập thông tin từcác website của cơ quan nhà nước trong vài năm trở lại đầu hầu như không có thay đổilớn

Một trong các nguyên nhân có thể là thông tin cung cấp trên đó chưa phong phú, đadạng, thiết thực với doanh nghiệp

Nhóm doanh nghiệp lớn có mức quan tâm tới thông tin trên các website cơ quan nhànước cao hơn nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ: 47% doanh nghiệp lớn thường xuyêntra cứu thông tin, trong khi đó tỷ lệ này ở doanh nghiệp nhỏ là 32%

Trang 21

2 Sử dụng dịch vụ công cụ trực tuyến

Trái ngược với xu hướng tra cứu thông tin trên các website của cơ quan nhà nước, tỷ lệ

sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục thông báo, đăng ký, cấp phép…của doanh nghiệp năm 2016 là 75% Xu hướng sử dụng dịch vụ công trực tuyến tăng rõrệt qua các năm

Khai báo thuế điện tử vẫn là dịch vụ công trực tuyến được doanh nghiệp sử dụng nhiềunhất (88%), tiếp sau đó là dịch vụ đăng ký kinh doanh (41%), các dịch vụ khác như khaibáo hải quan, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử… có mức độ sử dụng thấphơn

3 Lợi ích của dịch vụ công cụ trực tuyến

Năm 2016 có 53% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá dịch vụ công trực tuyến ởmức rất có ích, tỷ lệ này cao hơn không nhiều so với năm 2015 Tuy nhiên trong vòng 5năm trở lại đây xu hướng này đang phát triển theo hướng tăng dần

Qua đánh giá của doanh nghiệp có thể nhận thấy giá trị các dịch vụ công trực tuyến nóichung cũng như môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp ngày càng minh bạch và thuậnlợi hơn Việc áp dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệmđáng kể chi phí nhân lực và thời gian cũng như các chi phí không chính thức khác

B Thực tiễn, ,hạn chế cơ hội và thách thức trong ứng dụng TMĐT vào doanh nghiệp việt nam

I Thực tiễn và tiềm năng thị trường

1 Thương mại điện tử Việt Nam có nhiều điểm sáng!

Thương mại điện tử Việt Nam đang được các chuyên gia nhìn nhận là đầy tiềm năng.Đây là khẳng định của Bộ Công Thương trong một cuộc họp mới đây

Sáng 24/2/2017 , Cục Thương mại điện tử & CNTT Bộ Công Thương phối hợp vớiHiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức sự kiện toàn cảnh TMĐT Việt Nam

2017 Các số liệu đều cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam đang bước tăng trưởng nhanhtrên thế giới

Trang 22

Theo bà Đặng Thủy Hà, Trưởng đại diện công ty nghiên cứu thị trường Nielsen HàNội, thị trường TMĐT Việt Nam năm 2016 trị giá lên tới 4 tỷ USD (tương đương gần100.000 tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng thị trường TMĐT hàng năm lên tới 22% Với mứctăng trưởng này , thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam được cho là hấp dẫnhàng đầu thế giới

Đơn hàng điện tử của các doanh nghiệp đang ngày càng nhiều

Chỉ tính riêng đơn vị lớn nhất là Lazada, đơn hàng trung bình năm 2016 của đơn vị nàygấp 6 lần đơn hàng trung bình năm 2014

Với một doanh nghiệp lớn, trung bình 1 ngày nhận 15.000 – 20.000 đơn hàng, mức tăng600% là mức tăng rất lớn, cho thấy thị trường đang rất phát triển Tiki mới đây cũng chobiết lượng đơn hàng vận chuyển thành công tới tay khách đặt mua đã tăng 3-4 lần trong 1năm trở lại đây

Người dân Việt Nam sử dụng Internet ngày càng nhiều

- Theo bà Đặng Thủy Hà, 45% dân số Việt Nam hiện nay đã tiếp cận với Internet.28% trong số đó đã tham gia mua sắm trực tuyến, với mức chi tiêu 160USD/người/tháng, chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ Dự báo mức tăng trưởng của thị trườngtại Việt Nam là 22% trong năm 2017 và hơn 13,2% bào năm 2020, theo eMarketer

Báo cáo từ Nielsen dẫn kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy mỗi người sử dụng Internettại Việt Nam bỏ ra số tiền trung bình lên tới 160 USD/năm cho thương mại điện tử Thờigian truy cập internet năm 2016 của người Việt là 24,7 giờ/tuần, chỉ thấp hơn Singapore(25,9 giờ)

 Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm của thương mại điện tử ViệtNam đã đạt tới 22%, tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử lên tới 28%

- Đáng chú ý là tỷ lệ dân số tiếp cận Internet tại các thành phố lớn như Hà Nội và

TP Hồ Chí Minh còn cao hơn rất nhiều Dân số thành thị tiếp tục tăng trưởng mạnh,trung bình tăng 3,2%/năm Đây là khu vực TMĐT diễn ra mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùngcao Dân số tại các thành phố khác ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm đến 55%, cho thấythị phần TMĐT còn rất rộng lớn

 Điều này tạo điều kiện phát triển cho ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Tỷ lệ dân số sử dụng smartphone ngày càng cao

Ngày đăng: 02/02/2018, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w