1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh doanh mì nấm chay tại thị trường indonesia

21 237 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 338,98 KB

Nội dung

Cần gia tăng lượng bán và lợi nhuận, mức tiêu thụ sản phẩm trong nước không cao  2 năm trở lại đây lượng mỳ nấm bán trong nước của công ty sụt giảm mạnh, ngườitiêu dùng trong nước có q

Trang 1

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG INDONESIA

Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia) Indonesia gồm 13.487 hòn đảo và vớidân số khoảng 259 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số Đất nước này được mệnhdanh là "Xứ sở vạn đảo"

Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới Thủ đô là Jakarta vàđây cũng đồng thời là thành phố lớn nhất Indonesia là một thành viên sáng lập củaASEAN và là thành viên của G-20 nền kinh tế lớn Nền kinh tế Indonesia là nền kinh tếthứ 16 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và thứ 15 theo sức mua tương đương

Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ 7, khiVương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ

Đặc điểm dân cư

Theo điều tra dân số tới tháng 6 năm 2007, Indonesia có khoảng gần 259 người (đứngthứ 4 thế giới) với mật độ dân số là 126 người/km2 (đứng thứ 61 trên thế giới)

Indonesia là một quốc gia đa dân tộc Các chủng tộc Mã Lai chiếm đa số, trong đóngười Java 39,4%, người Sunda 15,8%, người Mã Lai 12,1%, người Madura 4,3% vàcác chủng tộc khác Dân thành thị chiếm 39% ,đa số dân chúng Indonesia theo đạo Hồi(chiếm 87%), đạo Cơ Đốc 9,6%, Ấn Độ giáo 1,8%, đạo Phật 1%

Đối với người theo đạo Hồi, không nên chê biên các món ăn được chế biến từ thịt heo.Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích Nhữngmón ăn của người Indonesia thường khá cay và cơm là thực phẩm chính Trà và cafe lànhững thức uống phổ biến Sau khi dùng bữa xong, bạn có thể sử dụng tăm nhưng khôngnên sử dụng chúng nơi công cộng

Indonesia: Tình yêu với… mì ăn liền

Người Indonesia mê thích các loại thực phẩm ăn liền Kinhdoanh thực phẩm ăn liềntương đối phát đạt tại quần đảo này Đặc biệt là mì ăn liền

Trang 2

Kinh doanh mì ăn liền là ngành phát đạt bậc nhất ở đất nước 259 triệu dân Indonesia

là nước tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, dùng tới 13,2 tỉ gói mì trongnăm 2015 - theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (World Instant Noodles Association).Người Indonesia có thể ăn mì mọi nơi: Quán ven đường (warung), xe mì gõ bán dạo,khách sạn hạng sang, hay đơn giản là ăn ở nhà, vào mọi bữa ăn trong ngày, kể cả đêmkhuya

II Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế và kinh doanh tại thị trường INDONESIA

1 Động cơ tham gia kinh doanh quôc tế

1.1 Cần gia tăng lượng bán và lợi nhuận, mức tiêu thụ sản phẩm trong nước không cao

 2 năm trở lại đây lượng mỳ nấm bán trong nước của công ty sụt giảm mạnh, ngườitiêu dùng trong nước có quá nhiều lựa chọn và nhu cầu về mỳ ăn liền của người dânngày càng giảm

 Đã có nhiều chiến dịch quảng cáo, truyền thông, tiếp thị sản phẩm được áp dụngnhưng doanh thu vẫn thụt giảm

 Vì vậy để tăng lợi nhuận, cần tìm thêm một môi trường kinh doanh mới có nhucầu tiêu thụ mỳ đang tăng lên từng ngày

1.2 Sự phân tán rủi ro

Khi tham gia vào một thị trường mới, đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ tăng thêm, nhưngcũng đồng thời mức độ rủi ro kinh doanh cũng sẽ được phân tán không còn tập trung vàothị trường trong nước nữa Nên gánh nặng rủi ro tuy nhiều hơn nhưng lại có nhiều cơ hộihơn để tăng thu nhập

Trang 3

1.3 Mức độ cạnh tranh trong nước cao trong khi dung lượng thị trường thì có hạn

 Tại Việt Nam hiện nay, cuộc tranh giành thị phần giữa các thương hiệu mì gói rất

“khốc liệt”, các thương hiệu hay nhãn hiệu mỳ ăn liền như “ma trận”

 Đủ các chủng loại, thương hiệu từ Hảo Hảo, Đệ Nhất, Lẩu Thái, Gấu Đỏ, Hello,Sợi phở vàng, Bốn Phương, Ba Miền, Omachi, Kokomi, Sagami, Miliket, Vifon…Nhiều nhãn hiệu mì nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông cũng cómặt như Shin Yam Yum, Waiwai, mì vị ChaJang, mì Mama, Koka… Để tạo sự khác biệt,thu hút người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) còn tung ra nhiều mặt hàng đặc trưng như

mì trứng vàng, mì không chiên 365, mì không chiên Mikochi hay mì Hoàng Gia có thịt,

mì Ba Miền bổ sung các vitamin nhóm B… được bày bán tại các siêu thị hay các cửahàng tạp hóa với mức giá từ 2.500-7.000 đồng/gói

 Sự cạnh tranh của thị trường mì gói còn được đánh giá bằng mật độ xuất hiện dàyđặc của các nhãn hiệu trên truyền hình, đánh vào tâm lý chuộng mua hàng qua quảngcáo của người tiêu dùng Chị Nguyễn Thị Phương (ngụ quận 9, TP HCM) cho biết do ởnhà trông con nhỏ nên chị hay xem truyền hình và thường xuyên thấy quảng cáo mì góixuất hiện “Hàng chục nhãn hiệu thay nhau xuất hiện với sự tham gia quảng cáo của diễnviên, người mẫu, MC nổi tiếng Nhất là mỗi lần có nhãn hiệu mì mới ra đời, quảng cáotrên truyền hình càng “chóng mặt”, nhiều đến nỗi mình cũng tò mò muốn mua ăn thử” -chị Phương nhận xét

 Đại diện các hệ thống siêu thị lớn tại TP HCM, Hà Nội như Co.opmart, Big C,Vinmart, Lotte Mart cho biết có khoảng 60 nhãn hiệu mì/bún ăn liền đang phân phối tạisiêu thị, trong đó chiếm phần lớn là sản phẩm được sản xuất trong nước Tại Co.opmart,

Trang 4

có khoảng 60 nhà cung cấp mì ăn liền với gần 500 mã hàng với rất nhiều mùi vị Trong

đó, tỉ lệ hàng nội địa chiếm 95%

 Cuộc chạy đua giành thị phần mì gói không chỉ có sự tham gia của các DN sảnxuất mì mà các nhà bán lẻ cũng “nhảy vào” khai thác với nhãn hàng riêng, theo thươnghiệu của siêu thị Theo đó, nhà bán lẻ thường nắm trong tay các số liệu về thị trường, sứcmua và thị hiếu tiêu dùng nên khai thác hàng nhãn riêng vào đúng dòng sản phẩm đangtiêu thụ mạnh nhất Những nhãn hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các

DN, giá rẻ hơn ít nhất 5%-10% Chẳng hạn, nhóm hàng mì gói, mì chua cay hiện đều cótrong danh sách nhãn riêng của nhiều siêu thị Như Big C đang bán mì tôm chua caynhãn riêng Wow với giá chỉ 2.200 đồng/gói, một thùng 30 gói giá 65.000 đồng…

 Sự cạnh tranh còn được thể hiện qua sự cạnh tranh thị phần của các tập đoàn sảnxuất mỳ ăn liên từ lớn đến bé, từ lâu đời đến mới

 Thành lập từ năm 1993 và hoạt động chính thức từ năm 1995, đến nay Công ty CPAcecook Việt Nam (Vina Acecook - có vốn đầu tư từ Nhật Bản) đang là thương hiệuchiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì gói với hơn 50%, tiếp sau là Công ty CP Tậpđoàn Masan và Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Food) Mấy chục DN mì ăn liềnkhác chen nhau trong gần 20% thị phần còn lại Chỉ riêng Vina Acecook đã sở hữu hơn

20 nhãn hiệu mì với đủ loại mùi vị, thành phần nguyên liệu Ông Lê Văn Hùng, TrưởngPhòng Marketing Vina Acecook, cho biết hiện nhãn hiệu tiêu thụ mạnh nhất của DN vẫn

là Hảo Hảo, Hảo 100, Đệ Nhất, Lẩu Thái Phân khúc sản phẩm trung bình với mức giá

từ 2.500-5.500 đồng chiếm đa số, các sản phẩm mì vị chua cay được ưa chuộng và tiêuthụ mạnh nhất

 Thị phần của Masan Consumer trong ngành hàng mì ăn liền hiện chiếm khoảng22% Có được kết quả này là nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của nhãn hàng thuộc phân khúccao cấp và phổ thông là Omachi và Kokomi

Trang 5

 Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu mì gói ngày càng quyết liệt với sự lớnmạnh, tăng đầu tư của những thương hiệu cũ và sự tham gia của các thương hiệu mới.Tháng 3-2011, tập đoàn mì hàng đầu Nhật Bản là Nissin đã gia nhập thị trường ViệtNam bằng việc thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam Một nhà máy sảnxuất mì gói có diện tích hơn 60.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 41 triệu USD đã đượcNissin thành lập để cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu khác Mới đây, Tập đoànKinh Đô cũng đã tham gia thị trường mì ăn liền với sự ra mắt sản phẩm mì ăn liền ĐạiGia Đình với thương hiệu Ki Do Chưa kể thị trường sẽ còn đón nhận nhiều thương hiệu

mì tràn vào Việt Nam khi thuế suất nhập khẩu sẽ giảm dần và tiến về 0 trong thời giantới

 Việt Nam được đánh giá là thị trường mì gói lớn nhất châu Á và đứng thứ tư trênthế giới Nhưng với sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu mì, bên cạnh đó nhu cầu vềtiêu dùng mỳ ăn liền của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng giảm do nhận thức được

sự độc hại từ mỳ ăn liền với sức khỏe, do mức sống cao hơn, do các sản phẩm thay thếchất lượng hơn thì dung lượng thị trường sẽ ngày càng bị thu hẹp, các sản phẩm mới đến

từ các thương hiệu mới sẽ khó có cơ hội phát triển

1.4 Nhu cầu trong nước giảm ( lượng tiêu thụ mì gói của Việt nam qua các năm gần đây)

Số liệu do Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy nhu cầu mì ăn liền đã bắt đầusuy giảm từ năm 2013 sau khi tăng rất thấp trong những năm trước đó Cụ thể, năm

2013, lượng mì gói tiêu thụ tại Việt Nam là 5,2 tỷ gói thì năm 2014, con số giảm xuốngcòn 5 tỷ Năm 2015, còn 4,8 tỷ

Nguyên nhân có thể vì khi kinh tế càng cao, người ta càng quan tâm nhiều đến các sảnphẩm tốt cho sức khỏe Mì ăn liền tuy đáp ứng nhu cầu ăn nhanh nhưng nhiều nghiên

Trang 6

cứu đã chỉ ra rằng ăn loại sản phẩm này thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt chosức khỏe, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, thận

Số liệu của WINA khá phù hợp với tình hình thị trường trong nước

Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), công ty vốn có thị phầnlớn thứ 2 trong lĩnh vực mì gói, vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2016 với doanhthu 3.455 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 745 tỷ đồng

Như vậy, sau 6 tháng, lợi nhuận của Masan Consumer đạt chưa tới 1.100 tỷ đồng, đây

là mức thấp nhất của Masan Consumer trong vòng 5 năm trở lại đây

1.5 thị trường mì ăn liền Việt Nam gần như bão hòa

Trang 7

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, năm 2013, Việt Nam tiêu thụtổng cộng 5,2 tỷ gói mì, đứng thứ 4 toàn cầu sau Trung Quốc (46,22 tỷ gói), Indonesia(14,9 tỷ gói) và Nhật Bản (5,52 tỷ gói) Nếu tính theo lượng mì tiêu thụ bình quân đầungười, mỗi người Việt ăn hết khoảng 57,3 gói/năm, đứng sau người Hàn Quốc vàIndonesia.

Thị trường mỳ gói tại Việt Nam đang dần mất đi phong độ một cách rõ rệt Sức tiêuthụ liên tục giảm trong 4 năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu ngừng, từ mức 5,2 tỉ góinăm 2013 xuống còn 4,8 tỉ gói năm 2015 Đến năm 2016, Việt Nam đã rơi xuống vị tríthứ 4 trong bảng xếp hạng những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới

Những “đại gia” mỳ ăn liền như Acecook, Masan, Asia Food cũng phải chịu cảnh đixuống Dù nắm giữ tới gần 50% thị phần, nhưng doanh thu của Acecook liên tục giảmtrong 2 năm nay, từ 10.000 tỷ đồng từ năm 2013 xuống còn khoảng 9.000 tỷ đồng trongnăm 2014 và 2015, giảm hơn 10% so với thời kỳ đỉnh cao Ngay cả tập đoàn Masan lợinhuận mỳ gói nửa đầu năm 2016 cũng giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước Theonhận đình từ phía chuyên gia, đây là tác động theo xu hướng chung của Thế giới

Trang 8

Theo báo cáo của VPBS, thị trường mì ăn liền tại Việt Nam hiện có khoảng 600 nhãnhiệu mì/bún/phở gói/ăn liền đang phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart.Maximark, Lotte Mart, trong đó tỷ lệ hàng nội địa chiếm 95% Tại Co.opmart, cókhoảng 60 nhà cung cấp mì ăn liền, với gần 500 mã hàng.

Theo số liệu từ Euromonitor, năm 2013, thị trường đã chứng kiến sự sụt giảm về tốc độtăng trưởng cả về khối lượng và giá trị Theo đó, khối lượng tiêu thụ toàn thị trường vàokhoảng 432 ngàn tấn, tăng trưởng 7% so với năm 2012, giảm nhẹ so với các mức tăngtrưởng của các năm trước đó

1.6 Tỷ suất lợi nhuận thấp

Ở phân khúc bình đân giá 1 gói mì khoảng 2000 – 2500đ, phân khúc cấp trung khoảng

2500 – 4000đ, ở phân khúc cao cấp từ 5000 - 10.000đ/gói Cái bánh thị phần khá lớn ởphân khúc cấp trung nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp, chỉ đón nhận những nhãn hàng

có quy mô sản lượng lớn

Ngành công nghiệp sản xuất mì ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều DN tham gia.Chi phí sản xuất ra 1 gói mì khá cao so với giá bán ra sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuậncủa doanh nghiệp nếu không bán được hàng với sô lượng lớn Vì thế doanh nghiệp cầngia tăng sản lượng bán của mình để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn

2   Động cơ tham gia kinh doanh tại thị trường INDONESIA

2.1: Lợi thế từ thị trường INDO

Trang 9

vô cùng cao, vì thế mà sản phẩm mì nấm chay với hương vị INDO truyền thống củacông ty dễ đàng tiêu thụ hơn.

• TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:

Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Indonesia vào khoảng 6% một năm trong nhữngnăm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Indonesia năm 2011 vào khoảng 6,5%, tuy nhiên

do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Chính phủ Indonesia cho rằng mức độ tăngtrưởng kinh tế trong những năm tới sẽ không đạt được như năm 2011 và duy trì ở mức 4-6% trong năm 2012-2013

Là quốc gia nhiều thứ tiếng và rất rộng lớn, Indonesia tăng trưởng mạnh từ 2010.Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Indonesia cùng với Trung Quốc và Ấn

Độ là những thành viên G20 hiếm hoi có mức tăng trưởng Chính phủ đã có các chínhsách tài đúng đắn và đạt được tỷ lệ nợ so với GDP thấp hơn 25% và tỷ lệ lạm phát thấpnhất trong lịch sử Fitch và Moody nâng cấp xếp hạng tín dụng của Indonesia lên cấpđầu tư vào 12/2011 Indonesia vẫn phải vật lộn với nghèo đói và thất nghiệp, cơ sở hạtầng chưa đầy đủ, tham nhũng, một môi trường pháp lý phức tạp, và phân bổ nguồn lựckhông đồng đều giữa các vùng Tổng thống Joko Widodo - được bầu 7/2014 - đã giúptăng trưởng kinh tế trong nước và vào 11/2014 giảm trợ cấp nhiên liệu, một động thái cóthể giúp gia tăng chi tiêu của chính phủ vào các ưu tiên phát triển của Indonesia

• NHU CẦU MÌ GÓI Ở INDONESIA:

Người Indonesia mê thích các loại thực phẩm ăn liền Kinhdoanh thực phẩm ăn liềntương đối phát đạt tại quần đảo này Đặc biệt là mì ăn liền Kinh doanh mì ăn liền làngành phát đạt bậc nhất ở đất nước 261 triệu dân Indonesia là nước tiêu thụ lớn thứ haitrên thế giới sau Trung Quốc, dùng tới 13,2 tỉ gói mì trong năm 2015 - theo Hiệp hội Mì

ăn liền Thế giới (World Instant Noodles Association)

Indonesia là một trong những thị trường mì ăn liền thuận lợi nhất trên thế giới Là mộtquốc gia Đông Á, Indonesia đã thu hút ý tưởng mì ăn liền và tạo ra một thị trường lớn

Trang 10

cho thức ăn nhanh này Indonesia có thị trường mì ăn liền hiện đại với các thương hiệunổi tiếng trên thế giới.

Dòng khách du lịch cao là yếu tố chính cho sự phát triển của mì ăn liền trong nước.Thị trường mì ăn liền đã chín muồi ở Indonesia qua nhiều năm và có nhiều ông lớn đầu

tư trong lĩnh vực này Nhu cầu mì ăn liền toàn cầu đạt 102,75 tỷ đơn vị trong năm 2014làm cho Indonesia đóng góp khoảng 13,1% tiêu dùng của thế giới

Sự phát triển của thanh niên và dân số lao động ngày càng gia tăng, thu nhập ngàycàng tăng và sức mua ngày càng tăng, ý thức về thương hiệu cao hơn, thay đổi sở thíchcủa người tiêu dùng, tăng trưởng đô thị hóa và tăng số lượng tầng lớp trung lưu là nhữngđộng lực lớn nhất cho sự phát triển của ngành công nghiệp mì ăn liền của Inđônêxia.Ngoài ra, thiếu thời gian, cuộc sống nhanh và thay đổi sở thích thực phẩm cũng giúpngành mì ăn liền phát triển ở Indonesia

Ngành mì ăn liền ở Inđônêxia không giống như các nước đang phát triển khác đều cótính chất trưởng thành và phần lớn được kiểm soát bởi một vài công ty hợp tác và cáccông ty Noodles độc lập Các chợ đường phố và siêu thị đóng một vai trò quan trọngtrong ngành công nghiệp mì ăn liền của Inđônêxia vì phần lớn dân chúng đều mua sắm ởđây

• HỆ THỐNG PHÂN PHỐI:

Hệ thống phân phối ở Indonesia tương đối tốt nên doanh nghiệp có thể phối hợp vớicác doanh nhân ở Indonesia để phân phối hàng hóa, cũng có thể tự mình lập văn phòngđại diện và phân phối hàng hóa Tuy nhiên cần chú ý rằng thu nhập của người Indonesianhìn chung vẫn ở mức thấp, yếu tố giá và khuyến mại là hết sức quan trọng

• GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG:

Ngành mì ăn liền có giá trị thị trường lớn ở Inđônêxia, ước đạt 15 nghìn tỷ Rupi năm

2008 Giá trị thị trường vẫn có thể tăng khi đất nước này có 259 triệu dân, cung cấp mộtthị trường rất tiềm năng với tiêu dùng bình quân đầu người chỉ có 63 gói / năm - Thấp

Ngày đăng: 02/02/2018, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w