m là đại lượng đầu vào; đối với đầu dò từ trường nhỏ, là cả ứng từ.
2.3.1 Phần cứng khối ghép nố
Phần cứng của khối ghép nối máy tính bao gồm: + Khối khuếch đại
+ Khối vi điều khiển
+ Khối nguồn
Khối khuếch đại
Khối khuếch đại đầu vào có 3 lối: lối vào 1, lối vào 2 và lối vào 3.
Lối vào 1 và lối vào 2 được mắc theo nguyên lí khuếch đại thẳng, sử dụng mạch khuếch đại thuật toán LM324.
Lối vào 1 và 2 khuyếch đại điện thế lối vào và lối ra được đưa vào vi điều khiển để chuyển đổi tương tự sang số 10 bít .
Hệ số khuyếch đại K= 1 + VR/R5
Trong đó: VR được thay đổi bới VR1 và VR2 (0 - 100KΩ), R5 =10KΩ. Khi đó Vout = 5v(R4/(R9+R4)) + Vin* K.
Hình 2.18: Mạch khuếch đại cho lối vào 1 và 2
Lối vào 3 sử dụng khuếch đại thuật toán LM324, mắc theo nguyên lí khuếch đại vi sai với hệ số khuếch đại: K = VR / R12
Khi đó: Vout = K.Vin
Với Vin là hiệu điện thế giữa 2 chân vào của lối vào 3.
Hình 2.19: Mạch khuếch đại cho lối vào 3
Khối vi điều khiển
Vi điều khiển được sử dụng là AtMega8.
Khối này có nhiệm vụ nhận tín hiệu Analog từ 3 bộ khuyếch đại để chuyển đổi sang dạng digital 10 bits. Sau đó truyền dữ liệu lên máy tính.
Chuyển đổi ADC được tự động trên vi điều khiển với tần số lấy mẫu được định thời bằng một timer với tần số lấy mẫu cho mỗi kênh là 100hz.
Giá trị ADC nhận được sẽ được quy đổi ra điện thế như sau:
EF.1024 .1024 IN R V ADC V
Hình 2.20: Sơ đồ chân AtMega8
Khối giao tiếp với máy tính
Khối giao tiếp vi điều khiển với máy tính dùng chuẩn visualCOM bằng mạch
USB to COM.
Khối nguồn
Khối này vừa làm nhiệm vụ cung cấp nguồn 5V từ cổng USB cho toàn mạch điện nhưng đồng thời nó cũng là đường truyền tín hiệu giữa mạch với máy tính.